Hút sữa bao lâu thì mất sữa

Nhiều mẹ thắc mắc không cho con bú bao lâu thì mất sữa. Khoảng thời gian này có thể khác nhau ở từng người. Nếu mẹ muốn làm cạn nguồn sữa nhanh chóng vẫn có những cách tự nhiên, an toàn lại không gây tổn hại sức khỏe.

Hút sữa bao lâu thì mất sữa
Nhiều mẹ vẫn thắc mắc không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau khiến người mẹ phải cai sữa cho con. Do khó có thể xác định không cho con bú bao lâu thì mất sữa nên nhiều bà mẹ đã vội vàng áp dụng một số cách làm mất sữa nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp việc không cho con bú bao lâu thì mất sữa. Đồng thời hướng dẫn mẹ cách làm mất sữa tự nhiên, an toàn lại hiệu quả.

Hút sữa bao lâu thì mất sữa

Mẹ không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Khoảng thời gian để sữa mẹ cạn dần khi cai sữa cho trẻ khác nhau ở mỗi người. Thời gian này còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé và lượng sữa tiết ra. Một số bà mẹ có thể ngừng sản xuất sữa chỉ trong vài ngày. Trong khi nhiều người khác có thể mất vài tuần để sữa cạn hoàn toàn hoặc phải trải qua cảm giác rỉ sữa trong nhiều tháng sau khi ngừng cho con bú.

Ban đầu, ngực của mẹ có thể cảm bị sưng hoặc căng cứng nhưng dần dần sẽ thích nghi. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa một chất được gọi là chất ức chế phản hồi tiết sữa (FIL). Khi bé ngừng bú, FIL báo cho cơ thể giảm sản xuất sữa. Nhưng tuyến vú có thể mất vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần để điều chỉnh.

Vậy không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Có thể vài ngày hoặc vài tuần tùy vào cơ địa mỗi người.

Mặc dù khuyến cáo của các chuyên gia là không nên ngừng cho con bú đột ngột nhưng đôi khi vì lý do sức khỏe hoặc mẹ và bé không thể ở cùng nhau. Dù lý do là gì vẫn có nhiều cách an toàn giúp mẹ nhanh chóng làm cạn nguồn sữa mà không bị viêm tuyến sữa hoặc căng tức.

1. Trà thảo mộc

Theo nghiên cứu năm 2014, cây xô thơm là một trong những loại thảo dược có tác dụng giúp ngăn chặn sản xuất sữa. Mẹ nên bắt đầu uống một lượng nhỏ và xem phản ứng của cơ thể.

Ngoài cây xô thơm có nhiều loại thảo mộc khác có khả năng làm mất sữa mẹ như bạc hà, mùi tây, hoa nhài… Các thảo dược có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Đắp lá bắp cải

Nếu chưa biết không cho con bú bao lâu thì mất sữa, mẹ có thử áp dụng cách đắp lá bắp cải. Lá bắp cải có thể ức chế tiết sữa khi sử dụng trong thời gian dài, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn. Dùng lá bắp cải để làm mất sữa như sau:

  • Tách lấy phần lá bắp cải xanh và rửa sạch.
  • Cho vào hộp, bảo quản trong tủ lạnh.
  • Dùng lá bắp cải đắp lên mỗi bên ngực.
  • Nên thay lá mỗi hai giờ một lần.

Ngoài tác dụng trên, lá bắp cải còn giúp giảm các triệu chứng sưng, căng sữa.

Hút sữa bao lâu thì mất sữa

3. Dùng vitamin B

Liều cao vitamin B1 (thiamine), B6 (pyridoxine) và B12 (cobalamin) có thể có tác dụng tốt trong việc ức chế tiết sữa. Một nghiên cứu cho thấy rằng cách này không gây ra tác dụng khó chịu cho 96% người dùng. Nếu áp dụng theo cách này, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc nhé.

4. Thực phẩm giúp mẹ mất sữa tự nhiên, an toàn lại hiệu quả

Không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Thời gian mất sữa sau khi không cho con bú có thể khác nhau tùy người như đã nói trên. Nếu mong muốn cơ thể mau ngừng tiết sữa, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống như măng tây, khổ qua, dưa muối, lá lốt…. Đây là cách giúp mẹ mất sữa tự nhiên, an toàn.

Khi nào là thời điểm thích hợp để cai sữa cho con?

