Huyết áp ổn định có cần uống thuốc không

Phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp được yêu cầu dùng thuốc cả đời để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng. Tuy nhiên, việc giảm liều hoặc bỏ thuốc huyết áp có thể là phương án khả thi với một số trường hợp nhất định.

Điều kiện cần để ngưng thuốc huyết áp

Giảm liều hoặc ngừng thuốc huyết áp có thể phù hợp với những người đã kiểm soát tốt huyết áp trong ít nhất 1 năm.

Trong một nghiên cứu trên những người thỏa mãn tiêu chí đó, có khoảng 40% số người bệnh vẫn kiểm soát huyết áp tốt trong vòng 1 năm sau khi ngưng thuốc, 25% không cần dùng thuốc huyết áp trong vòng 2 năm sau khi ngưng.

Tỉ lệ thành công cao khi dừng thuốc huyết áp xảy ra ở những người đạt những tiêu chí sau:

– Mức huyết áp trước khi điều trị không quá cao. Những người này chỉ cần sử dụng ít loại thuốc điều trị huyết áp và đã đạt hiệu quả ở mức liều thấp. Những trường hợp ngưng thuốc huyết áp thành công là những người trước đó chỉ cần sử dụng 1 loại thuốc để kiểm soát huyết áp

– Bắt đầu và tuân thủ chế độ thay đổi lối sống, bao gồm: giảm cân, giảm lượng muối ăn mỗi ngày

– Nhóm người dưới 75 tuổi có tỉ lệ dừng thuốc thành công cao hơn nhóm người >75 tuổi

Điều kiện cần để dừng thuốc là huyết áp của bạn phải được kiểm soát tốt trong tối thiểu 1 năm

Cách giảm liều hoặc dừng thuốc huyết áp

Chiến lược giảm liều hoặc dừng thuốc huyết áp phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng

– Với những loại thuốc tồn lưu lâu trong cơ thể (như Amlodipine), người bệnh có thể áp dụng chế độ uống cách ngày thay vì uống hằng ngày hoặc vẫn sử dụng hằng ngày với liều bằng ½ liều hiện tại

– Với những thuốc có thải trừ nhanh khỏi cơ thể (như lisinopril): chế độ liều ½ liều cũ là phù hợp

Cần theo dõi chặt chẽ huyết áp khi bắt đầu chế độ giảm liều. Nếu mức huyết áp liên tục cao hơn mục tiêu, người bệnh cần quay lại chế độ thuốc ban đầu. Nếu huyết áp duy trì trong giới hạn trong liên tục 3 tháng, lúc này người bệnh có thể dừng thuốc và tiếp tục theo dõi trong 3 tháng tiếp theo.

Biện pháp giảm liều có thể là uống cách ngày hoặc uống nửa liều hiện tại

Phương pháp điều chỉnh lối sống hiệu quả

Những người bệnh mới được chẩn đoán tăng huyết áp có thể khởi đầu điều trị bằng việc thay đổi lối sống mà chưa cần dùng thuốc. Bộ 3 điều chỉnh: ăn giảm muối, giảm cân và giảm uống rượu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Bộ 3 này cũng có vai trò tương tự với những người bệnh muốn dừng thuốc huyết áp. Một nghiên cứu đánh giá vai trò của chế độ này với những người bệnh dừng thuốc huyết áp. Tại năm thứ 4 sau khi ngừng thuốc, 39% số người bệnh trong nhóm điều chỉnh lối sống đạt mức huyết áp phù hợp. Trong khi đó, chỉ 5% trong nhóm không điều chỉnh đạt được kết quả này.

Điều chỉnh lối sống có vai trò quan trọng trong việc dừng thuốc huyết áp thành công

Lợi ích – nguy cơ của việc dừng thuốc huyết áp

Với những người bệnh tăng huyết áp đã kiểm soát tốt, việc giảm liều hoặc dừng thuốc huyết áp sẽ mang lại nhiều lợi ích bao gồm: giảm nguy cơ tác dụng không mong muốn của thuốc, đơn giản hóa việc dùng thuốc. Tuy nhiên việc dừng thuốc huyết áp ở người lớn tuổi có thể dẫn đến những biến cố tim mạch và tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và những bệnh lý khác. Vì vậy, dù bạn đã thỏa mãn các điều kiện để dừng thuốc, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh tối ưu nhất.

DS Phạm Hảo

Tài liệu tham khảo:

  1. Uptodate: Can drug therapy be discontinued in well-controlled hypertension? last updated: May 27, 2020; accessed date: June 25, 2020
  2. Mark R. Nelson, et al, Short-term predictors of maintenance of normotension after withdrawal of antihypertensive drugs in the second Australian National Blood Pressure Study (ANBP2), American Journal of Hypertension, Volume 16, Issue 1, January 2003, Pages 39–45,

Nguyễn Văn Trí (Hà Nam)

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa. Do bệnh THA diễn biến thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng, nên bệnh nhân đều chủ quan, đặc biệt là người bệnh trẻ tuổi. Có trường hợp đi khám mới phát hiện ra huyết áp đã ở mức rất cao (trên 180/110mmHg), điều này rất nguy hiểm, do THA gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh như: tai biến mạch máu não, những biến chứng cho tim, mắt, thận và mạch máu lớn...

