Hướng dẫn cấu hình tổng đài Grandstream UCM6301

Tổng đài IP Grandstream UCM6301 cấu hình 50 máy lẻ và 15 cuộc gọi đồng thời. Hỗ trợ Siptrunk kết nối các nhà mạng, tích hợp sẵn 1 đường vào và 1 máy lẻ analog, full tính năng: Lời chào, ghi âm, voicemail, họp hội nghị, gọi đi bằng pass, quản lý qua Cloud.

Các tính năng tổng đài voip Grandstream UCM6301

– 1 đường vào bưu điện analog, 1 đường ra máy nhánh analog,

– Hỗ trợ Siptrunk kết nối Vnpt, Viettel, FPT trực tiếp qua đường internet/ cáp quang,

– Tích hợp sẵn 50 user và 15 cuộc gọi đồng thời,

– 3 cổng mạng Gigabit hỗ trợ PoE+, hỗ trợ chức năng Switch và Router cấp DHCP

– Full tính năng: Call center, Lời chào đa cấp, Ghi âm cuộc gọi, Voicemail, chuyển hướng cuộc gọi, gọi đi bàng mật khẩu, nhạc nền…

– Hỗ trợ audio conference 15 bên

– Hỗ trợ cấu hình và quản lý thông qua cloud

– Sản phẩm chính hãng Grandstream của Mỹ.

Tổng đài ip grandstream UCM6301 thệ hệ mới là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp nhỏ. Liên hệ vintech để được giá tốt nhất.

Thông số kỹ thuật của Tổng đài ip Grandstream UCM6301

Model UCM6301
CPU 1 x ARM Cortex-A53 Quad-Core
Storage 32GB e.MMC V5.1
Memory 2GB
Interface 1 x FXS + 1 x FXO
Asterisk 16 (LTS)
Concurrent Calls 75
Max Registered Devices 500
Audio Conference Capacity Up to 25 Participators
USB 1 x USB port

Tổng đài ip grandstream UCM6301 là sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp có nhiều chi nhánh. Với chức năng gọi miễn phiis giữa các chi nhánh giúp giảm tối đa chi phí liên lạc nội bộ, ngoài ra còn giúp đồng bộ thoại giữa các chi nhánh nhanh chóng thiết lập các cuộc họp hội nghị cho doanh nghiệp giảm thiếu đối đa thời gian, làm việc một cách hiệu quả và đảm bảo.

Đây là video chi tiết hướng dẫn cấu hình tổng đài IP Grandstream UCM6300 Series theo chương trình đào tạo trực tiếp từ kỹ thuật viên Grandstream Việt nam.

Nội dung từ cơ bản đến nâng cao.

1. Cấu hình bao gồm, cài ip cho tổng đài, cài đặt time, cài đặt extension 2. Cấu hình trunk analog, siptrunk CMC, Siptrunk VNPT 3. Cấu hình inbound, outbound, gọi theo mã , hạn chế cuộc gọi theo thời gian 4. Cấu hình nhóm ringgroup, queues 5. Cấu hình IVR, ghi âm lời chào, conver file định dạng file, lồng nhạc 6. Cấu hình pickup group,Speed Dial 7. Đưa UCM6300 lên cloud, add điện thoại GRP26xx lên cloud 8. Gán số EXT vào điện thoại GRP trên cloud 9. Cài đặt email. NAS 10. Bảo mật tổng đài

11 Backup UCM

1. Đăng nhập tổng đài IP, Cài đặt địa chỉ IP, Đổi Password, Cài ngày giờ

a. Đăng nhập tổng đài

Ngay sau khi cắm nguồn điện vào và cắm cổng mạng vào bạn sẽ thấy địa chỉ IP của tổng đài hiển thị lên màn hình,

Ta dùng trình duyệt bất kỳ gõ vào địa chỉ IP của tổng đài với user/pass đăng nhập ban đầu: admin/admin

b. Cài đặt địa chỉ IP của tổng đài,

Với tổng đài ta bắt buộc phải đặt địa chỉ IP tĩnh, để đảm bảo địa chỉ ip này không bị thay đổi khi khởi động lại

