Hô hiệu tàu là gì

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢIBỘ MÔN: ĐIỀU ĐỘNG TÀUKHOA: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂNBÀI GIẢNGTHỦY NGHIỆP - THÔNG HIỆUHÀNG HẢITÊN HỌC PHẦN: THỦY NGHIỆP - THÔNG HIỆU HÀNG HẢIMÃ HỌC PHẦN: 11307TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUYDÙNG CHO SV NGÀNH : ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂNHẢI PHÒNG – 20101Phần BTN THÔNG HIỆU HÀNG HẢI 274Chương 1CÁC KHÁI NIỆM CHUNG TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI751.1GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN TRONGHÀNG HẢI, MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG THÔNG TIN751.2MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI, VÀ CÁCH THỂHIỆN CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG BẢN ĐIỆN801.3BẢNG MORSE, PHIÊN ÂM QUỐC TẾ, BẢNG Ý NGHĨA TÍN HIỆU MỘTCHỮ82CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN872.1THÔNG TIN BẰNG CỜ HIỆU872.2THÔNG TIN BẰNG ÁNH ĐÈN902.3THÔNG TIN BẰNG ÂM HIỆU932.4THÔNG TIN BẰNG VÔ TUYẾN ĐIỆN THOẠI942.5THÔNG TIN BẰNG CỜ TAY982.6CÁC TÍN HIỆU ĐẶC BIỆT SỬ DỤNG TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI100Phụ lục 1CÁC KHẨU LỆNH THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU ĐỘNG TÀU101Phụ lục 2BỘ CỜ HIỆU105Phụ lục 3BẢNG KÝ HIỆU CỜ TAY108Phụ lục 4BẢNG MORSE CỜ TAY109Chương 2YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾTTên học phần: Thủy nghiệp – thông hiệu hàng hải ILoại học phần: 2Bộ môn phụ trách giảng dạy: Điều động tàuKhoa phụ trách: ĐKTBMã học phần: 11307Tổng số TC: 3TS tiếtLý thuyếtThực hànhTự họcBài tập lớnĐồ án môn học603030000Điều kiện tiên quyết:Sinh viên phải học xong các kiến thức cơ sở cơ bản mới được đăng ký học học phần này.Phải học môn này trước khi xuống tàu thực tập thuỷ thủ.Mục tiêu của học phần:Học sinh làm được công tác thuỷ thủ, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu thuyền viên.Nội dung chủ yếu: Thuỷ nghiệp cơ bản- Các tiêu chuẩn kỹ thuật của dây, các cách đấu dây, các nút dây cơ bản.- Các tiêu chuẩn kỹ thuật sơn, công tác chuẩn bị bề mặt sơn.2- Công tác bảo dưỡng vỏ tàu.- Công tác lái tàu, các khẩu lệnh lái (kể cả bằng tiếng Anh), công tác buộc tàu.Nội dung chi tiết của học phần:Phần 2: Thông tin hàng hải 2Chương 1: Những khái niệm chung1.1. Các phương pháp thông tin, một số thụât ngữ trongthông tin1.1.1. Giới thiệu tổng quát các phương pháp thông tin1.1.2. Một số thuật ngữ dùng trong thông tin1.1.3. Luật tín hiệu quốc tế1.2. Một số qui ước và thể hiện các đại lượng trong thông tin1.2.1. Một số quy ước trong thông tin hàng hải1.2.2. Cách biểu thị một số đại lượng trong bản điện1.3. Bảng Morse – Phiên âm quốc tế tín, bảng ý nghĩa tín hiệumột chữ1.3.1. Bảng MORSE và phiên âm quốc tế1.3.2. Bảng ý nghĩa cảu tín hiệu một chữChương 2: Các phương pháp thông tin2.1. Thông tin bằng cờ hiệu2.1.1. Bộ cờ hiệu2.1.2. Thông tin bằng cờ hiệu2.2. Thông tin bằng ánh đèn2.2.1. Đèn chớp2.2.2. Thông tin bằng ánh đèn2.3. Thông tin bằng âm hiệu2.3.1.Khái niệm thông tin bằng âm hiệu2.3.2. Thông tin bằng âm hiệu2.4. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại2.4.1. Khái niệm thông tin bằng vô tuyến điện thoại2.4.2. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại2.4.3. Cách thu và phát bản điện cấp cứu bằng vô tuyến điệnthoại2.4.4. Sử dụng VHF trên tàu2.5. Thông tin bằng cờ tay2.5.1. Khái niệm thông tin bằng cờ tay2.5.2. Các phương pháp thông tin bằng cờ tay2.6. Các tín hiệu đặc biệt sử dụng trong thông tin hàng hải2.6.1. Các tín hiệu thủ tục2.6.2. Các tín hiệu cấp cứu451030104150112422235112031231220.51.570.51.52.52.520.51.531.51.51523523Nhiệm vụ của sinh viên:- Lên lớp đầy đủ và chấp hành mọi quy định của Nhà trường.- Tham gia đầy đủ và nghiêm túc giờ lên lớp, giờ thực hành cũng như các giờ kiểm tra.Giáo trình và tài liệu tham khảo:1.Làm dây tàu biển - Bộ môn Điều động tàu - Đại học hàng hải.2.Thuỷ nghiệp và Thông hiệu – ThS.TTr. Trương Minh Hải.33.D.J. HOUSE - Butterworth Heinemann Seamanship techniques – 2001.4.International code of signals - IMO, 1999.5.Qui tắc quốc tế phòng ngừa va cham tàu thuyền trên biển 1972 - IMO - Nhà xuất bản giao thôngvận tải, 1991.6.IMO standard phrase - IMO, 2002.7.Nguyễn Đình Tiu - Thuyền nghệ - Trung cấp hàng hải.8.Nguyễn Hữu Lý - Công tác thuỷ thủ - Đại học hàng hải9.C.H. Wright - Brown, Son & Ferguson - The efficient deck hand -Ltd. 1991.10.Nguyễn Viết Thành (2007) – “Điều động tàu”, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội, 2007.11.Tiếu Văn Kinh - Hướng dẫn nghiệp vụ hàng hải – NXB Giao thông vận tải, Hà Nội (1992)Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Thi vấn đáp, thời gian chuẩn bị là 45 phút.Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, E.Điểm đánh giá học phần: Z = 0.3X + 0.7YBài giảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của Bộ môn Điều động tàu, Khoa Điều khiểntàu biển và được dùng để giảng dạy cho sinh viên.Ngày phê duyệt: ……./……./2010TM. Trưởng Bộ mônThS. Bùi Thanh Huân4THỦY NGHIỆP-THÔNG HIỆU HH25Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN TRONG HÀNG HẢI MỘTSỐ THUẬT NGỮ TRONG THÔNG TIN1.1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN TRONG HÀNG HẢITrải qua các “thời đại” trong lịch sử phát triển của ngành Hàng hải, thông tin dần dần được mở rộng trênrất nhiều phương điện như: cách thức thông tin, khoảng cách thông tin, ngôn ngữ… Một trong những đặcđiểm rất quan trọng của thông tin hàng hải là đảm bảo tính chính xác, có luật lệ, loại trừ sự khác biệt ngônngữ. Để đạt được những yêu cầu này, cách thức thông tin, phương tiện sử dụng, các quy định trong thôngtin đã đạt đến một quy chuẩn chung cho tất cả các quốc gia. Nắm vững các phương pháp thông tin là yêucầu bắt buộc đối với người khai thác và vận hành con tàu.Các phương pháp thông tin sử dụng trong Hàng hải bao gồm:- Thông tin bằng cờ hiệu.- Thông tin bằng ánh đèn.- Thông tin bằng âm hiệu.- Thông tin trực tiếp.- Thông tin bằng vô tuyến điện báo.- Thông tin bằng vô tuyến điện thoại.- Thông tin cờ tay.1. Thông tin bằng cờ hiệuNgười ta sử dụng một bộ cờ, mỗi lá cờ được gán cho một chữ cái hoặc một chữ số hay một tên gọi theomục đích sử dụng. Tất cả bộ cờ gồm 26 cờ chữ cái (A - Z), 10 cờ chữ số (0 đến 9), 3 cờ thế,1 cờ trả lời.(Hiện nay, tổ chức IMO đang xây dựng bộ cờ hiệu mới gồm 26 cờ chữ cái (A - Z), 20 cờ chữ số (2 bộ cờsố từ 0 đến 9), 4 cờ thế,1 cờ trả lời, 1 cờ thúc giục trả lời và 17 cờ khác mang từng ý nghĩa riêng nhưngchưa được áp dụng chính thức). Mỗi một lá cờ chữ trong bộ cờ đều có một ý nghĩa riêng và khi ghép vớicác cờ khác (cờ số hoặc cờ chữ) sẽ tạo ra các ý nghĩa khác được quy định trong cuốn luật tín hiệu quốc tế.Khi kéo một cờ hay một nhóm cờ lên trên cột, chúng sẽ chỉ ra nội dung các thông điệp mà tàu cần thôngbáo.2. Thông tin bằng ánh đèn và âm hiệuHai phương pháp thông tin này đều sử dụng tín hiệu Morse để thể hiện các chữ cái, chữ số. Các chữ cáivà chữ số được thể hiện dưới dạng các dấu tạch (Dot), tè (Dash) theo mã quy ước và được phát đi thànhnhóm tín hiệu hoặc thành các tập hợp để tạo thành các từ, các câu. Quy định về khoảng thời gian tươngứng cho từng tín hiệu, khoảng thời gian giữa các tín hiệu phải theo một tỷ lệ nhất định:- Một tín hiệu tạch bằng một đơn vị thời gian.- Một tín hiệu tè sẽ tương ứng với ba đơn vị thời gian.- Khoảng giãn cách giữa các tín hiệu trong một chữ tương ứng với một đơn vị thời gian.- Khoảng giãn cách giữa các chữ trong một từ tương ứng với ba đơn vị thời gian.