Hay cho biệt ý nghĩa về vật Liêu và hình thể của bánh chưng, bánh giầy

Đất nước ta có truyền thống văn hóa phong phú, với những tập quán tốt đẹp và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. “Bánh chưng bánh giày” là một trong những truyền thuyết gắn liền với truyền thống của dân tộc và lịch sử dựng nước và giữ nước, nói về tục lệ gói bánh chưng bánh giày vào những ngày Tết. Đây là một trong những truyền thuyết thể hiện rất rõ văn hóa của đất nước ta.

Vài nét về tác phẩm

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Không nằm ngoài những đặc trưng của thể loại văn học dân gian, tuy nhiên, đây là một tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa hơn hẳn những tác phẩm khác khi gắn liền với những sự kiện lịch sử có thật của dân tộc, cũng như tinh thần cao cả của người Việt Nam buổi đầu dựng nước.

Ý nghĩa của tác phẩm

* Ca ngợi thành tựu của nông nghiệp những buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước ăn sâu vào trong nếp sống tinh thần của người dân Việt Nam từ thời xa xưa, người dân ta đã xây dựng đất nước bắt đầu từ một nền nông nghiệp có thể nói là nghèo nàn và kém phát triển, song, lại có sự tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt, ông cha ta rất coi trọng hạt gạo – lương thực chính của người dân Việt Nam, coi đó là hạt ngọc, tinh hoa của đất trời, ngay trong ca dao cũng có những câu thơ:

Trời mưa cho lúa thêm bông

Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền

Bởi vậy, đa số các tác phẩm thuộc văn học dân gian Việt Nam đều ít nhiều ca ngợi hạt gạo, thứ quà của đất trời đã nuôi dưỡng bao thế hệ. “Bánh chưng bánh giầy” cũng vậy, tác phẩm ca ngợi những thành tựu của nông nghiệp, cụ thể là chăn nuôi, săn bắn và trồng lúa, đặt nó lên trên tất cả các sản vật quý hiếm của thiên nhiên. Đặc biệt, dành sự kính trọng của mình cho hạt gạo, nguyên liệu chính làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dày, hội tụ tinh hoa của đất trời. Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại.

*Thể hiện sự trân trọng của người Việt đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp

Bánh chưng bánh dày là sản vật của nông nghiệp, giản dị và không có gì quý hiếm khi đặt cạnh những lễ vật khác, vô cùng quý giá và khó tìm. Song, lại thành công chiếm được sự chú ý của vua Hùng bởi chính cái tâm của người làm ra bánh, với những ý nghĩa sâu xa không phải người con nào cũng nghĩ được. Bánh chưng tượng trưng cho đất, được gói trong lá dong, biểu tượng cho sự đoàn kết một lòng của muôn loài, bánh dày tượng trưng cho bầu trời. Sáng tạo ra hai loại bánh này, Lang Liêu đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên, cũng như sự biết ơn của nhân dân lao động đối với sự đối đãi của thiên nhiên trù phú đã mang đến đất, không khí, nguồn nước tuyệt vời để nuôi dưỡng những hạt gạo. 

Đây là lễ vật duy nhất thể hiện được cái tâm của người dâng sản vật, và đã chiến thắng mọi thứ quý giá khác. Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ.

Tác phẩm đã giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dày, cho đến tận ngày nay, bánh chưng bánh dày vẫn là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi tết đến xuân về, khẳng định tấm lòng luôn biết ơn tổ tiên, ông cha ta cũng như tấm lòng hiếu thảo của thế hệ sau.

Thảo Nguyên

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Soạn cách 1

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là sự giải thích về nguồn gốc của chiếc bánh, hai loại bánh này có từ xa xưa thời vua Hùng, là đặc sản truyền thống dân tộc Việt ta vì vậy cần giữ gìn và trân trọng thành quả của ông cha ta.