Cai sữa là quá trình ngưng cho con bú sữa mẹ. Không có câu trả lời chính xác khi nào nên cai sữa cho con. Thời điểm cai sữa có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Thậm chí một số mẹ phải cai sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hãy cân nhắc thời điểm nào thực sự tốt cho bé.

Dưới đây là một vài yếu tố mẹ có thể cân nhắc về thời điểm cai sữa cho con:

  • Trẻ thích thú hơn với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
  • Mẹ cần đi làm hoặc công tác xa. Tuy nhiên trong trường hợp này, mẹ có thể hút sữa để dự trữ.
  • Mẹ không có đủ sữa cho con. Một số hướng dẫn của bác sĩ về cách làm tăng tiết sữa có thể giúp sữa mẹ về dồi dào, đủ sữa cho con bú.
  • Mẹ gặp vấn đề về sức khỏe như đau đầu ti, nứt núm vú hoặc đau tức ngực khi cho con bú. Những triệu chứng này có thể do mẹ cho trẻ bú sai cách. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách điều chỉnh tư thế bú cho con.

Mong rằng bài viết đã giúp mẹ làm rõ thắc mắc không cho con bú bao lâu thì mất sữa. Bất kể mẹ ngừng cho con bú khi nào và vì lý do gì, hãy chăm sóc thật tốt cho mình và em bé. Đây cũng là sự thay đổi rất lớn về thể chất và tinh thần của hai mẹ con. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ mẹ nhé.

Mục đích

Hút sữa bao lâu thì mất sữa

Hút sữa bao lâu thì mất sữa

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trong quá trình nuôi con, đặc biệt đối với các mẹ sinh con đầu lòng, chưa có kinh nghiệm nên có rất nhiều điều băn khoăn và được các mẹ đặt ra như: Bao lâu hút sữa 1 lần, thời gian hút sữa cách nhau bao lâu là hợp lý?. Để giải đáp những thắc mắc này hãy tham khảo những thông tin từ bài viết dưới đây.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có thể bú trực tiếp. Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non rất giàu kháng thể, khoáng chất và vitamin.

Bình thường, ngày thứ 2 đến thứ 5 sau sinh, sữa sẽ về. Lúc này ngực của mẹ sẽ có dấu hiệu căng tức khó chịu. Việc vắt hoặc hút sữa là cần thiết để giúp duy trì nguồn sữa được dồi dào. Ngoài ra việc hút, vắt sữa còn giúp các bé ngày đầu sau khi sinh trẻ chưa có khớp ngậm đúng, vẫn có thể nhận đủ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vậy “bao lâu hút sữa 1 lần”?

Số lần hút sữa mỗi ngày tối thiểu nên là 8 lần. Hút sữa 2 tiếng/lần vào ban ngày và 4 tiếng/lần vào ban đêm để duy trì nguồn sữa mẹ. Cụ thể như sau:

  • Sau sinh tuần đầu: Trong thời gian này không phải mẹ nào cũng có lượng sữa dồi dào, thậm chí nhiều bà mẹ còn gặp tình trạng mất sữa trong 1 đến 2 ngày đầu. Để kích sữa về sau tuần sinh, người mẹ cần hút được 50ml – 80ml sữa mẹ trong mỗi cữ và cứ 2 – 3 tiếng lại hút sữa một lần.
  • Sau sinh từ tuần thứ 5 trở đi, mẹ cần hút được được 80 – 110ml trong mỗi cữ hút sữa hoặc trong 3 – 4 tiếng; tương đương với 700ml – 900ml sữa được hút ra mỗi ngày.
  • Từ tháng thứ 6 sau sinh, nhiều mẹ đã bắt đầu trở lại với công việc và không có nhiều thời gian vắt hoặc hút sữa như lúc ở nhà nữa. Tuy nhiên, để duy trì nguồn sữa cho cả mẹ và bé, một ngày mẹ cần hút khoảng 1000ml – 1400ml. Tương đương 1 cứ cần hút 170ml – 220ml sau 4 – 6 tiếng hút 1 – 2 lần.

Mỗi 1 lần hút sữa thời gian tối đa chỉ nên 15 – 20 phút một lần. Đây là thời gian vừa đủ để hút hết sữa, đồng thời sẽ giúp sẽ về. Nếu thời gian hút sữa quá lâu không chỉ khiến cạn nguồn sữa mà còn khiến mẹ mệt mỏi, làm tổn thương đến các mô vú, khiến vú bị sưng, đau dẫn đến tình trạng mất sữa.