- Khoảng giãn cách giữa các từ trong một câu hoặc giữa các câu với nhau tương ứng với bẩy đơn vị thờigian.3. Thông tin trực tiếp bằng lời nóiSử dụng các thiết bị khuếch âm nếu điều kiện cho phép. Nếu không có trở ngại trong vấn đề ngôn ngữ thìcó thể đàm thoại trực tiếp, nếu có sự khác biệt về ngôn ngữ hay trở ngại trong vấn đề đàm thoại thì có thểsử dụng các nhóm tín hiệu mã theo luật tín hiệu quốc tế và phải phát đi dưới dạng phiên âm theo bảngphiên âm quốc tế.4. Thông tin bằng vô tuyến điệnLà phương pháp sử dụng các thiết bị truyền tín hiệu vô tuyến điện để truyền tín hiệu. Hai phương thứcđược sử dụng bằng phương pháp này là vô tuyến điện báo và vô tuyến điện thoại. Khi sử dụng vô tuyếnđiện báo hay vô tuyến điện thoại để thông tin, phải tuân thủ theo luật thông tin tín hiệu bằng vô tuyến điệnhiện hành.5. Thông tin bằng cờ tay hoặc bằng taySử dụng hai tay hoặc hai lá cờ cầm trên hai tay để thông tin. Có hai phương pháp thông tin:6- Thông tin bằng ký hiệu cờ tay: Dùng vị trí của hai tay hay hai lá cờ để thể hiện các chữ cái theo quy ước.- Thông tin bằng Morse cờ tay: Dùng vị trí của hai tay hay hai lá cờ để thể hiện các tín hiệu Morse theoquy ước.Cả hai phương pháp trên được sử dụng để phát các chữ cái tạo thành các từ, các câu hay phát các nhómchữ cái được mã theo luật tín hiệu quốc tế.1.1.2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG THÔNG TINTrong thông tin, một số các thuật ngữ chuyên môn được sử dụng khi thực hành các phương pháp thôngtin.- Thông tin thị giác: Là phương pháp thông tin mà các tín hiệu phát ra có thể nhận biết được bằng mắt.- Thông tin âm hiệu: Là phương pháp thông tin phát các tín hiệu Morse bằng còi hơi, còi điện, còi sa mù,chuông... hay bất kỳ một phương tiện phát âm hiệu nào khác. Các tín hiệu phát ra có thể nhận biết đượcbằng tai.- Người gửi: Là người có thẩm quyền cho gửi bản điện.- Người nhận: Là người có thẩm quyền nhận bản điện gửi đến cho mình.- Người phát gốc: Là người yêu cầu truyền bản điện đi.- Giờ phát: Là giờ mà tại thời điểm đó bản điện được lệnh phát đi.- Bản điện: Là toàn bộ tín hiệu được phát đi hay nhận được.- Bản điện rõ: Là bản điện mà các tín hiệu được phát đi dưới dạng các chữ hay bằng tiếng nói theo mộtngôn ngữ nào đó.- Bản điện mã: Là bản điện mà các tín hiệu được phát đi đã được mã hoá nội dung theo luật tín hiệu quốctế.- Hiệu gọi: Là một nhóm chữ cái, chữ số được ấn định để tượng trưng cho mỗi trạm. Hiệu gọi có chứcnăng dùng để phân biệt và quản lý.- Trạm: Trạm có thể là tàu, máy bay, các phương tiện cấp cứu hay bất kỳ nơi nào mà tại đó có thể tiếnhành thông tin bằng bất kỳ phương pháp thông tin nào.- Trạm phát: Là nơi thực hành phát bản điện.- Trạm thu: Là nơi thực hành thu bản điện.- Trạm gửi: Là nơi mà người gửi trao bản điện để phát đi bằng bất cứ phương pháp thông tin nào.- Nơi nhận: Là nơi mà người nhận nhận được các bản điện gửi cho mình.- Thủ tục: Là tập hợp của tất cả các quy tắc được sử dụng trong thông tin.- Tín hiệu thủ tục: Là các tín hiệu được dùng trong lúc thông tin và giúp cho việc thông tin được dễ dàng.- Nhóm: Một hay một số chữ cái, chữ số hoặc kết hợp giữa chữ cái và chữ số, tạo thành một tín hiệu.- Nhóm chữ số: Là một tập hợp bao gồm một hay nhiều chữ số.- Tín hiệu cờ: Là một hay nhiều nhóm tín hiệu được thể hiện trên một dây cờ.- Kéo nửa chừng: Là phương pháp kéo tín hiệu cờ lên độ cao 1/2 chiều dài toàn bộ dây cờ.- Kéo lên đỉnh: Là phương pháp kéo tín hiệu cờ lên tận cùng dây cờ.- Phân đoạn: Là khoảng cách chiều dài khoảng 2m trên dây cờ dùng để phân biệt các nhóm trên cùng mộtdây cờ.1.1.3. LUẬT TÍN HIỆU QUỐC TẾ (INTERNATIONAL CODE OF SIGNALS)1. Khái niệmLuật tín hiệu quốc tế là một tài liệu hướng dẫn đối với các phương pháp thông tin mang tính quốc tế. Nóbao gồm các hướng dẫn sử dụng, các quy định, các định nghĩa và giải thích. Luật tín hiệu không chỉ làmột tài liệu hướng dẫn mà nó còn là một tài liệu tra cứu và ứng dụng khi tiến hành các phương phápthông tin thông qua các bảng mã. Do cuốn luật mang tính quốc tế nên khi tiến hành thông tin với cáchthức và nội dung theo đúng quy định của luật tín hiệu, ranh giới ngôn ngữ sẽ được xoá bỏ, nội dung rõràng, không nhầm lẫn.2. Giới thiệu tổng quát về luật tín hiệu quốc tếa. Kết cấu cuốn luậtPhần mục lục mở đầu của cuốn luật tín hiệu quốc tế. Phần này sẽ chỉ ra nội dung chung các phần có trongcuốn luật tín hiệu quốc tế và vị trí của chúng theo số trang. Các phần được chỉ ra trong cuốn luật baogồm:- Lời nói đầu (Preface);- Phần 1. NỘI DUNG CHÍNH (Content);7- Phần 2. CÁC MÃ TÍN HIỆU CHUNG (General Section);- Phần 3. CÁC MÃ TÍN HIỆU Y TẾ (Medical Section);- Phần 4. PHỤ LỤC (Appendices).b. Nội dung tổng quát- Phần 1. NỘI DUNG CHÍNH: bao gồm các chương sau:+ Chương 1: Những giải thích và chú ý chung (Explanations and genernal remarks).+ Chương 2: Các khái niệm (Definitions).+ Chương 3: Các phương pháp thông tin (Methods of signalling)+ Chương 4: Các hướng dẫn chung (General instruction).+ Chương 5: Thông tin bằng cờ hiệu (Flag signalling).+ Chương 6: Thông tin bằng ánh đèn (Flashing light signalling)+ Chương 7: Thông tin bằng âm hiệu (Sound signalling).+ Chương 8: Thông tin bằng vô tuyến điện thoại (Radiotelephony).+ Chương 9: Thông tin bằng cờ tay (Morse signalling by hand - flag or arms).+ Chương 10: Ký hiệu Morse - Phiên âm quốc tế - Các tín hiệu thủ tục (Morse symbols - phonetic tables procedure signạls).+ Chương 11: Ý nghĩa tín hiệu 1 chữ (Single - letter signals).+ Chương 12: Ý nghĩa tín hiệu 1 chữ bổ sung chữ số (Single - letter signals with Complements).+ Chương 13: Ý nghĩa của tín hiệu 1 chữ do tàu phá băng và tàu đi theo sử dụng (Single - letter signalsbetween ice - breaker and assisted vessels).+ Chương 14: Sự nhận dạng các phương tiện vận chuyển y tế trong các cuộc xung đột vũ trang và sự nhậndạng cố định các tàu cứu nạn (Identification of Medical transports in armed conflict and permanentidentification of rescue craft)Tất cả các phương pháp thông tin hàng hải đều được hướng dẫn rất chi tiết trong phần này. Mỗi sĩ quanhàng hải khi cần thiết đều có thể sử dụng phần này để nghiên cứu cách thức tiến hành thông tin tronghàng hải. Phần này sẽ là cơ sở để hướng dẫn người sử dụng ứng dụng cuốn luật trong thực tế thông tin.Ngoài ra, phần này cũng đưa ra phần tín hiệu một chữ là phần tín hiệu thông dụng nhất và hay sử dụngnhất trong thực tế.- Phần 2: MÃ TÍN HIỆU CHUNG: Trong phần này, những nội dung cụ thể của các thông tin được mãhoá thành 2 chữ cái từ AA đến ZZ (Bảng 5). Có nghĩa là ứng với mỗi tín hiệu hai chữ cái trong phần nàysẽ cho ta một ý nghĩa cụ thể.Để mở rộng nội dung và làm cho nội dung của các nhóm mã được rõ ràng hơn, phù hợp với từng hoàncảnh sử dụng, một số tín hiệu hai chữ còn được bổ sung thêm phần chữ số.MÃNỘI DUNG TÍN HIỆUPhần ITai nạn hư hỏngBỏ tầuAA(Tín hiệu thủ tục): Nhắc lại tất cả sau...AB(Tín hiệu thủ tục): Nhắc lại tất cả trước ...ACTôi đang bỏ tàu.ADTôi đang bỏ tàu vì tàu bị tai nạn hạt nhân và có thể tàu là nguồn gốc của sự nguyhiểm về phóng xạ.AETôi phải bỏ tàuAE1Tôi (hoặc thuỷ thủ tàu...) muốn bỏ tàu nhưng không có phương tiệnAE2Tôi sẽ bỏ tàu nếu không có anh ở gần tôi để tiếp tục giúp đỡ tôi.AFTôi không có ý định bỏ tàu.AF1Anh có ý định bỏ tàu không?AGAnh hãy bỏ tàu càng sớm càng tốt.8AHAnh không nên bỏ tàu..................Bảng 1. Ví dụ về bảng mã tín hiệu trong luật tín hiệu quốc tếNhững nội dung chính được mã hoá trong phần này bao gồm:+ Sự cố hàng hải và cấp cứu;+ Tai nạn, hư hỏng;+ Thiết bị hàng hải, các vấn đề liên quan tới Hàng hải, thuỷ văn học;+ Điều động tàu;+ Các nội dung tổng hợp và các vấn đề về hàng hoá, nước dằn, thuyền viên, người có mặt trên tàu, đánhcá, hoa tiêu, cảng;+ Thời tiết, khí tượng;+ Hành trình của tàu;+ Thông tin liên lạc;+ Quy tắc vệ sinh quốc tế;+ Các bảng bổ sung, bao gồm: Bảng 1: Các bổ sung về các phương pháp thông tin; Bảng 2: Các bổ sung về các loại cấp cứu; Bảng 3: Các bổ sung về phương hướng.