Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?

Cùng du xuân để khám phá vẻ đẹp dịu dàng của huyện Mương Khương không kém phần thơ mộng vẫn còn đang ấp ủ chờ nắng xuân. Huyện Mường Khương là một điểm đến hấp dẫn và mới mẻ cách thành phố Lào Cai gần 60km.  Với vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ và khí hậu mát mẻ dễ chịu, cùng bản sắc văn hóa độc đáo của 14 dân tộc anh em, đã tạo cho vùng đất này nét đặc biệt riêng có thu hút du khách đến tham quan. Những thửa ruộng bậc thang, những cây thông hòa quyện với con đường cong cong, mềm mại uốn lượn giữa núi đồi hùng vĩ tạo lên bức tranh tuyệt đẹp, mê hoặc lòng người.

Đến Mường Khương bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá chợ phiên nơi đây. Để khám phá hết các chợ phiên bạn phải cần có thời gian để trải nghiệm các phiên chợ như chợ Cao Sơn họp thứ 4; chợ Lùng Khấu Nhin họp vào thứ 5; chợ Chậu họp vào thứ 6 và đặc biệt là chợ phiên Mường Khương họp vào ngày chủ nhật hàng tuần ngay trung tâm huyện. Từ sáng sớm đồng bào các dân tộc Nùng, Mông, Bố Y, Pa Dí.. đã từ khắp các xã với những bộ váy áo rực rỡ sắc mầu xuống chợ, mang theo các sản vật tự nông nghiệp trồng, tự nuôi xuống chợ. Sắc mầu chợ phiên chở nên lung linh huyền ảo với các gam mầu đen, mầu xanh, mầu đỏ, là chủ đạo và cả tiếng xúng xính của những bộ trang sức như một bản nhạc đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Phiên Chợ nào cũng vậy dường như họ đều quen biết biết nhau họ đến đây không chỉ để mua bán những mặt hàng thiết yếu mà nhiều người đi chợ là cái cớ để được gặp bạn, để giao lưu, trò chuyện mà thôi. Đây đó từng tốp quây quần bên chảo thắng cố đang bốc khói nghi ngút thơm lừng cả khu chợ.

Đến Mường Khương, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá nhiều địa danh nổi tiếng như: hang động Hàm Rồng ở gần thị trấn, Cao Sơn, Pha Long…. Vẻ đẹp huyền bí mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này đã líu chân biết bao du khách gần xa.  Hang động Hàm Rồng ở thôn Na Bủ, xã Tung Chung Phố, cách thị trấn 1,5km.  Đây là hang động khá lớn với nhiều hình nhũ đá hình thù đẹp lạ kỳ được xếp hạng danh thắng Quốc gia. Nơi cửa chính vào hang Hàm Rồng là nơi bắt nguồn của một dòng suối, uốn cong mình tạo thành dòng thác nhỏ luôn thu hút du khách mỗi lần đến đây.

Cao Sơn có khí hậu mát mẻ, trong lành, hệ thống rừng già, rừng nguyên sinh rất phong phú và đa dạng. Nơi đây có các loại cây cổ thụ quý hiếm và các loại phong lan, cây ăn ăm quả ôn đới như: mận, đào, lê... Những nếp nhà trình tường của đồng bào Mông  còn giữ nguyên bản sắc truyền thống luôn hấp dẫn và sự tìm hiệu khám phá của du khách.

Đến Mường Khương ngoài khám phá vẻ đẹp đầy thơ mộng và huyền bí bạn còn được thưởng thức những các loại đặc sản nổi tiếng của địa phương như: rượu Cốc Ngù của người Pa Dí, tương ớt, đậu xị, gạo Séng Cù, xôi mầu, lạp sườn….Tất cả đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được du khách lựa chọn mua làm quà tặng cho người thân mỗi lần có dịp đến với Mường Khương. Nhắc đến đặc sản địa phương còn phải kế đến quýt, loại quả đã trở thành thương hiệu vùng đất này. Quýt Mường Khương chính vụ vào khoảng tháng 10 điểm khác biết là trái to vỏ dầy và có vị ngọt thanh rất mọng nước.

Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?
Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?

Tương ớt Mường Khương

Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?
Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?

Xôi 7 màu

Ngoài vẻ đẹp kỳ thú thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này, Mường Khương còn lưu giữ nhiều vốn văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như hội cúng rừng người Nùng, lễ hội Say Sán của người Mông và các trò chơi dân gian đầy ấn tượng. Đặc biệt là tết tháng 1/7 ẩm lịch hay còn gọi là tết chiến thắng của người Nùng. Tết này là để người dân cúng thân linh thổ địa và tổ chức hội vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả.  Đặc biệt là điệu múa ngựa giấy. Trước đây, người Nùng Dín thường múa ngựa giấy trong đám hiếu.  Sau đó, ngựa được dâng cho người mất để sang thế giới bên kia có phương tiện đi lại. Ngày nay, điệu múa ngựa giấy còn được biểu diễn trong những dịp vui, như ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, lễ hội, tết cổ truyền và trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của đồng bào.

Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?
Huyện Mường Khương có bao nhiêu dân tộc?

Múa ngựa của người Nùng Dín ở Mường Khương

Du xuân đầu năm, nếu du khách cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai tại số 02, Fansipan, thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai để được tư vấn trực tiếp hoặc truy cập vào trang website htttp://laocaitourism.vn; htttp://dulichlaocai.vn điện thoại 0203.871975 (giờ hành chính) để được hỗ trợ và giải đáp.

Mường Khương có những dân tộc gì?

Trong đó Dân tộc Mông chiếm 41,78%. Dân tộc Nùng chiếm 26,8%, dân tộc Dao chiếm 5,75%, Dân tộc dáy chiếm 3,74%, Dân tộc Bố Y (Tu Dí) chiếm 2,59%, Dân tộc Kinh (Việt) chiếm 11,98%. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có dân số ít như dân tộc Phù Lá, Ha, Mường, Lô Lô...

Mường Khương có bao nhiêu thôn?

Thị trấn Mường Khương có diện tích 35,65 km², 17 thôn, tổ dân phố, dân số 9.680 người, mật độ dân số đạt 272 người/km²; thị trấn Mường Khương có 14 dân tộc anh em chung sống hòa thuận.

Mường Khương có gì hay?

Mường Khương là huyện vùng cao cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, núi non trùng điệp, nhiều hệ thống hang động, thác nước như Hang Hàm Rồng (TT Mường Khương), hang Na Măng (Pha Long), hang Nấm Oọc (Nấm Lư), hang Séo Tủng (Tung Chung Phố), hang Ngựa Thần (Tả Ngài Chồ), thác cây 2, Núi cô tiên, núi pháo đài (TT Mường ...

Lào Cai có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,2% dân số, sống trải dài ở 138 xã, phường, thị trấn.