Hai chiếc bánh tuy làm từ những nguyên liệu bình dân gần gũi quen thuộc nhưng lại là thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Lúa gạo thật quý đã nuôi sống bao người dân ta và đặc biệt, ăn không bao giờ chán.

Qua đây còn đề cao tinh thần lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

⇒ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Soạn cách 2

Ý nghĩa về truyền thuyết: 

- Giải thích nguồn gốc bánh chứng, bánh giầy

- Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước

- Đề cao giá trị lao động, nghề nông

- Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Soạn cách 3

 Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy:

     + Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên Đán.

     + Thể hiện sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.

     + Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Ý nghĩa của bánh Chưng là gì? Tại sao những ngày tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh Chưng, bánh giày, bánh tét?

Mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà trên khắp cả nước lại nô nức chuẩn bị những chiếc bánh Chưng, bánh tét truyền thống. Mặc dù đây là một hương vị rất quen thuộc nhưng có mấy ai biết về ý nghĩa của những chiếc bánh này. Hôm nay ta hãy cùng Coolmate tìm hiểu về món ăn truyền thống của dân tộc này nhé.

1.    Tại sao ngày tết lại có bánh Chưng?

Mỗi khi Tết đến Xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu những chiếc bánh Chưng, bánh tét trong mâm cỗ cúng gia tiên. Nếu gia đình nào không có điều kiện để tự gói bánh và làm bánh, thì nhất định phải đặt mua vài cặp bánh mới cảm thấy cái Tết trọn vẹn.

Trong cuộc sống hiện nay, ta hoàn toàn có thể mua chúng lúc nào cũng được. Nhưng chỉ trong dịp Tết, ta mới có thể thưởng thức trọn hương vị đặc biệt của những loại bánh cổ truyền này. Trong tâm thức của người Việt, bánh Chưng, bánh tét không chỉ là món ăn nữa, mà đó là truyền thống, là tinh thần, là biểu tượng mà mỗi khi ngửi thấy hương bánh thơm thơm là biết Tết đã về.

Trong những ngày lạnh của Tết miền Bắc, ta vẫn thích nhất khoảnh khắc được sum họp cùng gia đình quanh nồi bánh Chưng. Cái khoảnh khắc khi mùi củi cháy, mùi khói cay xè, hơi nóng nồng đượm đến bỏng rát hoà quyện cùng mùi hơi nước sôi và hương thơm của bánh chín là khoảnh khắc mà những đứa con xa quê chẳng thể quên được.

Cũng như thế, người dân miền Trung và miền Nam lại quen thuộc hơn với những chiếc bánh tét. Được quây quần bên nhau, cùng nhau gói những chiếc bánh tét thơm mềm, ôn lại kỉ niệm của một năm qua và ước mong về một năm mới đủ đầy, đó là tất cả những gì mà những người dân nơi đây trân trọng.

2.    Nguồn gốc bánh Chưng – Sự tích bánh Chưng bánh giày

Nguồn gốc bánh Chưng được gắn liền với sự tích bánh Chưng bánh giầy. Sự tích đó kể lại rằng trong thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền lại ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, Vua mới hội các con đến và bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho.”. Các lang nghe vậy, liền cho người đi khắp rừng núi biển sâu để tìm kiếm của ngon vật lạ để dâng vua.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi mất sớm. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vì vậy, trong khi các anh em đi khắp chốn tìm thức ăn quý báu, thì chàng chỉ lủi thủi ở nhà mà chẳng biết làm thế nào để đẹp lòng vua cha.

Bỗng một hôm, chàng mơ thấy một vị thần mách rằng: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý hiếm, người ta không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.”

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng bắt tay luôn vào việc theo lời thần chỉ dạy. Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, tròn mẩy vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành hình vuông, nấu thật nhừ. Để đổi kiểu, cũng thứ nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày, các lang mang sơn hào hải vị tới, chẳng thiếu thứ gì. Nhưng vua cha lại ưng ý nhất với chồng bánh của Lang Liêu. Khi nghe chàng kể lại giấc mơ, Vua đã quyết định đem hai thứ bánh ấy lễ tế Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, Vua họp mọi người lại và nói: “Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thù, cây cỏ, muôn loài, ta đặt tên là bánh Chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.”

