Giải thích tại sao nhìn xuống mặt hồ yên tĩnh ta lại thấy Hình Anh cây cối nhà người Bi lộn ngược

1. SOẠN BÀI HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM, ngắn 1

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

1. Cuộc đời

- Thạch Lam (1910 – 1942), bút hiệu của Nguyễn Tường Vinh (về sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) là nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh trưởng trong một gia đình công chức gốc quan lại ở Hà Nội.
- Thuở nhỏ, Thạch Lam sống tại quê ngoại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó chuyển sang Thái Bình.
- Ông học ở Hà Nội, đỗ tú tài rồi đi làm báo viết văn
- Ông nổi danh ở lĩnh vực truyện ngắn.

2. Sự nghiệp

- Tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Sợi tóc (1942).
- Tiểu thuyết: Ngày mới (1939)
- Tập tiểu luận: Theo dòng (1941).
- Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)

3. Phong cách

- Ông luôn dành sự chú ý cho việc khai thác tâm trạng nhân vật. Do vậy, cốt truyện trong tác phẩm của ông thường lỏng lẻo.
- Cách kể của Thạch Lam là thường xuyên gửi điểm nhìn sang nhân vật để họ tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Văn của ông ý nhị, giàu cảm xúc, mỗi truyện của ông hệt như một bài thơ trữ

tình.
- Giọng kể trong truyện Thạch Lam trong sáng, sâu sắc, chứa đựng cái nhìn sâu sắc, điềm đạm về cuộc đời.

4. Quan niệm của Thạch Lam về văn chương.

– Thạch Lam quan niệm “Có hai lối quan sát: một lối quan sát bề ngoài và một lối quan sát bề trong. Trông bề ngoài thì chỉ thấy được cái trạng thái sự vật của một cảnh tượng (...) Người ta có thể tập nghe cho tinh tường, tập trông cho chu đáo, nhưng không có con mắt của linh hồn thì không bao giờ soi thấu được cái bí mật của tâm lí”.
- Chú trọng hơn đến thế giới bên trong của con người, ông viết: “Cần hơn là sự quan sát bề trong, khiến nghệ sĩ có thể hiểu được cái ý nghĩa giấu kín của sự vật, cái trạng thái tâm lí của một cử chỉ hay một lời nói”.
- Từ đó, ông yêu cầu nghệ sĩ “phải biết suy xét tâm hồn mình. Qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lí của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu biết được trạng thái tâm lí người ngoài”.
- Nhưng để thành nghệ sĩ giỏi thì nhà văn cần phải “tạo ra những nhân vật thật và hoạt động, ngoài những tính cách và đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến được cái bí mật không tả được ở trong mỗi con người”.
- Ngoài ra, nhà văn còn phải chú ý đến môi trường xung quanh khi khắc họa nhân vật. Chỉ khi ấy nhà nghệ sĩ mới có thể “diễn tả đúng tâm lí một người”.
- Thạch Lam là nhà văn của những điều bình thường, nhỏ nhặt trong cuộc sống. Ông đề cao khả năng quan sát nội tâm và sự giản dị trong cách viết: “Bỏ hết những cái sáo, những cái kêu to mà trống rỗng, những cái giả dối đẹp đẽ đi tìm cái giản dị, cái sâu sắc và cái thật, bằng cách quan sát và rung động đúng, đó là công việc các nghệ sĩ phải làm. Chúng ta cứ là chúng ta, với cái tâm hồn và bản ngã thật của chúng ta”. Chỉ khi tiếp cận được tâm hồn chân thật ấy nhà văn mới xây dựng được nhân vật có sức sống vượt qua sự giới hạn của ngôn từ.

II. Tác phẩm "Hai đứa trẻ"

1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938).
- Câu chuyện về chị em Liên là chuyện có nội dung gần như trùng khít với quãng đời thơ ấu của chính tác giả ở phố huyện Cẩm Giàng do chị Thạch Lam kể lại trong hồi kí.
- Từ thực tế này nên mới có cách gọi chị Liên trong Hai đứa trẻ. Và hiện thực của tác phẩm là hiện thực của quá khứ, của tâm tưởng.

2. Các ý kiến đánh giá về tác phẩm
- Hai đứa trẻ chịu nhiều thăng trầm trên các chặng đường phê bình, tiếp nhận. Vũ Ngọc Phan tiêu biểu cho những ý kiến đánh giá thấp tác phẩm khi gọi Hai đứa trẻ là một truyện ngắn “tầm thường”.
- Năm 1957, với bài viết Thạch Lam, Nguyễn Tuân là người đã đề xuất những ý kiến xác thực đầu tiên về Hai đứa trẻ: “Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng đóng lên một cái gì còn ở trong tương lai... Nơi cái thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”.
- Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai đứa trẻ, truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua, mở đầu truyện, ánh sáng tắt dần. Kết thúc truyện bóng tối tràn ngập phố huyện, hay tràn ngập thế giới. Và có thể thấy ở đây triết lí của Thạch Lam về thân phận con người. Diễn biến truyện là sự tranh chấp bóng tối / ánh sáng”.

