Hợp pháp có nghĩa là gì

hợp pháp nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 6 ý nghĩa của từ hợp pháp. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa hợp pháp mình

1

19

Hợp pháp có nghĩa là gì
5
Hợp pháp có nghĩa là gì

  1. Đúng với pháp luật, không trái với pháp luật : Hoạt động hợp pháp.. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "hợp pháp". Những từ có chứa "hợp pháp": . bất hợp pháp hợp pháp hợp pháp hóa [..]

2

14

Hợp pháp có nghĩa là gì
7
Hợp pháp có nghĩa là gì

hợp pháp

Là phù hợp với các quy định của pháp luật. Văn bản pháp quy do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và bảo đảm tính thống nhất, hiệu lực pháp lí của văn bản trong hệ thống pháp luật. Văn bản nào trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đì [..]

Hợp pháp hóa hoặc legalization là quá trình loại bỏ một lệnh cấm pháp lý đối với một cái gì đó hiện không hợp pháp.

Hợp pháp hóa là một quá trình thường được áp dụng cho những gì được coi là, bởi những người làm việc hướng tới hợp pháp hóa, là tội phạm không nạn nhân, trong đó một ví dụ là tiêu thụ ma túy bất hợp pháp (xem hợp pháp hóa ma túy).

Hợp pháp hóa nên được tương phản với phi hình sự hóa, loại bỏ các cáo buộc hình sự từ một hành động, nhưng vẫn giữ nguyên các luật và quy định liên quan (như dân sự/ hành chính).

Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do ủng hộ hợp pháp hóa những gì họ coi là tội phạm không có nạn nhân, như sử dụng ma túy và rượu giải trí, sở hữu súng và hợp pháp hóa mại dâm.

Trong bối cảnh nhập cư, thuật ngữ "hợp pháp hóa" được sử dụng thông thường để chỉ một quá trình theo đó một người có mặt bất hợp pháp ở nước này có thể có được thường trú hợp pháp. Từ năm 1929, luật pháp Hoa Kỳ đã cung cấp thủ tục hợp pháp hóa được gọi là đăng ký, đơn giản chỉ yêu cầu người nộp đơn chứng minh rằng ông đã liên tục cư trú ở nước này kể từ trước một "ngày đăng ký" cụ thể (ban đầu, 1921; hiện tại, năm 1972), và không phải là không thể chấp nhận được trên các căn cứ khác (lịch sử tội phạm, v.v.). Một đề xuất hợp pháp hóa đã được thảo luận rộng rãi gần đây là Đạo luật DREAM.

Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng tác phẩm được bảo vệ bản quyền nhất định không vi phạm quyền của chủ sở hữu bản quyền. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, các quyền của bản quyền bị hạn chế bởi các học thuyết về "sử dụng hợp pháp," trong đó một số mục đích sử dụng tài liệu có bản quyền nhất định, bao gồm nhưng không giới hạn đối với phê bình, nhận xét, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng hoặc nghiên cứu có thể được xem là hợp pháp. Thẩm phán ở Hoa Kỳ xác định việc bảo vệ sử dụng hợp pháp là hợp lệ theo bốn yếu tố mà chúng tôi đã liệt kê bên dưới cho mục đích giáo dục. Ở một số quốc gia khác, một khái niệm tương tự được gọi là "sử dụng hợp lý" có thể được áp dụng khác.

Hãy nhớ rằng bạn có trách nhiệm hiểu rõ luật có liên quan và liệu luật pháp đó có bảo vệ mục đích sử dụng của bạn không. Nếu bạn định sử dụng tài liệu có bản quyền mà bạn không tạo, chúng tôi khuyên bạn nên tìm tư vấn pháp lý trước. Google không thể cung cấp tư vấn pháp lý hoặc đưa ra quyết định pháp lý.

Bốn yếu tố sử dụng hợp pháp:

1. Mục đích và tính chất của việc sử dụng, bao gồm cả việc sử dụng đó có tính chất thương mại hoặc cho mục đích giáo dục phi lợi nhuận không

Tòa án thường tập trung vào việc sử dụng đó có "biến đổi" không. Tức là, liệu việc sử dụng đó có thêm diễn đạt hoặc nghĩa mới vào tài liệu gốc hay chỉ sao chép từ bản gốc hay không.

2. Bản chất của tác phẩm có bản quyền

Sử dụng tài liệu từ tác phẩm chính thực sự có nhiều khả năng hợp pháp hơn sử dụng tác phẩm hư cấu hoàn toàn.

3. Số lượng và tính chắc chắn của phần được sử dụng liên quan đến toàn bộ tác phẩm có bản quyền

Vay phần nhỏ tài liệu của tác phẩm gốc có nhiều khả năng được coi là sử dụng hợp pháp hơn vay phần lớn. Tuy nhiên, ngay cả việc lấy một phần nhỏ cũng có thể phải xem xét cẩn thận đối với sử dụng hợp pháp trong một số trường hợp nếu phần nhỏ đó tạo thành "linh hồn" của tác phẩm.

4. Ảnh hưởng của việc sử dụng ở thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền

Việc sử dụng gây hại cho khả năng của chủ sở hữu bản quyền để thu lợi nhuận từ tác phẩm gốc của họ bằng cách phân phối dưới dạng thay thế cho nhu cầu của tác phẩm đó ít có khả năng được coi là sử dụng hợp pháp hơn.

Hợp pháp và hợp lý là hai thuộc tính thống nhất khó có thể tách rời. Hầu như điều gì có tính hợp lý thì cũng đồng nghĩa với hợp pháp và ngược lại.

Hợp pháp là đúng luật lệ (đúng luật pháp). Hợp lý là đúng với lẽ phải, đúng với sự cần thiết, đúng với lô-gíc của sự vật, hiện tượng…

Tuy nhiên trong đời sống muôn màu, không phải lúc nào điều đó cũng thống nhất với nhau - mà sự chủ quan, duy ý chí, sự cảm tính của con người vô tình “chia rẽ” sự thống nhất ấy. Thế nên mới có chuyện “hợp pháp nhưng không hợp lý” - công tác tổ chức cán bộ là một trong những lĩnh vực thường hay mắc phải điều này.

Xin nêu vài ví dụ cụ thể từng xảy ra khi điều động, bổ nhiệm cán bộ, dù rất “đúng quy trình” nhưng vẫn có những ý kiến phản ảnh, kiện thưa, bất bình… Có trường hợp cán bộ chủ chốt “rớt” ngay trong đại hội. Có trường hợp phải “điều chuyển” đến vài lần, dù những lần điều chuyển ấy có khoảng cách được tính bằng… vài ngày! Có cả trường hợp vừa bị kỷ luật “chưa ráo mực” ở nơi này lại được điều động, bổ nhiệm cao hơn ở nơi khác… Thử hỏi cách làm như vậy có thể nào gọi là… hợp lý? Rồi còn các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực cho vị trí mới luôn “thiếu trước, hụt sau” dẫn đến hiệu quả công việc không nhiều mà hậu quả thì… không ít. Trong giáo dục vẫn gọi đó là hiện tượng “ngồi nhầm chỗ”!

Thành thật mà nói, trong thực tế không phải không có người được cất nhắc, bố trí không “hiểu” năng lực của mình, không “biết” sự đảm đương rất… hụt hẫng của bản thân, nhưng tổ chức “quyết” như vậy, cấp trên “cất nhắc” như vậy, cộng với tâm lý tư tưởng “cả đời phấn đấu, không bằng một lần cơ cấu”… nên cũng “tuyệt đối chấp hành và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao!”. Nhưng trên thực tế thì ngược lại! Vì như trên đã nói: Bố trí đúng quy trình, đúng nguyên tắc, nhưng không… đúng người, đúng việc… Ai đời cán bộ văn hóa lại phân làm Tài nguyên - Môi trường, cán bộ học luật phân làm Chữ thập đỏ. Người học nông nghiệp được bố trí làm công tác tổ chức. Hay cán bộ vừa rời ghế cấp xã đùng cái ngồi vào ghế… cấp tỉnh. Ngay cả cán bộ còn ngơ ngác, nói chi đến hiệu quả?!

Bố trí cán bộ, đôi khi cứ tưởng như đúng nguyên tắc, là tất yếu, đúng người, đúng việc, đúng mục tiêu, đúng thẩm quyền và đúng… luật pháp (hợp pháp). Nhưng đôi khi không hợp lý (về năng lực, sở trường…), đôi lúc bị bỏ quên, không để ý. Cho nên cái việc “bài binh bố trận tréo cẳng ngỗng” thực tế mất nhiều hơn được, hậu quả nhiều hơn hiệu quả, sự thụt lùi nhiều hơn phát triển… nơi cán bộ “nhận trọng trách”.

Ông bà ta từng dạy: “Dụng nhân như dụng mộc” - cần nhớ, mỗi loại gỗ chỉ thích hợp với một “công dụng” nhất định và cũng chỉ tạo ra một số sản phẩm nhất định. Người thợ giỏi (người làm tổ chức) phải biết khúc gỗ ấy sẽ có tác dụng thế nào trước khi “dụng” đến!

Cái việc bố trí, sắp xếp cán bộ “khi đến mùa” cũng rất dễ bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Đây cũng là hậu quả của việc hợp pháp nhưng không hợp lý - cho dù ở đâu, cấp nào cũng khẳng định: Làm theo quy trình, đúng quy trình, lấy ý kiến qua nhiều bước khác nhau…

Việc điều động, bố trí cán bộ không phù hợp với năng lực, sở trường, không tính đến lợi thế kinh nghiệm và nguyện vọng chính đáng của người được điều chuyển, đề bạt, bố trí cũng là hình thức dễ “ngồi nhầm chỗ” như đã nói…

Công tác cán bộ, suy cho cùng là thuộc phạm trù ý thức, tinh thần. Đây là lĩnh vực nhận thức, tư tưởng của con người. Mà cái gì là nhận thức - tư tưởng vẫn luôn có độ “chủ quan” chi phối, không thể bất di, bất dịch. Đã là chủ quan thì việc “chủ quan có ý thức” của người làm công tác cán bộ là khó tránh khỏi?...

Để cho công tác cán bộ được tốt và khoa học, chọn lựa được một đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, thiết nghĩ cần xây dựng một bộ tiêu chí “cứng” mang tính định lượng cho công tác này. Đi liền với đó là sự công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với công tác cán bộ. Và… tất nhiên phải xử lý một cách triệt để những trường hợp cố tình vi phạm để trục lợi. Có như vậy mới tránh được việc “ngồi nhầm chỗ” một cách… hợp pháp nhưng không hợp lý.