Hai câu thơ 7 8 cho thấy với tác giả thế nào là thú sống nhàn

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Câu 1.- Câu thơ đầu tiên được ngắt nhịp 2/2/3 🡪 lạc quan, thư thái, ung dung

- Câu thơ thứ hai được ngắt nhịp 4/3 🡪 tâm trạng ung dung tự do trong công việc 🡺 Hai câu thơ đầu đã cho thấy tâm trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cáo quan về quê ở ẩn với một cuộc sống tuy nghèo về vật chất nhưng tự do, thư thái trong tâm hồn

Câu 2.- Nghệ thuật đối:- Vắng vẻ - lao xao

🡪 Qua đây tác giả đã khẳng định triết lí sống “nhàn” của mình. Nơi “vắng vẻ” không phải là lối sống của những bậc tu hành, ép xác mà ở đây là lối sống hòa nhập với thiên nhiên, tự do, thoải mái. “Chốn lao xao” chính là chốn quan trường nhiều thị phi, bon chen, giành giật.

-  Dại - khôn
🡪Tác giả tự nhận mình “dại” nhưng thực chất lại là “khôn” 🡪 Cái khiêm tốn, không khoe khoang của bậc trí thức

Câu 3.

- Cảnh vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5 và 6 hiện lên bình dị, đạm bạc, thanh cao, gần gũi với thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

- Mỗi mùa lại có những đặc trưng riêng tạo nên nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên ⇒  Tâm hồn lạc quan, ung dung, thư thái của tác giả

Câu 4.

Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển tích của Thuần Vũ với hàm nghĩa coi phú quý chỉ là một giấc mộng phù du, một giấc chiêm bao trong cuộc đời.
⇒ Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: bậc trí nhân quân tử có cốt cách thanh cao trong tâm hồn, xem nhẹ danh vọng, vinh hoa phú quý đối với ông cũng chỉ tựa như giấc mộng chiêm bao.

Câu 5.Nguyễn Bỉnh Khiêm không lãng quên quá khứ, không rũ bỏ thế sự. Ông tuy ở ẩn nhưng một lòng vẫn luôn hướng về nhân dân, lo lắng nỗi lo của nhân dân. Ông xa lánh nơi quyền quý chọn cách sống hòa hợp với thiên nhiên cốt để giữ lấy nhân cách thanh cao, đối với ông phú quý chỉ là một giấc mộng “chiêm bao”.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cuộc đời và sự nghiệp- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) sinh tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đỗ trạng nguyên năm 1535,làm quan dưới triều Mạc.- Ông dâng sớ vạch tội và xin chém 18 lộng thần. Vua không nghe, ông cáo quan về quê dạy học, lấy tên hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Học trò ông có nhiều người thành đạt.- Ông là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc, các chúa Trịnh, Nguyễn thường hỏi ý kiến ông về các việc hệ trọng. Ông được nhà Mạc phong tước Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

- Ông là nhà thơ lớn, ông để lại hai tập thơ: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) bao gồm khoảng 700 bài và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài).

2. “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm- Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, những biểu hiện của chữ “nhàn” xuất hiện nhiều và đa dạng: thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn...

- Bản chất của chữ “nhàn” ở đây là sống thuận theo tự nhiên, “nhàn” đối lập với “danh lợi”, thể hiện tâm trạng lo âu thời thế và phong cách thanh cao của một nghệ sĩ lớn trước thời cuộc rối ren của đất nước.

3. Nhịp điệu và cách dùng số từ của hai câu đầu bài thơ - Chỉ có một số từ và được lặp lại ba lần: một... một... một. Biện pháp nghệ thuật này cho ta thấy tinh thần tự tại, vật dụng lao động đã sẵn sàng và con người cũng sẵn sàng sống cuộc sống lao động chân tay ấy.- Việc lặp lại số từ một (là số ít) đã hàm chứa trong nó sự giản dị. Chủ thể trữ tình không có ao ước gì nhiều hơn một. Dấu ấn của sự xa cách danh lợi đã lộ rõ.- Câu thứ hai khẳng định thêm ý ở câu một: Dù có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn với cuộc đời (lối sống) này.- Chữ “ai” hàm nghĩa là người khác. Tác giả đã nêu một sự đối lập: ta thích lao động, thích cuộc sống điền viên nơi thôn dã - người khác thích danh lợi, cuộc sống bon chen chốn đô thành.

- Câu 1 nhịp thơ ngắt: 2 /2 /3; câu 2 nhịp thơ ngắt: 4 / 3. Điều đó cho thấy sự sáng tạo so với thơ Đường luật (thường ngắt nhịp 4 / 3). Cách ngắt nhịp cho thấy sự khoan thai, tự tại của chủ thể trữ tình.

4. “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao”, quan niệm của tác giả về “dại”, “khôn” qua hai câu 3, 4- Nơi “vắng vẻ” là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái tâm hồn.- Chốn “lao xao” là chốn đô hội, cửa quyền, nơi con người bon chen danh lợi,- Ý hai câu thơ có sự đối lập: ta đi tìm sự tĩnh tại - người ta đi tìm sự náo động, phiền phức vô bổ của cuộc đời.- Chữ “dại” tác giả tự vận vào mình lại hóa ra là “không dại” vì thời thế khi những kẻ lộng quyền xấu xa (mà Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ đòi chém) hoành hành thì việc rút lui khỏi trốn quan quyền là điều đúng đắn.

- Đối lập lại, chữ “khôn” tác giả dùng cho “người ta” lại là "không khôn”. Trong sự nhiều nhưỡng của thế sự, nếu cứ một mực bon chen để đạt được danh vọng bằng mọi cách thì con người sẽ đánh mất nhân phẩm, trở thành kẻ xấu như bao kẻ xấu kia. Xã hội càng loạn lạc, rối ren hơn là vì những sự giành giật ấy.