- Phần 3: MÃ TÍN HIỆU Y TẾĐây là phần mã hoá các thông tin có liên quan tới y tế. Phần này các tín hiệu được bắt đầu bằng chữ M(Medical) và mỗi tín hiệu bao gồm 3 chữ cái từ MAA đến MZZ. Có nghĩa là ứng với mỗi tín hiệu ba chữcái trong phần này sẽ cho ta một ý nghĩa cụ thể có liên quan tới y tế.Phần này bao gồm các nội dung sau:+ Giải thích và hướng dẫn;+ Các yêu cầu giúp đỡ cụ thể về y tế;+ Các hướng dẫn về y tế;+ Các bảng bổ sung: Bảng 1: Các bộ phận cơ thể; Bảng 2: Bảng liệt kê các chứng bệnh; Bảng 3: Bảng liệt kê các tên thuốc.- Phần 4: PHỤ LỤC.Phần này bao gồm các tín hiệu kêu cứu của tàu khi gặp nạn, các tín hiệu hướng dẫn trong cứu sinh vàcách thức sử dụng hệ thống vô tuyến điện thoại để phát bản điện kêu cứu.Các nội dung trong phần này bao gồm:+ Các tín hiệu kêu cứu (Distress signals).+ Bảng cờ hiệu (Table of signalling flags).+ Bảng các tín hiệu hướng dẫn trong cứu sinh (Table of life - saving signals).+ Cách thức sử dụng hệ thống vô tuyến điện thoại để phát bản điện kêu cứu (Radiotelephone procedures).3. Sử dụng luật tín hiệu quốc tếa. Khái niệm về mã hoá thông tinMã hoá tín hiệu là hình thức chuyển đổi một thông tin thành một nhóm ký hiệu, ở đây ký hiệu được sửdụng là các chữ cái và chữ số La tinh.Bằng phương pháp mã hoá có hệ thống, thay vì phải gửi đi một nội dung dài, người ta chỉ cần gửi đi mộtnhóm ký hiệu từ 2 đến 3 chữ cái (hoặc có thể kèm theo một chữ số).Trường hợp khi phải thông tin với một đối tượng mà đối tượng đó không cùng ngôn ngữ, cả hai lại khôngcùng sử dụng một ngôn ngữ chung thứ ba, nội dung mã hoá trong luật tín hiệu quốc tế sẽ giúp cho việcthông tin có thể thực hiện được. Thay vì gửi và nhận nội dung của thông tin bằng một ngôn ngữ, người tacó thể gửi và nhận các nhóm ký hiệu bằng ký tự La tinh mang theo nội dung cần trao đổi. Như vậy, mãhoá thông tin bằng luật tín hiệu quốc tế sẽ xoá bỏ được ranh giới ngôn ngữ mà vẫn đảm bảo nội dung và ýnghĩa của thông tin trao đổi.TÀU NHẬT BẢNTÀU VIỆT NAM9CBCETôi đang tìm cách cứugiúp anh.Bảng 2. Minh họa tín hiệu mã hoá nhận và phát đi có nội dung khác ngôn ngữb. Quy tắc, sử dụngKhi cần tìm các giải thích, các định nghĩa, các hướng dẫn về các phương pháp thông tin, bảng Morse,bảng phiên âm, ý nghĩa các tín hiệu một chữ v.v. Cần phải tra cứu trong chương 1 của cuốn luật. Cách tracứu có thể làm như sau:- Mở sách, tìm mục lục ở phần đầu.- Tìm chương 1 trên mục lục và số trang của chương 1 là trang x.- Tìm đến trang x sẽ thấy danh mục các phần có trong chương và số trang của các phần.- Tìm phần cần tra cứu, dựa theo số trang để tìm tới phần cần thiết.c. Dịch các tín hiệu nhận được đã mã hoáKhi thu được một tín hiệu từ trạm phát, muốn hiểu được ý nghĩa của các tín hiệu đó bắt buộc trạm thuphải đưa tín hiệu thu được vào tra cứu trong cuốn luật tín hiệu quốc tế để tìm ý nghĩa của tín hiệu. Cáchlàm như sau:- Quy tắc 1: Tín hiệu chỉ có một chữ, ta có thể hiểu ngay nội dung mà không cần tra cứu.- Quy tắc 2: Nếu tín hiệu bắt đầu bằng chữ M (Medical) thì có nghĩa là các tín hiệu này có liên quan tớiphần y tế, ta phải tra trong phần y tế. Tìm trong mục lục ở phần đầu sách để tìm số trang của chương 3. Vìchương 3 tất cả các tín hiệu đều bắt đầu bằng chữ M nên dựa vào tín hiệu thu được để so sánh chữ thứ 2và thứ 3 (theo thứ tự ABC...) sao cho giống với tín hiệu thu được. Đọc ý nghĩa của phần tín hiệu vừa trata được ý nghĩa của tín hiệu thu được.- Quy tắc 3: Nếu tín hiệu không bắt đầu bằng chữ M thì có nghĩa là các tín hiệu đó nằm trong phần mã tínhiệu chung. Tìm trong mục lục ở phần đầu sách để tìm số trang của chương 2. Trong chương 2 các tínhiệu sắp xếp theo thứ tự từ AA, AB … đến ZZ nên dựa vào tín hiệu thu được để so sánh cả 2 chữ cái(theo thứ tự ABC...) sao cho giống với tín hiệu thu được. Đọc ý nghĩa của phần tín hiệu vừa tra ta được ýnghĩa của tín hiệu thu được.Lưu ý: Khi tín hiệu thu được có thêm phần bổ sung là các chữ số, nếu không có ý nghĩa cụ thể cho trongphần tương ứng thì đọc nội dung ý nghĩa của phần chữ cái, tra phần chữ số vào các bảng bổ sung (thườngđược ghi chú ngay trong phần ý nghĩa của tín hiệu chữ cái) để tìm nội dung và ghép với tín hiệu chữ cáivừa đọc.d. Mã hoá các thông tin để phát điNếu thông tin bằng bản điện mã thì trước hết phải chuyển đổi nội dung các thông tin phát đi thành các tínhiệu chữ cái chữ số, hay là phải mã hoá các thông tin trước khi phát đi. Cách mã có hai cách như sau:Cách 1:- Dựa vào nội dung thông tin cần phát đi, xác định xem thông tin thuộc loại nào (Phần tín hiệu chung hayy tế) để biết nó có mã nằm trong chương 2 hay chương 3.- Tra mục lục ở phần đầu sách để tìm số trang của chương tương ứng.- Trên danh mục của chương tìm phần có nội dung phù hợp với thông tin cần phát, tìm đến phần đó theosố trang.- Tìm tín hiệu có nội dung phù hợp và lấy tín hiệu mã đó để phát.Cách 2:- Dựa vào nội dung thông tin cần phát đi, xác định xem thông tin thuộc loại nào để biết nội dung của nócó thể tìm trong danh mục chung hay y tế ở cuối sách.- Mở mục lục để tìm số trang của phần danh mục (phần dùng để mã).- Theo chữ cái đầu của nội dung thông tin cần phát, tra dọc theo danh mục để tìm nội dung tương ứng vàthấy ngay giới hạn mã các nội dung tương ứng, mở tới phần mã ghi bên cạnh nội dung đó.- Tìm tín hiệu có nội dung phù hợp và lấy tín hiệu mã đó để phát.Lưu ý: Khi tra ra mã chữ cái mà cần phải sử dụng các bảng bổ sung thì mở các bảng bổ sung tương ứng,tra nội dung phù hợp và lấy mã chữ số của nội dung đó ghép với nội dung chính trong phần tín hiệu chữcái đã tra.e. Cấp cứu10Trong trường hợp cần sử dụng các tín hiệu kêu cứu hay các hướng dẫn sử dụng vô tuyến điện thoại đểkêu cứu, theo cách tìm như trên để tìm tới chương 4 và tra danh mục chương này để tìm phần thích hợp.1.2. MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI, VÀ CÁCH THỂ HIỆN CÁC ĐẠILƯỢNG TRONG BẢN ĐIỆN1.2.1. MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI1. Người gửi điện và người nhận điệnNếu không có quy định gì khác thì tất cả các bản điện do tàu phát đi, người gửi điện là thuyền trưởng củatàu phát đi bản điện. Tất cả các bản điện gửi đến, người nhận điện là thuyền trưởng của tàu mà bản điệnđược gửi đến.2. Phân biệt tàu và máy bayKhi nhận một bản điện muốn biết nó được phát đi từ đâu phải căn cứ vào hiệu gọi. Hiệu gọi được phânchia theo thỏa thuận quốc tế, do đó, dựa vào hiệu gọi ta có thể phân biệt được trạm đó là tầu hay máy bayvà có thể xác định được quốc tịch của trạm đó.3. Cách sử dụng hiệu gọiTrong thông tin Hàng hải, hiệu gọi được sử dụng với hai mục đích:- Xưng tên mình hoặc gọi một trạm nào đó.- Xác định một trạm nào đó trong quá trình liên lạc.4. Tên gọi của tàu hoặc tên các vị trí địa lýTrong luật tín hiệu quốc tế, các tên riêng và các vị trí địa lý không được mã hoá. Chính vì vậy, khi sửdụng các tín hiệu đã được mã hoá trong luật tín hiệu quốc tế để thông tin thì các tên riêng, các vị trí địa lýphải được phát rõ. Tên riêng của tàu hay các vị trí địa lý phải phát theo cách đánh vần các chữ cái để ghéplại thành tên trong các bản điện mã.5. Tín hiệu chữ sốTrong nhiều trường hợp, các bản điện bao gồm cả các chữ số. Các chữ số trong các bản điện có ý nghĩathể hiện các giá trị, số lượng… làm cho ý nghĩa bản điện rõ ràng hơn. Khi phát các bản điện mã, các giátrị thể hiện bằng số phải được phát rõ.a. Phát những chữ số riêng biệtChữ số riêng biệt là các chữ số được phát độc lập bao gồm 1 hay nhiều chữ số thành một nhóm. Trongnhóm tín hiệu không bao gồm các tín hiệu mã hoá khác.