Họ từ là dân tộc gì năm 2024

Các tộc người khác như Bâhnar, Xê Đăng cũng không có họ, nhưng để phân biệt nam thì thêm chữ A (A Huy, A Lâm…), nữ thêm chữ Y (Y Đai, Y Nhok…) trước tên.

Người Kơ Ho, nữ thêm Ka (Ka Thiếu, Ka Mai…), nam thêm K’ (K’Wẻ, K’Bôt…). Tuy nhiên, một số nhóm địa phương Kơ Ho cũng có họ như Kra Zan, Păng Ting… Tương tự vậy, có nhóm địa phương M’nông Gar mang họ N’Tơr, Bing… Một số vùng M'nông Preh gọi tên kèm theo bon (buôn) hoặc tên mẹ (Giang bon Snar, Thịnh bon Jok Ju, Tiang kon Mai…). Căn cứ vào cách gọi theo tên mẹ, mà người M’nông nhóm Preh còn có gia phả bằng văn vần (kuach jao) để không kết hôn cùng một dòng họ.

Họ từ là dân tộc gì năm 2024
(Ảnh minh họa)

Người Êđê có hai dòng họ chính là Niê và Mlô, mỗi dòng có thêm các dòng phụ chỉ để khác đi khi tách khỏi một cộng đồng (Niê Siêng, Êban…) nhưng vẫn thống nhất trong tất cả các nhóm địa phương để phân biệt giới tính trước tên như: con trai thêm Y (Y Ngông Niê Kdăm, Y Wang Mlô Dun Du…) và nữ thêm H’ (H’Nghia Êban, H’Blum Buôn Yă). Người Êđê Bih có thêm các họ Buôn Krông, Kmăn (Y Tuyn Kmăn, H’Jam Buôn Krông…), đều đặt họ ở phía sau giới tính và tên gọi.

Tương tự, người J’rai ngoài những dòng chính là Nay (Nay Phin, Nay Der, Nay Loét, Nay H’Wil…), Ksor (Ksor Ní, Ksor Phước…), Kpă (Kpă Toan, Kpă Nguyên…), Siu (Siu Pơi, Siu Thanh…), Rchom (Rchom Jơn, Rchom Tih…) thì còn có các nhánh R’o, Ra Lan, Rma… (các dòng họ Êđê, J’rai tách ra đều có sự tích) cũng dùng Y và H’ để phân biệt giới tính.

Khi đạo Cơ đốc xâm nhập vào Tây Nguyên, các vùng đã chuyển đổi tín ngưỡng có thêm tên Thánh như Mari Thoai, Giôdep Thanh…

Năm 1954, những học sinh từ Tây Nguyên tập kết ra Bắc, khi lập hộ khẩu ở Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, công an nhất quyết ai cũng phải có họ. Vì vậy cán bộ, học sinh thích theo họ ai thì tự đặt cho mình và đăng ký như thế. Nên mới có bạn tôi người Hrê nhưng mang họ của người Êđê là Knơng Y Hia, bạn Bâhnar mang họ Siu (Siu Phích, Siu Ơch…) của người J’rai…

Khi lập sổ bộ ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa thấy người M’nông vùng Gia Nghĩa không có họ, lại thấy hay cắm lông chim trên vành khăn đội đầu nên đặt cho họ Điểu (Điểu Kâo, Điểu Glung, Điểu Náp…).

Từ năm 1969 đến nay, đông đảo người Cor ở Trà Bồng, người Vân Kiều ở Quảng Bình, người Pa Cô ở Thừa Thiên - Huế đổi thành họ Hồ (theo họ Chủ tịch Hồ Chí Minh), người Hrê ở Ba Tơ, Sê Đăng ở Kon Tum đổi thành họ Phạm (theo họ Thủ tướng Phạm Văn Đồng).

Sau năm 1975, một lần nữa lập hộ khẩu, cơ quan công quyền buộc tất cả phụ nữ M’nông ở Đắk Nông phải thêm chữ Thị để phân biệt giới tính (Thị Mai, Thị Bạch…).

Bên cạnh đó, do các cuộc hôn nhân ngoài tộc người ngày càng nhiều, nên con cái tộc người Tây Nguyên có thêm các họ của người miền xuôi như Nguyễn, Trần (Nguyễn Thị Sửu – Kê Sửu, Trần Y Kiều Diễm – Diễm Mlô…). Sau này, bố mẹ có sự hiểu biết hơn, trân trọng dòng họ mình hơn, các cháu mang cả hai họ (Vi Hoàng Niê kdăm, Nguyễn Phong Lan Mlô Dun Du…), thật là những cái tên đẹp mà vẫn định được ra nguồn gốc.

