Góp ý sinh viên thực tập doanh nghiệp đánh giá năm 2024

Thực tập tại doanh nghiệp là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi thực tập đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực tập và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường Doanh nghiệp.

Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các nhân viên khác nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức. Thực tập không chỉ là quá trình giúp bạn có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế về một lĩnh vực chuyên môn. Thực tập chính là cơ hội để bạn quan sát và trải nghiệm công việc hàng ngày tại một công ty, tìm hiểu về văn hóa và môi trường làm việc. Có thể những gì bạn nghĩ sẽ hoàn toàn khác với thực tế, vì vậy thực tập là một bước quan trọng để bạn có thời gian định hướng và phát triển sự nghiệp sau khi ra trường.

Những việc cần chuẩn bị trước khi đi thực tập:

- Củng cố lại kiến thức chuyên môn đã học để đi sâu nghiên cứu, thực hành tại doanh nghiệp

- Trau dồi và rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,...

- Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ tác phong phù hợp

- Hiểu rõ về kế hoạch thực tập (thời gian thực tập, báo cáo thực tập, hỗ trợ từ phía nhà trường và doanh nghiệp,…) và đơn vị mình đến thực tập

Những việc cần làm trong khi thực tập:

- Tuân thủ đủ thời gian thực tập theo kế hoạch

- Nắm vững kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân

- Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập, đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc, luôn trung thực trong lời nói và hành động góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường

- Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ, vui vẻ hòa đồng với mọi người tại nơi thực tập

- Chủ động tiếp cận công việc, sẵn sàng hỗ trợ các anh chị đồng nghiệp để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực bản thân

- Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc để có đủ tư liệu báo cáo

Những việc cần thực hiện sau khi thực tập:

- Nộp báo cáo thực tập có đánh giá kết quả của doanh nghiệp cho khoa chuyên môn

- Duy trì và tiếp tục phát triển các mối quan hệ với các anh chị tại doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho cơ hội tìm kiếm việc làm sau này

Những lưu ý cần tránh khi thực tập:

- Nghỉ thực tập không có phép hoặc tự ý thay đổi chỗ thực tập

- Có những biểu hiện không tốt về đạo đức, tác phong tại nơi thực tập, ảnh hưởng xấu đến uy tín của nhà trường

- Xâm nhập mạng máy tính của đơn vị thực tập, lấy cắp thông tin của đơn vị thực tập hoặc tự ý sao chép dữ liệu, các phần mềm của cơ quan thực tập khi chưa được cho phép

- Gian dối trong thực tập, chép báo cáo của người khác

- Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị thực tập. Nếu sử dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của đơn vị thực tập

Góp ý sinh viên thực tập doanh nghiệp đánh giá năm 2024

Vinpearl Phú Quốc Resort nơi tiếp nhận nhiều sinh viên KGTEC đến thực tập

Thị trường lao động hiện nay ngày càng cạnh tranh gay gắt, rất nhiều sinh viên ra trường thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho nên một số bạn đã rất khó khăn để tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực bản thân. Vì vậy, bạn hãy nhìn nhận đúng đắn về quá trình thực tập để có sự chuẩn bị tốt nhất sau khi ra trường.Đừng bao giờ nghĩ rằng mình chỉ là sinh viên thực tập, hãy luôn đặt mình vào vị trí như một nhân viên chính thức. Hãy xem đây là khoảng thời gian quý báu để bạn rèn luyện bản thân và có một trải nghiệm thực thi nghề nghiệp thú vị.

TT - 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, bảo trì ôtô tại TP.HCM đã tham gia đánh giá chất lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty này.

Sinh viên ra trường chưa có việc làm do năng lực kémĐánh giá năng lực thay vì kiến thứcDoanh nghiệp cần gì ở sinh viên?

Góp ý sinh viên thực tập doanh nghiệp đánh giá năm 2024
Phóng to Sinh viên gặp gỡ doanh nghiệp trong một ngày hội việc làm. Nhiều doanh nghiệp lớn vẫn thích tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp để tiếp tục đào tạo một cách bài bản - Ảnh: Hà Bình

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi thạc sĩ Nguyễn Ngọc Phương - trưởng khoa động lực Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng. Qua đó, những người trực tiếp tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động đã “chấm điểm” sinh viên về kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp.