3. Cốt truyện
- Cốt truyện, hiểu theo nghĩa bao hàm xung đột tạo kịch tính thì hoàn toàn vắng bóng ở đây.
- Hai đứa trẻ chỉ có một trạng huống (tình huống tâm trạng) là việc hai chị em Liên và An bán hàng xén tại một phố huyện đang đợi chuyến tàu từ Hà Nội về để bản thêm chút hàng (theo lời mẹ dặn).
- Những chú ý của chúng là để được nhìn chuyến tàu. Đoàn tàu đến, rực sáng trong phút chốc rồi lại ra đi, những người bán hàng vặt cũng ra về. Chị em Liên đóng quán ngủ.
- Nếu cứ dựa vào các sự kiện của cốt truyện trên thì Hai đứa trẻ không thể nói cho ta biết gì hơn về hành động tẻ nhạt của hai đứa bé tại một đêm phố huyện nghèo, buồn bã.

4. Sự tinh tế của Thạch Lam qua đoạn văn: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào... Liên ngồi yên lặng... Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
- Đối tượng được miêu tả của đoạn văn này là con người: Liên.
- Tư thế: “ngồi yên lặng”.
- Tâm trạng. “buồn man mác”...
- Khung cảnh truyện, ngay từ đầu đã được đọc qua mắt Liên. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh đôi mắt lại xuất hiện ngay sau tư thế ngồi của nhân vật: “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần.”
- Vậy nên hình khối và màu sắc là sản phẩm tất yếu từ sự tiếp nhận hiện thực này.
- Chìa khoá để mở cánh cửa của câu chuyện được đặt tại đây, ở nhân vật Liên với hai động thái cảm nhận: bằng năm giác quan và cả bằng trực giác: nỗi buồn rất lãng mạn.

5. Nhân vật

a) Số lượng và nghề nghiệp:
-Tác phẩm gồm có chín người: Liên, An, chị Tí, cụ Thi, bác Siêu, Vợ chồng xẩm, thằng con xẩm và thằng con chị Tí. Đây là những nhân vật được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm.
- Ngoài ra cũng còn có chừng mười đến mười lăm người nữa được nhắc đến với tư cách là nhân vật thoáng qua, bà lão móm, bác phở Mĩ, ông Cửu, bà Lực, cụ Chi, chú lính, cụ Thừa, cụ Lục, ông giáo; hai, ba bác phu; hai, ba người mang đèn đón chủ,...
- Nếu xét về nghề nghiệp thì phố huyện hiện lên gần đủ một cơ cấu hành chính thu nhỏ: quân đội, quan chức, giáo viên, phu, người giúp việc, người buôn bán, người ăn xin, người điên say rượu,...
- Cái thiếu của Hai đứa trẻ là một nhân vật quyền uy, giàu sang, sung túc...
- Còn cái thừa của truyện là quá nhiều người nghèo, những người dường như chỉ sống vào chút hi vọng thoảng qua rất nhanh: chuyến tàu từ Hà Nội về...

b) Đặc điểm của nhân vật trung tâm
- Liên là nhân vật trung tâm.
- Tuy hay còn ít tuổi, nhưng Liên thiên về lối sống nội tâm.
- Liên là nhân vật đáng trân trọng. Do sớm tần tảo với cuộc đời nên ở cô có nết chăm chỉ, mối âu lo thường trực.
- Dẫu chỉ miêu tả cuộc sống chị em Liên trong khoảng thời gian ngắn nhưng ấn tượng ta có được ở đây là sự đơn điệu cứ lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày nọ một cách tẻ ngắt. Phải kiên trì lắm, can đảm lắm thì chị em Liên mới làm được việc ấy. Chuyện cơm áo làm con người già đi, tước đoạt ở họ bao niềm vui thú dẫu chỉ là vô cùng nhỏ bé.
- Nhưng không vì thế mà nhân vật của Thạch Lam cay nghiệt với đời. Ở Liên, cô sở hữu một tấm lòng bao dung, độ lượng. Liên không chỉ yêu thương An mà còn quý cả những em bé con nhà nghèo sống ven chợ.

c) Vai trò và vị trí của đôi mắt và tâm hồn nhân vật .
- Đôi mắt và tâm hồn là hai đối tượng luôn được nhắc đến trong truyện.
- Nhưng chúng không được đặc tả nhằm nêu bật tính cách của nhân vật như các nhà hiện thực mà chỉ được xem như là kênh tiếp nhận hiện thực của nhân vật.
- Vì thế các động từ đi theo cũng chỉ nhằm miêu tả hoạt động vật lí của nó: nhắm, mở, nhìn xuống, nhìn lên... “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông...”
-Dõi theo cái nhìn của hai chị em, đặc biệt là Liên, câu chuyện đóng khung không gian của mình vào cái nhìn ấy.
- Người kể chuyện rất khách quan, không hề tỏ ý can thiệp, để câu chuyện hồn nhiên tiếp diễn theo cảm nhận của hai đứa trẻ.
- Nguyên tắc trần thuật gửi điểm nhìn này đã mang lại cho tác phẩm bầu không khí sinh hoạt nóng hổi của phố huyện đồng thời nó cũng cho thấy cách cảm nhận về sự sống ở nơi đó.
-Do vậy khi đặt nhan đề truyện, Thạch Lam đã tỏ rõ ý đồ của mình: đây không chỉ là chuyện về hai đứa trẻ mà chủ yếu còn là chuyện hai đứa trẻ cảm nhận cuộc đời như thế nào.

d) Thế giới nhân vật nữ
- Thiên tính nữ của tác phẩm tạo nên chất thơ.
- Trong số các nhân vật của đêm phố huyện, chỉ có bác Siêu là đàn ông (tình thực ta biết giới tính của bác là qua cái tên theo cách đặt tên của người Việt chứ tác giả không hề đưa tín hiệu về giới tính: bác có thể dùng cho cả đàn ông lẫn đàn bà), còn lại đều là phụ nữ.
- Hướng cái nhìn trần thuật về phía người nghèo đã là nhân đạo song tập trung vào phụ nữ lại là một lần nhân đạo nữa của Thạch Lam.
- Người phụ nữ của Thạch Lam, vẫn mang những đặc điểm tốt đẹp của phụ nữ truyền thống như nhẫn nại, hi sinh, giàu lòng vị tha... song họ là những con người hiện đại vì không chỉ biết ước mơ mà còn dám chờ đợi ước mơ đó. Chờ đợi sự đổi đời.
- Ý nghĩa tích cực từ cách nhìn này đã khiến thiên truyện tràn đầy niềm tin, lạc quan, sức sống...

6. Nghệ thuật đảo ngược thời gian
- Đảo ngược thời gian từ phố huyện về Hà Nội diễn ra ba lần.
- Cả ba lần đều gắn với công việc hoặc tâm trạng Liên. Hà Nội, sau mỗi lần xuất hiện lại càng thêm day dứt.
- Lần thứ nhất cho ta biết hoàn cảnh của hai chị em Liên: phải kiếm sống, phải đùm bọc nhau vì thầy mất việc làm ở Hà Nội.
– Lần thứ hai thì người kể đã đề xuất sự so sánh ngày trước và bây giờ, Hà Nội và phố huyện: “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ.... Ngoài ra, kỉ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh”.
- Lần thứ ba, Hà Nội xuất hiện ngay trong chính độc thoại nội tâm của Liên: “nhưng họ ở Hà Nội về... Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyện náo”.
- Người kể đang dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào nội tâm của Liên. Quá trình vận động này cho thấy ý thức về cảnh ngộ của Liên về chính bản thân Liên và con người nơi phố chợ ngày một tha thiết hơn.
- Cuộc sống của con người càng buồn hơn, khổ hơn, cô độc hơn thì giấc mơ về thiên đường, về sự đổi đời càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Hà Nội là thiên đường của chị em Liên. Giờ đây đã cách xa trong màn đêm nên nỗi nhớ, nỗi xót xa càng cồn cào da diết...