5. Thời gian, sản vật và ý nghĩa của chúng trong hai câu thơ 5, 6- Thời gian là mùa thu, mùa xuân, mùa đông và mùa hạ được đặt trong thế đối hàm chỉ một khoảng thời gian dài. Việc đưa ra bốn mùa cho thấy sự chủ động của con người trước thời gian và góp phần khẳng định sự thoải mái, dễ chịu của con người trong môi trường thiên nhiên.- Các sản vật bao gồm “măng trúc” và “giá”, những thực phẩm bằng thực vật dễ tìm trong thiên nhiên và đời thường.- Hai câu thơ sử dụng hai động từ được lặp lại là “ăn” và “tắm”. Đối tượng của hai động thái (ăn cái gì và tắm ở đâu?) thì luôn sẵn có bên cạnh, có thể lấy và thực hiện bất cứ lúc nào nhà thơ muốn. Cuộc sống vì thế đã đầy đủ không cần phải nhọc công tìm kiếm, tranh đấu.

- Hai câu thơ cho thấy sự đầy đủ, sung túc của cuộc sống nơi thôn dã. Sự đầy đủ đó là do con người quan niệm (với người khác có lẽ đó là sự thiếu thốn lớn). Phải có một bản lĩnh lớn, một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt thì nhà thơ mới tạo được cho mình sự ung dung, giản dị đó.

6. Hình ảnh và suy nghĩ của thi nhân qua hai câu thơ cuối - Hiện lên với động thái “uống rượu”. Đáng chú ý là uống rượu một mình. Điều này cho ta thấy sự tự tin vào bản thân. Niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ được tạo dựng từ thiên nhiên mà còn từ chính bản thân mình.

- Phong thái của một tiên ông: ngồi dưới cội cây uống rượu một mình và nhìn phú quý tựa chiêm bao.

7. Chủ đề “nhàn” trong bài thơ- Thể hiện qua quan niệm của nhà thơ: thích cảnh sống điền viên, gần gũinhiên và không màng danh lợi (xem phú quý tựa chiêm bao).- Thể hiện sự “đầy đủ” các vật dụng và thực phẩm, đồ uống:+ Vật dụng: mai, cuốc, cần câu.+ Thực phẩm: trúc, giá.+ Đồ uống: rượu.

+ Phương tiện sinh hoạt: hồ sen, ao (để tắm), gốc cây (nghỉ ngơi).

8. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về danh lợi, phú quý- Trong bài thơ, ông phủ nhận danh lợi, phú quý và ngợi ca cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao,- Tuy nhiên, trong cuộc sống nếu phủ nhận danh lợi, phú quý hoàn toàn thì sẽ rất cực đoan và không tạo động lực để cá nhân, xã hội phấn đấu vươn lên- Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao triết lí “nhàn” là để phản kháng với thời đại nơi cái xấu hoành hành, ông không hợp tác với cái xấu đó.

- Còn nếu xã hội không do kẻ xấu lãnh đạo thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ hợp tác để giúp đỡ dân tộc, đất nước.

-----------------HẾT------------------

Chú ý tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, một nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững nếu muốn cải thiện kỹ năng làm văn của mình.

Chi tiết nội dung phần Uy-lít-xơ trở về đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Ngữ Văn tốt hơn.

Bài thơ Nhàn được sáng tác khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Các em hãy cùng tham khảo Soạn bài Nhàn để thấy được lối sống nhàn tản và quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong bài thơ.

Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên Bình giảng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Soạn bài Nhàn trang 128 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào là nơi vắng vẻ, chốn lao xao? Quan niệm của tác giả về dại, khôn như thế nào?

Câu 1

Câu 1 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu. Có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư: “Một mai, một cuốc, một cần câu”.

- Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung:

   Một mai,/một cuốc,/ một cần câu (2/2/3)

   Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn. Đó là sống ung dung trong những việc hàng ngày (lao động, vui chơi); cuộc sống nghèo, thanh đạm, nhàn nhã, và chan hoà cùng thiên nhiên. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn, bình dị.

Câu 2

Câu 2 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Anh (chị) hiểu thế nào là nơi "vắng vẻ", chốn "lốn xao"? Quan điểm của tác giả về "dại", "khôn" như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu 3 và 4?

Lời giải chi tiết:

- Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đòi.

+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

- Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

- Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.

Câu 3

Câu 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 - 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?

Lời giải chi tiết:

- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hoà nhập cùng cỏ cây hoa lá.

   Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

   Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

    Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy. Cách sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên.

- Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sống nhàn ấy là toả sáng nhân cách.

     Cái thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang tính triết lý của các Nho sĩ là ở chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hoà mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.

Câu 4

Câu 4 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Lời giải chi tiết:

- Với điển tích Thuần Vu, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lý của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” (sự giàu sang) nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” (như trong giấc mộng) nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng...

- Đây là triết lý của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” (với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội). Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đời làm hoen ố.

=> Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ là một kẻ sĩ thanh cao và trong sạch.

Câu 5

Câu 5 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Lời giải chi tiết:

- Quan niệm nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhà nhã để chẳng phải vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải để thỏa thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm đến xã hội.

- Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên; nhàn là xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

- Bản chất chữ "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhà thơ tìm đến "say" nhưng là để tỉnh: "Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

=> Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực khác với lối sống "độc thiện kỳ thân" (tốt cho riêng mình".

Luyện tập

Câu hỏi (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549-1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nhà thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

    Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

+ Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao

+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

=> Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Video liên quan

Chủ đề