Hướng dẫn sử dụng Docker trên Ubuntu

Docker là một ứng dụng đơn giản hóa quá trình quản lý các quy trình ứng dụng trong các container. Container cho phép bạn chạy các ứng dụng của mình trong các quy trình phân lập tài nguyên. Chúng giống như các máy ảo, nhưng các container có tính di động cao hơn, thân thiện với tài nguyên hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào hệ điều hành máy chủ.

Bắt đầu tiến hành cài đặt

Trước tiên cần cập nhật các gói dữ liệu trên hệ thống, bổ sung các gói cần thiết, thêm khóa và nguồn dữ liệu APT Docker

$ sudo apt update $ sudo apt install apt-transport-https ca-certificates curl software-properties-common $ curl -fsSL //download.docker.com/linux/ubuntu/gpg | sudo apt-key add - $ sudo add-apt-repository "deb [arch=amd64] //download.docker.com/linux/ubuntu bionic stable" $ sudo apt update $ apt-cache policy docker-ce

Các bạn nhận được thông này trên màn hình

Tiếp theo tiến hành cài đặt Docerk

$ sudo apt install docker-ce $ sudo systemctl status docker
Thực thi lệnh với Docker không cần 'sudo' $ sudo usermod -aG docker {{user}} // User trên hệ thống mà không phải root Một số câu lệnh Docker $ docker info // xem thông tin toàn hệ thống về Docker $ docker images // xem images đã được tải xuống $ docker ps // Danh sách container đang chạy $ docker ps -a // Danh sách container (bao gồm được khởi tạo chưa chạy hay đang chạy) $ docker start {{id hoặc tên container}} // Chạy container đã tồn tại $ docker stop {{id hoặc tên container}} // Dừng container đang chạy $ docker rm {{id hoặc tên container}} // Xóa container đã tồn tại $ docker push {{image}} // Đẩy image đã tạo lên kho lưu trữ $ docker pull {{image}} // Lấy image từ kho lưu trữ về máy

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách install docker Ubuntu với phiên bản 18.04.

Docker là một bộ sản phẩm platform-as-a-service (nền tảng phân phối dưới dạng một dịch vụ). Nó ảo hóa cấp Hệ điều hành để đóng gói ứng dụng vào trong một chỗ chứa được gọi là container.  Docker là một nền tảng mới nhưng thường xuyên được cập nhật và có cộng đồng sử càng ngày lớn.

Docker là một công cụ tuyệt vời giúp giải quyết các vấn đề đã có từ lâu giữa các nhà phát triển và quản trị viên hệ thống – khi nhà phát triển khẳng định ứng dụng vẫn hoạt động trên máy của họ thì quản trị viên hệ thống lại lo lắng về việc thay đổi thư viện tài nguyên và yêu cầu. Với Docker, điều này không còn là vấn đề nữa vì nó cho phép sử dụng phương thức giao tiếp minh bạch hơn.

Nó hoạt động như một máy ảo cho phép bạn chạy images. Với Docker, bạn không cần lo lắng về các yêu cầu và thực sự đây là lựa chọn hoàn hảo cho nhiều dự án chạy trên VPS.

Docker rất phổ biến trong giới lập trình viên, đồng thời có thể được cài đặt mà không gặp bất kỳ vấn đề trên các bản phân phối Linux ưa thích của bạn.

Thời gian ưu đãi để mua VPS giá rẻ nhất có hạn. Đang giảm ĐẾN 77%!

Nhận ưu đãi

Docker không có sẵn trong bản Ubuntu 18.04 chính thức. Tuy nhiên, cài Docker lên Ubuntu rất dễ. Hãy bắt đầu thôi.

1. Truy cập VPS

Đầu tiên, bạn sẽ cần truy cập SSH vào VPS trước. Nếu gặp trở ngại hãy xem qua tài liệu hướng dẫn truy cập bằng PuTTY của chúng tôi.

2. Cập nhật OS

Đầu tiên, bạn cần cập nhật VPS hay máy Ubuntu lên bản mới nhất để đảm bảo môi trường tốt nhất cho Docker. Chạy lệnh sau:

sudo apt-get update sudo apt-get upgrade

3. Cài các gói dịch vụ cần thiết

Sau khi cập nhật hệ thống, chúng ta cần cài các package cần thiết trước khi cài Docker Ubuntu. Nhập lệnh sau:

sudo apt-get install curl apt-transport-https ca-certificates software-properties-common

Để hiểu rõ hơn về lệnh trên, đây là bản diễn giải cơ bản ý nghĩa của nó:

  • apt-transport-https – giúp package manager chuyển file và data qua https
  • ca-certificates – giúp web browser và hệ thống kiểm tra certificate bảo mật
  • curl – chuyển data
  • software-properties-common – thêm script để quản lý software

4. Tạo thêm Docker repositories

Bây giờ chúng ta thêm Repositories Docker. Thao tác này giúp quá trình cài đặt trở nên dễ dàng hơn.Nó giúp chúng ta sử dụng bản cài đặt chính thức của Docker.

Đầu tiên, chúng ta cần chèn key GPG đúng, bạn chỉ cần gõ lệnh sau:

curl -fsSL //download.docker.com/linux/ubuntu/gpg | sudo apt-key add -

Bạn cần chạy thêm một lệnh nữa thêm Docker APT repository:

sudo add-apt-repository "deb [arch=amd64] //download.docker.com/linux/ubuntu $(lsb_release -cs) stable"

Sau đó, chỉ cần cập nhật thông tin repository:

sudo apt update

Đảm bảo rằng bạn đang cài từ Docker repo thay vì Ubuntu repo bằng lệnh sau:

apt-cache policy docker-ce

Kết quả chính xác sẽ trông như sau chỉ có khác số phiên bản:

docker-ce: Installed: (none) Candidate: 16.04.1~ce~4-0~ubuntu Version table: 16.04.1~ce~4-0~ubuntu 500 500 //download.docker.com/linux/ubuntubionic/stableamd64packages

Như bạn thấy, docker-ce chưa được cài, bước Install Docker tiếp theo.

5. Install Docker lên Ubuntu 18.04

Gần xong rồi. Giờ chỉ cần dùng lệnh apt để install Docker lên Ubuntu:

sudo apt-get install docker-ce

6. Kiểm tra tình trạng Docker sau khi cài:

Sau khi cài đặt thành công, bạn nên kiểm tra lại, xác nhận lại trạng thái Docker bằng lệnh sau:

sudo systemctl status docker

Vậy là xong, giờ bạn đã biết cách cài Docker lên Ubuntu 18.04. Rất dễ phải không? Hãy cùng tìm hiểu vài điều cơ bản về Docker!

Cách sử dụng Docker

Khi install Docker xong, giờ điều chúng ta cần làm là sử dụng image thử nghiệm để kiểm tra xem mọi thứ có hoạt động bình thường không. Thực hiện việc này bằng lệnh sau:

sudo docker run hello-world

Bây giờ, nếu chúng ta muốn tìm kiếm image có sẵn, chỉ cần sử dụng lệnh sau:

sudo docker search [search_query]

Thay thế thông tin của bạn vào đoạn trong ngoặc.

Ví dụ: nếu muốn tìm kiếm image liên quan đến Debian, lệnh và output sẽ như sau:

sudo docker search debian

Sau đó, khi download image xuống máy tính, chúng ta sẽ dùng tên image cùng lệnh sau:

sudo docker pull [image_name]

Ví dụ, lệnh này sẽ như sau:

sudo docker pull debian

Thường thì người dùng sẽ có vài image trong hệ thống. Chúng ta có thể liệt kê những image này với lệnh:

sudo docker images

Danh sách sẽ giống như danh sách bạn nhận được khi bạn vào truy vấn tìm kiếm.

Sau đó, chúng ta có thể thực thi image của mình bằng lệnh pull và Image ID.

sudo docker run -i -t [image]

Có các tùy chọn mở rộng chức năng của chính lệnh đó. Ví dụ, tùy chọn -i làm cho việc thực hiện image có tính tương tác. Hoặc tùy chọn -d thực thi image trong background.

Khi chúng ta đang chạy image, chúng ta có thể kết thúc việc thực hiện nó bằng cách sử dụng tổ hợp phím CTRL + D.

Cuối cùng, nếu chúng ta muốn sử dụng Docker mà không có quyền root, chúng ta cần chạy lệnh sau:

sudo usermod -aG docker $(whoami)

Sau đó, khởi động lại hệ thống và những thay đổi trên sẽ được áp dụng.

Sử dụng Docker Command

Docker command bao gồm các passing options, commands, và arguments. Cú pháp có dạng như sau:

Để hiển thị tất cả các subcommand khả dụng, bạn dùng lệnh sau:

docker

Để xem các tùy chọn khả dụng, bạn dùng lệnh sau:

docker docker-subcommand --help

Đây là danh sách 18 subcommand của Docker 18′:

docker attach – Attach local standard input, output, and error streams to a running container docker build – Build an image from a Dockerfile docker builder – Manage builds docker checkpoint – Manage checkpoints docker commit – Create a new image from a container's changes docker config – Manage Docker configs docker container – Manage containers docker context – Manage contexts docker cp – Copy files/folders between a container and local filesystem docker create – Create a new container docker diff – Inspect changes to files or directories on a container's filesystem docker events – Get real time events from the server docker exec – Run a command in a running container docker export – Export a container's filesystem as a tar archive docker history – Show the history of an image docker image – Manage images docker images – List images docker import – Import the contents from a tarball to create a filesystem image docker info – Display system-wide information docker inspect – Return low-level information on Docker objects docker kill – Kill one or more running containers docker load – Load an image from a tar archive or STDIN docker login – Log in to a Docker registry docker logout – Log out from a Docker registry docker logs – Fetch the logs of a container docker manifest – Manage Docker image manifests and manifest lists docker network – Manage networks docker node – Manage Swarm nodes docker pause – Pause all processes within one or more containers docker plugin – Manage plugins docker port – List port mappings or a specific mapping for the container docker ps – List containers docker pull – Pull an image or a repository from a registry docker push – Push an image or a repository to a registry docker rename – Rename a container docker restart – Restart one or more containers docker rm – Remove one or more containers docker rmi – Remove one or more images docker run – Run a command in a new container docker save – Save one or more images to a tar archive (streamed to STDOUT by default) docker search – Search the Docker Hub for images docker secret – Manage Docker secrets docker service – Manage services docker stack – Manage stacks docker start – Start one or more stopped containers docker stats – Display a live stream of container(s) resource usage statistics docker stop – Stop one or more running containers docker swarm – Manage Swarm docker system – Manage Docker docker tag – Create a tag TARGET_IMAGE that refers to SOURCE_IMAGE docker top – Display the running processes of a container docker trust – Manage trust on Docker images docker unpause – Unpause all processes within one or more containers docker update – Update configuration of one or more containers docker version – Show the Docker version information docker volume – Manage volumes docker wait – Block until one or more containers stop, then print their exit codes

Làm thế nào để xóa Docker khỏi Ubuntu

Có 2 cách để xóa Docker khỏi Ubuntu:

Nếu bạn install Docker bằng lệnh curl như ở trên, bạn xóa nó bằng lệnh rm:

sudo rm -rf /var/lib/docker /etc/docker sudo rm /etc/apparmor.d/docker sudo groupdel docker sudo rm -rf /var/run/docker.sock

Nếu bạn install docker Ubuntu bằng lệnh pip thì xóa bằng lệnh sau:

pip uninstall docker -y

Hiểu thêm về Docker

Mục đích chính của Docker là giúp bạn đóng gói ứng dụng và những dịch trong container. Docker container là một instance của ứng dụng chứa tất cả thư viện và thành phần cần thiết cho ứng dụng hoạt động được. Ở khía cạnh thực tế sử dụng, container như là một máy ảo thu gọn hoạt động độc lập với hệ điều hành mà ứng dụng nhất định hoặc dịch vụ nhất định được thực thi.

Docker container được tạo ra từ một image, kết quả của app hoặc dịch vụ được đóng gói. Nó có thể thậm chí chứa cả hệ điều hành hoàn chỉnh và ứng dụng cài sẵn. Tóm lại là, container sẽ bắt đầu hoạt động từ một image.

Có nhiều Docker images bạn có thể sử dụng trong công việc hằng ngày. Chúng ta cũng có thể tạo images riêng và mở rộng tính ứng dụng của phần mềm tuyệt vời này.

Docker là gì?

Docker giúp dễ thực hiện việc kiểm thử, triển khai, và xem kết quả của code mọi lúc mọi nơi. Nó như một phòng thí nghiệm nơi người dùng có thể thực hiện nhiều lệnh mới để đứa vào container và xem thử tính năng hoạt động của nó.

Ứng dụng này cũng hỗ trợ môi trường multi-cloud computing, có nghĩa là nó tương thích với ứng dụng cloud computing để lưu dữ liệu lên server. Đó là những dịch vụ như Microsoft Azure, Puppet, Ansible, OpenStack, vâng vâng.

Docker hoạt động với cả những điểm mount nhạy cảm của OS như là /sys/proc vốn là những vùng chỉ hỗ trợ đọc.

Lời kết

Ưu điểm của Docker giúp việc triển khai phần mềm hiệu quả và thuận tiện hơn trước rất nhiều. Nhờ vậy, nhà phát triển sẽ không gặp vấn đề gì khi muốn biết ứng dụng sẽ chạy bên ngoài môi trường thử nghiệm như thế nào. Mặt khác, quản trị viên hệ thống sẽ không phải vật lộn với những thay đổi hệ thống hoặc phải tìm kiếm các thư viện cần thiết. Tóm lại, docker rất tiện vì tính di động và chiếm tài nguyên thấp, dễ sửa lỗi và kiểm thử kết quả của ứng dụng, chức năng,…

Trong bài này, chúng tôi đã chỉ rõ giúp bạn biết cách install docker Ubuntu 18.04. Bạn cũng biết cách bắt đầu với Docker như thế nào. Để khai phá tiềm năng thực sự của công nghệ này, hãy xem bộ tài liệu chính thức. Còn giờ thì, chúc bạn lập trình vui vẻ!

Video liên quan

Chủ đề