Hướng dẫn chấm điểm môn ngữ văn 9 năm 2024

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 10/7, Bộ GD-ĐT đã công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 1.

Đáp án các môn thi được công bố theo tiến độ chấm thi. Môn Văn là môn thi tự luận duy nhất trong số các môn thi, do giáo viên chấm, nên có đáp án sớm nhất. Các môn còn lại thi trắc nghiệm đều chấm bằng máy.

Công tác chấm thi đã được các địa phương khởi động từ ngày 9/7. Công tác chấm thi được thực hiện theo quy chế gồm: chấm bài thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm. Phần chấm thi tự luận sẽ thực hiện theo nguyên tắc: một bài thi phải được 2 giám khảo ở 2 tổ khác nhau chấm độc lập, nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Việc chấm thi sẽ thực hiện theo quy trình hai vòng độc lập.

Cụ thể, bài thi phải được giám khảo 1 chấm trước; sau đó trả về cho tổ thư ký để tổ này chuyển tiếp bài thi đó cho giám khảo 2. Giám khảo 2 chấm xong sẽ lại trả lại bài về tổ thư ký. Có đủ điểm của 2 giám khảo, một bộ phận sẽ thực hiện việc thống nhất điểm. Trường hợp điểm được chấm bởi 2 giám khảo có độ chênh lớn mà 2 giám khảo không thống nhất được, phải có thống nhất của người thứ 3. Trong quy chế đã quy định rất rõ cách xử lý với những tình huống tương tự. Cũng theo quy chế, mỗi hội đồng thi phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận. Khi chấm kiểm tra, nếu thấy có sự chênh lệch phải điều chỉnh; nếu phát hiện chấm sai sẽ kịp thời uốn nắn. Cán bộ chấm kiểm tra có thể kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban chấm tự luận áp dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc.

Bộ GD-ĐT khẳng định, với quy định như vậy, nếu giám khảo làm việc nghiêm túc, chặt chẽ sẽ khó xảy ra gian lận và hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi cho thí sinh, còn có hoạt động chấm phúc khảo và chấm thẩm định với những quy định cụ thể đã được nêu rõ trong quy chế. Bộ cũng đưa ra quy chế bắt buộc phải chấm chung trong toàn ban Ban chấm thi tự luận (ít nhất 10 bài) để thống nhất nhận thức, biểu điểm và nhận định tình hình.

Theo quy định, hội đồng có dưới 30.000 thí sinh phải chấm chung. Theo đó, trong điều kiện dịch Covid-19 sẽ có một số nơi gặp khó khăn. Tuy nhiên, các tổ chấm thi có thể họp trực tuyến. Qua đó, vừa thực hiện giãn cách, vừa có thể thực hiện việc chấm chung; từ đó thống nhất nhận thức, rồi triển khai thực hiện. Còn với những hội đồng trên 30.000 bài thi, có thể chia về các tổ chấm. Việc này các tỉnh sẽ quyết định.

Còn với bài thi trắc nghiệm, quy trình chấm bài thi trắc nghiệm được thể hiện rất rõ trong quy chế. Quy trình đưa ra 4 đĩa CD rất chặt chẽ. Đầu tiên là quét ảnh bài thi, đưa ra một đĩa CD, gọi là CD0. Theo đó, một CD0 gửi cho Chủ tịch Hội đồng, một gửi về Bộ GD-ĐT và Ban chấm thi giữ một bản. Có CD0 rồi sẽ chuyển thành định dạng chấm là CD1... Từ CD0 sang CD1 có mật khẩu. Mật khẩu đó phải được Chủ tịch Hội đồng (Giám đốc Sở GD-ĐT) nắm giữ, khi làm hết thao tác quy trình bước 1, Giám đốc Sở mới cho mật khẩu chuyển sang bước 2; sau đó đến bước 3, bước 4, tất cả đều có mật khẩu riêng. Việc lùi quy trình (ví dụ đang ở quy trình 3, sang quy trình 1,2) sẽ không làm được. Việc này chỉ thực hiện được khi báo cáo với Bộ GD-ĐT và phải được sự thống nhất chỉ đạo. Khi đó, mới có thể xem ngược lại quy trình. Các dữ liệu được quản lý chặt chẽ.

Quy chế cũng nêu rõ, việc tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm phải được thực hiện theo đúng yêu cầu và quy trình các bước theo quy định. Những vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài thi trắc nghiệm phải được Ban chấm thi trắc nghiệm lập biên bản ghi nhận, mô tả sự việc và báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để có quyết định xử lý kịp thời, phù hợp.