3.    Nguồn gốc bánh Tét

3.1.  Câu chuyện vua Quang Trung đánh bại nhà Thanh

Tết Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung tiến hành một cuộc tiến công thần tốc từ Thuận Hoá ra Thăng Long để đánh đuổi quân Thanh. Đạo quần gồm 7 vạn binh lính phải thực hiện cuộc hành quân ngày đêm không nghỉ. Để đảm bảo lương thực cho quân lính, vua Quang Trung cho người nấu bánh chưng, nhưng lại thay đổi hình dạng của bánh như bánh tét miền Nam ngày nay để tiện trong việc di chuyển.

Tuy nhiên, cũng có một truyền thuyết khác cũng tại thời điểm đó. Sau khi đánh thẳng nhà Thanh, vua Quang Trung cho quân lính nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số đó, có một người lính được người nhà gửi cho một món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh. Anh đã mang bánh lên mới vua Quang Trung và kể rằng: bánh do vợ anh ở quê nhà làm gửi cho, mỗi lần ăn bánh là một lần anh càng thương và nhớ vợ nhiều hơn. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh mọi người gói loại bánh này để ăn tết và đặt tên là bánh Tết, vừa là để tưởng nhớ chiến thắng giặc Thanh vừa là một biểu tượng của tình cảm gia đình mỗi khi xuân về.

Về sau bánh Tết được gọi trại thành bánh Tét như ngày nay.

3.2.  Theo các nghiên cứu về văn hoá

Các nghiên cứu về văn hoá cũng có khá nhiều giả thuyết đặt ra về nguồn gốc bánh Tét. Được chấp nhận nhiều nhất có lẽ là giả thuyết rằng: bánh tét là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hoá Việt Chăm. Bánh tét có thành phần nguyên liệu giống bánh chưng theo văn hoá Việt, nhưng lại mang hình dạng của hình tượng Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm.

Hình tượng Linga của thần Sinva trong tín ngưỡng người Chăm

4.    Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết

4.1.  Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

4.1.1. Biểu tượng cho Đất

Theo quan niệm của người xưa, Đất là hình vuông và Trời là hình tròn, ôm lấy Đất. Tương tự như thế, bánh chưng hình vuông là tượng Đất, hay còn tượng trưng cho nguyên tố Âm. Bánh giầy hình tròn, màu trắng là tượng Trời, hay còn tượng trưng cho nguyên tố Dương. Như vậy, hai loại bánh nào thể hiện triết lí Âm Dương, quan niệm Đông phương nói chung và triết lí Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

4.1.2. Ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn

Bánh chưng mang nguyên tố Âm, tượng trưng cho mẹ. Bánh giầy mang nguyên tố Dương, tượng trưng cho cha. Do đó, bánh chưng bánh giầy mang ý nghĩa về truyền thống hiếu thuận,   “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Hai thứ bánh đặc biệt này luôn là thức ăn cao quý và trang trọng để cúng Tổ tiên, đặc biệt là trong dịp Tết, để tưởng nhớ công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ và các thế hệ đi trước.

4.1.3. Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương

Cũng như nhận định của Vua Hùng “ Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”, bánh chưng thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương, vốn đã là truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Mỗi khi đất nước lâm nguy, thì bất cứ ai mang dòng máu Việt đều sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân vì lợi ích của cả dân tộc. Cứ mỗi khi vùng miền nào, cá nhân nào gặp nạn, đều có những hành động giúp đỡ, xả thân một cách rất đẹp và cao cả. Và đôi khi chẳng cần là Tết, một chiếc bánh chưng sẻ nửa cũng làm ấm lòng cả người cho và người nhận.