Bác sĩ kê đơn cho bạn dùng thuốc có chứa hoạt chất metoprolol, là thuốc thuộc nhóm chẹn beta giao cảm, có tác dụng điều trị tăng  huyết áp, ngoài ra thuốc được dùng trong các tình trạng đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim... Việc huyết áp của bạn đã trở về mức bình thường và ổn định cho thấy hiệu quả điều trị của thuốc với cá nhân bạn rất rõ rệt. Trong quá trình dùng thuốc metoprolol, nếu bạn thấy có các phản ứng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, chậm nhịp tim, phù và đau vùng trước tim, buồn nôn, nôn, đau bụng, co thắt phế quản (gây ra các cơn khó thở), lạnh tay chân... thì cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn. Không tự ý tăng, giảm liều dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Việc điều trị THA nhằm hai mục đích: phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh. Nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Người bệnh THA cần tuân thủ một nguyên tắc điều trị quan trọng nhất, nhằm giảm các tai biến do THA, đó là: điều trị THA là một điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời. Nguyên tắc này dễ bị người bệnh bỏ quên nhất. Bởi sau khi dùng thuốc một thời gian, thấy khỏe mạnh, huyết áp đo bình thường, thì lại muốn bỏ thuốc hoặc uống thuốc không đều đặn. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng của THA, có nghĩa là không có hiệu quả. Vì vậy, người bệnh THA tuyệt đối không được dừng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.


Chào Bác,

Điều trị tăng huyết áp bao gồm phương pháp như thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Đối với một số trường hợp mới chẩn đoán tăng huyết áp, điều trị bằng cách thay đổi lối sống (chế độ ăn lành mạnh, giảm cân, tập thể dục,..) có thể đưa được huyết áp mục tiêu dưới 130/80mmHg. Còn một số trường hợp phải sử dụng thuốc để đạt được.

Đối với trường hợp của bác, điều trị bằng điều chỉnh lối sống cũng đã giúp cải thiện huyết áp tuy nhiên buổi chiều huyết áp của bác vẫn còn cao chưa đạt được mục tiêu. Nếu đánh giá kỹ hơn thì cần làm xét nghiệm holter huyết áp 24 giờ để tìm thời điểm tăng huyết áp trong ngày, từ đó có thể đưa ra hướng điều trị thuốc hợp lý. Bác có thể đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để bác sĩ có thể giúp bác điều trị tăng huyết áp tốt hơn.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh, TPHCM (số 2B, Phổ Quang, Phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) hoặc Khoa Tim mạch, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858, tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, não,... Vì thế để kiểm soát bệnh lý này người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, rất nhiều người sau một thời gian dùng thuốc đã đạt được dưới huyết áp mục tiêu nên họ sẽ băn khoăn có nên dùng thuốc tiếp hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp.

1. Thông tin cần biết về bệnh tăng huyết áp

1.1. Tại sao bị bệnh tăng huyết áp

- Bệnh tăng huyết áp xảy ra là do sự tác động của các yếu tố:

+ Độ nhớt máu: độ nhớt máu tăng theo tuổi tác và trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp cùng với một số bệnh lý như đột quỵ, tim mạch. Đây là lý do vì sao người già dễ bị huyết áp cao.

+ Độ giãn nở của mạch máu: huyết áp cũng chịu tác động của sự co giãn của mạch. Người bị cường giao cảm, hút thuốc, uống nhiều rượu, mỡ máu cao sẽ bị giảm hoặc mất tính đàn hồi của mạch máu, khi thành mạch cứng thì huyết áp sẽ tăng lên.

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Nhịp tim tăng: bản thân chỉ số huyết áp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với cung lượng tim, cung lượng tim thì tỉ lệ với tần số tim. Vì thế nên có tỉ lệ thuận giữa nhịp tim và huyết áp. Nếu huyết áp giảm nhịp tim giảm, huyết áp tăng nhịp tim tăng.

+ Độ trơn láng của lòng mạch: lòng mạch càng thông thoáng thì máu càng dễ lưu thông và đó là điều kiện để duy trì chỉ số huyết áp bình thường. Nếu mỡ máu cao, béo phì sẽ khiến cho lòng mạch bị hẹp lại và áp lực của dòng máu tăng, gây ra cao huyết áp.

+ Thể tích tuần hoàn máu: những người ăn mặn thường uống nhiều nước và khiến cho nước đi vào máu nhiều hơn nên tăng thể tích tuần hoàn, áp lực trong máu tăng nên huyết áp tăng.

