Học cấp 3 ở phần lan mất bao nhiêu tiền

Phần Lan hiện nay đang là điểm đến du học vô cùng phổ biến đối với các bạn học sinh, sinh viên khi muốn lựa chọn học tập ở một quốc gia Châu Âu với mức học phí hợp lý và chi phí sinh hoạt phải chăng. Cùng chính sách hỗ trợ nhiều học bổng lên tới 100% cộng với nhiều khoản trợ cấp tiền sinh hoạt phí cực lớn và cơ hội được ở lại làm việc sau tốt nghiệp, Phần Lan là một đất nước đáng để cân nhắc cho kế hoạch du học của bạn.

Show

“Thư viện du học Phần Lan” ở đây sẽ cung cấp những danh mục thông tin quan trọng về du học Phần Lan, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và tích góp cho mình những hiểu biết cần thiết để hành trình du học của bạn được thuận lợi và hiệu quả nhé!

Mục 1: Thông tin tiêu biểu về quốc gia Phần Lan

  • Tên chính thức: Cộng hòa Phần Lan
  • Thủ đô: Helsinki
  • Quốc khánh: Ngày 6 tháng 12
  • Dân số: 5.538.082 người
  • Diện tích: 303.511 km²
  • Ngôn ngữ: Tiếng Phần Lan, tiếng Anh, tiếng Thụy Điển
  • Tiền tệ: Đồng Euro (EUR)
  • Vào EU: Năm 1995
  • Vị trí địa lý: Thuộc khu vực Bắc Âu, giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan
  • Khí hậu: Nhiệt độ cao nhất lên tới 25°C vào mùa hè và thấp nhất là khoảng -20°C vào mùa đông

Mục 2: Hệ thống giáo dục đại học Phần Lan

Hệ thống giáo dục đại học Phần Lan gồm có 2 loại hình trường là đại học Nghiên cứu và đại học Khoa học Ứng dụng. Bạn có thể tham khảo thông tin đào tạo của từng loại hình trường ở bảng bên dưới.

BẬC HỌCTHỜI GIAN HỌCYÊU CẦU ĐẦU VÀOHỌC PHÍ & HỌC BỔNGNGÀNH HỌC CHÍNH

Đại học Nghiên cứu

Cử nhân3 nămSAT 1/2, một số trường yêu cầu IELTSHọc bổng 50% – 100% và trợ cấp sinh hoạt phíKinh tế, Khoa học, Nghiên cứuThạc sĩ2 nămTốt nghiệp đúng chuyên ngành, GPA 7.0, IELTS 6.5Học phí 8000 – 15.000 EUR/năm

Học bổng 50% – 100% và trợ cấp sinh hoạt phí lên đến 7000 EUR

Đại học Khoa học Ứng dụng

Cử nhân3.5 – 4 năm80% thi đầu vào, 20% xét điểm SAT 1Học bổng 20% – 70%Kinh tế, Kỹ thuật, Điều dưỡng, Nhà hàng khách sạn, Thiết kế game, BITThạc sĩ2 nămTốt nghiệp đại học, có 3 năm kinh nghiệm làm việc cùng chuyên ngànhHọc phí 8000 – 15.000 EUR/năm

Kỳ nhập học: Cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 hằng năm. Một số trường KHUD như Centria, LAB có tuyển sinh bậc cử nhân tháng 1.

Thời gian nộp đơn: Mở cổng tuyển sinh tại website https://studyinfo.fi/wp2/en/ vào tháng 1 hàng năm đối với kỳ nhập học tháng 8 và tháng 9, và bắt đầu tuyển sinh từ tháng 9, tháng 10 đối với kỳ nhập học tháng 1.

Mục 3: Chuỗi ưu điểm của du học Phần Lan

1/ Số lượng sinh viên quốc tế đông đảo

Theo thống kê, các trường Phần Lan cung cấp hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh cho các bậc cử nhân và thạc sĩ ở 13 trường đại học Nghiên cứu và 23 trường đại học Khoa học Ứng dụng. Tại Phần Lan có hơn 20.000 sinh viên quốc tế và đa phần là sinh viên đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Nga. Sinh viên Việt Nam hiện tại ở Phần Lan vào khoảng hơn 2000 bạn, chiếm khoảng 10%.

Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục tại Phần Lan đang lên kế hoạch mở rộng và thu hút các bạn học sinh, sinh viên đến từ Châu Á. Chính vì vậy, các bạn yên tâm là mình sẽ được chào đón rất nồng nhiệt tại quốc gia này nhé!

2/ Các trường đại học hàng đầu thế giới

Phần Lan với những trường đại học Top đầu thế giới chính là sự thu hút cực kỳ mãnh liệt đối với các bạn học sinh, sinh viên. Quốc gia này có 6 trường đại học nằm trong Top 500 thế giới trên bảng xếp hạng của The Times Higher Education năm 2023 bao gồm:

  • Đại học Helsinki hạng 110
  • Đại học Aalto hạng 201 – 250
  • Đại học Oulu hạng 301 – 350
  • Đại học Tampere hạng 301 – 350
  • Đại học Turku hạng 351 – 400
  • Đại học Vaasa hạng 351 – 400

3/ Ngành học đa dạng được giảng dạy bằng tiếng Anh

Với hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh, các ngành học phổ biến khi du học Phần Lan năm 2024 cho sinh viên quốc tế gồm có: Truyền thông, Kiến ​​trúc, Khoa học môi trường, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Nghệ thuật và Thiết kế. Các chương trình dành cho sinh viên quốc tế đều được thiết kế 100% bằng tiếng Anh, các bài giảng, kiểm tra, sách vở liên quan đến môn học đều bằng Anh ngữ. Bên cạnh các ngành nêu trên, các trường đại học Phần Lan cũng đào tạo rất tốt về Giáo dục, Khoa học xã hội, Luật pháp, Kinh doanh và Nhân văn.

Điều đặc biệt hơn là nhiều trường đại học hàng đầu Phần Lan tập trung vào nghiên cứu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Ví dụ, Đại học Tampere có rất nhiều trung tâm nghiên cứu xem xét các bệnh nan y khác nhau như ung thư, bệnh celiac, bệnh bạch cầu… Điều này tạo nên sự khác biệt và thu hút mạnh mẽ của Phần lan so với các quốc gia khác ở Bắc Âu.

4/ Học bổng hấp dẫn, học phí hợp lý

Theo tổ chức OECD (Organization Economic Cooperation and Development), Phần Lan là nước thành công nhất thế giới trong nền giáo dục. Giáo dục được đánh giá cao ở Phần Lan và đặt tiêu chuẩn cao cho giáo dục là một trong những nền tảng chiến lược của quốc gia này. Chính vì vậy, trước tháng 8/2017, Phần Lan hoàn toàn miễn phí học phí cho sinh viên quốc tế. Nhưng sau này, Phần Lan đã bắt đầu thu học phí nhưng cung cấp các gói học bổng cực kỳ hấp dẫn để hỗ trợ sinh viên quốc tế.

Chính phủ Phần Lan đưa ra mức học phí cho 1 năm học tại các trường đại học ở Phần Lan tối thiểu là 1.500 EUR. Các trường sẽ dựa vào số tiền này mà quy định mức học phí.

Học phí sẽ giảm mạnh khi bạn sở hữu một suất học bổng du học Phần Lan. Giá trị học bổng có thể lên đến 100% học phí đối với các trường như Đại học Aalto, Đại học Công nghệ Tampere, Đại học Helsinki Metropolia, Đai học Karelia… hoặc dao động từ 10% – 80% đối với những trường khác.

Các bạn có thể tham khảo thông tin các chương trình học bổng trên website hoặc để biết thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhất thì hãy nhanh tay liên hệ với Viet Global để được tư vấn miễn phí nhé!