Chỉ sơ sơ vài điều như vậy, để thấy cách làm khiên cưỡng cũng như không theo một quy củ nào của việc áp đặt hay tự thân hình thành các “dòng họ” mới của người Tây Nguyên.

Tách ra một sự việc nhỏ, để muốn nói đến một điều lớn hơn: Văn hóa cổ truyền của mỗi tộc người là nét đẹp tiêu biểu, đặc trưng của vùng đất và con người nơi ấy, cần luôn được trân trọng và bảo tồn. Đừng nên vì bất cứ ý tưởng cá nhân nào, thiếu sự hiểu biết về văn hóa của vùng đất, mà áp đặt sự đổi thay không phù hợp với truyền thống, tạo nên những sự dở khóc dở cười khi thực hiện những thủ tục hành chính. Huống hồ tên, họ không chỉ là định danh của một con người, mà còn là tiêu chí để hiểu biết về gia đình, dòng họ, thậm chí là nguồn cội. An, Âu, Bá, Bạch, Bì, Bồ, Bông, Bùi, Ca, Cái, Cam, Can, Càng, Cao, Cấn, Công, Cù, Cung, Chan, Chân, Chim, Chu (Châu), Chử, Diệc, Diệp, Diêu, Doãn, Dư, Dương, Đái, Đàm, Đan (Đơn), Đào, Đặng, Đầu, Đậu, Địch, Điền, Điêu, Đinh, Đình, Định, Đoái, Đoàn, Đỗ, Đối, Đôn, Đồng, Đống, Đức, Đường, Gương, Giản, Giang, Giáp, Hà, Há, Hạ, Hàn, Hán, Hầu, Hê, Hinh, Hoàng, Hồ, Hồng, Hứa, Kiều, Kim, Khiếu, Khu, Khúc, Khưu, La, Lã (Lữ), Lại, Lâm, Lê, Lều, Lý, Lộ, Lục, Lư, Lương, Lưu, Ma, Mã, Mạc, Mai, Man, Mạnh, Mao, Mị, Ninh, Ngạc, Ngọ, Ngọc, Ngô, Ngũ, Ngụy, Nguyễn, Nghê, Nguyên, Nhang, Nhâm, Nhữ, Ô, Ông, Phạm, Phan, Phàn, Phó, Phù, Phú, Phùng, Phương, Quách, Quan, Quản, Quang, Sầm, Sĩ, Sở, Sử, Sưu, Tạ, Tán, Tào, Tăng, Tân, Tần, Tiên, Tiến, Tiêu, Tô, Tôn Thất (Tôn Nữ), Tốn, Tống, Tuyên, Tờ, Thái, Thành, Thẩm, Thân, Thềm, Thôi, Trang, Trầm, Trần, Trân, Triệu, Trình, Trừ, Trực, Trương, Tưởng, Ủ, Ung, Uông, Ưng, Văn, Vi, Vu, Vũ (Võ), Vương, Xa, Xuân.

Ta thường có thói quen, thấy ai mang họ hơi khác với người Việt đã vội cho đó là họ Tầu như họ Mâu, họ Sử, họ Phù… Lại có người cho rằng, dưới thời đô Hán, vì chưa có chữ nôm, một số họ Việt đã bị Hán hóa do nhu cầu hành chánh của đô hộ Hán. Ðiều này chỉ là phỏng đoán. Họ Trưng, họ Hoàng, họ Thi vẫn còn tồn tại cho đến thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Dân tộc Mường vẫn duy trì họ Việt cho đến nay như họ Quách, họ Hà, họ Cầm… Các dòng họ cổ còn tồn tại đến nay như họ Tiêu, họ Chử, họ Sử… có thể là một số họ không thể chuyển tả qua chữ Hán nên đã bị Hán hóa theo âm.