Ngoài việc duy trì vắt, hút sữa trong thời gian thích hợp, để đảm bảo lượng sữa dồi dào mỗi ngày, mẹ nên:

  • chế độ dinh dưỡng sau sinh phù hợp
  • Hạn chế stress
  • Mẹ nên massage trước khi hút sữa
  • Trước khi hút sữa 15 đến 20 phút, các mẹ nên uống 1 ly nước/sữa ấm để giúp sữa nhanh xuống
  • Sau khi hút sữa xong, người mẹ nên bù nước bằng cách uống sữa hoặc uống canh.

Hút sữa bao lâu thì mất sữa

Bạn nên massage trước khi hút sữa, giúp lượng sữa dồi dào hơn

Trong quá trình nuôi con, các mẹ sẽ gặp không ít những khó khăn, trong đó đáng quan tâm nhất là tình trạng tắc tuyến sữa, đặc biệt đối với các mẹ sinh con đầu lòng, chưa nhiều kinh nghiệm.

Tắc tuyến sữa là tình trạng thường xảy ra vào thời kỳ cho con bú do ống dẫn sữa không thông, làm cho dòng sữa không thể chảy ra ngoài, khiến bầu ngực của các mẹ căng cứng sưng to, đau nhức, nếu tình trạng tắc tuyến sữa vẫn kéo dài sẽ gây sốt cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có thể phải dùng kháng sinh hoặc thủ thuật để chữa trị.

Việc mát xa vú trước khi hút sữa không chỉ giúp tinh thần các mẹ thư giãn, việc này còn giúp kích thích lưu lượng máu, tăng tiết hormone oxytocin, thông dòng sữa giúp sữa chảy xuống dễ dàng hơn. Mát xa bầu ngực trước khi hút sữa còn ngăn ngừa hiện tượng ứ đọng các cục sữa đông trong ngực gây đau nhức hay viêm nhiễm.

  • Trước khi cho con bú hoặc hút sữa, hãy chườm một miếng gạc ấm lên bầu ngực của bạn. Việc này tác dụng tăng lưu thông tuyến sữa giúp sữa chảy xuống dễ dàng hơn.
  • Dùng các đầu ngón tay massage nhẹ từ trên bầu ngực xuống và qua núm vú.
  • Sau đó, ấn vào vú của bạn và xoa bóp theo chuyển động tròn để khuyến khích sữa chảy về phía núm vú của bạn
  • Bạn có thể massage bằng cách dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây) tạo thành vòng tròn, rồi dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú.

Tóm lại, việc hút sữa kết hợp với việc massage trước khi hút sữa là cần thiết, giúp lưu thông tia sữa. Nếu không có nhiều thời gian, mẹ nên dùng các dòng dòng máy hút sữa hiện đại như máy hút sữa điện đôi Moaz bé bé MB-029. Với công nghệ hút ba giai đoạn: giai đoạn massage, kích sữa và hút sữa vừa giúp bé có sữa ăn trong thời gian mẹ không có nhà lại vừa chống tắc tia sữa và kích thích tạo sữa. Ngoài ra các máy hút sữa còn có nhiều ưu điểm như:

- Động cơ vận hành êm ái, kích sữa tốt mà không gây đau

- Tạo sự thoải mái tối đa với 10 cấp độ điều chỉnh lực hút phù hợp với cơ thể mẹ

- Thiết kế hiện đại tích hợp chuyển đổi hút đơn và hút đôi dễ dàng, tiện lợi

- Công nghệ hút sữa với chế độ kích thích phản xạ bài tiết sữa giúp sữa về nhanh hơn, rút ngắn tối đa thời gian hút sữa.

- Việc tháo lắp, sử dụng và vệ sinh máy rất đơn giản và dễ dàng, linh động khi hút sữa tại cơ quan làm việc hoặc ở nhà

- Bảo vệ chống tràn giúp sữa không bị chảy ngược

- Tất cả các bộ phận tiếp xúc sữa mẹ đều không chứa BPA

- Cường độ âm thanh decibel thấp, giúp hạn chế tiếng ồn trong quá trình hút sữa

Hút sữa bao lâu thì mất sữa

Sử dụng máy hút sữa còn chống tắc tia sữa và kích thích tạo sữa

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: