Giáo án kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

 Sau đây là mẫu Luận án Quản lý giáo dục với đề tài luận án là Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Hy vọng đề tài luận án này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận án tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận án tiến sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận án tiến sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+ ===>Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hoạt động sống của cá nhân, con người cần phải có những kỹ năng nhất định. Các kỹ năng này giúp đảm bảo cho cá nhân tồn tại và phát triển trong môi trường sống. Khi cá nhân có kỹ năng sống thì có khả năng thích ứng cao với những biến đổi của môi trường sống, với những tình huống nảy sinh. Đặc biệt là những tình huống không có lợi, ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của cá nhân. Trái lại, nếu cá nhân thiếu kỹ năng sống thì sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống của mình, cá nhân không có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường sống, gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết và vượt qua những tình huống có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Có thể nói, kỹ năng sống là một vấn đề không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân. Kỹ năng sống được hình thành và phát triển trong hoạt động sống thực tiễn của con người. Nói cách khác, kỹ năng sống là kết quả của hoạt động giáo dục con người. Trong kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng tự bảo vệ không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện, … Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh vv.., trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành ba nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một – gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn khá nhỏ (khoảng 6 đến 10 tuổi). Ở lứa tuổi này các em hầu như chưa có kinh nghiệm về cuộc sống, đặc biệt là những học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 2). Khi các em học sinh chưa có kỹ năng sống, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt, trong ứng xử với bạn bè, thầy cô, người thân trong gia đình và mọi người trong xã hội. Một trong những kỹ năng sống quan trọng của học sinh tiểu học là kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Sở dĩ kỹ năng này trở nên quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học là vì các em chưa phát triển về mặt thể chất. Hay nói cách khác, các em còn rất nhỏ, yếu ớt, không có khả năng phản 11. 2 ứng, đáp lại những tác động tiêu cực từ phía bên ngoài. Đặc biệt là những hành vi có tính xâm hại làm tổn thương thể chất các em. Chính vì vậy, giáo dục để hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học đã trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu được trong nhà trường tiểu học. Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, thì nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng thật sự cấp bách. Bởi vì, trong những năm gần đây, tại các xã miền núi Hà Nội đã xẩy ra một số vấn đề khiến gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm, lo lắng. Đó là, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng xâm hại tình dục đối với học sinh, tình trạng bắt cóc, tình trạng các tai nạn rủi ro dẫn đến thương tích, thậm chí tử vong đối với học sinh. Tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học cũng đáng báo động, tai nạn giao thông và đuối nước cũng là những vấn đề rất đáng báo động đối với học sinh hiện nay,…Thực trạng trên đòi hỏi nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học. Các xã miền núi Hà Nội do điều kiện môi trường sống khó khăn và phức tạp nên các em gặp nhiều rủi do hơn học sinh tiểu học ở các quận nội thành thành phố Hà Nội. Mặt khác, điều kiện kinh tế của gia đình và các xã miền núi Hà Nội còn hạn chế làm cho việc chăm sóc và giáo dục các em cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi lại càng trở lên bức thiết. Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2019 – 2025; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố. Đề án sẽ được thực hiện tại 14 xã thuộc vùng DTTS và miền núi thuộc thành phố Hà Nội, cụ thể: 07 xã của huyện Ba Vì (Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh,Vân Hòa, Yên Bài); 01 xã của huyện Chương Mỹ (Trần Phú); 01 xã thuộc huyện Mỹ Đức (An Phú); 02 xã thuộc huyện Quốc Oai (Đông Xuân, Phú Mãn) và 03 xã thuộc huyện Thạch Thất (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung). Đặc biệt quan tâ 4 xã thuộc khu vục II (xã có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) là Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức). Trong đó, chú trọng vào việc tổ chức các lớp tập huấn, kỹ năng sống cho trẻ em về phòng, chống xâm hại/lạm dụng; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Việc thực hiện đề án này thêm một lần nữa khẳng định tính cấp bách trong việc cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng. Để việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh tiểu học các xã miền núi nói riêng đạt hiệu quả tốt thì một trong những yếu tố quyết định là quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Vì hoạt động này giúp quản lý hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung

12. 3 chương trình, phương pháp, hình thức, điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng tham gia giáo dục,… kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội, luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội, góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ cho các em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội. Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thử nghiệm 1 biện pháp trong thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Có rất nhiều kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.

Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.

Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì?

♦  Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

♦  Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

Giáo án kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học


Một số kỹ năng bảo vệ bản thân cha mẹ có thể trang bị cho trẻ:

Kỹ năng an toàn khi tự chơi
♦  Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điều kiện của mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,…

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

♦  Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao.

Kỹ năng ứng xử khi bị lạc
♦  Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc xảy ra nơi công cộng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ có những kiến thức ứng xử cần thiết khi bị lạc như: Con nên gọi sự trợ giúp của ai? Nếu gặp người lạ muốn đưa con về con nên làm gì? Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Tuy nhiên khi trẻ đang hoảng sợ chưa chắc trẻ đã nhớ chính xác những thông tin này, vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.

Giáo án kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

♦  Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư.

Một số nguyên tắc khi dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ, tạo niềm tin trong trẻ
♦  Nói chuyện là cách đơn giản nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà còn giúp kéo gần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện với con sẽ giúp bố mẹ tạo dựng niềm tin với con. Đây là tiền đề tốt để bố mẹ có thể nắm bắt và giải quyết được những vẫn đề xảy ra xung quanh con một cách tốt nhất. Cha mẹ có thể chọn những khoảng thời gian thích hợp như thời gian đi dạo, cùng nhau làm việc nhà: gấp quần áo, nhặt rau,…bữa cơm gia đình.

Khi trẻ sai, nên giải thích cho trẻ, không nên quát mắng trẻ.

♦  Đây là lỗi thường thấy ở các bậc phụ huynh. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh để giải thích cho con những nguyên nhân dẫn đến vấn đề ạ. Đối với vấn đề này, cha mẹ nên đặt mình vào tình huống của con trẻ để xử lý. Phương pháp cuối cùng của mọi phương pháp mới là sự trách phạt.

Tập thói quen cho trẻ hiểu về nguyên nhân- kết quả

♦  Ở giai đoan này, trẻ nóng lòng muốn thể hiện mình. Cùng với đó, tư duy của trẻ bắt đầu phát triển mạnh hơn giai đoạn trước. Trẻ bắt đầu nhận thức được về nguyên nhân và kết quả. Nếu cha mẹ thường xuyên rèn luyện cho trẻ tư duy này, trẻ sẽ biết cách hành động đúng hơn trong các tình huống của cuộc sống.

Sử dụng đóng kịch để giúp trẻ hiểu được những tình huống và cách giải quyết tình huống

♦  Theo các nhà khoa học: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 40% những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những gì trẻ nói và làm. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất.

Giáo án kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học


Đưa ra những quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép.

♦  Quy tắc an toàn- không an toàn, được phép và không được phép là một trong những quy tắc đơn gian mà cha mẹ có thể thực hiện ngay ở tại gia đình mình. Để thực hiện quy tắc này, cha mẹ cần là người làm gương cho trẻ. Với mỗi quy tắc, cha mẹ nên đặt ra những mức thưởng- phạt rõ ràng để tạo niềm tin trong trẻ. Nếu cần sửa đổi hay bổ sung quy tắc, cha mẹ nên thống nhất và giải thích rõ ràng với con cái.
Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.