Đây là một đoạn trích trong bài viết của giáo sư Cao Thế Dung (hay Dũng???) viết về Cội ngờ uồn của Văn Minh Văn Hoá VN. Tôi thấy hay hay nên mang về đây cho các bạn quan tâm cùng đọc. (có tóm tắt)

Mấy nét về cội nguồn – Văn minh văn hóa Việt Nam

Giáo Sư Cao Thế Dung

Nửa đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, nghĩa là nhà Tần chưa nổi dậy, trước cuộc chinh phạt phương Nam của Tần Thủy Hoàng, miền Bách Việt phương nam chưa tiếp xúc với người trung nguyên Hoa Hạ, Trung Quốc, “vào thời kỳ này trong sự nhận thức của các sĩ phu phương Bắc, họ mới chỉ biết đến nước Việt của Câu Tiễn. Sau này trong quá trình tiếp xúc, bằng nhiều con đường khác nhau, họ dần dần biết thêm các nước khác nhau ở khu vực này mà trước tiên là Ðông Âu (lấy tên con sông Âu mà dân nước này cư trú ven bờ), là một nước khá hùng mạnh cho nên người Trung Nguyên bấy giờ thường dùng từ Âu để chỉ các nhóm người Việt sống ở Lĩnh Nam…” ……… Vào thời kỳ này, Âu Việt hay Âu Thục vẫn còn tồn tại ở miền Trung (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), một vùng núi non chập chùng phía thượng lưu Mâu Giang ( thời Tam Quốc là ích châu). Theo cách phân chia chư hầu, thì Âu Việt chưa phải là chư hầu của nhà Chu (1122 – 221 trước công nguyên). Các dân tộc chung quanh lãnh thổ Hán tộc, người Hán gọi là Bắc Ðịch, Tây Nhung, Ðông Di và Nam Man. Bộ tộc Âu Việt cùng một hạng với Tây Nhung. Các vua Hán tự xưng là thiên tử (con trời), đặc ra hệ thống ngũ phục. Phục là phục vụ thiên tử. Sách Chu Lễ mục Quan Chức thì viết rõ: “Phục: Phục sực thiên tử dã”, nghĩa là Phục tức là làm việc cho thiên tử vậy.

Nhà Chu lấy kinh đô (kinh sư) làm trục trung tâm tức lấy nơi thiên tử ở làm chuẩn (lấy Hàm Dương, kinh đô Tần Thủy Hoàng hay Trường An đời Hán đều ở tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Nước chư hầu ở cách kinh đô 500 dặm gọi là “điện phục”, nước ở cách kinh đô 100 dặm gọi là “hầu phục”, “yêu phục” hay “hoang phục” ở cách xa kinh đô từ 1500 đến 2000 dặm.

Theo sách Hoa Dương Quốc Chí đời Tấn (q.1 và q.13), nước Thục tức Âu Việt ở phía đông, liền với nước Ba, phía bắc thành Ðô (ích châu), phía nam là nước Việt (Tây Thi gái nước Việt và Việt Vương Câu Tiễn). (TTMT: Nước Thục khác nước Việt và khác nước Ba)

Như vậy nước Thục thuộc về hoang phục. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt ở phía Nam dãy Ngũ Lĩnh, không thuộc ngũ phục, nghĩa là không nằm trong khu vực chư hầu Trung Quốc dù là hoang phục. Lãnh thổ Lạc Việt – Bách Việt ở phía Nam Ngũ lĩnh. Phục cũng có nghĩa là triều cống. Văn Lang ở ngoài ngũ phục tức không triều cống thiên tử Hán tộc. Cho nên sách Thiên Nam Ngữ Lục, bộ thi sử cây 137 – 138 viết:

“Ắt còn dòng dõi thiên hương Ðã ngoài ngũ phục khả phương trạch người” (ý nói, Lạc Long Quân tuy ở ngoài cõi ngũ phục, vẫn là dòng dõi thiên hương, vẫn chọn được nàng Tiên Âu Cơ, con vua Ðế Lai làm vợ).

Người Quảng Ðông cho đến nay vẫn tự nhận mình là Việt nhân (chữ Việt nhân Quảng Ðông thuộc bộ mễ, Việt trong Việt Nam thuộc bộ tẩu). Trước đời Tần Thủy Hoàng (221 – 209 trước công nguyên), Lưỡng Quảng hay Lĩnh Nam thuộc cương vực Văn Lang “kể từ thời Tần Thủy Hoàng để chinh phục Bách Việt phương nam, dân Hoa ở trung bộ di cư xuống Quảng Ðông từ Tây An, dọc theo Hán tử xuống Hán tử xuống Tây Giang đến Quảng Ðông. Ðến đời Ðông Hán trào lưu di cư xuống Quảng Ðông mới mạnh. Ngay trước thời nhà Hán (206 trước công nguyên – 220 sau công nguyên), miền Quảng Tây còn ở ngoài phạm vi ảnh hưởng Trung Hoa và theo đấy thì ít có ảnh hưởng Hán học”.

