Hướng dẫn cấp cứu người bị điện giật

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về cách sơ cứu người bị điện giật, tránh trường hợp cứu chữa không đúng cách làm nạn nhân dễ tử vong hơn, Công ty Điện lực Hậu Giang hướng dẫn phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện giật như sau:

Có 2 bước cơ bản để cứu người bị điện giật là: Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện; cứu chữa nạn nhân tại chỗ.

  1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện

1. Trường hợp cắt được mạch điện: Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt gần nhất như: công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm, cầu dao,...

2. Trường hợp không cắt được mạch điện:

- Nếu điện hạ áp thì người cứu: Đứng trên bàn, ghế, tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để kéo nạn nhân; Dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện; Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện, đẩy nạn nhân để tách ra. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.

- Nếu mạch điện cao áp, cách tốt nhất là phải nhanh chóng điện thoại cho đơn vị quản lý lưới điện hoặc qua tổng đài 19001006 để cắt điện kịp thời.

II. Cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách khỏi mạch điện:

Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện và đưa đến vị trí an toàn, người cứu phải căn cứ vào tình trạng người bị nạn mà cấp cứu:

1. Đối với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ.

2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực:

Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra sau.

Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (3÷5) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 80-100 lần/phút.

Kết hợp động tác ép tim phải hà hơi, thổi ngạt. Dùng miếng gạc đặt lên miệng nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho miệng nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát vào miệng nạn nhân rồi thổi mạnh cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi).

Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần ép tim chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần.

Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi, thổi ngạt. Cứ 05 lần ép tim lại thổi ngạt 01 lần. Điều quan trọng là phải kết hợp 02 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không thì động tác này sẽ phản lại động tác kia.

Tuyệt đối không cấp cứu bằng cách để nạn nhân nằm dưới nước hoặc đắp đất ướt lên người nạn nhân, không đổ bất cứ thuốc hay nước gì vào miệng nạn nhân.

* Khi khách hàng cần báo sửa chữa điện, tai nạn điện; báo tình trạng lưới điện mất an toàn; cần gắn điện kế mới, di dời điện kế, khiếu nại hóa đơn; kiểm tra điện kế,… hãy liên hệ qua tổng đài Trung tâm chăm sóc khách hàng Điện lực miền Nam 19001006 để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.

Tai nạn điện giật trong cuộc sống sinh hoạt thường do bất cẩn như tay ướt tiếp xúc với các thiết bị điện hay ổ điện, ổ cắm điện được đặt thấp ngang tầm tay trẻ em…v.v. Khi gặp tình huống nạn nhân bị điện giật cần phải sơ cứu kịp thời và đúng cách, tăng khả năng cứu sống nạn nhân do điện giật và đảm bảo an toàn cho người tiến hành sơ cứu.

Các bước sơ cứu khi điện giật

Ngay khi phát hiện người bị điện giật, bạn phải luôn giữ bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện sơ cứu đúng cách, an toàn theo các bước sau 1,2:

  • Bước 1: Nhanh chóng tìm cách ngắt nguồn điện và tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.
  • Bước 2: Đánh giá nhanh xem tri giác của nạn nhân, có tỉnh táo hay đã mất đi ý thức.
  • Bước 3: Kiểm tra tình trạng hô hấp bằng cách áp tai vào mũi và miệng và nhịp tim của nạn nhân.
  • Bước 4: Trường hợp nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng tim, người sơ cứu sẽ nhẹ nhàng ngửa cổ nâng cằm nạn nhân và nhanh chóng tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Ấn lực mạnh, thẳng góc với lồng ngực nạn nhân, với độ sâu 4-5 cm, tốc độ 100-120 lần/ phút.

khỏe như ý

Tập gym buổi sáng - Giảm cảm giác thèm ăn, duy trì năng lượng tích cực cả ngày

  • 13.12.2021
  • 2.1KView
  • 3 phút đọc

Tập gym cũng giống như bạn chơi bất cứ môn thể thao nào, thời điểm luyện tập thường không có tính quyết định bằng việc tuân thủ thời gian và cường độ luyện tập. Tuy vậy, việc tập gym buổi sáng cũng mang lại nhiều cái lợi bất ngờ mà bạn không ngờ tới.

Cách phòng tránh điện giật hiệu quả:

  • Thiết kế ổ điện đảm bảo an toàn, không hở điện, và chọn nơi để ổ điện ở vị trí che khuất.
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và khi sửa điện phải trang bị đầy đủ các các vật dụng đảm bảo an toàn phòng tránh điện giật.
  • Tuyệt đối không dùng tay không để cắt hoặc nối điện.
  • Không để trẻ nhỏ chơi đùa, nghịch các ổ điện hay các thiết bị đang có điện.
  • Thay mới các thiết bị điện khi đã sử dụng lâu để đảm bảo an toàn điện trong gia đình.

Một vài lưu ý khi sơ cứu

Sau đây là các lưu ý khi thực hiện sơ cứu cho người bị điện giật đúng cách và an toàn 1,2.

✔ NÊN

  • Lập tức ngắt nguồn điện trước khi chạm vào nạn nhân.
  • Dùng vật không dẫn điện như nhựa, cây khô, cao su để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.
  • Bình tĩnh, không hốt hoảng, di chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn.
  • Gọi cấp cứu và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và xử trí các biến chứng liên quan điện giật.

🗶 KHÔNG NÊN

  • Không mở đèn hay các thiết bị điện khi đang đứng trên sàn nhà ướt hay vũng nước.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện khi chưa đảm bảo an toàn.

Để nắm rõ cách sơ cứu người bị điện giật hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi chi tiết cách xử lý qua video clip hướng dẫn 2 phút sơ cứu bởi Generali!

Tài liệu tham khảo

1. Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng chuẩn và an toàn?. Nguồn: https://tamanhhospital.vn/cach-so-cuu-nguoi-bi-dien-giat/

2. Cấp cứu điện giật, bệnh viện quân y 7A. Nguồn: http://bvquany7a.vn/ky-thuat/cap-cuu-nguoi-bi-dien-giat

(*) Bài viết đã được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa 1, Nguyễn Tất Thành, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện công tác viện nghiên cứu y khoa Woolcock và đại học Sydney, Úc.

Khi bị điện giật nhẹ sẽ có biểu hiện gì?

Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật, các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.

Khi gặp người bị điện giật bạn phải làm gì để cấp cứu nạn nhân?

Nhanh chống tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ ... tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dỏi và xử trí kịp thời.

Khi bị điện giật đến phút thứ 5 mới được cứu thì khả năng cứu sống còn bao nhiêu phần trăm?

HƯỚNG DẪN CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%. Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm: Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

Khi phát hiện người bị điện giật ta phải làm gì đầu tiên à gọi cấp cứu B gọi người đến sơ cứu C ngắt nguồn điện đ đưa người bị điện giật?

Khi phát hiện ra người bị điện giật, bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi việc đảm bảo cấp cứu kịp thời và đúng cách là sự lựa chọn tốt nhất so với việc chúng ta tùy tiện sơ cứu.