1.2. Người bị bệnh tăng huyết áp có triệu chứng và biến chứng gì

Triệu chứng ở những người tăng huyết áp tương đối nghèo nàn, thường là: hồi hộp, nhức đầu, khó thở, đau ngực,... Thậm chí có những trường hợp không có triệu chứng khác thường nào.

Điều đáng nói là tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, xuất huyết não, đau thắt ngực, rối loạn tiền đình, suy thận,... Nguy cơ biến chứng xảy ra ở trường hợp bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị tăng huyết áp không đúng cách. Đây cũng chính là lý do khiến cho việc điều trị tăng huyết áp chỉ hướng đến mục tiêu là loại bỏ yếu tố nguy cơ đồng thời kiểm soát mức huyết áp để đề phòng biến chứng.

2. Giải đáp băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp

2.1. Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc

Trước khi tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp chúng ta nên biết về phương pháp điều trị bệnh lý này bằng thuốc. Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, có 3 cách để chọn lựa thuốc điều trị ban đầu là:

Dùng thuốc hạ huyết áp giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng

- Tăng huyết áp chưa có biến chứng: dùng thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, thuốc lợi tiểu.

- Người bị tăng huyết áp kèm đái tháo đường týp 2 và có protein niệu: sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Nếu bị suy tim sẽ phải dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển. Với bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc cần dùng thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cần sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm.

- Chỉ định đặc biệt cho một số loại thuốc: bác sĩ sẽ bắt đầu bằng loại thuốc có tác dụng kéo dài, liều thấp và chỉ dùng một liều duy nhất/ngày sau đó sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc để có kết quả tối ưu. Trong trường hợp chưa đạt được mục đích điều trị mà xảy ra tác dụng phụ hay thuốc không đáp ứng, bác sĩ sẽ thay nhóm thuốc khác.

Việc dùng thuốc hạ huyết áp sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên mức độ bệnh ở từng bệnh nhân và bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên, nguyên tắc dùng thuốc hạ huyết áp bắt buộc phải tuân thủ đấy là:

+ Bắt đầu bằng liều thấp để huyết áp không hạ quá nhanh sau đó dùng nhiều và dùng những thuốc có tác dụng kéo dài để thuốc duy trì tác dụng liên tục trong 24 giờ chỉ với một liều duy nhất/ ngày.

+ Kết hợp thuốc với liều thấp để giảm thiểu tác dụng phụ và đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

+ Một số loại thuốc hạ huyết áp có thể làm tụt huyết áp tư thế đứng (chủ yếu ở liều đầu sử dụng) nên trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn và trước khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng hãy ngồi dậy khoảng 5 - 10 phút. Một số loại thuốc nếu dừng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng phản hồi cần giảm liều dần chứ không dừng đột ngột.

2.2. Đến khi nào thì được dừng uống thuốc hạ huyết áp

Muốn biết khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp người bệnh cần hiểu được mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị bệnh lý này là gì. Đến nay, việc dùng thuốc uống trong điều trị tăng huyết áp đều nhằm phòng ngừa lâu dài các biến chứng do bệnh gây ra, chống tái phát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vì thế, điều trị bệnh tăng huyết áp được xem là một quá trình lâu dài, có khi phải suốt đời.

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp

Thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân không cần tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, thấy huyết áp trở về mức bình thường liền ngưng hoặc dùng thuốc không đều đặn và khi huyết áp tăng mới lại lấy thuốc ra dùng. Việc làm này sẽ khiến cho mục tiêu điều trị ban đầu không đạt được, nguy cơ biến chứng tăng lên.

Thuốc hạ huyết áp được bác sĩ kê cho từng người dựa trên tình trạng bệnh của họ. Nếu trong quá trình dùng thuốc người bệnh thấy có tác dụng phụ thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí. Khi nào dừng thuốc uống hạ huyết áp là do bác sĩ chỉ định chứ bệnh nhân không được phép tự ý dừng thuốc theo ý mình.

Trường hợp được bác sĩ cân nhắc ngưng dùng hoặc giảm liều dùng thuốc hạ huyết áp là khi bệnh nhân đã dùng thuốc hạ huyết áp và bệnh được kiểm soát tốt ít nhất trong 1 năm. Trong đó, có khoảng 40% bệnh nhân không dùng lại thuốc trong một năm sau khi đã ngừng thuốc và khoảng 25% bệnh nhân không điều trị lại sau hai năm ngưng dùng thuốc.

Nhìn chung câu trả lời cho khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp gần như là không có triển vọng dừng. Đặc biệt, những người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể gây ra những hệ quả xấu cho tim mạch nên càng không nên ngưng thuốc. Hầu hết các trường hợp bị tăng huyết áp sẽ phải dùng thuốc suốt đời để huyết áp được kiểm soát tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng nếu bạn đang băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, hãy đến gặp bác sĩ điều trị cho bạn để chia sẻ về điều ấy để có được lời khuyên xác đáng. Nếu cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ y tế nào, đừng quên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng đồng hành để bảo vệ sức khỏe cho bạn đúng cách và nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ đề