- Bằng ký hiệu cờ tay: Đánh vần theo chữ cái.- Bằng cờ hiệu: Dùng cờ chữ số trong bộ cờ.- Bằng ánh đèn và âm hiệu: Sử dụng ký hiệu Morse chữ số hoặc có thể đánh vần số bằng chữ cái.- Bằng vô tuyến điện thoại hoặc đàm thoại trực tiếp qua máy tăng âm: Phát âm theo bảng phát âm chữ số.b. Trong các tín hiệu có chữ số kết hợp với nhóm tín hiệu chínhTrong các tín hiệu có chữ số kết hợp với nhóm tín hiệu chính, các chữ số được phát giống như phát cácchữ số riêng biệt.c. Cách phát dấu thập phân giữa các chữ số- Bằng ký hiệu cờ tay: Đánh vần theo chữ cái" DECIMAL"- Bằng cờ hiệu: Dùng cờ trả lời trong bộ cờ thay cho dấu thập phân.- Bằng ánh đèn và tiếng động: Phát ký hiệu (- — - — - —) AAA- Bằng vô tuyến điện thoại hoặc đàm thoại trực tiếp qua máy tăng âm: Phát âm theo bảng phiên âm"DECIMAL"d. Độ sâuTrong bản điện khi thể hiện độ sâu, mớn nước v.v. sau nhóm chữ số phải thêm chữ M để thể hiện giá trịbằng mét hoặc chữ F để thể hiện giá trị bằng feet.6. Thông tin theo luật tín hiệu địa phươngNgoài luật tín hiệu quốc tế, một số luật riêng của từng khu vực, từng quốc gia cũng được sử dụng. Tàuhoặc trạm trên bờ muốn thông tin theo luật tín hiệu địa phương, trước khi vào nội dung bản điện phải pháttín hiệu YV1. YV1 = Những nhóm sau đây mã theo luật tín hiệu địa phương.111.2.2. CÁCH BIỂU THỊ MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG TRONG BẢN ĐIỆNTrong các bản điện Hàng hải, rất nhiều các đại lượng được gửi đi. Chính vì vậy, quy định chung về việcthể hiện các đại lượng này trong bản điện sẽ làm cho bản điện ngắn gọn, dễ hiểu, việc thông tin trở nênđơn giản và thuận tiện hơn.a. Phương vị (Azimuth or Bearing)Phương vị được biểu thị trong bản điện bằng chữ A, kèm theo sau là 3 chữ số để thể hiện giá trị từ 0000 3590 theo chiều kim đồng hồ.Ví dụ: LT A120 T1430 = Anh đang ở phương vị 1200 từ tàu tôi lúc 14h30' giờ địa phương.Phương vị luôn được thể hiện theo phương chính Bắc nếu không có các hướng dẫn nào khác.Trong một số trường hợp, tín hiệu theo luật tín hiệu quốc tế đã đề cập tới phương vị và phương vị đượcthể hiện không thể nhầm lẫn với các đại lượng khác thì không cần phải có chữ A để thể hiện phương vị.Ví dụ: LW 250 = Tôi nhận được tin phát của anh theo phương vị 2500 chính Bắc.b. Hướng đi (Course)Hướng đi được biểu thị trong bản điện bằng chữ C, kèm theo sau là 3 chữ số để thể hiện giá trị từ 000 0 3590 theo chiều kim đồng hồ.Ví dụ: GR C240 S18 = Tàu đến cứu giúp anh đang chạy theo hướng 2400, tốc độ 18 hải lý.Hướng đi luôn được thể hiện theo phương chính Bắc nếu không có các hướng dẫn nào khác.Trong một số trường hợp, tín hiệu theo luật tín hiệu quốc tế đã đề cập tới hướng đi và hướng đi được thểhiện không thể nhầm lẫn với các đại lượng khác thì không cần phải có chữ C để thể hiện hướng đi.Ví dụ: MD 025 = Hướng của tôi là 250 chính Bắc.c. Ngày tháng (Date)Ngày tháng được biểu thị trong bản điện bằng chữ D, kèm theo sau là 2, 4 hoặc 6 chữ số để thể hiện ngàytháng và năm.Nếu sau chữ D chỉ có 2 chữ số thì 2 chữ số này được hiểu là chữ số thể hiện ngày của tháng hiện tại.Nếu sau chữ D có 4 chữ số thì 2 chữ số đầu thể hiện ngày, 2 chữ số kế tiếp thể hiện tháng, còn năm thìđược hiểu là năm hiện tại.Nếu sau chữ D có 6 chữ số thì 2 chữ số đầu thể hiện ngày, 2 chữ số kế tiếp thể hiện tháng, 2 số cuối thểhiện năm.Thông thường trong bản điện chỉ thể hiện ngày, tháng. năm rất ít khi được thể hiện và chỉ khi cần thiết.d. Vĩ độ (Latitude)Vĩ độ được biểu thị trong bản điện bằng chữ L, kèm theo sau là 4 chữ số. Hai chữ số đầu để thể hiện giátrị độ từ 000 - 900, hai chữ số sau để thể hiện giá trị phút.Ví dụ: L2130 = Vĩ độ 21030'.Trong trường hợp cần thiết, để tránh nhầm lẫn có thể thêm phía sau nhóm tín hiệu chữ N để thể hiện vĩ độBắc hay chữ S để thể hiện vĩ độ Nam.Ví dụ: L2130N = Vĩ độ 21030' Bắc.e. Kinh độ (Longtitude)Kinh độ được biểu thị trong bản điện bằng chữ G, kèm theo sau là 4 hoặc 5 chữ số. Hai hoặc ba chữ sốđầu để thể hiện giá trị độ từ 000 - 1800, hai chữ số sau để thể hiện giá trị phút.Ví dụ: G2130 = Kinh độ độ 21030'; G12345 = Kinh độ độ 123045'.Trong trường hợp cần thiết để tránh nhầm lẫn, có thể thêm phía sau nhóm tín hiệu chữ E để thể hiện kinhđộ Đông hay chữ W để thể hiện kinh độ Tây.Ví dụ: G2130W = Kinh độ 21030' Tây; G12345E = Kinh độ 123045' Đông.Kinh vĩ độ có thể được sử dụng để thông báo vị trí, trong trường hợp đó có thể thể hiện như sau:Ví dụ: ET L2130N G12345E = Vị trí hiện tại của tôi là 21030' vĩ bắc, 123045' kinh Đông.f. Khoảng cách (Distance)Khoảng cách được biểu thị trong bản điện bằng chữ R, kèm theo sau là một số chữ số để thể hiện khoảngcách tính bằng hải lý.Trong một số trường hợp, nếu xét thấy không có sự nhầm lẫn với các đại lượng khác thì có thể bỏ chữ Rkhi thể hiện khoảng cách.g. Tốc độ (Speed)Tốc độ được thể hiện trong bản điện bằng 2 cách:12- Chữ S và một số chữ số kèm theo sau để thể hiện tốc độ tính bằng hải lý/giờ- Chữ V và một số chữ số kèm theo sau để thể hiện tốc độ tính bằng kilomet/giờh. Thời gian (Time)Thời gian được biểu thị trong bản điện bằng chữ T hoặc chữ Z, kèm theo sau là 4 chữ số. Hai chữ số đầuthể hiện giờ (từ 00 - 23 giờ), hai chữ số sau thể hiện phút (từ 00 - 59 phút).- Chữ T được dùng để thể hiện giờ địa phương.- Chữ Z được dùng để thể hiện giờ quốc tế.i. Giờ gửi điện (Time of origin)Giờ gửi điện được biểu thị trong bản điện bằng 4 chữ số ở cuối bản điện và báo chính xác đến phút (Haichữ số đầu thể hiện giờ, hai chữ số sau thể hiện phút). Ngoài việc báo giờ gửi điện, những chữ số này còncó tác dụng làm số tra cứu.1.3. BẢNG MORSE, PHIÊN ÂM QUỐC TẾ, BẢNG Ý NGHĨA TÍN HIỆU MỘT CHỮ1.3.1. BẢNG MORSE VÀ PHIÊN ÂM QUỐC TẾ1. Bảng chữ cáiCHỮ CÁIMÃ MORSEPHIÊN ÂMCÁCH PHÁT ÂMTIẾNG VIỆTA-—AlfaAL-FAHAn-phaB—---BravoBRAH-VOHBơ-ra-vôC—-—-CharlieCHAR(or SHAR)-LEESác-liD—--DeltaDELL-TAHĐen-taE-EchoECK-OHÊ-côF--—-FoxtrotFOKS-TROTPhoóc-xtrốtG——-GolfGOLFGôn-phơH----HotelHOH-TELLHô-tenI--IndiaIN-DEE-AHIn-đi-aJ-———JuliettJEW-LEE-ETTDuy-li-étK—-—KiloKEY-LOHKi-lôL-—--LimaLEE-MAHLi-maM——MikeMIKEMai- cơN—-NovemberNO-VEM-BERNô-vem-bơO———OscarOSS-CAHốt-xcaP-——-PapaPAH-PAHPa-paQ——-—QuebecKEH-BECKKê-bécR-—-RomeoROW-ME-OHRô-mê-ôS---SierraSEE-AIR-RAHSi-ê-raT—TangoTANG-GOTăng-gôU--—UniformYOU(or OO)-NEE-FORMUy-ni-phomV---—VictorVIK-TAHVích-toW-——WhiskeyWISS-KEYUých-kyX—--—X-rayECKS-RAYít-xơ rây13CHỮ CÁIMÃ MORSEPHIÊN ÂMCÁCH PHÁT ÂMTIẾNG VIỆTY—-——YankeeYANG-KEYY-an-kyZ——--ZuluZOO-LOODu-lu2. Bảng chữ sốCHỮ SỐMÃ MORSEPHIÊN ÂMCÁCH PHÁT ÂMTIẾNG VIỆT0—————NadazeroNAH-DAH-ZAY-ROHNa-da-dê-rô1-————UnaoneOO-NAH-WUNU-na-oăn2--———BissotwoBEES-SOH-TOOBi-sô-tu3--- ——TerrathreeTAY-RAH-TREETê-ra-tơ-ri4----—KartefourKAR-TAY-FOWERKa-tê-pho5-----PantafivePAN-TAH-FIVEPen-ta-phai6—----SoxisixSOK-SEE-SIXSo-xi-sích7——---SettesevenSAY-TAY-SEVENSết-tơ-sê-ven8———--OktoeightOK-TOH-AITốc-tô-ết9————-NovenineNO-VAY-NINERNô-vơ-naiThập phânDecimalDAY-SEE-MALĐê-si-manDấu chấmStopSTOPS-top1.3.2. BẢNG Ý NGHĨA CỦA TÍN HIỆU MỘT CHỮ1. Tín hiệu một chữ được sử dụng cho tất cả các phương pháp thông tinTÍN HIỆUÝ NGHĨAAI have diver down, keep well clear atlow speed.Tôi đang thả thợ lặn, hãy chạy chậm lạivà cách xa tàu tôi.*BI am taking in, or discharging, orcarrying dangerous goods.Tôi đang xếp hoặc đang dỡ hoặc đangcó hàng nguy hiểm trên tàu tôi.CYes (affirmative or "The significance ofthe previous group should be read inthe affirmative'').Đúng. (Tín hiệu khẳng định hoặc ''ý nghĩacủa nhóm đứng trước phải hiểu ở dạngkhẳng định'').*DKeep clear of me, I am maneuveringwith difficulty.Hãy chạy cách xa tôi, tôi đang vận độngkhó khăn.*EI am altering my course to starboard.Tôi đang chuyển hướng sang phải.FI am disabled, communicate with meTôi bị hư hỏng, hãy liên lạc với tôi.GI require a pilot. When made by fishingvessels operating in close proximity onthe fishing grounds it means: "I amhauling nets"Tôi cần hoa tiêu. Do tàu cá sử dụng ởkhu vực đánh cá có nghĩa: "Tôi đang kéolưới".*HI have pilot on boardHoa tiêu đang có mặt trên tàu tôi.*II am altering my course to portTôi đang chuyển hướng sang trái.JI am on fire and have dangerous cargoon board, keep well clear of meTôi bị cháy và có hàng nguy hiểm trêntàu, Hãy chạy cách xa tôi.KI wish to communicate with youTôi muốn liên lạc với anh.14TÍN HIỆUÝ NGHĨALYou should stop your vessel instantly.Anh hãy dừng tàu lại ngay.MMy vessel is stopped and making noway through the waterTầu tôi đã dừng và không còn trớn nữaNNo (negative or "The significance of the Không. (Tín hiệu phủ định hoặc ''ý nghĩaprevious group should be read in thecủa nhóm đứng trước phải hiểu ở dạngnegative''. This signal may be given only phủ định'').visual or by sound. For voice or radiotransmission the signal should be "NO")OMan overboardCó người rơi xuống nước.In harbor: All persons should report onboard as the vessel is about to proceedto sea.Trong cảng: Tất cả mọi người phải cómặt trên tàu, tàu sắp sửa rời bếnPAt sea: It may be used by fishingvessels to mean: "My net have comefast upon an obstruction".Trên biển: Do tầu đánh cá sử dụng cónghĩa là: "Lưới của tôi bị vướng".QMy vessel is "healthy" and I request free Tôi không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầupratique.cho tôi đi lại tự do .R"Received" or "I have received your lastsignal"''Đã nhận'' hoặc ''Tôi đã nhận được tínhiệu cuối cùng của anh''.*SMy engines are going astern.Tôi đang chạy máy lùi.*TKeep clear of me, I am engaged in pairtrawling.Chạy cách xa tôi, tôi đang quét lưới đôi.UYou are running into danger.Anh đang chạy vào khu vực nguy hiểm.VI request assistanceTôi yêu cầu được giúp đỡ.WI request medical assistanceTôi yêu cầu được giúp đỡ về y tế.XStop carrying out your intentions andwatch for my signalsHãy tạm dừng ý định của anh và theodõi tín hiệu của tôiYI am dragging my anchor.Tôi đang bị trôi neo.ZI require a tug. When made by fishingvessels operating in close proximity onthe fishing grounds it means: "I amshooting nets"Tôi cần tàu kéo. Do tàu cá sử dụng ở khuvực đánh cá có nghĩa: "Tôi đang thảlưới".Lưu ý:- Các tín hiệu có đánh dấu (*) khi phát bằng âm hiệu phải tuân thủ quy tắc quốc tế phòng tránh va chạmtàu thuyền trên biển.- Các tín hiệu K và S có ý nghĩa đặc biệt là các tín hiệu cập bờ cho các tàu thuyền nhỏ chở người haythuyền viên bị nạn.2. Ý nghĩa của tín hiệu một chữ do tàu phá băng và tàu đi theo sử dụngTÍN HIỆUATẦU PHÁ BĂNGTẦU ĐI THEOGo ahead (proceed along the icechannel).I am going ahead (I am proceeding alongthe ice channel).Chạy về phía trước (Hãy chạy theo vếtbăng đã phá).Tôi đang chạy về phía trước (Tôi đangchạy theo vết băng đã phá).15TÍN HIỆUGJPNHL4QB5TẦU PHÁ BĂNGTẦU ĐI THEOI am going ahead, follow me.I am going ahead, I am following you.Tôi đang chạy về phía trước, hãy chạytheo tôi.Tôi đang chạy về phía trước, tôi đangchạy theo anh.Do not follow me. (proceed along theice channel).I will not follow you. (I will proceed alongthe ice channel).Đừng chạy theo tôi, (Hãy chạy theo vếtbăng đã phá).Tôi sẽ không chạy theo anh, (Tôi sẽ chạytheo vết băng đã phá).Slow down.I am slowing down.Giảm tốc độ xuống.Tôi đang giảm tốc độ.Stop your engines.I am stopping my engines.Anh hãy dừng máy.Tôi đang dừng máy.Reverse your engines.Reverse your engines.Anh hãy cho máy chạy lùi.Anh hãy cho máy chạy lùi.You should stop your vessel instantly.I am stopping my vessel.Anh hãy dừng tầu lại ngay.Tôi đang dừng lại.Stop. I am icebound.Stop. I am icebound.Dừng lại, tôi đang bị băng cản.Dừng lại, tôi đang bị băng cản.Shorten the distance between vessels.I am shortening the distance.Hãy rút ngắn cự ly giữa các tàu.Tôi đang rút ngắn cự ly.Increase the distance between vessels. I am increasing the distance.Hãy tăng cự ly giữa các tàu.Tôi đang tăng cự ly.Attention.Attention.Chú ý.Chú ý.Be ready to take (or cast off thetowline).I am ready to take (or cast off the towline).Tôi đã sẵn sàng bắt (hoặc tháo) dây laiChuẩn bị sẵn sàng bắt (hoặc tháo) dây kéo.lai kéo.Tín hiệu một chữ dùng để liên lạc giữa tàu phá băng và tàu đi theo phát bằng các phương pháp thông tinthị giác, âm hiệu hay vô tuyến điện thoại. Ngoài các tín hiệu một chữ được sử dụng, còn có thêm phần tínhiệu 2 chữ ở phần "Tàu phá băng".Bất kỳ tàu nào khi sử dụng các tín hiệu nói trên đều phải tuân thủ các quy tắc tránh va quốc tế.Tín hiệu chữ K (— - —) do tàu phá băng phát đi bằng ánh đèn, âm hiệu, để nhắc các tầu đi theo chú ýtheo dõi liên tục các tín hiệu trên máy vô tuyến.Nếu có nhiều tầu đi theo thì khoảng cách giữa các tầu đi theo nếu có thể được phải giữ cố định. Do đóphải luôn theo dõi tốc độ tương quan giữa tàu ta, tàu đi trước và đi sau. Nếu tốc độ tàu mình giảm thì phảiphát tín hiệu "Chú ý "cho tàu đi sau.Tín hiệu (- - — - -) do tàu phá băng phát đi có nghĩa là: ''Anh đừng đi về phía trước nữa''. Tín hiệu này chỉphát cho các tàu hiện đang ở trên đường băng đã được phá, đang chạy về phía trước tiếp cận hay chạy xatàu phá băng. Tín hiệu này nếu do các tầu đi theo phát có nghĩa là: ''Tôi đã dừng lại''. Tín hiệu này khôngđược phát bằng vô tuyến điện thoại.S3. Các tín hiệu một chữ trong quá trình phá băng16TÍN HIỆU*E-*I--*S---M——Ý NGHĨAI am altering my course to starboard.Tôi đang chuyển hướng sang phải.I am altering my course to port.Tôi đang chuyển hướng sang trái.My engines are going astern.Tôi đang chạy máy lùi.My vessel is stopped and making no way through the water.Tôi đã dừng lại và không còn trớn nữa.Những tín hiệu có dấu (*) khi phát bằng âm hiệu phải tuân thủ quy tắc quốc tế phòng tránh va chạm tàuthuyền trên biển.Câu hỏi ôn thi:1. Trình bày tổng quát các phương pháp thông tin hàng hải?2. Trình bày một số thuật ngữ trong thông tin?3. Trình bày tổng quan về luật tín hiệu quốc tế?4. Trình bày cách sử dụng luật tín hiệu quốc tế?5. Trình bày một số quy ước trong thông tin hàng hải?6. Trình bày cách biệu thị một số đại lượng trong bản điện?Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN1.4. THÔNG TIN BẰNG CỜ HIỆU1.4.1. BỘ CỜ HIỆUCờ hiệu được may bằng vải mềm, nhẹ, nhanh khô. Mỗi lá cờ được quy định bởi hình dáng, kích thước,kết cấu màu sắc và hợp thành một bộ cờ bao gồm 26 cờ chữ cái (A - Z), 10 cờ chữ số (0 đến 9), 3 cờ thế,1 cờ trả lời. (Hiện nay, tổ chức IMO đang xây dựng bộ cờ hiệu mới gồm 26 cờ chữ cái (A - Z), 20 cờ chữsố (bao gồm 10 cờ hình chữ nhật và 10 cờ hình thang thể hiện số từ 0 đến 9), 4 cờ thế, 1 cờ thúc giục trảlời (Prompt), 1 cờ trả lời và 17 cờ có quan hệ ý nghĩa khác nhau (Xem phụ lục 2) nhưng chưa được ápdụng chính thức). Cờ hiệu có nhiều cỡ khác nhau, nhưng các lá cờ trong cùng một bộ cờ đều phải có tỷ lệkích thước và hình dáng theo tiêu chuẩn chung (Bảng 7). Trong mỗi bộ cờ, bao giờ cũng có các kiểu cờvà tỷ lệ kích thước như sau:- Cờ hình chữ nhật: Dài/rộng - 7/6.- Cờ đuôi én: Dài/rộng - 4/3, (phần cắt khuyết bằng 1/3 chiều dài).- Cờ tam giác: Dài/rộng - 3/2.- Cờ hình thang: Dài/đáy lớn/đáy nhỏ -15/5/1.Tầm nhìn xa trong điều kiện bình thường của cờ từ 1 - 3NM.CỠSỐCỜ CHỮ NHẬTDàiRộngCỜ ĐUÔI ÉNCỜ TAM GIÁCDàiDàiRộngRộngCỜ HÌNH THANGDàiRộng171210180240180270180450150/30213512016012018012025090/20370608060906012038/1045035633570357525/6Bảng 3. Kích thước chuẩn bộ cờ hiệu (Signal Flags standard size)1.4.2. THÔNG TIN BẰNG CỜ HIỆU1. Khái niệm phương pháp thông tin bằng cờ hiệuThông tin bằng cờ hiệu được thực hiện thông qua luật tín hiệu quốc tế. Nội dung các thông tin nhận đượchoặc phát đi được mã hoá theo luật tín hiệu quốc tế. Phương tiện để thực hiện phương pháp thông tin nàylà sử dụng bộ cờ hiệu. Mỗi một lá cờ chữ trong bộ cờ hiệu đều có một ý nghĩa riêng và khi ghép với cáccờ khác (cờ số hoặc cờ chữ) sẽ tạo ra các ý nghĩa khác được quy định trong cuốn luật tín hiệu quốc tế.Khi kéo một cờ hay một nhóm cờ lên trên cột, chúng sẽ chỉ ra nội dung các thông điệp mà tàu cần thôngbáo. Các thông tin phát đi, thông qua bảng mã, nội dung cần phát sẽ được mã hoá và phát đi dưới dạngcác tín hiệu cờ.Điều kiện để có thể tiến hành thông tin là các trạm tham gia thông tin phải ở trong tầm nhìn thấy hiệu cờcủa nhau.2. Nguyên tắc chung về cách kéo cờTheo nguyên tắc chung, mỗi một lần chỉ được kéo một tín hiệu cờ. Mỗi tín hiệu hay nhóm tín hiệu kéolên phải giữ trên dây cờ cho đến khi có tín hiệu trả lời của trạm thu báo nhận mới được hạ xuống.Khi trên một dây cờ được treo nhiều nhóm tín hiệu thì các nhóm này phải được phân cách bằng các phânđoạn (độ dài 2m) trên dây cờ để dễ phân biệt.Trạm phát phải kéo cờ ở vị trí sao cho trạm thu dễ nhìn thấy nhất, cờ phải bay và không bị khói che khuất.3. Cách gọiGiả sử lấy tàu ta là trạm phát, khi muốn liên lạc với một trạm nào đó thì trước hết ta phải gọi trạm đó nhưlà để chỉ ra đối tượng cần liên lạc. Tuỳ theo từng trường hợp mà việc gọi được tiến hành theo từng cáchkhác nhau:a. Gọi cho trạm đã biết tênb. Xác định vị trí tàu cần gọiΗνη α.1. Cách sử dụng cờ hiệu để gọi các tàu, các trạma. Gọi cho một trạm đã biết tênNếu trong tầm nhìn thấy tín hiệu cờ có một tàu mà ta đã biết hô hiệu và muốn liên lạc với tàu đó, ta kéohô hiệu của tàu đó trên một dây cờ riêng, sau đó kéo tín hiệu gọi hay nhóm tín hiệu cần thông báo trêndây thứ hai. Tàu có hô hiệu được kéo sẽ hiểu là tàu ta muốn liên lạc và sẽ trả lời nếu đồng ý. (Hình 2.1a).b. Gọi một trạm chưa biết tênCó hai cách gọi một trạm chưa biết tên:- Yêu cầu đối phương phát tên hay hiệu gọi: Trước hết kéo tín hiệu VF (Hãy kéo hô hiệu của anh lên)hoặc kéo tín hiệu CS (Tên hay hiệu gọi của anh là gì) lên trên cột, đồng thời kéo hô hiệu của tàu mình.18Các tàu trong tầm nhìn thấy sẽ kéo hô hiệu lên và giữ cho tới khi ta hạ tín hiệu VF (CS) xuống, ta sau khixác định xong hô hiệu của các tàu sẽ hạ tín hiệu VF (CS) xuống, chọn hô hiệu của tàu cần liên lạc và tiếnhành gọi như đối với một tàu đã biết hô hiệu.- Xác định vị trí của tàu cần liên lạc: Trong trường hợp có quá nhiều tàu xung quanh, có thể sử dụngphương pháp xác định phương vị của tàu cần liên lạc. Dùng tín hiệu YQ... (Tôi muốn liên lạc bằng... vớitàu nằm ở phương vị ... của tôi) (Hình 2.2b).Nếu tàu đối phương nhận được tín hiệu và trả lời thì tiến hành thông tin.c. Gọi cho tất cả các trạmTrong trường hợp khi kéo một tín hiệu lên mà không đi kèm với hô hiệu của trạm thu cụ thể thì tín hiệuđó được hiểu là gửi cho tất cả các trạm trong tầm nhìn thấy tín hiệu. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể kéo cờCQ (Tôi gọi tất cả các trạm), nếu thấy không cần thiết phải có trả lời thì kéo tiếp nội dung bản điện.Trong quá trình liên lạc với một đối tượng cụ thể đã biết hiệu gọi, nếu điều kiện cho phép nên giữ hiệugọi của trạm đối phương trên dây cờ riêng trong suốt quá trình thông tin.4. Cách trả lờiGiả sử tàu ta là trạm thu, khi có tín hiệu gọi của trạm khác ta phải trả lời tín hiệu đó như là dấu hiệu nhậnbiết tín hiệu của trạm đó, đồng thời là sự chấp nhận và sẵn sàng thông tin của tàu ta. Việc trả lời trongtừng trường hợp khác nhau thì có cách trả lời tương ứng:- Khi trạm phát gọi trực tiếp hô hiệu của tàu ta, kéo cờ trả lời lên 1/2 dây cờ. Hành động này được hiểu là:''Tôi đã sẵn sàng thông tin với anh''.- Khi trạm phát kéo tín hiệu VF (CS) lên dây cờ, ta nhanh chóng kéo hô hiệu của tàu ta lên trên đỉnh cột.Khi trạm phát đã hạ tín hiệu VF (CS) xuống ta cũng kéo hô hiệu xuống và chờ đợi. Nếu trạm phát kéo hôhiệu của tàu ta lên thì kéo cờ trả lời lên 1/2 dây cờ để thông báo: ''Tôi đã sẵn sàng thông tin với anh''.- Nếu trạm phát xác định phương vị tàu ta với trạm phát bằng tín hiệu YQ6 A (...), ta xác nhận đúng ta làtàu được gọi thì kéo hô hiệu lên. Nếu đúng thì trạm phát sẽ hạ nhóm tín hiệu YQ6 A (...) xuống và kéo hôhiệu của ta lên. Kéo cờ trả lời lên 1/2 dây cờ để thông báo: ''Tôi đã sẵn sàng thông tin với anh''.5. Phát và thu bản điệnTrạm phát và trạm thu sau khi đã tiến hành xong thủ tục gọi và trả lời, tức là khi trạm thu đã kéo cờ trả lờilên 1/2 dây cờ, báo sẵn sàng thu bản điện thì hai bên có thể tiến hành thông tin. Nội dung bản điện sẽđược trạm phát phát đi và được trạm thu đọc và trả lời theo quy tắc thông tin cho từng tín hiệu (Bảng 8)TRẠM PHÁTTRẠM THUKéo tín hiệu cần phát lên dây cờ.Ghi lại tín hiệu, tra cứu nội dung trong cuốn luật tínhiệu quốc tế. Nếu đã hiểu thì kéo cờ trả lời từ 1/2dây cờ lên đỉnh.Nếu thấy trạm thu kéo cờ trả lời lên đỉnhthì hạ nhóm tín hiệu vừa kéo xuống.Nếu thấy trạm phát hạ nhóm tín hiệu vừa kéoxuống thì kéo cờ trả lời xuống 1/2 dây cờ, sẵn sàngthu tín hiệu tiếp theoKhi thấy trạm thu hạ cờ trả lời xuống 1/2dây cờ thì kéo tín hiệu tiếp theo lên dâycờ.Ghi lại tín hiệu, tra cứu nội dung trong cuốn luật tínhiệu quốc tế. Nếu đã hiểu thì kéo cờ trả lời từ 1/2dây cờ lên đỉnh.Bảng 4. Quy tắc phát và thu bản điện bằng cờ hiệu6. Kết thúc bản điệnSau khi trạm phát đã phát hết nội dung bản điện, tức là nhóm tín hiệu cuối cùng đã phát xong, trạm phátsẽ kéo cờ trả lời lên đỉnh như một tín hiệu với nội dung ''Đã kết thúc bản điện''. Trạm thu cũng sẽ kéo cờtrả lời lên đỉnh như khi thu xong các tín hiệu khác trong bản điện.7. Cách hỏi lạiTrong trường hợp không thu được hoặc không hiểu được tín hiệu do trạm phát phát đi, trạm thu sẽ khôngkéo cờ trả lời lên đỉnh để báo nhận như thường lệ mà vẫn giữ cờ trả lời ở 1/2 dây cờ, đồng thời kéo mộttín hiệu thích ứng để báo cho trạm phát biết lý do.8. Cách sử dụng cờ thế19a. Sử dụng cờ thế 1c. Sử dụng cờ thế 3b. Sử dụng cờ thế 2d. Sử dụng nhiều cờ thếe. Cờ thế khi có cờ trả lờiΗνη α.1. Cách sử dụng cờ thếTrong mỗi bộ cờ, cờ chữ, cờ số chỉ có một lá. Trong trường hợp nếu trong một tín hiệu có nhiều cờ giốngnhau, cờ thế sẽ được sử dụng để thay thế cho các lá cờ trùng nhau. Nguyên tắc thay thế của cờ thế trongtín hiệu như sau:- Một cờ thế chỉ được thay thế cho một cờ hiệu trùng với một cờ khác, cùng loại, xếp trước nó trong cùngmột tín hiệu.- Cờ thế 1 dùng để thay thế vào vị trí của một lá cờ trùng với lá cờ thứ nhất, cùng loại, xếp trước nó trongcùng một tín hiệu.- Cờ thế 2 dùng để thay thế vào vị trí của một lá cờ trùng với lá cờ thứ hai, cùng loại, xếp trước nó trongcùng một tín hiệu.- Cờ thế 3 dùng để thay thế vào vị trí của một lá cờ trùng với lá cờ thứ ba, cùng loại, xếp trước nó trongcùng một tín hiệu.- Mỗi cờ thế chỉ được dùng một lần trong cùng một tín hiệu.