Cương vực Bách Việt – Lạc Việt: Từ Hoa Nam đến Ninh Thuận.

Dân Lưỡng Quảng tuy Hán hóa nhưng vẫn có riêng văn học và truyền thống Lưỡng Quảng. Người Quảng Ðông cho đến nay vẫn dùng tiếng Quảng Ðông, Bạch Thoại (hay Quan Thoại) là ngôn ngữ thứ hai mặc dầu là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc.

Nhiều học giả Tây Phương như Aucohrt lại ngộ nhận “Người Việt Nam gốc ở Trung Hoa. Năm 334 trước công nguyên bị dồn xuống phương Nam”. Ðiều này đúng một phần, như tộc Thục Âu Lạc bị dồn xuống phưong Nam từ thượng lưu sông Mân Giang. Nhưng Lạc Việt là dân bản địa, cương vực trải dài từ phía Nam hồ Ðộng Ðình cho đến Cửu Chân, Nhật Nam (Việt Thường).

Học giả Aucohrt cho rằng, năm 334 người Việt ở bên Trung Hoa bị dồn xuống phía Nam, không thấy tác giả nêu lên biến cố lịch sử nào để lấy năm 334 làm điểm mốc. Ông cho rằng giống Việt ở Trung Hoa biến mất chỉ còn lại giống Việt ở Việt Nam duy trì bản sắc riêng. Theo GS Dung thì nhận định trên đây rất xác thực.

Họ Tầu và họ Việt

Ta thường có thói quen, thấy ai mang họ hơi khác với người Việt đã vội cho đó là họ Tầu như họ Mâu, họ Sử, họ Phù… Lại có người cho rằng, dưới thời đô Hán, vì chưa có chữ nôm, một số họ Việt đã bị Hán hóa do nhu cầu hành chánh của đô hộ Hán. Ðiều này chỉ là phỏng đoán. Họ Trưng, họ Hoàng, họ Thi vẫn còn tồn tại cho đến thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Dân tộc Mường vẫn duy trì họ Việt cho đến nay như họ Quách, họ Hà, họ Cầm… Các dòng họ cổ còn tồn tại đến nay như họ Tiêu, họ Chử, họ Sử… có thể là một số họ không thể chuyển tả qua chữ Hán nên đã bị Hán hóa theo âm.

Bộ Trung Quốc Tính Thi Tập của Ðặng Hiến Kim xuất bản ở Ðài Bắc năm 1971 trong đó lược kê được 5652 họ, có họ tên đôi, ba, tên bốn, tên năm. Họ đơn chỉ có một tên như họ Lý thì rất nhiều (năm 1995, Bắc Kinh thống kê cho biết có vào khoảng 80 triệu người họ Lý ở Hoa Lục. Hàng năm họ Lý ở Hoa Kỳ tổ chức đại hội tại Boston). Có những họ lấy bộ tộc làm họ như họ Nùng, như Nùng Trí Cao triều Lý (sau họ Nùng đổi thành họ Nông). Như họ Khương (dân tộc Khương) hay lấy tên một miền như họ Tống (thuộc nước Tống).

Người họ Lý Hoa Nam thuộc Thái, Nùng, Tầy lấy tên bộ tộc làm họ (nước Lý, hậu thân của nước Nam Chiếu ở Vân Nam thuộc tộc Thái). Toàn Thư ghi họ Lý của các vua triều Lý là từ bên Tầu qua, thực ra là từ Lĩnh Nam. Từ bên Tầu qua chưa phải là dân Hoa Hán. Một số họ ở Hoa Nam như Trần, Sử, Thi, Triệu… là dấu tích thị tộc Bách Việt.Họ Lý gốc là dân tộc Lý (trong dòng bách Việt, nước Ðại Lý, nay là Vân Nam). Họ Liêu, gốc từ dân tộc Liêu (dòng Bách Việt). Hoặc lấy tên của ông thủy tổ làm cho họ như họ Tư Mã, họ Công Tôn… Trong số gần 6000 họ Trung Hoa, có 2000 họ đôi, 120 họ ba chữ, 6 họ gồm 4 chữ, 3300 họ đơn, trong số này chỉ có vào khoảng vài trăm họ thấy trong các họ Việt Nam nhưng thông dụng thì chỉ có vào khoảng vài chục họ.

Ta có họ Trần khá phổ thông thì Tầu cũng có họ Trần. Tầu có họ Bạch, họ Sử, họ Phù, họ Giang, ta cũng có những họ này nhưng rất ít.

Dân tộc Mường cũng có họ Bạch. Họ Bạch Việt Nam tuy hiếm nhưng nhiều người đậu đạt cao. Trạng nguyên Bạch Liêu, người làng Nguyễn Xá, Nghệ An, đậu Trạng nguyên kỳ thi Thái Học sinh (Tiến sĩ) đời vua Trần Thái Tôn năm 1266 (Ðại Nam Nhất Thống Chí, Cao Xuân Dục, Tổng tài biên soạn, q. 14 & 15, Bộ văn hóa giáo dục Sài Gòn. 1965, tr. 122)

Họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Ðà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Ðịnh) định cư tại đây.

Thám Hoa Cao Quýnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tôn năm 1415 là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ, không dính dáng gì đến họ Cao của Tầu Ðại Nam nhất Thống Chí, sđd, tr.126)

Một số họ Lý ở Bắc Ninh, đồng bằng sông Hồng và Thanh Nghệ Tĩnh hiện nay, không có gốc gác thân tộc bên Tầu (hoặc là do trải qua nhiều đời rồi đã Lạc Việt hóa). Họ Lý thuộc các vua triều Lý sau khi bị Trần Thủ Ðộ cướp ngôi cho nhà Trần, buộc phải đổi họ Lý thành họ Nguyễn với lý do “kỵ húy” ông tổ của họ Trần là Trần Lý. Nhưng nhiều hệ họ Lý không liên hệ với hoàng tộc nhà Lý thì vẫn duy trì họ Lý mà nhà Trần cũng không bắt tội.

Phần chú, Việt Lược Sử Lược, ghi: “Theo sách Mộng Kê Bút Ðàm của Thẩm Hoạt đời Tống thì Lý Công Uẩn gốc là người Mân (Phúc Kiến). Tiến sĩ Từ Bá Tường, người Quảng Tây, nhà Tống trong thư gửi cho Công Uẩn cũng nói: “Tiên thế đại vương vốn là người đất Mân. Tôi nghe nói công khanh ở Giao Chỉ cũng nhiều người đất Mân” (Việt Sử Lược, bản Hán văn, q.II, tập 1ab, bản dịch Trần Quốc Vượng, tr. 64 “Về nhà Lý” xem “Cương Mục chính biên” q.II tr.4 – Toàn Thư bản kỷ, Kỷ nhà Lý, q.II, tr.1a)

Mân là Mân Việt, cũng như dân Lưỡng Quảng thường gọi là Việt Ðông (như Từ Hải, một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du “Họ Từ tên Hải vốn người Việt Ðông”). Họ Lý Mân Việt là họ Lý Việt tộc cũng như họ Lý hiện nay ở Quảng Tây, dân tộc Choang và họ Lý dân tộc Nùng đều là họ Lý Việt tộc (Âu Việt). Nếu gán ghép họ Lý Lạc Việt, họ Lý Mân Việt, họ Lý Việt Ðông và họ Lý Âu Việt (Tày Nùng – Choang) với họ Lý Tầu (Hoa Hán) là điều hết sức sai lầm.

Dân tộc Mường cũng có họ Cao, theo tài liệu của một Quan Lang tỉnh Hòa Bình “Quan Lang khởi tổ từ cuối đời Văn Lang là những con thứ, cháu thứ nhà vua chia phong cho họ Ðinh, họ Quách, họ Bạch, họ Xậ, họ Cao, sáu họ làm quan lang” (Quách Ðiền, “Quan Lang Hòa Bình về thời thượng cổ” Nam Phong tạp chí số 100, tháng 10 & 11, 1925).Ðại Nội Huế

Họ Sử tỉnh Hà Tĩnh không liên hệ gì với họ Sử bên Tầu. Sử Hy Nhan, quán làng Ngọc Sơn, huyện Can Lộc, trạng nguyên đời vua Trần Duệ Tôn (1372-1377) ông đậu khoa Tiến sĩ năm 1374 (năm đầu tiên của học vị tiến sĩ, được gọi là Thái Học sinh). Ông Trạng Hy Nhan “không sách nào là không đọc nên vua đặt họ là họ Sử (Ðại Nam Nhất Thống Chí, sđd, q.13, tỉnh Hà Tĩnh, tr.88)

Tìm trong “Trung Quốc Nhân Danh đại từ điển” ta sẽ thấy nhiều danh từ gốc Bách Việt nếu đem so với bộ “Bách Việt tiên hiền chí” mà Linh mục học giả Vũ Ðình Trác đã sưu tầm được. Trong bộ tự điển đồ sộ này, ta tìm thấy danh nhân Khương Công Phụ, tưởng đâu là người Hán. Khương Công Phụ là người Việt, sinh quận Nhật Nam (Nghệ Tĩnh bây giờ) qua Tầu du học, đậu tiến sĩ đời vua Ðường Ðức Tôn (780-804) làm quan Hàn Lâm Học sĩ, thăng đến chức Gián Nghị Ðại Phu đồng trung thư môn hạ bình chứng sự, đại thần triều đình (Trung Quốc Nhân danh đại triều, Thượng Hải, Thương vụ ấn thư quán xuất bản, tr. 644).

Khương Công Phụ nổi danh triều nhà Ðường với “Ðối Ðình Sách” tức luận án tiến sĩ của ông trong kỳ thi Ðình do vua Ðường Ðức Tôn chủ tọa nên rất được vua Ðường trọng dụng. Danh nhân Khương Công Phụ nổi danh trong văn học giới nhà Ðường với bài phú “Mây trắng rọi bể xuân”, Giáo sư Bùi Cầm đã dịch qua Việt văn (xem Bùi Cầm, Khương Công Phụ, bài phú Mây Trắng Rọi Bể Xuân, bản Hán văn và bản dịch – văn Hóa tập san số 54, tháng 9, 1960, tr. 1116).

Ðọc Pháp Hoa Tâm Muội của Khương Tăng Hội, ta sẽ dễ ngộ nhận cho rằng chắc nhà sư này là người Tầu. Nhưng đấy là một nhà sư Trung Á nước Khương. Theo Pelliot, “Ðầu thế kỷ thứ ba trước công nguyên, cũng tại Bắc Kỳ, vì mục đích buôn bán mà gia đình Nguyệt Thị Khang Tăng Hội (Pelliot dịch là Khang) đã định cư. Khang Tăng Hội về sau đã là một trong dịch giả trứ danh về kinh Phật sang chữ Hán.

Vẫn ở Bắc Kỳ năm 226 Tần Luận, người La Mã đã tới. Chắc hẳn cũng ở Bắc Kỳ vào năm 255 đã hoàn thành bản dịch sang Hán văn đầu tiên bộ kinh Phật Pháp Hoa Tam Muội” (xem Paul Pelliot, tựa dẫn “Mâu tử hay lý hoặc luận”, Khảo cổ tập san, số VII, 1971, tr. 31)

Thủ đô Bắc Kinh xây từ triều nhà Minh (1368-1644), Trung Quốc rất tự hào với đàn Nam Giao và Tử Cấm Thành, một kiến trúc vĩ đại của Á Ðông. Danh nhân Nguyễn An, người Việt, là kiến trúc sư vẽ kiểu dựng kinh đô Bắc Kinh. Nguyễn An, người phiên âm ra tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng Ðông, và viết chữ Hán, thì ông là người Tầu. Và cũng chẳng bao giờ Trung Quốc nêu danh tánh ông là người Việt (xem Nguyễn An, một người Việt Nam dựng thành Bắc Kinh, Ðông Thanh số 1, tháng 7, 1932, tr. 53-55).

LƯỢC SỬ TÊN HỌ NGƯỜI VIỆT

Nguyễn Vy-Khanh

Nghiên cứu tất cả hệ thống tên họ các dân tộc trên thế giới cho thấy người Việt có lẽ là một dân tộc đầu tiên, cùng với người Trung Hoa và Ðại Hàn, có một hệ thống tên họ đơn giản và hợp lý nhất. Người Nhật mải đến năm 1872 mới được quyền có họ, trước đó chỉ có các ngài đạiđanh (samourais) là có đặc quyền đó. Theo lịch sử Trung quốc, việc đặt họ tên bắt đầu từ năm 2852 trước Công nguyên, khi vua Phục Hi ra lệnh bắt dân chúng phải có một “gia tính” hay “tộc tính” để dễ phân biệt các hệ phái gia đình và định phép tắc hôn nhân. Ðến thế kỷ thứ V trước Công nguyên ở Trung quốc đã có hai loại “gia tính” được dùng: “tính” là họ gốc, do cha truyền con nối hoặc do vua ban, và dành cho nam giới; “thị” là họ cành, tức tên đặt khi mới sanh dùng cho cả nam lẫn nữ. Giới quý tộc vừa có Tính vừa có Thị, dân giả thì chỉ có tính. Từ đó phát xuất thành ngữ “bá” hoặc “bách tính”. Con trai đàn ông xưng “thị” để phân biệt sang hèn, con gái đàn bà xưng “tính” để phân biệt hôn nhân.

Theo huyền thoại, Lạc Long Quân và các vua Hùng đều rất gần dân chúng, biết hết sự tình của con dân. Như Lạc Long Quân chỗ ở là thủy phủ nhưng khi dân cần đến, đứng trên bờ gọi là ngài sẽ lên giúp dân. Nhân số bành trướng, lãnh thổ Bách Việt cũng thiên di từ phía nam sông Dương-tử xuống đồng bằng sông Hồng, hội nhập văn hóa và đồng hóa người Mường và các sắc dân địa phương. Tuy nhiên văn hóa nông nghiệp nền tảng của Việt tộc vẫn luôn trội bật. Do đó hơn hai ngàn năm trước, tổ tiên ta đã nghĩ lập ra “sổ điền” cốt để nhà vua kiểm kê nhân và dân số hàng năm hoặc theo một thời hạn cố định, mục đích nhằm phân chia ruộng nương thời đó thuộc về nhà vua. Việc phân chia này đòi hỏi một sự hiểu biết tường tận từng nóc gia. Với họ và tên gọi, quan chức triều đình có thể ấn định số người trong mỗi gia đình. Về sau thêm “sổ đinh” hoặc “sổ bộ”, ghi họ tên chính thức về hộ tịch từng cá nhân và gia đình. Rồi từ “sổ bộ”, mỗi gia đình lập một sổ riêng, ghi chú tất cả những việc cưới hỏi, sinh đẻ và tang ma. Ðó là ngờ uồn gốc của gia phả.

Nếu lịch sử là quá khứ và nền tảng của một dân tộc thì gia phả là lịch sử hình thành và phát triển của gia tộc. Gia phả phát xuất từ Trung quốc dưới dạng thức “thế bản” từ thời nhà Chu (111-256 trước Công nguyên) trong khi ở Việt Nam có thể gia phả đã có từ trước, nhưng theo lịch sử biên chép thì gia phả xuất hiện từ năm 1026 vào thời vua Lý Thái Tổ, gia phả đầu tiên được gọi là Hoàng-triều ngọc-điệp. Tục làm gia phả phát triển mạnh ở hai miền Bắc và Trung, trong Nam rất ít gia đình làm gia phả ở đấy còn được gọi là “gia phổ” và biến thái thành “tông chi” tức tờ “tông chi tông đồ” cốt để phân phối gia tài hơn là để phân chia ngành ngọn của gia đình. Theo ông Dã Lan Nguyễn Ðức Dụ, lý do là để tránh sự khủng bố của thực dân Pháp (1).

Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con khác sao lại bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con. “Họ” theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến, nối kết con người với đất ruộng: một mái nhà, một gia đình, một họ. Họ và tên của một người định vị trí của cá nhân người đó trong xã hội, xác định cá thể trong một toàn thể. Họ tên của người Việt thông thường gồm có theo thứ tự: họ, chữ lót hoặc tên đệm, và tên gọi. Trừ một vài ngoại lệ, người Việt thường gọi nhau bằng tên gọi (prénom, petit nom; first name): bà Nhị, cô Yến, ông Khanh, cụ Mục, cháu Khuê, v.v.

Họ (Tính):

Số họ người Việt rất hạn chế, có khoảng 140 họ khác nhau – chúng tôi ghi lại trong danh sách ở cuối bài. Do đó có thành ngữ “trăm họ” (bách tính, còn đọc là “bá tánh”) thời xưa thường dùng để chỉ dân chúng cả nước. Ông Dã Lan Nguyễn Ðức Dụ trong cuốn Gia Phả đã dẫn có nói đến ba trăm họ tối đa có thể có nhưng ông đã không lập danh sách (2). Cũng theo ông, người Trung quốc cũng chỉ có ba trăm họ trong khi người Nhật Bản xử dụng đến một trăm ngàn tên họ khác nhau. Người Pháp gọi “họ” là “nom de famille” và “patronyme”, người Anh Mỹ, “family name” và “patronym”.

Những họ Việt Nam thường gặp nhất là Nguyễn, Phạm, Phan, Trần, Lê, Vũ/Võ, Trương, Huỳnh/Hoàng. Nhiều người mang cùng một họ không có nghĩa là họ có cùng một gốc gác. Thời xưa và nhất là ở nhà quê, người ta phân biệt nhau bằng cách gọi “họ Nguyễn làng Tiên Ðiền”, “họ Nguyễn làng Tây Sơn”, v.v. Trong nhiều làng thôn, tất cả mọi người cùng mang một họ. Có người cắt nghĩa là vì vào thời lập quốc, người Việt chỉ có một tổ tiên chung là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ðến thời hiện đại, những người Việt này chứng minh mỗi dòng họ một tổ tiên riêng.

Từ khi bị người Tàu đô hộ, người Việt chính thức theo chế độ phụ hệ, do đó con cái phải lấy họ cha. Theo dân luật, con phải lấy họ cha, không có vấn đề tự do lựa chọn. Họ không thể cho người ngoài họ dùng và trên nguyên tắc không thể thay đổi. Có hẳn cả một hiệp ước quốc tế năm 1959 về thay đổi họ. Tuy nhiên trong Nam từ thời Pháp thuộc có khuynh hướng dùng cả họ cha và họ mẹ mà đặt cho con, thí dụ con đầu lấy họ cha thì con thứ lấy họ mẹ, anh chị em ruột mà họ khác nhau là vì vậy!

Họ kép:

Nhiều gia đình mang họ kép, như Vũ-Ðỗ Thìn, Ðặng-Trần Huân, Trần-Lê Quang, v.v.. Tuy nhiên cần phân biệt hai loại họ kép:

– Họ + tên đệm: Các họ Ðặng-Xuân, Ðặng-Vũ và Ngô-Vi, Ngô-Thời, xuất phát từ một gia đình gốc họ Ðặng và họ Vũ, nhưng vì muốn phân biệt chi nhánh nên đã thêm tên đệm vào họ. Yếu tố này không phải là họ, nhưng giữ nhiệm vụ tên lót trung gian giữa họ và tên. Nhưng những họ đi kèm với tên đệm “Bá, Thúc” phải được coi như họ đơn, vì những tên lót này chỉ là những chữ lót chung.

– Họ kép hợp bởi hai họ: Ðây là những họ kép chính thức. Thường thấy có: Vũ-Ðỗ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần. Vì một lý do nào đó, một người xử dụng họ kép và truyền lại cho các thế hệ sau. Trước hết là trường hợp người con nuôi, y thêm họ gia đình cha mẹ nuôi vào họ gốc. Họ mới đi trước họ gốc. Ðó là hoàn cảnh của nhà thơ Ðặng-Trần Côn, tác giả Bích-Câu kỳ-ngộ và Chinh Phụ Ngâm Khúc. Là con nuôi của một gia đình họ Ðặng, ông vốn tên là Trần Côn. Con cháu thường vẫn tiếp tục giữ họ kép đó. Nhưng có trường hợp có người con lấy lại họ cũ, như con cháu Vũ-Phạm Hàm, gốc họ Phạm, làm con nuôi người bạn của cha họ Vũ nên mới có họ kép là Vũ-Phạm. Về sau, có người còn giữ họ Vũ-Phạm, nhưng đa số lấy lại họ gốc là Phạm vì ông chỉ truyền họ kép Vũ-Phạm cho một trong chín người con.

Một lý do khác thông thường hơn. Vua chúa ngày xưa thường cho phép một số quan lại có công với triều đình hoặc đỗ đạt cao được đổi tên và có khi cho phép theo họ của vua (quốc tính), xem đó là một cách tưởng thưởng trọng hậu. Có người bỏ hẳn họ gốc để lấy họ vua như Mạc Cảnh Vinh được chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên cho phép đổi thành Nguyễn-Phúc Vinh. Nhưng thường người được đổi họ được phép giữ họ gốc ghép vào họ mới mà thành ra họ kép. Huỳnh Ðức, quan triều đại Gia-Long trở thành Nguyễn-Huỳnh Ðức. Các con ông là Nguyễn-Huỳnh Thành, Nguyễn-Huỳnh Thừa, v.v.. Tuy nhiên con gái vẫn giữ họ gốc Huỳnh vì con gái không mang quốc tính. Chỉ có thời Tống Nho mới có những phân biệt nam nữ như vậy!

Hiện nay người ta thấy có nhiều họ kép loại nhưng thường gồm hai họ của vợ chồng dùng đặt cho con cái. Các họ kéo mới này không thể trường tồn vì không được mọi người và tục lệ chấp nhận. Hơn nữa, những người con của họ, một khi lập gia đình lại sẽ đổi họ kép đặt cho con, họ kép của người phối ngẫu mới có thể là một họ khác.