5/ Chi phí sinh hoạt tại Phần Lan không quá đắt

Khi du học tai Phần Lan, trung bình các sinh viên thường mất khoảng 700 – 1.500 EUR/tháng cho chi phí sinh hoạt. Mức phí cao hay thấp tùy thuộc vào thành phố mà bạn chọn để sinh sống, học tập và cả thói quen chi tiêu cá nhân.

Mức sinh hoạt phí ở một số thành phố của Phần Lan:

  • Helsinki: 810 – 980 EUR/tháng (22,68 – 27,44 triệu VND)
  • Jyvaskyla: 700 – 750 EUR/tháng (19,6 – 21 triệu VND)
  • Tampere: 730 – 850 EUR/tháng (20,44 – 23,8 triệu VND)
  • Oulu: 550 – 770 EUR/tháng (15,4 – 21,56 triệu VND)

Chiếm gần phân nửa số tiền sinh hoạt của các bạn du học sinh tại Phần Lan (44%) hàng tháng, tiền thuê nhà sẽ có sự chênh lệch do đặc tính chỗ ở nên bạn có thể tự lựa chọn.

  • Nếu sống 1 mình thì sẽ cần 416 EUR/tháng
  • Nếu ở chung thì chỉ tốn khoảng 160 – 380 EUR/tháng
  • Nếu sống trong khu chung cư thì sẽ tầm khoảng 239 EUR/tháng

Ở các thành phố lớn thì chi phí càng đắt đỏ hơn, đặc biệt cao nhất là ở thủ đô Helsinki. Tuy vậy, ở các thành phố lớn có ưu điểm là các bạn sẽ dễ dàng kiếm được công việc làm thêm.

Tóm lại, nếu so sánh với các quốc gia khác trong Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch hoặc các cường quốc như Mỹ, Anh thì chi phí sinh hoạt ở Phần Lan vẫn rất phải chăng.

6/ Du học sinh được đi làm thêm trong khi học và ở lại tìm việc sau tốt nghiệp

Theo quy định của chính phủ Phần Lan, sinh viên được đi làm thêm 25 giờ/tuần với mức lương từ 7 – 15 EUR/giờ. Các công việc phổ biến cho sinh viên như giao sữa, giao báo, phục vụ trong nhà hàng, quán ăn, hái dâu… Điều này sẽ giúp các bạn trang trải một phần sinh hoạt phí.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được xin gia hạn visa thêm 1 năm để đi làm, và với visa của Phần Lan thì bạn có thể sống và làm việc tại hơn 25 nước trong khối Schengen.

7/ Văn hóa đặc sắc và vô vàn mỹ cảnh để du lịch và khám phá

Nếu bạn yêu thiên nhiên, thì Phần Lan là nơi tuyệt vời dành cho bạn. Bạn có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như trượt nước, lướt ván diều trên những hồ nước đóng băng, ngắm nhìn những con sói và gấu trắng trong công viên quốc gia hoặc rong chơi trên những ngọn đồi rừng ở Lapland. Trong các kỳ nghì, bạn có thể đi lên bờ biển phía tây hoặc phía bắc và trải nghiệm cực quang vô cùng đặc sắc, đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên cục kỳ hấp dẫn.

Đừng quên ghé thăm làng ông già Noel ở khu vực Lapland thuộc tỉnh Rovaniemi để ngắm các chú tuần lộc kéo xe trượt tuyết nhé! Và điều bạn chắc chắn phải thử đó chính là trải nghiệm phòng tắm hơi nổi tiếng của Phần Lan. Với dân số 5.3 triệu người, khắp đất nước Phần Lan có 3.3 triệu phòng tắm hơi, từ nhà riêng, văn phòng, nhà máy, trung tâm thể thao, khách sạn, tàu đến sâu dưới mặt đất trong hầm mỏ. Khoảng 99% người Phần Lan tắm hơi ít nhất 1 lần mỗi tuần. Đặc biệt, vào mùa hè, các chuyến đi tới các ngôi nhà riêng được mua để nghỉ dưỡng ở vùng quê với các phòng tắm hơi đặc biệt trong không gian trong lành là một trải nghiêm cực kỳ thích thú, vừa giúp bạn thư giãn lại vừa tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, các bạn có thể ghé thăm đảo Suomenlinn – một pháo đài quân sự trước đây được xây dựng trên 6 hòn đảo và tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của bờ biển Helsinki.