- Khi trong tín hiệu có cờ trả lời làm dấu thập phân thì cờ trả lời không có ảnh hưởng gì tới việc tính thứtự để sử dụng cờ thế.9. Cách đánh vầnTrong thông tin bằng cờ hiệu, khi gặp tên riêng của tàu, vị trí địa lý v.v. phải báo bằng cách đánh vần.Nếu cần thiết phải kéo tín hiệu YZ = Những từ sau đây là những từ rõ. Khi sử dụng các từ rõ thì mỗi lá cờlà một chữ, ghép lại thành các từ, các câu, không cần tra trong luật tín hiệu quốc tế.1.5. THÔNG TIN BẰNG ÁNH ĐÈN1.5.1. ĐÈN CHỚP1. Giới thiệu về đèn chớpĐèn chớp được trang bị trên tất cả các tàu biển. Mục đích sử dụng chính của đèn chớp là đánh tín hiệu khiđiều khiển tàu và thông tin liên lạc. Đặc điểm của đèn chớp là có cường độ sáng cao và ánh sáng có thểđiều khiển linh hoạt. Trên tàu thường có hai loại đèn chớp:- Loại thứ nhất là đèn chớp cố định: được gắn ngay trên đỉnh cột và điều khiển chớp bằng Manip đặtngoài cánh gà buồng lái hay trong buồng lái. Đèn chớp cố định chiếu sáng khắp bốn phía, có cường độ20ánh sáng thấp và hay bị ảnh hưởng của đèn cột. Cung chiếu sáng chân trời của loại đèn này là 3600. Đểtập trung ánh sáng, chụp đèn được chế tạo dạng thấu kính lồi bao quanh bóng đèn.- Loại thứ hai là đèn chớp cầm tay: Đèn chớp cầm tay là loại đèn sáng liên tục và điều khiển chớp bằngcửa chắn sáng. Khi sử dụng loại đèn này để đánh tín hiệu, người sử dụng bóp chặt cò điện giữ cho bóngđèn phát sáng liên tục nhưng ánh sáng bị chắn bới ống chắn sáng và không phát ra ngoài. Một cò khácđược chế tạo để đóng mở ống chắn sáng, điều khiển ánh sáng phát ra.ĐènĐènPhaỐng chắn sángMa níp điều khiểnCò cửa chớpCò điệna. Đèn chớp cầm tayb. Đèn chớp cố địnhΗνη α.1. Đèn chớp sử dụng trên tàu2. Cơ sở phương pháp thông tin bằng ánh đènThông tin bằng ánh đèn dựa trên cơ sở mã Morse. Các tín hiệu tạch (Dot) và tè (Dash) được phát đi bằngđộ dài của chớp đèn theo chuẩn thời gian mã Morse. Bằng các tín hiệu Morse, các chữ cái, chữ số đượcthu và phát tạo thành nội dung bản điện bằng một ngôn ngữ nào đó (Có sử dụng ký tự La tinh) hay là cácnội dung được mã theo luật tín hiệu quốc tế. Như vậy bằng ánh đèn, thông qua mã Morse, các bản điện cóthể được thể hiện là các bản điện rõ hay các bản điện mã.Điều kiện để có thể sử dụng phương pháp thông tin bằng ánh đèn là các trạm tham gia thông tin phải nằmtrong tầm nhìn thấy tín hiệu đèn của nhau. Trong quá trình tiến hành thông tin, các tín hiệu thủ tục (đượcnêu ở phần sau) phải được tuân thủ nghiêm ngặt.1.5.2. THÔNG TIN BẰNG ÁNH ĐÈN1. Gọi và trả lờia. GọiCó hai cách gọi là gọi chung và gọi cụ thể cho một trạm:- Gọi chung: Phát liên tục tín hiệu AAAAAA.... (- — - — - — …).- Gọi cụ thể cho một trạm: Phát liên tục hô hiệu hoặc tên gọi trạm cần liên lạc.Hai cách gọi trên, tín hiệu đều phải phát liên tục cho tới khi đối phương có tín hiệu trả lời.b. Trả lờiTrạm thu khi nhận được tín hiệu gọi như trên sẽ trả lời bằng cách phát liên tục tín hiệu TTTTTT.... (— —— …).Tín hiệu trả lời cũng phải được phát liên tục cho tới khi trạm phát ngừng phát tín hiệu gọi.2. Trao đổi tên hoặc hiệu gọiTrạm phát: Sau khi trạm thu đã ngừng pháttín hiệu trả lời sẽ phát tín hiệu DE (Gửi từ...)kèm theo tên hay hiệu gọi của mình.Trạm thu: Sau khi thu được tín hiệu sẽ nhắclại toàn bộ tín hiệu của trạm phát rồi pháthiệu gọi của mình.Ví dụ:Ví dụ:21DE 3FAB4DE 3FAB4 JXBH* DE (Gửi từ) 3FAB4 (Hô hiệu trạm phát)* DE 3FAB4 (Tín hiệu nhắc lại từ trạm phát)JXBH (Hô hiệu trạm thu)3. Trao đổi nội dung bản điệnSau khi đã trao đổi tên hay hiệu gọi, nội dung bản điện có thể được trao đổi giữa hai trạm. Có thể trao đổitheo 2 cách: Thông tin bằng bản điện rõ và thông tin bằng bản điện mã.a. Thông tin bằng bản điện rõThông tin bằng bản điện rõ là đánh các tín hiệu chữ cái bằng mã Morse, các chữ ghép lại thành từ, câu rõnghĩa không cần tra trong luật tín hiệu quốc tế. Thông tin bằng bản điện rõ được tiến hành khi các trạm cóthể hiểu được ngôn ngữ sử dụng trong bản điện.Trạm phát: Phát lần lượt từng từ một, saumỗi từ phải ngừng lại để trạm thu nhận, chỉphát tiếp khi trạm thu đã báo nhận.Trạm thu: Sau mỗi từ nhận được và đã hiểutừ đó thì trả lời bằng cách phát một tín hiệuchữ T.Ví dụ: Phát nội dung ''I need a doctor''PhátIVí dụ: Báo nhận ''I need a doctor''PhátNEEDTrả lờiTPhátATrả lờiTPhátDOCTORTrả lờiTTrả lờiTb. Thông tin bằng bản điện mãThay vì việc phát đi các tín hiệu chữ cái ghép với nhau thành từ, câu rõ nghĩa, thông tin bằng bản điện mãphát đi các tín hiệu đã được mã hoá theo luật tín hiệu quốc tế, để hiểu nội dung bản điện phải tra cứu quacuốn luật tín hiệu quốc tế.Trạm phát trước khi phát nội dung bản điện phải phát tín hiệu YU (Tôi muốn liên lạc với anh bằng luậttín hiệu quốc tế) hoặc tín hiệu YV (Các nhóm sau đây mã theo luật tín hiệu quốc tế) để báo cho trạm thubiết bản điện phát đi là bản điện mã.Trạm phát: Phát lần lượt từng tín hiệu một,sau mỗi tín hiệu phải ngừng lại để trạm thunhận, chỉ phát tiếp khi trạm thu đã báonhận.Trạm thu: Sau mỗi tín hiệu nhận được và đãhiểu tín hiệu đó thì trả lời bằng cách phátmột tín hiệu chữ T.Ví dụ: Phát bản điện mã ''I need a doctor''Ví dụ: Báo nhận bản điện mã ''I need adoctor''PhátYUTrả lờiTPhátANTrả lờiT4. Kết thúc bản điệnSau khi đã phát xong nội dung bản điện, trạm phát sẽ phát tín hiệu AR để báo nội dung bản điện đã kếtthúc. Bên trạm thu sẽ trả lời bằng tín hiệu R5. Một số tín hiệu thủ tục trong thông tin bằng ánh đèna. Tín hiệu EEEEE… (- - - - - …)Trạm phát sử dụng tín hiệu này để thông báo từ hoặc nhóm tín hiệu cuối cùng vừa phát trước đó bị sai.Tín hiệu này được phát cho tới khi trạm thu có tín hiệu trả lời.Trạm thu khi thấy tín hiệu này sẽ phát trả lời cũng bằng tín hiệu EEEEE..Khi trạm thu đã trả lời rồi, trạm phát sẽ tiến hành phát lại nhóm từ vừa phát sai và tiếp tục phát cho đếnhết bản điện.b. Tín hiệu RPT- Dùng cho trạm phát sử dụng:+ Nhắc lại tín hiệu vừa phát.22+ Yêu cầu trạm thu nhắc lại những gì trạm thu đã thu được.- Dùng cho trạm thu sử dụng:+ Được trạm thu sử dụng để yêu cầu trạm phát nhắc lại - ''Anh hãy nhắc lại những gì đã phát''.+ Trạm thu sử dụng cùng với các tín hiệu AA, AB, BN, WA, WB cho từng yêu cầu nhắc lại cụ thể.Những tín hiệu này được phát tiếp theo sau tín hiệu RPT.Ví dụ: - RPT AB KL = Yêu cầu anh phát lại những gì anh đã phát trước nhóm tín hiệu KL.- RPT BN Xuồng giúp = Yêu cầu anh phát lại những từ anh đã phát nằm trong khoảng từ Xuồng đếngiúp.Lưu ý: Trường hợp thu được tín hiệu nhưng không hiểu nghĩa thì không được sử dụng tín hiệu RPT màphải sử dụng tín hiệu thích ứng trong luật tín hiệu quốc tế.c. Tín hiệu OKTrạm thu khi thu tốt các tín hiệu được trạm phát nhắc lại thì phát tín hiệu OK để thông báo. Tín hiệu nàycòn được sử dụng để trả lời một cách khẳng định - ''Đúng''.d. Tín hiệu CSĐược trạm phát sử dụng để hỏi tên hay hiệu gọi của trạm thu.e. Tín hiệu AS- Nếu được phát riêng lẻ hay phát sau khi kết thúc bản điện có nghĩa là trạm phát báo cho trạm thu chờ đểthu tiếp bản điện tiếp theo.