4.1.4. Biểu tượng của nền văn minh lúa nước

Gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và lá dong là đặc sản ở Việt Nam, cũng là đại diện cho nền văn minh lúa nước nơi đây. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi, là công sức lao động của những người nông dân cần cù, chịu khó. Bánh chưng vừa giản dị, bình dị, là sản phẩm của đồng quê, lại vừa là thứ quà cao quý và sang trọng.

4.1.5. Mang khát vọng về cuộc sống no đủ và sung túc

Bánh chưng là tượng Đất, trong đó có cả muông thú và cây cỏ. Như vậy, một chiếc bánh chưng có đầy đủ mĩ vị tượng trưng cho một mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, bánh chưng không thể thiếu trong ngày Tết, nhằm thể hiện sự biết ơn Trời Đất đã cho mưa thuận gió hoà, để mùa màng bội thu. Đồng thời, thứ bánh này cũng gửi gắm đến “Đất Trời” khát vọng về một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài và cuộc sống ấm no sung túc của gia chủ.

4.2.  Ý nghĩa bánh tét trong ngày Tết

4.2.1. Biểu tượng của thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành

Ta có thể thấy rõ ràng ở bánh Tét của sự xuất hiện của 5 màu sắc: màu xanh của lá gói bánh, màu vàng của nhân bánh đậu xanh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn. Đó chính xác là 5 màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hoả (màu đỏ), thuỷ (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).

Ngoài ra, bánh Tét đặc trưng của miền Tây còn rất đặc biệt với những chiếc bánh tét lá bồ ngót xanh mát mắt, bánh tét lá cẩm tím mộng mơ hoặc bánh tét ba màu. Những gam màu này đã thể hiện sức sáng tạo tuyệt vời, sự tươi trẻ và lạc quan của những người dân miền Tây về một cái Tết cổ truyền ấm no, đủ đầy.

4.2.2. Thế hiện truyền thống dân tộc

Trong những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng và ấm lòng các chiến sĩ nơi tiền tuyến. Nhờ những chiếc bánh này mà tình cảm vợ chồng cảm thêm khăng khít, tình yêu quê hương càng thêm mặn nồng.

Vua Quang Trung không chỉ đánh giặc giỏi, mà ngài còn là người quan tâm đến truyền thống văn hoá của dân tộc. Việc ra lệnh cho ba quân tạo nên những chiếc bánh Tét này, không chỉ nhắc nhở con cháu

4.2.3. Văn hoá bao bọc và yêu thương

Từng lớp bánh bao bọc lấy nhau, đậu xanh bọc nhân, nếp bọc đậu, lá chuối bọc nếp. Đó chính là biểu tượng của sự yêu thương, đùm bọc, lá lành đùm lá rách truyền thống của dân tộc ta.

Cùng với đó, đây cũng là biểu tượng của gia đình Việt điển hình. Hình ảnh bà và mẹ tỉ mẩn gói từng đòn bánh tét, đặt trọn yêu thương và gửi cho những người chồng, người con xa quê. Những đòn bánh được nâng niu một cách nhẹ nhàng, như tình cảm của mẹ bao bọc đàn con, khiến bao người con xa quê phải nức lòng mỗi dịp Tết đến.

4.2.4. Ước mong về sự ấm no, hạnh phúc

Thịt mỡ, đậu xanh, nếp trắng đều là những nguyên liệu quen thuộc của nền văn minh lúa nước. Chúng được quyện chặt vào nhau trong những đòn bánh Tét thể hiện ước muốn sự no ấm, đủ đầy. Biểu tượng của sự ấm no đó sẽ được đặt trên bàn thờ tổ tiên, được đặt trong mâm cổ đêm giao thừa và được gửi làm quà cho người thân, bạn bè.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu ý nghĩa bánh chưng bánh giày, bánh tét rồi nhỉ? Những thứ bánh bình dị mà cao quý này sẽ luôn là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta.

=>>Xem thêm:

Video liên quan

Chủ đề