7. Nghệ thuật đối thoại
- Đối thoại của Hai đứa trẻ chiếm tỉ lệ rất thấp. Trong số 2739 chữ của văn bản thì chỉ có 221 chữ dành cho đối thoại.
- Trong bốn nhân vật được tập trung khắc hoạ ở bức tranh phố huyện (An, Liên, chị Tí, bác Siêu), An là nhân vật trẻ nhất song có lượt lời thoại lớn nhất bằng Liên: 8/23 lượt. Chị Tí nói ba lượt, Bác Siêu hai lượt. Hai lượt còn lại là của cụ Thi điên. Các lượt thoại này đóng vai trò thúc đẩy cốt truyện phát triển. Ngoài ra nó còn bộc lộ tâm trạng, giải thích cho nguyên nhân hành động ở thực tại của nhân vật...
- Đối thoại được dựng theo lối kìm tốc độ truyện.
- Đa số đối thoại được thực hiện dưới dạng câu hỏi. Trả lời câu hỏi là hành động thúc đẩy diễn biến truyện.
- Dạng phổ biến khác của đối thoại trong Hai đứa trẻ được thực hiện dưới hình thức câu hỏi: “Em thắp đèn lên chị Liên nhé?” “Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?”
- Đối thoại trong truyện vừa đóng vai trò giữ nhịp cho mạch truyện phát triển vừa là những tín hiệu thẩm mĩ ấn tượng khởi xuất từ nội tâm đầy bồn chồn, háo hức, âu lo, buồn bã, thông cảm... của những thân phận nơi phố chợ nghèo.
- Trong nỗi hiu quạnh của phố huyện kia, ngần ấy những mảnh đời lay lắt nương tựa vào nhau mà sống. Họ không giúp và không thể giúp nhau về mặt vật chất song qua những tiếng nói hướng về nhau của họ, ta thấy đây là những điểm sáng về tinh thần, về tâm hồn, giúp họ vững tin hơn trong công việc, trong mục đích họ đang theo đuổi.

8. Mùi vị
- Mùi vị, trong tác phẩm tuy chỉ xuất hiện hai lần song nó thực sự tạo nên ấn tượng ở người đọc.
- Lần thứ nhất: “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đấy chính là mùi chợ huyện.
- Lần thứ hai là mùi phở bác Siêu: “Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em. Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường... An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm”.

9. Ánh sáng
a) Gam màu chính: – Ánh sáng gắn với thị giác vẫn là nỗi ám ảnh đậm sâu nhất trong Hai đứa trẻ.
- Sau những tiếng trống “gọi buổi chiều”, gam màu của bức tranh phố huyện là sáng và nóng: “Phương tây, đỏ rực như lửa cháy”. Màu sắc này được đặc tả như hình khối chứ không phải bằng đường nét cụ thể miêu tả trực tiếp mặt trời và cảnh chiều tà.
- Các nhân vật hướng về, nói đúng hơn là họ hướng về bất cứ ánh sáng nào lọt vào mắt:
+ Xa thì có ánh sáng mặt trời, ánh sáng vì sao.
+ Gần chút nữa là ánh sáng của đom đóm, ánh sáng của những ngọn đèn, đủ loại đèn: đèn treo, đèn hoa kì, đèn dây sáng xanh, đèn con, đèn lồng, đèn ghi,...
+ Với vô vàn kiểu ánh sáng xuất hiện: đỏ như lửa cháy, hồng như hòn than sắp tàn, sáng xanh, sáng xanh biếc, ánh sáng vàng lơ lửng đi trong đêm tối, sáng trắng, kèm với màu sắc ánh sáng là cường độ sáng: sáng lấp lánh, sáng rực, sáng trưng.
+ Đặc biệt hơn là việc xuất hiện hình thù của ánh sáng: khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm sáng của lửa (2 lần), hột sáng, vùng sáng, đốm (sáng) của than đỏ,...
+ Đỉnh điểm của cuộc trưng bày ánh sáng kia là quan sát độc đáo bậc nhất: “Những nguồn sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối”.

b) Ánh sáng kí ức
- Không nhiều như việc khai thác ánh sáng bình thường, nhưng ánh sáng kí ức của Thạch Lam khắc hoạ rõ nét hơn con người tâm trạng của Liên. .
- Lần đầu tiên nhắc đến Hà Nội “khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở vì thầy Liên mất việc”, trong Liên kí ức về Hà Nội chưa xuất hiện. Nhưng đến lần thứ hai thì Liên đã “nhớ lại khi ở Hà Nội” và Hà Nội được gợi lại từ mùi phở của bác Siêu, là “cốc nước lạnh xanh đỏ” (kí ức của trẻ con) là “một vùng sáng rực và lấp lánh”. Hà Nội đồng nghĩa với ánh sáng.
- Vì cái ánh sáng đó, vì nỗi truân chuyên của bao cuộc đời ngoài kia, vì cảm cảnh cho chính thân phận mình nên dẫu đôi khi “tâm hồn Liên yên tĩnh” song vẫn có “những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
- Con tàu mang ánh sáng đến, nhưng khi qua đi con tàu làm sống lại kí ức, ấy là nỗi khao khát, nỗi nhung nhớ Hà Nội rực ánh đèn.

c) Ánh sáng con tàu
- Con tàu mang chút niềm tin tương lai đến cho phố huyện.
- Trước khi con tàu xuất hiện, phố huyện sống trong trạng thái uể oải, lơ mơ ngủ, kém sinh khí và mọi hành động đều quy tụ ở tâm lí đợi tàu.
- Thạch Lam dành đến 852 chữ (gần một phần ba số chữ của tác phẩm: 852/2739) để tập trung khắc hoạ con tàu qua phố huyện.
- Con tàu đó là nguồn sống cả về vật chất lẫn tinh thần đối với dân phố huyện.
- Ánh sáng con tàu mang Hà Nội về cho chị em Liên. Vẫn là sự cảm nhận của tinh tế trong màn đêm tĩnh mịch:
+ Âm thanh xuất hiện trước “tiếng dồn dập, tiếng xe rất mạnh vào ghi”.
+ Màu sắc: “một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa” rồi lại âm thanh “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”.
+ Hình hài: “tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.
- Chỉ một đoạn văn ngắn mà Thạch Lam sử dụng đến bốn [cụm] danh từ và tính từ chỉ ánh sáng, sáng trưng, chiếu sáng, lấp lánh, cửa kính sáng, ánh sáng đã lên ngôi.
- Ngay đến khi khuất vào đêm tối, thì vẫn còn đó ánh sáng của “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. An và Liên ngóng theo.

d) Tương phản ánh sáng - bóng tối
- Khác với Hugo, bậc thầy sử dụng hình ảnh tương phản bóng tối - ánh sáng để chứng minh sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng của tâm hồn, của lương tri xã hội, và ánh sáng đạo đức, lương tri bao giờ cũng chiến thắng… Thạch Lam tuy vẫn khai thác hai hình ảnh này song không nhằm để thuyết minh cho lí tưởng lương tri kia.
- Ông chỉ cốt gây ấn tượng, nhằm phân biệt rõ nét hơn hai phạm trù tương sinh tương khắc (sáng và tối) để cho thấy cái nhìn hiện thực, rất hiện thực về cuộc đời: có những người nghèo, mong đợi ánh sáng hạnh phúc, họ mãi đợi, hạnh phúc đến rồi qua nhanh như chuyến tàu kia, nhanh đến nỗi Liên không thể nhận rõ mặt người, rồi đêm tối lại đến, đom đóm ngừng hoạt động, sao vẫn sáng, cơn buồn ngủ đến với Liên, để hôm sau thức dậy thêm một ngày đợi tàu nữa...
- Chu trình sống cứ lặp đi lặp lại ấy vô cùng đơn điệu tẻ nhạt. Nó không hề giấu giếm cuộc sống nghèo nàn quá đỗi cả về vật chất lẫn tinh thần nơi đô thị không cách xa làng là bao (bà cụ Thi đi về phía làng).
- Song nhờ thế nó lại có khả năng vô biên trong việc khảm vào tâm hồn ta hình ảnh phố huyện ngưng đọng ấy. Phố huyện của Thạch Lam chính là dự hồn của bất kì một phố huyện nghèo nào.
- Dư hồn của phố huyện không chỉ là nghèo mà còn sâu xa hơn còn là sự lãng quên dần. Trên cái nền hiện thực là càng nghèo thì người ta lại càng ít lên xuống các chuyến tàu đi qua phố huyện, song các điệp ngữ: may ra còn có một vài người mua, người vắng mãi, người lên xuống [tàu] ít, thưa vắng người... lại hệt như nỗi niềm phôi pha trong thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
- Tuy bóng tối là hình ảnh kết tác phẩm song cũng như nét nghệ thuật mà bóng tối đảm nhận trong toàn thiên truyện, chỉ là cái nền để xuất hiện ánh sáng ví như bầu trời đêm tối thẳm để toả sáng những vì sao, không gian tối đen để đom đóm nhấp nháy sáng.
- Và dẫu cho ngay khi “không còn” đom đóm nữa, ngay khi Liên phải “vặn nhỏ ngọn đèn” xuống để đi ngủ thì cảm giác về ánh sáng trong Liên vẫn chưa tắt. Tác phẩm kết thúc khi Liên ngừng quan sát, suy ngẫm và giấc ngủ yên bình đến.
- Khác với bóng tối, Thạch Lam ba lần đặc tả ánh sáng nơi phố huyện: ánh sáng “đỏ rực” của trời chiều, ánh sáng trong kí ức Liên về Hà Nội “một vùng sáng rực và lấp lánh”, và ánh sáng của đoàn tàu với các toa “đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”.
- Ba lần đặc tả ánh sáng là ba lần tác giả ngầm ẩn dụ, so sánh cuộc sống ở hiện tại với quá khứ và tương lai của con người.
- Thực tại thì rõ ràng chẳng hạnh phúc gì bởi cái sắc chiều đỏ rực kia sớm chìm vào bóng đêm tĩnh mịch, hiu quạnh. Chọn thời khắc vào buổi chiều, Thạch Lam không những mang chất thơ buồn vào trang văn mà còn mang cả cuộc sống tẻ nhạt vật vờ của những mảnh đời nghèo nhưng chưa đến mức bất hạnh tột cùng của phố huyện lên trang sách.