Kém và lạc hậu

Theo kết quả khảo sát, ở phần lý thuyết (kiến thức nền), doanh nghiệp đánh giá sinh viên “rất yếu kém”, khó có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết vấn đề thực tế. Trong khi đó, tệ hơn, ông Huỳnh Văn Thọ - phó giám đốc dịch vụ Công ty cổ phần ôtô Phú Đạt - cho biết: những kiến thức sinh viên được học trong trường quá lạc hậu so với yêu cầu thực tế trong công việc.

Tương tự, qua khảo sát, những nhà tuyển dụng cho rằng hầu hết sinh viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng hiện nay kỹ năng thực hành còn yếu. Nhiều sinh viên mới vào xưởng rất bỡ ngỡ với công việc được phân công. “Nếu muốn sinh viên đó làm được việc như mong muốn phải cử người kèm cặp ít nhất sáu tháng”, đó là ý kiến của ông Huỳnh Trọng Đức - trưởng phòng dịch vụ Công ty dịch vụ thương mại và cổ phần A.M.C Nguyễn Tất Thành.

Về kỹ năng ngoại ngữ, doanh nghiệp đánh giá: “Trình độ ngoại ngữ của người học hiện nay có khá hơn nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, chú trọng trình độ ngoại ngữ trong năng lực chuyên môn sẽ tăng cơ hội kiếm việc làm và thu nhập của người lao động”.

Góp ý sinh viên thực tập doanh nghiệp đánh giá năm 2024
Đồ họa: V.Cường

Nề nếp, tác phong còn kém

Các doanh nghiệp cũng đánh giá tác phong, tinh thần hợp tác, trách nhiệm công việc của sinh viên mới ra trường. Theo đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng hầu hết người được tuyển dụng có cố gắng chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều người chưa tự giác thực hiện quy định về nề nếp doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ tự động trong quản lý nhân lực, nếu lao động Việt Nam không rèn luyện tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, chuyên nghiệp sẽ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực.

Nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển lao động có kinh nghiệm làm việc vì có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức mới và ứng dụng ngay trong sản xuất. Tuy nhiên cũng có những công ty thích tuyển dụng sinh viên mới ra trường. Ông Nguyễn Hoàng Thái Hải, phó trưởng phòng kinh doanh Công ty Honda Việt Nam, cho biết: “Trong quá trình tuyển dụng của các đại lý Honda Việt Nam, tôi thấy họ vẫn thích tuyển dụng sinh viên mới ra trường nhưng được huấn luyện một cách bài bản. Điều đó tốt cho đại lý trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên của mình, tuy thời gian đào tạo sinh viên mới ra trường có dài hơn so với người có kinh nghiệm”.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy doanh nghiệp nhỏ thích lao động có kinh nghiệm làm việc được ngay hoặc chỉ đào tạo trong thời gian ngắn. Còn các doanh nghiệp lớn có tiêu chí tuyển dụng khác biệt khi có lộ trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự lâu dài. Đối tượng của họ là những sinh viên mới ra trường, đang học tại các trường đại học, cao đẳng nhưng có tố chất tốt, khả năng suy luận, kết quả học tập tốt và có khả năng phát triển.

Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng thông tin hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao rất lớn, trong khi lao động trình độ đại học, cao đẳng doanh nghiệp ít cần hơn. Những năm đầu sau khi ra trường thì nhóm lao động đại học vẫn phải lao động như một kỹ thuật viên để tiếp cận kỹ thuật, phương pháp quản lý và nguyên tắc làm việc của công ty...

Chỉ 15% doanh nghiệp chấp nhận chất lượng đào tạo

Tác giả nghiên cứu cho biết: kết quả cho thấy trong 32 phiếu khảo sát thu về có 20 phiếu có nhận xét kiến thức, tay nghề của sinh viên còn yếu, cần bồi dưỡng thêm hoặc phải đào tạo lại (chiếm 62,5%). Trong đó, bảy phiếu tạm chấp nhận kiến thức cơ bản của sinh viên (chiếm 21,8%) và năm phiếu chấp nhận chất lượng đào tạo của các trường (chiếm 15,7%).

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Phương cho biết cuộc khảo sát được ông và các cộng sự thực hiện nhiều đợt trong năm 2013 khi đưa sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tham gia trả lời thông qua bảng hỏi và trả lời trực tiếp bằng điện thoại. “Vẫn có sự chênh lệch trong việc đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp. Con số 50% chưa đạt khiến tôi sốc. Nhưng khi hỏi những trường khác họ bảo cũng đúng như thế. Cuộc khảo sát giúp nhà trường nhìn vào đó để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” - ông Phương nói.