- Nếu được phát giữa các nhóm là để phân biệt các nhóm với nhau tránh nhầm lẫn.f. Tín hiệu CĐược sử dụng ở dạng khẳng định hoặc để trả lời câu hỏi một cách khẳng định.g. Tín hiệu RQĐược sử dụng để biến ý nghĩa của tín hiệu thành dạng câu hỏi khi đặt sau tín hiệu đó.h. Tín hiệu NĐược sử dụng để trả lời câu hỏi một cách phủ định hoặc để tăng thêm ý nghĩa của tín hiệu ở dạng phủđịnh.Lưu ý: Các tín hiệu C, N, RQ Không được sử dụng chung với tín hiệu một chữ.Trong các phương pháp thông tin sử dụng ký hiệu Morse, nhóm các tín hiệu chữ cái được gạch ngang ởphía trên có nghĩa là các chữ cái đó được phát liên tục không có giãn cách (bằng 3 đơn vị thời gian) nhưquy định giãn cách giữa các chữ cái.1.6. THÔNG TIN BẰNG ÂM HIỆU1.6.1. KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẰNG ÂM HIỆU1. Phương tiện thông tinThông tín âm hiệu trên tàu biển sử dụng hệ thống còi của tàu như còi hơi, còi điện, còi sa mù. Một trongnhững yêu cầu của phương tiện sử dụng để thông tin là khả năng tạo ra một âm hiệu có tần số, cường độđều và có khả năng điều chỉnh.Thông tin bằng âm hiệu dựa trên cơ sở mã Morse. Các tín hiệu tạch (Dot) và tè (Dash) được phát đi bằngđộ dài của tín hiệu âm thanh. Bằng các tín hiệu Morse, các chữ cái, chữ số được thu và phát tạo thành nộidung bản mã theo luật tín hiệu quốc tế. Như vậy bằng âm hiệu, thông qua mã Morse, các bản điện có thểđược thể hiện là các bản điện mã.Một trong những đặc điểm của thông tin bằng âm hiệu là tốc độ thu, phát chậm nên thường chỉ sử dụngđể thu phát tín hiệu một chữ.2. Điều kiện để có thể tiến hành thông tin bằng âm hiệuĐiều kiện đầu tiên để có thể tiến hành thông tin bằng âm hiệu là khoảng cách, tầm xa phải không quá lớnđể có thể nghe rõ âm hiệu mà không bị biến đổi cường độ, độ dài tín hiệu.Khu vực tiến hành thông tin không phải là khu vực kín (trong các vịnh, vũng), không có các dải bờ gần,sóng không lớn để tránh hiện tượng phản xạ, nhiễu âm làm cho tín hiệu thu không chuẩn.Phải sử dụng đúng lúc và phù hợp, những tín hiệu phát ra không đúng lúc có thể gây ra sự hiểu nhầm vàgây khó khăn trong hàng hải.23Không được sử dụng ở khu vực đông tàu bè, trong luồng lạch.Hạn chế sử dụng trong sa mù vì dễ gây nhầm lẫn với tín hiệu sa mù và tín hiệu điều động. Trừ các tínhiệu một chữ, các tín hiệu khác chỉ sử dụng trong trường hợp cấp thiết.Khi phát các tín hiệu một chữ có dấu (*) trong bảng tín hiệu một chữ, phải tuân thủ cả quy tắc quốc tế vềphòng tránh va chạm tàu thuyền trên biển vì nó có liên quan tới tín hiệu điều động và tín hiệu một chữdùng để liên lạc giữa tàu phá băng và tàu đi theo.Với các tàu có trang bị hai còi tại hai vị trí mũi, lái thì trước khi tiến hành thông tin, phải tắt một còi đểtránh nhiễu âm thanh.Độ dài các tín hiệu âm: Dấu tạch kéo dài khoảng 1 giây; và dấu tè kéo dài khoảng từ 4 – 6 giây1.6.2. THÔNG TIN BẰNG ÂM HIỆUVề cơ bản thông tin bằng âm hiệu cũng giống như thông tin bằng ánh đèn. Do đặc điểm của phương tiệnnên trong thông tin bằng âm hiệu, các tín hiệu phải được phát chậm, rõ ràng. Khi cần thiết, tín hiệu phátđi có thể được nhắc lại, nhưng để tránh nhầm lẫn do trạm thu hiểu tín hiệu một chữ được nhắc lại là tínhiệu hai chữ, khoảng thời gian trước khi nhắc lại phải có độ dài thích hợp.Nội dung bản điện phát đi trong thông tin bằng âm hiệu là các bản điện mã, có nghĩa là nội dung bản điệnđược mã theo luật tín hiệu quốc tế và phát đi. Các bản điện gửi đi có thể cho một đối tượng cụ thể hay gửichung cho cho tất cả các trạm. Đặc điểm riêng của phương pháp thông tin này khác với thông tin bằngánh đèn là trạm thu không cần báo nhận sau mỗi tín hiệu nhận được từ trạm phát mà chỉ cần báo nhận mộtlần sau khi trạm phát phát tín hiệu kết thúc bản điện (tín hiệu chữ T).1.7. THÔNG TIN BẰNG VÔ TUYẾN ĐIỆN THOẠI1.7.1. KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẰNG VÔ TUYẾN ĐIỆN THOẠIThông tin bằng vô tuyến điện thoại sử dụng phương tiện là máy thu phát vô tuyến điện thoại trên tàu đểthông tin.Về phương pháp thông tin, thông tin bằng vô tuyến điện thoại có hai phương pháp thông tin:- Thông tin bằng bản điện rõ: Được tiến hành giữa các trạm sử dụng cùng một một ngôn ngữ hay đều cóthể sử dụng chung một ngôn ngữ thứ ba. Nội dung bản điện được trao đổi thông qua đàm thoại trực tiếpbằng ngôn ngữ chung.- Thông tin bằng bản điện mã: Được tiến hành giữa các trạm không sử dụng cùng ngôn ngữ và không thểsử dụng chung một ngôn ngữ thứ ba. Nội dung bản điện được soạn thành các nhóm tín hiệu theo luật tínhiệu quốc tế. Thông tin trao đổi thông qua việc phát âm trực tiếp theo bảng phiên âm quốc tế các tín hiệuđã được soạn.1.7.2. THÔNG TIN BẰNG VÔ TUYẾN ĐIỆN THOẠI1. Cách thức thông tina. Gọi và trả lờiViệc gọi và trả lời trong từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau.- Gọi cho một trạm đã biết tên hay hiệu gọi:Trạm phát : Khi muốn gọi cho một trạm cụthể nào đó, tiến hành gọi như sau:Trạm thu: Khi nghe trạm khác gọi tên hay hiệugọi của mình sẽ tiến hành trả lời như sau:Gọi tên hay hiệu gọi của trạm thu (khôngquá 3 lần trong mỗi lần gọi), tín hiệu DE(Delta Echo), tên hay hiệu gọi của trạmmình (không quá 3 lần trong mỗi lần gọi)Gọi tên hay hiệu gọi của trạm phát (khôngquá 3 lần trong mỗi lần gọi), tín hiệu DE(Delta Echo), tên hay hiệu gọi của trạm mình(không quá 3 lần trong mỗi lần gọi)Ví dụ: Trạm phát gọiTrạm thu trả lờiSong huong Song huong Song huong Nantai venus Nantai venus Nantai venus Delta Echo - Nantai venusDelta Echo - Song huong- Trường hợp gọi chung cho tất cả các trạm: Trạm phát sẽ phát tín hiệu CQ (Charlie Quebec), Tín hiệuDE (Delta Echo), và tên hay hiệu gọi của mình không quá 3 lần trong một lần gọi. Trường hợp này khôngcần sự trả lời của trạm thu, trạm phát sẽ phát ngay nội dung của bản điện.Ví dụ: - CQ CQ CQ DE 3FAB4 INTERCO CB624Thông thường, trường hợp gọi chung cho tất cả các trạm mục đích là để thông báo hay yêu cầu giúp đỡ,thông tin có thể được phát lặp đi lặp lại nhiều lần.b. Phát nội dung bản điện- Trường hợp sử dụng bản điện rõ để thông tin thì trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ chung giữa hai trạm.- Trường hợp sử dụng bản điện mã để thông tin tiến hành như sau:Trạm phát: Trước hết phát tín hiệu INTERCOđể cho trạm thu biết những tín hiệu sắp phátcó nội dung đã được mã theo luật tín hiệuquốc tế, sau đó phát tín hiệu nội dung bảnđiện đã được mã hoá.Trạm thu: Khi thấy trạm phát phát tín hiệuINTERCO thì hiểu rằng trạm phát muốntiến hành liên lạc bằng bản điện mã, saumỗi tín hiệu thu được từ trạm phát, trạmthu sẽ trả lợi bằng tín hiệu RVí dụ: Trạm phátVí dụ: Trạm thuINTERCO CB6 (Interco Charlie Bravo Soxisix)R (Romeo)Trong bản điện nếu có tên riêng của tàu, tên các địa danh thì tên đó phải được trạm phát phát bằng cáchđánh vần, trước đó phải phát tín hiệu YZ (Các từ sau là từ rõ).Ví dụ: Nội dung cần phát "Anh hãy chạy tới Hải phòng'' được phát như sau:RV YZ HAIPHONG (Romeo Victor - Yankee Zulu - Hotel Alfa India Papa Hotel Oscar November Golf)c. Cách kết thúc bản điệnTrạm phát sau khi đã phát xong nhóm tín hiệu cuối cùng, nếu trạm thu không yêu cầu nhắc lại thì phát tínhiệu AR để kết thúc bản điện. Trạm thu nếu không cần hỏi gì thêm thì phát trả lời bằng tín hiệu R.2. Cách đề nghị chờ đợiNếu vì lý do nào đó mà trạm thu chưa thể tiến hành thu bản điện thì phải phát tín hiệu AS, trạm phát khinhận được tín hiệu này thì không tiến hành liên lạc ngay mà phải chờ đợi cho tới khi trạm thu đã sẵn sàngđể tiến hành thông tin. Nếu có thể, trạm thu sau khi phát tín hiệu AS (Alpha Sierra) báo cho trạm phát biếtthời gian phải chờ đợi, nếu không khi tiến hành liên lạc trở lại sẽ phải tiến hành gọi và trả lời như lúc bắtđầu.3. Cách đề nghị nhắc lạiSau khi thu xong bản điện, nếu thấy cần thiết phải nhắc lại thì trạm thu phát tín hiệu RPT (Romeo PapaTango) và tuỳ trường hợp có thể kết hợp với các tín hiệu sau:AA (Alfa Alfa): Tất cả sau...;AB (Alfa Bravo): Tất cả trước...;BN (Bravo November): Tất cả khoảng giữa từ... đến...;WA (Whiskey Alfa: Một từ hay một nhóm từ sau...;WB (Whiskey Bravo): Một từ hay một nhóm từ trước...1.7.3. CÁCH THU VÀ PHÁT BẢN ĐIỆN CẤP CỨU BẰNG VÔ TUYẾN ĐIỆN THOẠI- Các bản tin cấp cứu chỉ được phát khi cần có sự hỗ trợ ngay.- Các bản tin cấp cứu nếu có thể, tốt nhất là phát bằng các bản điện rõ, nếu phát bằng bản điện mã thì phảituân thủ chính xác theo luật tín hiệu quốc tế, phiên âm tín hiệu phải chính xác, trước khi phát nội dungphải phát tín hiệu INTERCO.- Các bản tin cấp cứu bằng vô tuyến điện và hệ thống định vị được phát trên bảng tần số cứu nạn và antoàn như sau:Kênh gọi tần số DSCKênh thoại (Telephony)VHF156.525 MHz (CH70)156.800 (CH16)MF2187.5 MHz2182 MHz4207.5 MHz6312 MHzHF8414.5 MHz12577 MHz16804.5 MHz25

Video liên quan

Chủ đề