Kết quả thi đợt 1 sẽ được công bố ngày 26/7.

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 là 981.773 em, đạt tỷ lệ 96,13% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 23.569, chiếm tỷ lệ 2,31%; số thí sinh này sẽ dự thi đợt 2.

Do đặc trưng của môn Ngữ văn và mục đích của kì thi chọn học sinh giỏi, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.

Chủ đề:

  • Hướng dẫn chấm thi
  • Thi HSG Ngữ văn 9
  • Đáp án đề thi HSG văn 9
  • Bài chấm thi HSG

Hướng dẫn chấm điểm môn ngữ văn 9 năm 2024

Nội dung Text: Hướng dẫn chấm đề thi HSG Tỉnh môn Ngữ văn lớp 9 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Nghệ An

Những năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (trước đây) và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (2 năm nay) luôn được dư luận đặc biệt quan tâm và mổ xẻ khá nhiều sau mỗi kỳ thi.

Cho dù đây là đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra, đề thi được xem là mẫu mực cho một kỳ thi lớn nhất cả nước nhưng với cách ra đề, xây dựng đáp án như hiện nay thì rất dễ khiến cho nhiều người chưa thực sự hài lòng bởi nếu chỉ vậy thì học sinh không thích học Văn, chán học Văn cũng là lẽ thường tình.

Hướng dẫn chấm điểm môn ngữ văn 9 năm 2024
Đáp án môn Văn phần vận dụng có 0.75 điểm sáng tạo, ảnh chụp từ màn hình.

Nếu cứ đà này, Bộ không có những thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá, thi cử thì môn Văn sẽ mất dần chất Văn. Bởi nhìn vào đáp án đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay thì chúng ta thấy học sinh không cần phải học nhiều, chỉ cần chú ý một chút là dễ dàng đạt được điểm trung bình trở lên.

Đáp án môn Văn đóng khung theo công thức, thí sinh chỉ cần chép lại vài câu trong đề thi cũng đã có điểm

Ngay sau khi thi môn Ngữ văn trong kỳ thi Trung học phổ thông năm nay, nhiều học sinh, giáo viên, chuyên gia đều đánh giá là đề thi quen thuộc, học sinh dễ được điểm trung bình trở lên.

Đúng là đề Văn năm nay không khó vì cấu trúc đề không chỉ quen thuộc mà ngay câu nghị luận 5,0 điểm cũng là một đề mà học sinh lớp 12 đã ôn, đã làm trong quá trình học của mình, nhất là các đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh đã quá quen thuộc khi nói về nỗi nhớ của tình yêu…

Thế nhưng, khi Bộ công bố đáp án đề thi môn Ngữ văn năm nay thì nhiều chuyên gia, giáo viên dạy Văn trên cả nước cảm thấy hẫng hụt vì đáp áp cho môn Văn quá đơn điệu và thậm chí có một số câu chỉ cần chép lại cũng đã có điểm.

Chẳng hạn như câu 1, 2 của phần đọc hiểu thì học sinh chỉ cần chép lại trong đoạn trích của đề thi mà không cần phải suy nghĩ gì hết là đã được mỗi câu 0,75 điểm.

Phần làm văn (7 điểm) thì đã được đóng khung theo công thức. Vẫn biết đây là đề thi với 2 mục đích là vừa để lấy kết quả xét tốt nghiệp và vừa lấy kết quả xét tuyển đại học, nhưng với đáp án như thế này thì rõ ràng Bộ đã không chạm được mục tiêu mà ngành đang hướng tới trong nhiều năm qua- đó là phát triển phẩm chất, năng lực của học trò.

Học sinh dễ lấy điểm trung bình, điểm khá nhưng điểm 9, 10 môn Văn sẽ rất ít

Trong các môn thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trước đây và bây giờ là kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thì chỉ còn môn Ngữ văn là môn duy nhất thi tự luận. Dù những năm qua, Bộ, Sở liên tục đổi mới về cách dạy Văn, học Văn nhưng các đề thi vẫn không có nhiều thay đổi.

Cho dù là đề bài luôn yêu cầu học sinh trình bày, nêu suy nghĩ, cảm nhận của anh (chị) nhưng đáp án luôn phải tuân thủ theo người ra đề. Bởi, cứ nhìn vào đáp án thì chúng ta thấy điểm dành cho sáng tạo là không nhiều.

Chẳng hạn như đáp án môn Văn năm nay thì câu vận dụng thấp 2 điểm có 0.25 điểm sáng tạo, câu vận dụng cao 5 điểm thì có 0.5 điểm sáng tạo. Còn lại, chủ yếu giám khảo chấm phải tuân thủ theo đáp án của người ra đề.

Như vậy, dù bài viết của thí sinh mở rộng, liên hệ, đối chiếu tốt thì bài văn chỉ được tối đa là 0.75 điểm cho phần sáng tạo mà thôi. Những câu, những ý, những yêu cầu còn lại thì đúng đến đâu, giám khảo sẽ cho điểm đến đó.

Cũng chính vì thế mà bài thi môn Văn rất ít điểm từ 9 trở lên và tất nhiên là điểm 10 thì cực hiếm. Kỳ thi năm 2020 có 2 bài điểm 10 và năm nay thì theo phản ánh của các Hội đồng chấm thi thì đến thời điểm hiện nay mới có 1 thí sinh ở Quảng Nam là đạt điểm 10.

Đặc biệt, với đáp án cố định môn Văn như những năm qua thì những thầy cô ôn thi luôn hướng học sinh vận dụng tốt cách trình bày đầy đủ các ý, các phần để lấy điểm cao chứ chất văn trong các bài văn sẽ không có nhiều.

Bởi, có viết hay, viết sâu, viết sáng tạo nhưng không đảm bảo các ý và yêu cầu của đáp án thì bài văn đó cũng rất khó để có thể được điểm cao. Những giám khảo chấm thi bắt buộc phải tuân thủ theo đáp án và cách thống nhất của Hội đồng chấm thi chứ không thể nào làm khác được.

Rõ ràng, đề thi thì luôn nói là đề mở nhưng đáp án vẫn “đóng” theo ý kiến chủ quan của người ra đề. Có nghĩa là học sinh dù có làm bài hay, bài tốt như thế nào đi chăng nữa nhưng nó không trùng với đáp án của người ra đề thì điểm thi vẫn thấp là chuyện bình thường.

Văn mẫu và hiện tượng “thầy chấm văn thầy”

Từ lâu, sách văn mẫu được bán tràn lan ở các nhà sách, văn mẫu hiện hữu trên mạng internet có hàng ngàn, hàng vạn bài, dạng nào cũng có. Văn mẫu hay hơn thầy cô dạy trên lớp vì được các chuyên gia, các thầy giáo dạy Văn ở các trường viết ra, được biên tập kỹ lưỡng trước khi xuất bản.

Văn mẫu hay hơn đáp án mà thầy cô giáo các trường phổ thông làm. Vì thế, khi kiểm tra, thi cử dù biết đó là văn mẫu nhưng giáo viên chấm bài không thể nào làm khác được và học trò tất nhiên sẽ đạt điểm cao.

Bởi, như đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đợt 1 năm nay thì câu vận dụng cao 5 điểm cũng có vô vàn văn mẫu trong tài liệu, trên mạng internet…

Chưa bao giờ hiện tượng “thầy chấm văn thầy” lại nhiều như bây giờ. Nhiều thí sinh càng học sinh giỏi, trí nhớ tốt thì càng sử dụng càng nhiều văn mẫu khi làm bài.

Những giáo viên khi chấm bài kiểm tra ở lớp hay chấm tập trung tại các Hội đồng thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông dù biết rằng đó là văn mẫu, là những bài văn mà mình đã đọc nhưng không có lý do gì mà thầy cô có thể hạ điểm của học trò.

Bởi, tất cả các bài kiểm tra, bài thi không thấy có hiện tượng sử dụng tài liệu, thí sinh không bị lập biên bản. Vì thế, cơ sở nào để giáo viên có thể hạ điểm của học trò, nếu hạ điểm của học trò, giám khảo sẽ là người phải giải trình đầu tiên.

Đổi mới các dạy Văn, học Văn và ra đề kiểm tra, đề thi môn Văn vẫn chưa thực sự…mới, vẫn là một lối mòn từ hàng chục năm nay.

Có mới chăng là đoạn ngữ liệu trong phần đọc hiểu được lấy ở ngoài sách giáo khoa nhưng cũng chính phần này lại đang bị dư luận nói nhiều nhất vì gần như đề thi Văn năm nào cũng có…vấn đề ở phần đọc hiểu.