Sau khi đổi xong ta save lại, reboot tổng đài và đăng nhập với địa chỉ IP mới như hình sau:

c. Đổi password đăng nhập hệ thống

Vào Setting -> Change password -> ta đánh password cũ và nhập password mới cần đổi

(Chú ý: khi đổi password các bạn thận cẩn thận, vì nếu nhập xong không nhớ thì chỉ có nước reset tổng đài về mặc định)

d. Cài đặt ngày giờ (Việc cài đặt này rất quan trọng, nó giúp cho các bạn khi xem lịch sử cuộc gọi hay nghe file ghi âm sẽ biết chính xác thời gian nào)

Vào System setting -> Time setting -> Cài như hình vẽ dưới:

2. Cài đặt chế độ đặt số máy lẻ bất kỳ từ 00-999

Vào PBX Setting   -> General setting -> đánh dấu vào ô đỏ như bên dưới, sau bước này cho phép ta tạo số máy lẻ bất kỳ từ 00->9999

3. Tạo số máy lẻ và cài vào IP phone

a. Tạo máy lẻ độc lập

Vào Extension/trunk -> Extension -> Add. ( tạo sip extension )

b. Khai báo 1 dải máy lẻ tự động,

Vào Extension/trunk -> Extension -> Add –> Selct add Method chon Batch

Như hình sau ta cài 1 dải 50 số máy lẻ bắt đầu từ 100, các mục khác các bạn nên chọn như hình khoanh đỏ

c. Cài đặt số máy lẻ vào điện thoại IP 

Trên điện thoại IP bạn xem địa chỉ ip của máy là bao nhiêu -> dùng trình duyệt đánh địa chỉ ip đó vào với user/pass = admin/admin

– Lấy tài khoản số máy đã tạo ở bước 3a (b) ở trên để gán vào máy IP phone, 1 số máy lẻ bắt buộc cần có 3 thông số để cài đặt vào điện thoại là:

+ Số máy lẻ (extension)

+ Password của máy lẻ đó

+ Địa chỉ IP của tổng đài

– Vào mục account trên điện thoại IP để khai báo số như sau, chú ý các mục khoanh đỏ phải điền vào chính xác

d. Cài đặt máy lẻ vào ATA HT702/704/802/812/814 và Gateway GXW4008/4216/4224/4232/4248

Bước 1: Log vào địa chỉ IP của ATA hoặc Gateway (user/pass mặc định admin/admin)

– Với HT702/704/802/812/814 -> Cắm điện thoại vào bấm *** 02 để nghe IP

– Với GXW4004/GXW4008: Cắm điện thoại vào cổng bất kỳ:

+ Bấm *** 02 hoặc 002 để nghe IP

+ Mở cổng Web: *** 129

– Với GXW42xx: nhìn màn hình của thiết bị để xem IP

Bước 2: Khai báo Profile ->Vào Profile -> chọn Profile 1 -> đặt địa chỉ IP của tổng đài

Bước 3: Vào FXS Ports -> khai báo các máy lẻ đã tạo ở bước 3a hoặc 3b

4. Khai báo nhóm máy lẻ để cướp chuông khi chuông đang đổ ở máy khác (Bấm *8)

Vào Call Feature -> Call Pickup

5. Khai báo đường vào bưu điện

a. Khai báo trung kế (đường vào bưu điện) Analog,

Vào Extension/trunk  -> Analog Trunk -> Create new Analog Trunk:

b. Khai báo trung kế SIPtrunk của FPT, CMC, Viettle, VNPT, 1800…, 1900….

Vào Extension/Trunk -> Voip Trunk -> Create VoIP trunk -> Create new Siptrunk (Địa chỉ IP kết nối do nhà cấp số cung cấp)

Nếu kết nối thành công thì trạng thái Status sẽ hiển thị xanh tươi roi rói các bạn nhé như sau:

6. Cài đặt gọi đến

Vào Extension/trunk -> Inbound Routes ->Add –> chọn trunk  Creat New inbount Rule:

a. Thiết lập gọi đến là giờ làm việc và giờ nghỉ:Ta có ví dụ cụ thể sau:

* Giờ làm việc (vùng khoanh đỏ):

+ Thứ 2 đến thứ 6: từ 8h00->17h30

+ Thứ 7: Từ 8h00 -> 12h00

+ Ta có thể thêm nhiều múi giờ bằng cách bấm hình dấu + để thêm

=> Thì cuộc gọi đổ vào nhóm queues: GiờLàm_KD

* Hết giờ làm việc (vùng khoanh xanh): là giờ không phải múi giờ trên thì đổ vào nhóm bảo vệ: Hetgio

b. Các chế độ gọi vào tổng đài

Như hình ta thấy có rất nhiều chế độ gọi vào nhưng thông thường quan tâm chính đến 4 kiểu gọi vào sau

– Extension:Các cuộc gọi vào sẽ đổ chuông trực tiếp vào máy lẻ (đổ vào lễ tân)

– Ring Group: Đổ chuông vào nhóm máy lẻ, Tạo Ring group

+ Bước 1: Vào Call features -> Ring Group: Tạo nhóm máy trong Ring Group

+ Bước 2: Vào Extension/trunk -> Inbound Routes -> Ring Group chọn nhóm tạo ở bước 1

– Queue: Các cuộc gọi vào sẽ đổ chuông vào 1 nhóm các máy lẻ với quy luật đổ chuông tùy chọn

+ Bước 1: Vào Call features -> Call Queues: Tạo nhóm máy trong nhóm Queues

+ Bước 2: Vào Extension/trunk -> Inbound Routes -> chon Queues và chọn nhóm tạo ở bước 1

– IVR: Khách hàng gọi vào sẽ nghe lời chào rồi bấm máy lẻ người cần gặp

+ Bước 1: Vào PBX setting -> Voice Promt –> Custom promt -> Ghi file lời chào qua điện thoại hoặc upload file lời chào ghi sẵn từ máy tính

+ Bước 2: Vào Call features -> IVR -> tạo cây lời chào với lời chào tạo ở bước 1

+ Bước 3: Extension/trunk -> Inbound Routes -> chọn IVR chọn IVR tạo ở bước 2

7. Thiết lập gọi ra

Ta có thể tạo nhiều nhóm trung kế bưu điện và khi gọi ra thì mỗi nhóm máy lẻ được gọi ra chỉ trên 1 nhóm trung kế nhất định:

Vào Extension/Trunk -> Outbound Call Routes -> Create New Outbound Rule

+ Pattern: Luật gọi ra – Các bạn tạo luật như sau tránh bị gọi quốc tế không mong muốn (x đại diện cho 1 số bất kỳ từ 0-9)

_0ZXXXXXXXX (10 số x cho di động 10 số)

_ZXXXXXXX ( 8 số cho số cố định )

_1[89]XXXXXX ( số dịch vụ 1800, 1900 )

+ Call Duration limit: Hạn chế thời gian cho mỗi cuộc gọi (tính theo phút)

+ Pin Group: Gọi ra bằng account code (Password), vào Internal option -> Pin Group để tạo Password cấp cho người dùng

+ Password: Tạo password chung cho mọi người khi gọi ra phải bấm pass nếu đặt

+ Enable fillter on source caller ID: Lọc những máy lẻ nào được gọi ra ở Route (trung kế) này

+ Use failover Trunk: Thiêt lập đường vào dự phòng nếu đường chính lỗi

+ Time condition: Thiết lập múi giờ được gọi ra (Ví dụ giờ làm việc được gọi, hết giờ khóa lại)

8. Kích hoạt ghi âm 

a. Ghi âm điện thoại cho máy lẻ

Vào Extension/Trunk -> Extension ->tab Features  Kích vào máy lẻ cần ghi âm -> Tại mục  Auto record -> đánh dấu tích chọn vào sau đó save lại là ok

b. Ghi âm trên đường vào bưu điện

Vào Extension/Trunk -> Chọn Analog Trunk (Hoặc Voip Trunk) ->chọn trung kế cần ghi âm -> Tại mục Auto record -> Tích đánh dấu vào để ghi âm

c. Kiểm tra nghe lại file ghi âm

Bấm CDR -> CDR -> Recording file -> Các file ghi âm sẽ được list tại đây

Chú ý: Bộ nhớ trong tổng đài có 3Gbyte để lưu file ghi âm, trường hợp nếu muốn dung lượng lớn hơn ta mua thẻ nhớ cắm vào trên tổng đài hoặc ổ cứng HDD cắm vào cổng USB trên tổng đài để lưu file ghi âm (Tổng đài có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ và 1 cổng USB để kết nối ổ cứng ngoài)

Với phiên bản Firmware 1.0.17.16 mới hỗ trợ chức năng lưu ghi âm vào thư mục máy chủ.

Các bước thực hiện như sau

a. Trên máy chủ tạo thư mục rồi share thư mục đó full quyền

b. Vào  PBX setting –> NAS điền các thông tin cần thiết như hình dưới

9. Tạo nhạc chờ cho tổng đài

Nhạc chờ này có tác dụng khi có cuộc gọi đến, chuyển máy, khi thoại hội nghị….

Vào PBX Setting -> vào Music on hold -> Upload file nhạc chờ tùy chọn lên tổng đài, xóa các bản nhạc chờ khác ở bên dưới list nhé

(Chú ý: chuẩn file dạng GSM, WAV 8000Hz 16bit Mono)

10. Tạo phòng họp hội nghị nhiều bên

a. Tạo phòng họp

Vào Call Feature -> Conference -> Create New Conference

b. Cách thiết lập cuộc họp

– Mời người tham gia họp như hình sau:

– Mọi người tự động gọi vào số phòng họp (Ví dụ số trên là 9999

– Nếu người từ bên ngoài gọi vào qua lời chào rồi bấm số phòng họp (ví dụ 9999) hoặc qua lễ tân nhờ chuyển máy vào số phòng họp là 9999

(Tham khảo các dòng: Điện thoại hội nghị)

11. Cài  đặt kết nối máy lẻ từ internet vào tổng đài

Yêu cầu phải có IP tĩnh và đường cáp quang để chất lượng thoại được tốt nhất

a. Open port trên tổng đài PBX setting –> SIP setting –> tab NAT

– Chú ý: 123.31.17.9: Là địa chỉ IP tĩnh của Modem -> Cái này bạn phải đăng ký từ nhà cung cấp mạng Internet

b. Mở cổng trên modem (Nat port trên modem)

Ở đây mình sử dụng modem drayteck -> các bạn vào mục Nat -> Open ports và làm như hình sau

– 192.168.1.200: Là địa chỉ IP của tổng đài IP

– Giải cổng cần mở:

+ Cổng báo hiệu: 5060

+ Cổng thoại: 10000->20000 (chú ý dải cổng từ 10000 đến 20000)

Chú ý: Việc open port liên quan đến bảo mật hệ thống, bạn nào thực sự lắm bắt được thì mới mở còn không rõ vui lòng liên hệ kỹ thuật viên 0919120686

c. Cài đặt vào phần mềm softphone/điện thoại IP… 

Tương tự như bước 12 hoặc bước 3.c

12. Cài đặt máy lẻ vào smartphone

Phần mềm trên di động như iphone, ipad, andoid thì bạn vào Google Play hoặc iTunes tìm phần mềm với tên là Grandstream Wav tải về rồi cài đặt

Cách 1: Cài máy lẻ theo phương án quét mã vạch

Bước 1: Gửi thông tin tài khoản vào email người dùng (Bạn cần thiết lập Email trung tâm ở bài viết: Thiết lập email cho tổng đài IP Grandstream)

Vào Extension/Trunk -> Extension -> chọn máy lẻ -> điền email của người dùng vào mục Email Address

Vào Extension/Trunk: Chọn máy lẻ cần đăng ký vào smartphone -> Email Notification -> khi này thông tin tài khoản sẽ gửi qua email người dùng

Bước 2: Đăng ký máy lẻ thông qua mã vạch

Bật chương trình Grandstream Wav lên -> Vào Settings -> Account Settings -> chọn như hình dưới rồi quét mã vạch đã gửi vào email của bạn ở bước 1 để tự đăng ký máy lẻ

Cách 2: Cài máy lẻ thủ công

 – Chọn setting -> bấm hình dấu cộng bên góc phải màn hình

– Chọn Account Settings

– Chọn SIP Account

 – Điền thông tin tài khoản (Thông tin tài khoản được cấp từ tổng đài ip)

– Sau khi cài đặt song thì bạn lưu lại và ra màn hình chính, số điện thoại hiển thị lên mầu xanh ở góc phải bên trên màn hình như hình sau thì khi đó xác định bạn đã đăng ký thành công

13. Lưu trữ (backup) và khôi phục các cài đặt cấu hình tổng đài,

– Maintenance –> Backup–> Creat new backup ( chọn file cần backup.. nếu chọn tất cả phải cắm thẻ nhớ để backup ra thẻ nhớ )

Khôi phục cài đặt.

14. Kết nối các tổng đài gọi nội bộ.

Ví dụ ta có 2 tổng đài cần kết nối:

– Tổng đài 1: IP = 192.168.10.100 – Dải máy lẻ là: 100-199

– Tổng đài 2: IP = 192.168.1.200 – Dải máy lẻ là: 200-299

Ta làm từng bước như sau:

a. Tạo kết nối đến tổng đài 2

b. Gọi sang tổng đài 2

– Khi gọi ra đầu số 2XX thì sẽ routing qua trunk nối “Tong_dai_2

c. Nhận cuộc gọi từ tổng đài 2

– Khi cuộc gọi đến từ trunk “Noi_tong_dai_2) hệ thống sẽ tự động DID máp đến số máy lẻ, chú ý để máp được chọn như đánh dấu đỏ bên dưới

Mình hướng dẫn 1 đầu, đầu tổng đài còn lại các bạn làm tương tự

15. Cách lấy cước qua API cho các nhà phát triển phần mềm tính cước

Download tài liệu tại đây

Bước 1: Xác định IP của máy tính cần kết nối vào tổng đài để lấy cước

a. Nếu lấy cước trong mạng LAN: Bạn xem địa chỉ IP máy tính của bạn cần kết nối đến tổng đài IP là bao nhiêu (Kích vào biểu tượng network trên PC để xem: Ví dụ bạn có IP là 192.168.1.10 -> Ghi nhớ lại IP này)

b. Nếu lấy cước từ xa qua internet: Thì tại điểm máy tính bạn cần có IP tĩnh thì mới được (Để test bạn có thể vào //www.whatismyip.com/ để xem ip chỗ của bạn là bao nhiêu rồi nhớ lại: Ví dụ ta được IP là :14.177.239.221)

Bước 2:

– Bước 2.1: Vào Modem nat cổng 8443 vào địa chỉ IP tổng đài (nếu cần lấy cước từ internet mới làm bước này)

– Bước 2.2: Login vào tổng đài -> Vào Status -> CDR -> API Configuration

+ Cổng 8443: Cho kết nối từ internet vào tổng đài để lấy cước

+ Username/Password: Thông số đăng nhập lấy cước

+ Permitted IP: IP nào được kết nối vào để lấy cước (như xác định được ở Bước 1 ta có hình dưới)

Video liên quan

Chủ đề