Mục 4: Nội dung các phần thi trong kỳ thi đầu vào Phần Lan

Kỳ thi đầu vào Phần Lan được sử dụng để tuyển sinh cho các nhóm ngành học:

  • Nhân văn và Giáo dục
  • Quản trị, Kinh doanh, Công nghệ thông tin và Truyền thông
  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Du lịch và Khách sạn
  • Đi biển
  • Công nghệ
  • Dịch vụ xã hội, Chăm sóc sức khỏe, Thể thao, Chăm sóc sắc đẹp

Bạn chỉ tham gia kỳ thi quốc tế đầu vào đại học Khoa học Ứng dụng Phần Lan một lần duy nhất, bất kể bạn đăng ký bao nhiêu chương trình học. Một số chương trình còn lại có cách thức và tiêu chí tuyển sinh riêng.

Để tham gia kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan, trước đó bạn cần đăng ký chương trình muốn học từ ngày 4/1 đến 18/1. Yêu cầu cơ bản để nộp đơn vào chương trình cử nhân các trường đại học Phần Lan bao gồm tốt nghiệp THPT, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 trở lên.

Việc lựa chọn sinh viên dựa trên bài thi viết (60%) và phỏng vấn (40%):

  • Thi viết thường vào tháng 2
  • Phỏng vấn (nhóm) vào tháng 3 (tất cả ứng viên đủ điều kiện vượt qua bài thi viết sẽ được mời tham gia phỏng vấn)

1/ Thi viết

Khoảng 1 tuần trước kỳ thi đầu vào, tất cả ứng viên đã đăng ký chương trình học tuyển sinh bằng kỳ thi đầu vào quốc tế sẽ nhận được một liên kết cá nhân qua địa chỉ email cung cấp trong đơn đăng ký.

Phần thi viết được thực hiện online riêng lẻ trên máy tính của ứng viên. Bạn cần làm quen và chú ý các hướng dẫn trước khi tham gia vào kỳ thi. Bài thi được thực hiện bằng tiếng Anh, gồm cả phần thi chung cho tất cả ứng viên và phần thi riêng cho lĩnh vực. Để được mời vào vòng phỏng vấn, bạn phải vượt qua tất cả các phần thi.

Nội dung và thời gian hoàn thành cụ thể được xác định cho từng phần thi. Khi hết thời gian dành riêng cho phần thi nào thì phần thi đó sẽ đóng lại. Nếu bạn không hoàn thành phần thi, phiên bản mới nhất của phần này sẽ được lưu làm câu trả lời của bạn. Bạn có thể hoàn thành các phần thi theo bất kỳ thứ tự nào. Bạn không thể quay lại các phần thi đã mở và hết thời hạn hoàn thành trước đó.

Các phần thi chung cho tất cả chương trình học

Kỹ năng lập luận (20 phút)

Bạn phải hoàn thành phần thi này bất kể bạn đăng ký chương trình gì. Phần này đánh giá kỹ năng lập luận logic và giải quyết vấn đề của bạn. Điểm tối đa là 20 và điểm tối thiểu được chấp nhận là 5 (năm 2022, điểm tối thiểu là 2). Điểm phạt được sử dụng trong phần này (câu trả lời sai bị trừ điểm). Chấp nhận câu hỏi chưa được trả lời.

Tiếng Anh (15 phút)

Bạn phải hoàn thành phần thi này bất kể bạn đăng ký chương trình gì. Phần này đánh giá các kỹ năng của bạn trong việc đọc và giải thích văn bản, chẳng hạn như hiểu mối quan hệ giữa các phần khác nhau của văn bản, nắm vững từ vựng và lập luận ngôn ngữ. Điểm tối đa là 20, điểm tối thiểu được chấp nhận là 7 (năm 2022, điểm tối thiểu là 4). Điểm phạt được sử dụng trong phần này. Chấp nhận câu hỏi chưa được trả lời.

Các phần thi cho từng lĩnh vực nghiên cứu

Kỹ năng toán học (20 phút)

Phần thi này bắt buộc đối với các ngành Công nghệ, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Tài nguyên thiên nhiên, Du lịch và Khách sạn, Đi biển, Dịch vụ xã hội, Chăm sóc sức khỏe, Thể dục thể thao và Chăm sóc sắc đẹp. Nội dung thi giống nhau cho tất cả các ngành trên.

Phần này đánh giá các kỹ năng toán học cơ bản của bạn. Trọng tâm là các phép tính cơ bản, tính toán tỷ lệ phần trăm, phương trình bậc nhất, hình học, lập luận toán học – logic và giải thích các bảng, đồ thị và sơ đồ. Điểm tối đa là 20, điểm tối thiểu được chấp nhận là 5 (năm 2022, điểm tối thiểu là 2). Điểm phạt được sử dụng trong phần này. Chấp nhận câu hỏi chưa được trả lời.

Kỹ năng giải toán nâng cao (30 phút)

Phần thi này bắt buộc đối với lĩnh vực Công nghệ, đánh giá khả năng của bạn về toán học và vật lý. Các câu hỏi toán học liên quan đến rút gọn biểu thức hữu tỷ, giải phương trình, hình học và lượng giác (ví dụ như tam giác vuông). Câu hỏi vật lý về các hiện tượng vật lý và công thức tính toán, khả năng tính toán và suy luận của bạn trên cơ sở kiến thức vật lý cơ bản và các mô hình đã cho, cũng như khả năng giải thích các biểu đồ, đồ thị và sơ đồ.

Trong phần này, bạn được phép sử dụng máy tính hàm của hệ thống thi. Điểm tối đa là 20 và điểm tối thiểu được chấp nhận là 2. Điểm phạt được sử dụng trong phần này. Chấp nhận câu hỏi chưa được trả lời.

Kỹ năng đạo đức (10 phút)

Phần thi này bắt buộc đối với các ngành Dịch vụ xã hội, Chăm sóc sức khỏe, Thể dục thể thao, Chăm sóc sắc đẹp, Nhân văn và Giáo dục. Nội dung thi giống nhau cho tất cả các ngành trên.

Phần này đánh giá kỹ năng của bạn trong việc nhận ra bản chất đạo đức của các tài liệu. Điểm tối đa là 20, điểm tối thiểu được chấp nhận là 8 (năm 2022, điểm tối thiểu là 2). Điểm phạt được sử dụng trong phần này. Chấp nhận câu hỏi chưa được trả lời.

2/ Phỏng vấn (thảo luận nhóm)

Phần thi này chung cho tất cả ngành học và ứng viên chỉ tham gia một cuộc phỏng vấn nhóm. Các ứng viên được mời đến các nhóm phỏng vấn theo lĩnh vực nghiên cứu, dựa trên chương trình học cao nhất trong danh sách các ưu tiên của họ khi vượt qua kỳ thi viết.

Phỏng vấn nhóm bao gồm thảo luận nhóm và viết luận ngắn bằng tiếng Anh. Một nhóm nhỏ các ứng viên sẽ được giao một chủ đề để thảo luận nhóm. Trong phần viết, mỗi ứng viên viết riêng một văn bản dạng bài luận ngắn (khoảng 500 – 1000 ký tự). Thời lượng phỏng vấn nhóm là 60 phút.

Điểm tối đa của phỏng vấn nhóm là 40 và điểm tối thiểu được chấp nhận là 8. Trong cuộc phỏng vấn nhóm, trọng tâm là kỹ năng nói tiếng Anh của ứng viên. Kỹ năng tương tác của ứng viên cũng được đánh giá trong cuộc phỏng vấn nhóm. Phần thi viết tiếng Anh được đánh giá đạt / không đạt.

Mục 5: Cấu trúc bài thi đầu vào Phần Lan theo chuyên ngành

Các môn thi của Finnips tùy thuộc vào ngành học của chương trình cử nhân và khối ngành đó. Hệ thống các môn thi của Finnips như sau:

1/ Ngành Kinh doanh, Quản trị và Khoa học xã hội (Business and Administration, Social Sciences)

  • Toán (logical thinking): Dạng toán trắc nghiệm, có nhiều điểm tương đồng với môn Toán trong kỳ thi SAT của Hoa Kỳ
  • Tiếng Anh: Chọn đáp án trắc nghiệm (multiple choice), viết bài luận (essay)
  • Thảo luận nhóm (group discussion)

2/ Ngành Du lịch, Quản trị nhà hàng khách sạn (Hospitality and Tourism Management)

  • Tiếng Anh: Chọn đáp án trắc nghiệm (multiple choice), viết luận (essay)
  • Toán (logical thinking)
  • Phỏng vấn cá nhân
  • Kinh nghiệm làm việc

3/ Khối các ngành Kỹ thuật, Công nghệ thông tin (Engineering and Information Technology)

  • Toán + Vật lý + Hóa học: Thi trong thời gian 90 phút / 3 môn
  • Tiếng Anh: Đọc hiểu và viết luận

4/ Ngành Y tá và Điều dưỡng (Nursing)

  • Toán (logical thinking)
  • Tiếng Anh
  • Phỏng vấn cá nhân

Mục 6: Thủ tục dự tuyển kỳ thi đầu vào Phần Lan

Nộp bản sao công chứng các giấy tờ, hồ sơ bao gồm:

  • Học bạ THPT
  • Bằng tốt nghiệp THPT
  • IELTS hoặc TOEFL
  • Hộ chiếu hoặc CMND
  • Các giấy khen, chứng nhận thành tích học tập hoặc phong trào (nếu có)

Mục 7: Các chương trình học bổng đã được công bố của các trường đại học Phần Lan

Du học Phần Lan vốn được biết tới bởi đông đảo học sinh và phụ huynh tại Việt Nam vì chính sách học bổng cực cao lên tới 100% học phí cũng như có thêm cả học bổng hỗ trợ sinh hoạt phí. Điều này giúp các bạn có điểm GPA cao cũng như trình độ tiếng Anh tốt có cơ hội đi du học với chi phí thấp.

Viet Global xin cập nhật lại danh sách học bổng của các trường đại học Phần Lan năm 2024.

1/ Học bổng Đại học Tampere

Đại học Tampere có 2 loại học bổng:

  • Học bổng 50% – 100% học phí dành cho chương trình thạc sĩ trong 2 năm
  • Học bổng toàn cầu 2 năm chương trình thạc sĩ dành cho một số sinh viên suất xắc bao gồm 100% học phí + 7000 EUR sinh hoạt phí

Để đủ điều kiện nhận học bổng trong năm thứ 2, bạn phải đạt được ít nhất 55 tín chỉ.

Nếu sinh viên không được cấp học bổng trong kỳ xét tuyển đầu vào, nhưng đã hoàn thành đủ 65 tín chỉ ECTS với GPA không dưới 3.0/5.0, các bạn có thể xin học bổng 50% học phí cho năm 2.

2/ Học bổng EDUFI

Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan (EDUFI) trao tặng học bổng cho sinh viên quốc tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp, các nhà nghiên cứu (sau đại học hoặc sau tiến sĩ), giáo viên và nhân viên hành chính của các trường đại học.

3/ Học bổng Đại học LUT

Đại học LUT cung cấp 3 hạng mục học bổng khác nhau:

  • Học bổng 50% học phí:
  • Học bổng 100% học phí
  • Học bổng toàn phần bao gồm 100% học phí chương trình thạc sĩ 2 năm cộng với chi phí sinh hoạt là 600 EUR/năm

Lưu ý: Học bổng toàn phần rất hiếm và chỉ được trao cho những sinh viên đạt điểm đặc biệt cao trong quá trình tuyển chọn. Tất cả các chương trình không cung cấp học bổng toàn phần.

4/ Học bổng Đại học Helsinki

Đại học Helsinki có chính sách hỗ trợ như sau:

  • Tài trợ hoàn toàn gồm học phí + 10.000 EUR
  • Trợ cấp toàn bộ học phí (dao động từ 13.000 – 18.000 EUR)

Thời hạn của học bổng là 2 năm. Đối với tất cả các học bổng, sinh viên được yêu cầu học toàn thời gian (đạt được ít nhất 55 ECTS mỗi năm) để đáp ứng các điều kiện của học bổng. Sau năm học đầu tiên, tiến độ học tập của bạn sẽ được kiểm tra và tùy thuộc vào sự tiến bộ của bạn, học bổng sẽ được tiếp tục.

Tất cả các ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bạn đủ điều kiện cho chương trình thạc sĩ tại Đại học Helsinki
  • Bạn phải chịu học phí: Công dân của các quốc gia không thuộc EU / EEA không có hộ khẩu thường trú trong khu vực EU / EEA phải chịu học phí, bạn có thể kiểm tra Câu hỏi thường gặp trên website Studyinfo để biết liệu bạn có bắt buộc phải trả học phí hay không
  • Bạn đáp ứng các yêu cầu để được cấp thị thực nhập cảnh và giấy phép cư trú vào Phần Lan
  • Bạn đã đạt được kết quả xuất sắc trong các nghiên cứu trước đây của mình và có thể chứng minh điều này trong đơn đăng ký của bạn

5/ Học bổng Đại học Aalto

Đại học Aalto tài trợ học bổng 50% – 100% học phí.

Các chương trình học bổng khác vẫn đang tiếp tục cập nhật.

Mục 8: Visa du học Phần Lan

1/ Hồ sơ visa

Visa Phần Lan là dạng thẻ rời, có thời hạn 1 năm hoặc 2 năm. Tùy theo thời hạn các bạn học sinh muốn xin.

  • Tất cả các hồ sơ visa upload online tại cổng Enterfinland
  • Sau khi upload hồ sơ, gọi điện thoại đặt lịch hẹn nộp visa tại Đại sứ quán Phần Lan tại đây

2/ Đóng học phí năm 1 tại ngân hàng

– Nếu học sinh trực tiếp đi đóng visa du học Phần Lan, cần mang theo hộ chiếu, thư chấp nhận học (acceptance letter), hóa đơn học phí (invoice). Nếu phụ huynh đi đóng thì mang thêm chứng minh nhân dân của phụ huynh, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu.

– Sau khi đóng xong, học sinh yêu cầu ngân hàng cấp điện chuyển tiền bản gốc có ký tên và đóng dấu của ngân hàng và nộp lại điện chuyển tiền cho công ty.

– Mua bảo hiểm Swisscare có giá trị 1 năm là 198 EUR hoặc bảo hiểm khác có giá trị bảo hiểm trên 45.000 EUR

– Khám sức khỏe và chích ngừa theo yêu cầu của trường (nếu trường yêu cầu). Học sinh nên khám tại các bệnh viện lớn hoặc bệnh viện quốc tế để có thể xác nhận bằng form tiếng Anh, và bệnh viên có đầy đủ các loại xét nghiệm cần thiết.

– Gửi vào tài khoản ngân hàng số tiền tối thiểu 6.720 EUR (200 triệu VND) để chứng minh tài chính 1 năm chi phí sinh hoạt tại Phần Lan. Tài khoản bắt buộc đứng tên học sinh.

– Lấy xác nhận số dư tài khoản, yêu cầu ngân hàng cấp bản song ngữ có phần quy đổi tương đương từ VND sang EUR.

– Duy trì số dư tài khoản đến lúc có visa. Không sử dụng tài khoản sổ tiết kiệm. Nếu xin visa 2 năm thì số tiền là 6.720 EUR x2 = 13.400 EUR/năm.

3/ Phí xin visa

  • Học sinh dưới 18 tuổi: 240 EUR
  • Học sinh trên 18 tuổi: 350 EUR

Lưu ý: Học sinh ra Hà Nội để nộp hồ sơ xin visa và phỏng vấn.

Mục 9: Hồ sơ cần chuẩn bị để du học Phần Lan

  • Bản gốc hộ chiếu và 1 bản photo (photo tất cả các trang có đóng dấu, trừ trang trắng, và hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 1 năm kể từ ngày đến Phần Lan)
  • Bản gốc học bạ THPT, bằng tốt nghiệp THPT / giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
  • Bản gốc các bằng tiếng Anh (IELTS, TOEFL) hoặc giấy khen, giấy chứng nhận khác (nếu có)
  • Bản gốc hoặc bản sao y giấy khai sinh
  • 5 tấm hình 47×36 mm (chụp rõ hai tai, không đeo kính, phông nền trắng)
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập của bố mẹ
  • Thư chấp nhận cho con đi du học của bố mẹ có công chứng của địa phương nơi cư trú (làm thành 2 bản gốc)
  • Bản sao CMND của bố mẹ
  • Giấy tờ nhà đất, sổ tiết kiệm

Chú ý: Sinh viên cần có mặt trực tiếp tại Đại sứ quán Phần Lan (Hà Nội) để thực hiện thủ tục nộp đơn, phỏng vấn với các viên chức Lãnh sự (nếu có), và lấy dấu vân tay (thủ tục bắt buộc). Hãy nhớ phải có mặt trước giờ hẹn 15 phút!

Mục 10: Danh sách các trường đại học Phần Lan và ngành học bằng tiếng Anh

1/ Đại học Khoa học Ứng dụng

Danh sách trường

Đại học ArcadaĐại học KymenlaaksoĐại học Central OstrobothniaĐại học LahtiĐại học DiakoniaĐại học LaureaĐại học Haaga – HeliaĐại học METROPOLIAĐại học HamkĐại học MikkeliĐại học HUMAKĐại học North KareliaĐại học JyvaskylaĐại học OuluĐại học KajaaniĐại học ÅlandĐại học Bách Khoa Kemi – TornioĐại học RovaniemiĐại học TAMKĐại học SAMKĐại học TurkuĐại học SavoniaĐại học Vaasa (VAMK)Đại học SeinäjokiĐại học Yrkeshögskolan NOVIAĐại học Bách Khoa South Carelia

Danh sách ngành học bằng tiếng Anh

Quản trị kinh doanh quốc tếCông nghệ thông tinQuản trị du lịch khách sạnCơ khí và Công nghệ sản xuấtQuản lý công nghiệpKỹ sư hậu cầnQuản trị hệ thống thông tinKỹ sư công nghiệpQuản trị cơ sở vật chất

2/ Đại học Nghiên cứu

Danh sách trường

Đại học HelsinkiĐại học Åbo AkademiĐại học JoensuuĐại học Kỹ thuật LappeenrantaĐại học JyväskyläĐại học Kỹ thuật TampereĐại học KuopioĐại học Kỹ thuật HelsinkiĐại học LaplandĐại học Kinh tế HelsinkiĐại học OuluĐại học Kinh tế HankenĐại học TampereĐại học Kinh tế TurkuĐại học TurkuĐại học Mỹ thuậtĐại học VaasaHọc viện SibeliusĐại học Sân khấu Điện ảnhĐại học Thiết kế

Danh sách ngành học bằng tiếng Anh

Quản trị kinh doanh quốc tếCông nghệ thông tin và Truyền thôngQuản trị du lịch khách sạnCơ khí và Công nghệ sản xuấtQuản lý công nghiệpCông nghệ và Hóa họcQuản trị hệ thống thông tinKỹ sư hậu cầnQuản trị cơ sở vật chấtKỹ sư công nghiệp

Vậy là Viet Global vừa đưa bạn dạo quanh “Thư viện du học Phần Lan” và xem qua các danh mục thông tin quan trọng cần nắm rõ về du học Phần Lan. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho hành trình du học tại “đất nước ngàn hồ”.