10. Những đặc sắc nghệ thuật
- Những dụng công đặc biệt về ngôn từ đã khiến Hai đứa trẻ trở thành một trong những áng văn kiệt xuất của dân tộc.
- Dễ nhận thấy các hình ảnh trong truyện thường được khắc hoạ theo phương thức lặp. Tuy mỗi lần lặp đều được xử lí cho khác đi song chính dụng ý này đã tạo nên hiệu quả ấn tượng về sự đơn điệu, trì động của cuộc sống rất cao.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng lời nội tâm bao giờ cũng làm giảm tốc độ truyện. Hai đứa trẻ hiển nhiên là có tốc độ trần thuật chậm vì tính sự kiện ở đây không cao và không có tính xung đột mặc dù biện pháp tương phản rất được quan tâm.

11. Niềm tin của Thạch Lam vào một cuộc sống tốt đẹp
- Thạch Lam rất tin ở tương lai.
- Tuy đặt cái thực tại mất mát vào dòng đời, dòng vận hành của vũ trụ không ngừng luân chuyển, Thạch Lam đề xuất tư tưởng hợp với quy luật khách quan: Con người sẽ luôn tìm cách tồn tại và tồn tại được trong bất kì cảnh ngộ nào.
- Quan niệm này đã khiến Thạch Lam đưa ra một kiểu so sánh sáng tạo, đầy ẩn ý và rất ấn tượng, so sánh giữa cái thường biến và cái bất biến: so sánh trong này (không gian hẹp) với ngoài kia (không gian rộng), so sánh kiếp người nhỏ nhoi hữu hạn với vũ trụ bao la vĩnh hằng: “Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”...
- Thạch Lam hướng đến triết lí: khi con người chưa thể làm khác đi trong cảnh ngộ của mình thì mơ ước là giải pháp hữu hiệu để họ vượt qua các thời khắc nghiệt ngã nhất.
- Đặt cái hữu hạn trong cái vô cùng, đặt cái hiện thực mòn gỉ trong cái ước mơ bóng sáng... Thạch Lam vẫn luôn hướng về nơi xa xôi kia. Ông chia sẻ và vững tin ở khát vọng của con người.

12. Khám phá mới của Thạch Lam so với các nhà văn hiện thực
- Trong lúc đa số các nhà văn hiện thực khác cùng thời hầu như tập trung miêu tả sự khánh kiệt vật chất (điển hình là Nguyễn Công Hoan, Nam Cao) thì Thạch Lam chủ yếu lại khai thác sự cùng quẫn về tinh thần.
- Ông không hướng trọng tâm miêu tả lên thế giới vật chất mà chỉ dùng nó như một thế lực hiển nhiên gây nên sự bi đát về đời sống tâm hồn.
- Chẳng phải ngẫu nhiên mà quần thể nhân vật nơi phố huyện tăm tối ấy lại có cả đại diện của người điên (cụ Thi), người mù (nhà xẩm) và bốn nhân vật tiêu biểu còn lại trừ hai chị em Liên có đôi chút lịch sử (trước sống ở Hà Nội, bố mất việc phải về quê, mẹ không ra trong hàng cùng vì phải bận làm hàng xáo) còn chị Tí, bác Siêu không có lại lịch gì thêm ngoài gánh hàng của họ.
- Như thế, càng dồn nén đời sống vật chất khắc khoải bao nhiêu thì sự tỏa sáng của đời sống tinh thần bức bối càng lớn bấy nhiêu. Đây là cách Thạch Lam tạo ra ấn tượng cho riêng mình.

---------------------HẾT BÀI 1--------------------

Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cầnSoạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

Mục lục

  • 1 Một cách hiểu về thơ
  • 2 Phân tích
    • 2.1 Âm
    • 2.2 Vần
    • 2.3 Điệu
    • 2.4 Luật
      • 2.4.1 Thơ lục bát
      • 2.4.2 Thơ song thất lục bát
      • 2.4.3 Thơ bốn chữ
      • 2.4.4 Thơ năm chữ
      • 2.4.5 Thơ sáu chữ
      • 2.4.6 Thơ bảy chữ
      • 2.4.7 Thơ tám chữ
        • 2.4.7.1 Cách gieo vần
    • 2.5 Dạng (form)
  • 3 Các dạng thơ nổi tiếng trên thế giới
  • 4 Các nhà thơ nổi tiếng trên thế giới
  • 5 Ghi chú
  • 6 Liên kết ngoài

Một cách hiểu về thơSửa đổi

Thơ, thơ ca hay thi ca, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và khúc chiết. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.

Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh",... Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ ghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ".

Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng. Đây là một hiện trạng có thật. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được sắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v. gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không những quan sát và diễn tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Một số cách dùng từ để thể hiện:

Quan sát Cách diễn tả thường thấy Cách diễn tả có tính thơ hơn
Mưa ảm đạm, xối xả, rầu rĩ thì thầm, lõm bõm, quất mặt, vắt nước, bạc trời đất, xiên ngang trời
Buồn thảm, rầu, ơi là buồn, héo hắt, tênh lãng đãng, nham nhở, đặc sệt, nhỏ giọt, thở khói đen, bám rễ, đeo trên ngực
Hoa nở, thắm, thơm lừng, thơm ngát, thơm nồng chúm chím, nứt ra, ngóc đầu, nhảy múa, hát vị ngọt, phanh lồng ngực tỏa hương

Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ sộ, đôi khi gớm ghiếc. Mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của người làm thơ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du:[1]

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Do ảnh hưởng của quan niệm hội họa dưới thời người làm thơ còn sống, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu khác của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua đèo Ngang:

Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hay Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Hay gần đây hơn của Trần Đăng Khoa trong bài Nghe thầy đọc thơ:

Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Không chỉ là những hình ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ còn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay còn gọi là "nhân cách hóa". Dùng động từ cho những vật tưởng là vô tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã viết trong bài Mặt bão:

Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong thả Như con bò gầy

Hay trong bài "Góc Hà Nội"

Nắng tháng tư xỏa mặt Che vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa.

..

Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gió Nhà ai quên khép cửa Giấc ngủ thôi miên cả bến tàu[2]

Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ, so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính chắt lọc của thơ không cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ còn gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm, chẳng hạn mấy câu thơ [[Trần Đăng Khoa (nhà thơ) |Khoa]] làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi sáng nhà em:

Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

..

Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Song nó cũng xuất hiện trong những bài của những nhà thơ lớn tuổi. Ví dụ Nguyễn Mỹ trong bài Con đường ấy[3]:

Nắng bay từng giọt - nắng ngân vang Ở trong nắng có một ngàn cái chuông

Hoặc Hàn Mặc Tử trong bài Một Nửa Trăng:

Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi

Đặc biệt tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc, như trong bài Đánh Cờ:

Quân thiếp trắng, quân chàng đen, Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa. Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa, Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên. Hai xe hà, chàng gác hai bên, Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

Hay trong bài Ốc nhồi (thơ Hồ Xuân Hương):

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thống ngôn ngữ mà ra.

Cách sử dụng dùng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong các bài thơ Đường, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Chẳng hạn Hồ Xuân Hương trong bài Lên chơi Đông Sơn tự:

Đông Sơn cảnh chiếm một hồ riêng, Uyên báu bay về, khói pháp chen, Đá núi điểm đầu, mưa phất xuống, Ngàn hoa nở rộ, gió tung lên, Đế Bà hương hỏa thơm bên xóm, Trịnh Chúa xe qua vết cũ còn, Cứu độ bè từ qua bể khổ, Chim âu ngủ đứng bến ngư thôn.

Một điểm khá quan trọng trong phim ảnh, nhạc, thơ hoặc bất cứ một hình thức nghệ thuật nào là tính lôgic của các sự kiện. Sự phát triển của các hình ảnh từ nhỏ đến lớn, từ trầm đến thanh, từ mịn màng đến gồ ghề v.v. phải luôn luôn được cân nhắc. Người đọc thơ bị lôi cuốn một phần cũng vì tính lôgic của nó. Rất nhiều bài thơ, ngay cả của những thi sĩ nổi tiếng, do sắp xếp các hình ảnh trong thơ thiếu tính lôgic mà bài thơ của họ không được mấy người để ý. Những hình ảnh đẹp họ gợi lên, hay những tương tác giữa các nhân vật trong thơ, cũng như tiến trình dẫn đến cao trào không có một sự phát triển lôgic nhất định, gây cảm giác bấp bênh, lõm bõm, và rời rạc cho người đọc. Nhạc trong thơ, hay sự tiến trình của cao trào cũng như thoái trào trong thơ, cũng tương tự như tiến trình của âm nhạc, đòi hỏi phải theo cung, theo nhịp và theo sự tiến triển của thời gian. Trong hội họa tiến trình này còn được hiểu như tiến trình của các gam màu, đồng dạng hoặc đối lập. Thơ không phải là một tổ hợp của các hình ảnh lộn xộn, song là một chuỗi các hình ảnh được gắn lại với nhau theo một quá trình sắp đặt hợp lý, không kể tính thuận nghịch. Chính vì đặc tính này, người làm thơ, hay các nhà thơ, còn có thể được gọi là các "nghệ sĩ". Họ không chỉ là người biết nhiều từ vựng, biết mường tượng phong cảnh giỏi, mà họ còn là người biết sắp xếp các sự kiện hợp lý, và các bài thơ của họ tái tạo lại tình cảm, tái tạo lại sự kiện trong đầu người đọc nhanh chóng và gắn bó, như sự phát triển tình cảm của họ khi họ viết một bài thơ. Nắm bắt được sự phát triển tình cảm của mình, gây dựng được cao trào đòi hỏi nhà thơ gần như có thêm một bản sao của chính mình. Họ phải quan sát cảm quan và sự tiến triển tình cảm của chính bản thân, ghi nhớ chúng và viết lại. Cảm quan của nhà thơ, sự hội tụ của các sự kiện bên ngoài, tính triết lý v.v. đều ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và môi trường xã hội. Không một nhà thơ nào không bị ảnh hưởng của điều kiện chính trị, lịch sử, phong cách suy nghĩ của thời đại khi họ còn sống.

Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Phong cách là cách chọn từ, cách diễn đạt ý tưởng của mình, chẳng hạn: ngộ nghĩnh, đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, thanh thoát, gồ ghề, góc cạnh, mỉa mai, châm biếm, hoặc là cao thượng, đầy tính triết lý v.v. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình.

Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm. Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc. Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ. Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Nó cũng tương tự như cảm quan của người nghe âm nhạc, sau khi nghe một đoạn nhạc. Tính mỹ thuật và âm hưởng của bài thơ, của đoạn nhạc là cái làm cho người ta nhớ và mến trọng. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ dùng ngoại cảnh để nói nội tình hơn là phân tích tình cảm nội tâm, tức là đi gián tiếp hay hơn là đi trực tiếp, hay lấy cái chung để nói cái riêng tư hay hơn là lấy cái riêng tư để nói cái riêng tư. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ. Nếu tôi nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu tôi nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói. Một trong những ví dụ là cách dùng hình ảnh cái bàn với những cái ghế trống rỗng trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ, phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo.

There's a grief that can't be spoken. There's a pain goes on and on. Empty chairs at empty tables Now my friends are dead and gone.

...

Phantom faces at the window. Phantom shadows on the floor. Empty chairs at empty tables Where my friends will meet no more.

Tạm dịch:

Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời. Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Những người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa.

...

Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ. Những bóng ma trên sàn nhà. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Nơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa.

Nếu cộng những câu trên với bản nhạc hát chúng thành bài hát thì dư âm là những giọt nước mắt trào ra. Như vậy việc dùng hình ảnh gián tiếp để nói cái nỗi đau ở trong lòng có tác động mạnh hơn, có sức truyền cảm lớn hơn, hơn là chỉ đơn giản nói "những người bạn của tôi chết cả rồi".

Làm thơ là việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm xúc thán phục nếu ai đó có khả năng "xuất khẩu thành thơ". Đương nhiên khi làm thơ, người làm thơ phải có hiểu biết và một trí tuệ nhất định, song kể cả khi dùng trí tuệ thì trí tuệ của người làm thơ cũng bị cảm xúc của tình cảm chủ quan chi phối.

  • Thơ là thể loại văn học lấy cảm xúc, lấy trí tuệ súc tích được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc tự do (không vần điệu). Trong việc sáng tác các thể loại văn học thì nhà thơ là người cần thiên phú nhất, cho nên ít khi do học mà làm được thơ hay, dù nếu đã làm được thơ hay và cũng được học thì vẫn tốt hơn.
  • Thơ tồn tại như một loại thể văn học, còn "chất Thơ" hay "chất Thi ca" thì tồn tại ở nhiều loại hình, loại thể văn nghệ và trong thiên nhiên nói chung. Ví dụ một phong cảnh đẹp, một không khí môi trường gợi cảm xúc thi ca - như mùa thu vàng, chiều đông tuyết nhẹ rơi lãng đãng, khi tiễn hay đón gặp lại người thân sau nhiều năm xa vắng... làm cho tâm hồn tràn lên cảm xúc trữ tình, khiến ta như muốn ca lên, hát lên để biểu lộ một cái gì đó dạt dào hay xao xuyến.

Nói tóm lại thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người. Khi nào bạn còn những rung động đó, nghĩa là tâm hồn bạn còn chất thi ca, còn khiến bạn sống có ý nghĩa hơn trên cõi đời này. Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ là số một. Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác.