Hướng dẫn 55 hd btctw năm 2005

Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đang phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai xây dựng chế độ tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, nội dung này đã được nghiên cứu và sẽ được triển khai khi thực hiện chế độ tiền lương mới.

Đề nghị Trung ương xem xét nâng mức phụ cấp đối với những cán bộ thực hiện chức danh kiêm nhiệm vì mức phụ cấp hiện tại (10%) chưa tạo động lực, khuyến khích cán bộ làm việc.

Trả lời: Ban Tổ chức Trung ương đã báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương Nhà nước về một số nội dung khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trong đó có đề xuất việc nghiên cứu, đổi mới chế độ phụ cấp kiêm nhiệm phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và tình hình thực tiễn. Trong khi chưa có quy định mới, đề nghị địa phương căn cứ quy định hiện hành tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV, ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ và Hướng dẫn số 55-HD/BTCTW, ngày 31/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương để thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với người được bầu cử hoặc được bầu cử hoặc được bổ nhiệm đồng thời kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo đứng đầu các cơ quan, đơn vị khác, bảo đảm nguyên tắc và điều kiện theo quy định.

1. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Ủy nhiệm của Ban Tổ chức Trung ương Đảng tại Hướng dẫn số 55-HD/BTCTW ngày 31 tháng 12 năm 2005 về nâng lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung ngạch A3.

3. Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

4. Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ban Tổ chức Thành ủy về nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, quận, huyện.

5. Theo đề nghị của các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố; các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy.

Tại Công văn số 2356-CV/BTCTW ngày 7/3/2017 của Ban Tổ chức Trung ương về việc trả lời kiến nghị cử tri như sau:

1. Cử tri tĩnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện có nhiều bất cập, cụ thể: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện ủy, ngân sách hoạt động của Trung tâm do UBND huyện cấp (Quyết định số 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban bí thư). Như vậy có sự chồng chéo trong khâu quản lý; cán bộ Trung tâm không được hưởng phụ cấp công tác đảng hoặc phụ cấp công vụ; chế độ vượt giờ không quy định rõ ràng; lãnh đạo Trung tâm tương đương như lãnh lãnh đạo phòng ban cấp huyện nhưng không được chuyển ngạch lên chuyên viên chính… Cử tri đề nghị Trung ương có hướng dẫn giải quyết những bất cập nêu trên.

Trả lời:

Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03-9-2008 của Ban Bí thư (khóa X) “về chức năng,nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bôi dưỡng huyện, quận, thị xã,thành phổ thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện)” quy định Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy ban nhân dân cấp huvện; có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Việc quy định như vậy nhằm giảm sô đơn vị sự nghiệp công lập (gộp chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức hành chính công vụ vào một Trung tâm).Vì vậy, đế thuận tiện trong việc dự trù và phê duyệt kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm nên ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc câp kinh phí ngân sách cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp, viên chức công tác tại Trung tâm là đôi tượng điêu chỉnh của Luật Viên chức. Các chế độ chính sách của viên chức thuộc Trung tâm được thực hiện theo Luật Viên chức và không hưởng chế độ, chính sách theo Luật Cán bộ, công chức (như phụ cấp công vụ,...). Hướng dẫn sổ 55-HD/BTCTW ngày 31-12-2005 của Ban rổ chức Trung ưong bổ sung thực hiện chuyển xếp lương và phụ cấp đôi với cán bộ, công chức, viên chức... đã quy định: “Nhà giáo trực tiếp giảng dạy tại các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hưởng phụ cấp ưu đãi hàng tháng là 30% của tổng mức lương chuyên môn, nghiệp vụ hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)”; Các chế độ phụ cấp khác: phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; nguy hiểm; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu hút; phụ cấp khu vực, chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ... được áp dụng theo quy định chung của Nhà nước”.

Từ tháng 5 năm 2011, nhà giáo giảng dạy tại các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04-7-2011 “về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo” được hưởng phụ cấp thâm niên đôi với nhà giáo với mức: khi có đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

- Việc xét thăng hạng hoặc thi thăng hạng viên chức (chức danh giảng viên chính và tương đương) đối với viên chức của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện (bao gồm cả các viên chức vẫn đang xếp lương theo các mã ngạch từ trước khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực như: 01.003; 15.111) được thực hiện theo quy định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Viên chức.

2. Cử tri tính Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Ban Tổ chức Trung ương sớm nghiên cứu, bổ sung Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (Khóa X) cho phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là cần đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng, loại bỏ các yếu tố chủ quan, chế độ “thân hữu” lãnh đạo nhằm vừa tạo được nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, để quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực cho người trẻ phấn đấu, cống hiến cho địa phương và đất nước.

Trả lời:

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư vê việc giao Ban Tổ chức Trung ương phối họp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành ra soát, đánh giá lại các quỵ chỗ, quy định về công tác cán bộ; sau khi trao đổi, tiếp thu ý kiên các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan đơn vị liên quan; vừa qua Ban Tô chức Trung ựợng đã ban hành Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24-02- 2017 vê “sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 5/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương” trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ về quy trình thẩm định, đề xuất nhân sự quy hoạch và xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý cán bộ và quy hoạch cán bộ; góp phần khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong thời gian qua. Cụ thể như sau:

Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW quy định khi rà soát, bổ sung quy hoạch tập thể lãnh đạo căn cứ đánh giá cán bộ để xem xét, bỏ phiếu quyết định, không cần thực hiện đầy đủ các bước như xây dựng quy hoạch ban đầu; nay để đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW đã bổ sung quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm từ 01 bước thành 04 bước;

Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW không huonwgs dẫn số lần rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm và hồ sơ nhân sự quy hoạch, nay hướng dẫn số 06/HD/BTCTW đã bổ sung quy hoạch cán bộ mỗi năm 1 lần trong Quý 1, sau khi đánh giá cán bộ hàng năm và khi đề nghị bổ sung quy hoạch phải gửi kèm theo kế hoạch luân chuyển, đào tạo kèm theo hồ sơ nhân sự (tương tự như hồ sơ bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử);

Về trách nhiệm của các cấp ủy, các cơ quan, đơn vị trong việc rà soát, bổ sung quy hoạch đã nêu rõ: Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, ban cán sự đảng, đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc: nhận xét, đánh giá, thẩm định, tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năg lực công tác và ưu, khuyết điểm của cán bộ đối với các chức danh quy hoạch thuộc thảm quyền phê duyệt của bộ chính trị, Ban Bí thư. Quyết định phê duyệt quy hoạch đối với chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định.