Học đi đôi với hành có nghĩa là gì

Đề bài: Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Bài làm:

Bạn đang xem: Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Lâu nay câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” vẫn luôn được các thầy cô, các bậc phụ huynh lấy ra để khuyên dạy học trò, con của mình. Nó gần như là một chân lý, một sự thật không thể chối cãi. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận không nhỏ những con người đang thầm bác bỏ hoặc đi ngược lại với câu nói ấy. Nhưng tôi cho rằng việc ấy là chưa đúng, là chưa thực sự thấu hiểu ý nghĩa của câu nói, cần phải giải thích cặn kẽ ý nghĩa của câu tục ngữ này thì mới mong cải thiện được những quan điểm hết sức sai lầm này.

Việc đầu tiên chúng ta cần phải nắm được ý nghĩa của “học” và “hành”, đây là hai từ có nghĩa rất rộng, đi sánh đôi trong câu nói trên. Có thể hiểu một cách sơ bộ, học là quá trình con người tìm tòi, thu nạp kiến thức thông qua sách vở, thầy cô, bạn bè, kinh nghiệm của nhân loại,… Lứa tuổi học sinh chúng ta thì việc học chủ yếu diễn ra trên trường, chúng ta tích lũy kiến thức qua từng bài học, qua sách giáo khoa là chủ yếu. Nhưng tựu chung lại phần học thường nghiêng về lý thuyết, chúng ta tiếp thu những thành tựu đã có sẵn, đó là những kiến thức rập khuôn được truyền dạy lại. Tuy nhiên trong thực tế, những kiến thức này khi áp dụng lại sẽ có phần khác. Chính vì vậy, mới sinh ra chữ “hành” đi chung với chữ “học”. Hành là thực hành, là hành động, là đưa lý thuyết vào thực tiễn. Đó là một cách mà con người kiểm tra, củng cố lại lý thuyết, đồng thời biến những thứ vốn chỉ tồn tại trên giấy vở thành sản phẩm hữu hình, thành kết quả có giá trị thực tiễn.

Qua định nghĩa hai từ đơn “học” và “hành” ta có thể suy ra nghĩa của cả câu ấy là một lời khuyên hữu ích, khuyên con người ta học xong thì phải bắt tay vào mà thực hành, để tạo ra thành quả từ những gì chúng ta đã học. Nếu không lý thuyết chỉ mãi nằm chết trên giấy, những bản thiết kế mãi chỉ là bản vẽ xinh đẹp mà không bao giờ thành những tòa nhà chọc trời vĩ đại, sẽ chẳng có một viên thuốc nào ra đời nếu như các nhà nghiên cứu chỉ mải miết học thuộc lý thuyết suông và vẽ công thức cho nhau xem mà chưa một lần khoác áo bluose trắng vào phòng thí nghiệm.

Con người thường tự tạo cho mình những lý do hài hước để không phải thực hành, họ cho rằng chúng quá “dễ”, nhưng liệu họ đã nhìn nhận đúng chưa? Các bạn biết đấy bảo một sinh viên y đọc hết vài trăm cuốn sách y khoa và ghi nhớ nó thì rất dễ dàng, các thao tác phẫu thuật đều trở nên đơn giản trong sách, nhưng liệu đã có vị bác sĩ nào chỉ học lý thuyết mà dám cầm dao mổ chưa? Chắc chắn là không, cả nhân loại không cho phép điều đó, người làm bác sĩ đã phải lăn lộn thực tập hàng năm trời trên miếng da lợn, rồi mới dám khâu một vết thương nhỏ xíu trên bệnh nhân. Rồi một ví dụ đơn giản hơn, các sinh viên thường rất lười thực tập, họ thích chơi game và đọc truyện hơn. Khi kết thúc kỳ thi thực hành họ bước vào phòng thi với một tâm trạng hoang mang và liên tục hỏi nhau những câu đại loại như: Cái này làm thế nào, cái kia làm thế nào, tôi chưa từng làm,… Và kết quả họ thi rớt, bởi sai quy trình kỹ thuật! Thật hài hước, chưa tự tay làm bao giờ thì đừng nói 1 lý thuyết, có 100 lý thuyết cũng chẳng cứu nổi các bạn. Thực hành chính là bài học kinh nghiệm lớn nhất! Đấy là nói xa, nói gần thì, học sinh chúng ta cũng thường có tư tưởng ấy, học nói tiếng Anh nhưng chỉ đọc bằng mắt, tìm mọi cách ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp có khi còn giỏi hơn cả người bản địa, nhưng đến khi gặp một vị khách Tây, câu duy nhất chúng ta phát ra được là “Hello,…” và không có sau đó nữa. Lý do là vừa chúng ta có học nhưng không hành, học ngôn ngữ thì trước tiên phải nghe và nói được, nhưng chúng ta thiếu cả hai vì không được luyện tập, không có phản xạ.

Rồi lại nói, học là một việc ai cũng có thể làm được, nhưng hành thì cần cả một quá trình lặp đi lặp lại, lần đầu là thử, lần thứ 2 là tìm sai sót, lần thứ ba đến lần thứ n là những lần luyện tập và củng cố. Một ví dụ lớn nhất, ấy là việc viết chữ, chữ đẹp hay xấu cốt ở cái thực hành nhiều hay ít, có đủ kiên nhẫn và chuyên chú hay không, chứ đừng đổi tại hoa tay ít hay nhiều. Hay việc chúng ta giải bài tập toán, sách giáo khoa sẽ cho ta các bước làm, nhưng không phải bài toán nào cũng làm như thế, toán học không phải như thế, toán học buộc người ta phải thực hành và sáng tạo, lô-gic, nếu cố áp lý thuyết cứng ngắc mà thì bạn sẽ chẳng bao giờ giải được một bài toán nào cả.

Tóm lại, học và hành là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết với nhau, bỏ một trong hai đều không được. Ta cứ nghĩ rằng trong một căn nhà, thì lý thuyết sẽ là phần móng, còn thực hành sẽ là tường, cột, mái nhà và ti tỉ thứ khác. Cũng có thể ví dụ vui rằng học và hành là đôi bạn cùng tiến, cái này hỗ trợ bổ sung cho cái kia phát triển và tạo ra được những thành quả tốt đẹp, những thành công đáng có. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cần nắm rõ câu nói “Học đi đôi với hành” để áp dụng vào quá trình học tập của bản thân và cuộc sống sao này. Kiến thức học vào mà để yên là kiến thức chết, là vô nghĩa, chỉ có thực hành mới làm chúng sống dậy để sáng tạo ra những điều kỳ diệu.

Không chỉ có bài làm văn Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành, Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành, Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay, Mối quan hệ giữa học và hành cùng rất nhiều những bài làm văn hữu ích khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và ứng dụng cho nhu cầu làm văn của mình thêm phần chuyên nghiệp và đễ dàng hơn nhé.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bài văn Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành.

   Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

   Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.

   Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

   Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó là minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.

   Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.

   “Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề