Huyệt đại trường du ở đâu

Huyệt đại trường du là một trong 108 huyệt đạo quan trọng ở cơ thể con người. Từ lâu, chúng đã được áp dụng rộng rãi trong y học để chữa bệnh. Vậy cụ thể đại trường du nằm ở vị trí nào, được ứng dụng để chữa bệnh ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết để biết cụ thể.

Có thể hiểu đơn giản, “đại trường” có nghĩa là ruột già, du là từ chỉ huyệt du, là vùng trống nằm trên các đường kinh có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Vậy nên huyệt đại trường du còn có tên gọi vắn tắt là huyệt đại trường.

Theo Y học cổ truyền, đại trường du là huyệt thứ 25 của kinh Bàng Quang. Đây là một trong 36 huyệt đạo quan trọng trong cơ thể con người bắt nguồn từ Mạch Kinh. Đồng thời huyệt đạo này giữ vai trò là huyệt bối du của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, để tán khí dương của đại trường.

Vì vậy, tác động lên huyệt đại trường du sẽ cải thiện các bệnh lý chủ đạo liên quan đến hai đường kinh này. Cụ thể là các vấn đề ở xung quanh thắt lưng, hai chân, dạ dày và hệ thống ruột.

Huyệt đại trường du ở đâu
Các huyệt đạo vùng lưng

Vị trí đại trường du nằm ở vùng thắt lưng và có 2 huyệt đại trường du ở hai bên cột sống. Trong y học, có nhiều cách để xác định huyệt đạo này: thông qua giải phẫu và kiểm nghiệm trên cơ thể.

Thông qua giải phẫu:

  • Da vùng huyệt bị chi phối bởi đoạn dây thần kinh sống thắt lưng (dây thần kinh L3) hoặc dây thần kinh rời khỏi ống sống (dây thần kinh L4).
  • Dưới da vùng huyệt là cân ngực – là khu vực thắt lưng của cơ to, cũng là khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống.
  • Phần phía trước mỏm ngang có cơ vuông thắt lưng và cơ xương chậu.
  • Thần kinh vận động của nhóm cơ này bao gồm nhánh đám rối tay, nhánh đám rối thắt lưng và nhánh dây sống thắt lưng số 4.

Thông qua kiểm nghiệm trên cơ thể:

  • Từ hai bên hông, sờ để tìm điểm cao nhất của khu vực xương chậu. Sau đó, đo vòng tay ra phía lưng tới chính giữa cột sống sẽ thấy điểm bị lõm dưới gai sống thắt lưng 4.
  • Từ điểm lõm này, đo ngang sang mỗi bên 1,5 thốn ( bằng bề ngang của hai ngón trỏ và ngón giữa của bệnh nhân) chính là 2 vị trí huyệt đại trường du.
Huyệt đại trường du ở đâu
Huyệt đại trường du nằm ở hai bên cột sống

Trong các sách Đông y đều ghi chép “Điều trường vị, lý khí, hóa trệ”. Như vậy, huyệt đại trường du có tác dụng đối với nhiều thể trạng bệnh:

  • Tác dụng tại chỗ: Đau bụng, đau lưng do căng cứng, co giật hay không thể cúi hoặc ưỡn lưng được.
  • Tác dụng toàn thân: Các bệnh về đường tiêu hóa như bụng sôi, đầy bụng, táo bón, kiết lị, đặc biệt là đau xung quanh rốn.
  • Tác dụng theo kinh: Chữa trị khi chi dưới bị bại liệt, đau thần kinh tọa.

Ngoài ra, trong Đông y, huyệt đại trường cũng được kết hợp với một số huyệt vị khác nhằm nâng cao công năng chữa bệnh. Cụ thể:

  • Theo Thiên Kim Phương: Kết hợp cùng huyệt bát liêu trị đại tiện không thông.
  • Theo Tư Sinh Kinh: Phối huyệt thận du chữa đi tiêu phân sống, đầy bụng không tiêu.
  • Theo Châm cứu học Thượng Hải: Kết hợp cùng huyệt tiểu trường và túc tam lý để điều trị chứng kiết lỵ, đau bụng. Khi phối cùng huyệt hành gian và nhị bạch sẽ chữa được các chứng bệnh đường ruột bị rối loạn cấp.
  • Theo Tân châm cứu học: Phối huyệt đạo thiên xu và túc tam lý trị bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em.
  • Theo Châm cứu học Thủ Sách: Khi kết hợp 4 huyệt đại trường du, hợp cốc, nội quan và túc tam lý trị bệnh đau bụng do giun.
  • Theo Thần Cứu Kinh Luân: Để chữa bệnh cho người già yếu, hư nhược cần phối hợp đại trường du với quan nguyên, thần khuyết và tỳ du.

Đại trường du được vận dụng vào cả 2 phương thức chữa bệnh quan trọng của y học cổ truyền là bấm huyệt và châm cứu. Cả 2 cách chữa bệnh này đều thông qua cơ chế kích thích vật lý lên các huyệt để điều hòa thần kinh, nội tiết và thể dịch. Ứng với mỗi phương pháp lại có những cách tác động khác nhau.

Huyệt đại trường du ở đâu
Nên lựa chọn các cơ sở y học cổ truyền uy tín, chất lượng để ứng dụng huyệt đại trường du chữa bệnh

Bấm huyệt:

  • Đầu tiên cần chuẩn bị tư thế cho người bệnh thật thoải mái, dễ chịu. Có thể lựa chọn tư thế đứng thẳng, ngồi thả lỏng hoặc nằm sấp trên ghế hoặc giường bệnh.
  • Căn cứ vào hướng dẫn phía trên để biết được vị trí huyệt đạo.
  • Sử dụng động thời 2 tay đặt lên lưng bệnh nhân.Trong đó, 4 ngón tay vòng ôm phía eo lưng, 2 ngón tay cái dùng để ấn và day huyệt với lực vừa phải.
  • Day liên tục khoảng 1 2 phút để đảm bảo hiệu quả tác động.

Tuy phương pháp bấm huyệt khá dễ thực hiện xong bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà cần đến các cơ sở y học cổ truyền để tiến hành trị liệu.

Châm cứu:

  • Trước khi thực hiện trị liệu, cần chuẩn bị tư thế thích hợp cho bệnh nhân, đồng thời xác định chính xác vị trí huyệt đại trường du.
  • Thầy thuốc châm cứu chú ý đến kĩ thuật châm: hướng thẳng, độ sâu từ 1 đến 1,5 thốn.
  • Thời gian ôn cứu thích hợp nhất là khoảng từ 5 đến 15 phút và cứu 3 – 5 tráng tương ứng với mỗi lần thực hiện.

Lưu ý, đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa, thầy thuốc châm cứu theo hướng mũi kim xiên ra ngoài. Còn trường hợp bệnh nhân đau khớp chậu hay khớp háng thì mũi kim châm sẽ hướng tới huyệt Tiểu Trường Du.

Bất kì một phương pháp chữa bệnh nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định vừa để đảm bảo an toàn, vừa nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, người bệnh cần lưu ý:

  • Vệ sinh khu vực huyệt và dụng cụ thực hiện điều trị trước khi châm cứu hoặc bấm huyệt, cần sát khuẩn tay và da vùng huyệt.
  • Không chữa bệnh trong điều kiện tại vị trí huyệt có vết thương hở, vết bầm tím hoặc các tổn thương bên ngoài khác.
  • Chỉ thực hiện bấm huyệt, châm cứu trong điều kiện sức khỏe bình thường, kị lúc người bệnh đói hoặc mới dùng rượu bia, chất kích thích.
  • Thời gian tốt nhất để thực hiện bấm huyệt là sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
  • Trị bệnh bằng y học cổ truyền cần kết hợp với thiết lập chế độ ăn và thói quen sinh hoạt khoa học để sớm cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe nói chung.
  • Không châm cứu hay bấm huyệt cho các trường hợp: Phụ nữ có thai, người có tổn thương xương khớp, người mắc các bệnh ngoại khoa.

Khi gặp các bệnh về đau lưng, đau cột sống hay tiêu hóa hãy tham khảo các cách điều trị thông qua huyệt đại trường du. Tuy nhiên người bệnh cũng cần sáng suốt lựa chọn các cơ sở ý học cổ truyền uy tín, chất lượng.

Đại Trường Du là huyệt đạo liên quan đến chứng bệnh ở phần eo, cột sống của chúng ta. Huyệt đạo này là một trong những huyệt đạo thường được bấm huyệt, châm cứu nhiều nhất để đẩy lùi các bệnh lý liên quan tới cột sống, dạ dày. Hiểu rõ về huyệt Đại Trường Du sẽ giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc các thông tin hữu ích nhất về huyệt đạo Đại Trường Du.

Trong y học cổ truyền, huyệt đạo Đại Trường Du thường được tác động để điều trị rất nhiều bệnh. Thông thường, y học vẫn gọi huyệt đạo này với tên gọi tắt là huyệt Đại Trường nghĩa là ruột già. Chữ “Du” ở đây được hiểu theo ý nghĩa là khu vực để luồng khí lưu thông ra bên ngoài. 

Huyệt Đại Trường chính là nơi chứa luồn khí của ruột già khi di chuyển vào. Vì vậy, huyệt đạo này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan tới phần ruột già.

Đại Trường Du huyệt đạo là huyệt xuất xứ từ Mạch Kinh, thuộc huyệt thứ 25 trong kinh Bàng Quang. Cùng huyệt Bối Du thuộc kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, huyệt sẽ tán khí dương của Đại Trường.

Huyệt đại trường du ở đâu
Các thông tin quan trọng người bệnh cần biết

Về vị trí của huyệt đạo, huyệt này nằm ở hai bên xương sống, đồng thời nằm bên dưới của phần đốt sống số 16, đi ngang qua khoảng 1,5 tấc đồng thân. Ở vị trí gặp nhau giữa đường ngang đầu gai đốt sống của khu vực thắt lưng số 4, giao với đường thẳng nằm ở phía ngoài của mạch Đốc khoảng 1,5 tấc đồng thân.

Xem thêm

Huyệt Độc Tỵ là gì? Cách xác định vị trí và công dụng của huyệt

Đối với huyệt Đại Trường, những tác dụng chính của huyệt đạo mà chúng ta cần biết bao gồm:

  • Tác dụng điều trị chứng đau bụng, lưng căng cứng, người bệnh không thể thực hiện hành động cúi hay ưỡn lưng.
  • Tác dụng điều trị chi dưới bị bại liệt
  • Tác dụng chữa chứng đầy bụng, sôi bụng, đau ở vùng bao quanh rốn hoặc chứng kiết lỵ, táo bón.

Về mặt chủ trị, huyệt đạo Đại Trường Du được các thầy thuốc y học cổ truyền ghi nhận những yếu tố chủ trị như sau:

  • Huyệt Đại Trường chủ trị chứng co giật ở cơ lưng
  • Chủ trị chứng tiêu hóa hoạt động kém, người bệnh ăn uống không tiêu
  • Chủ trị căn liệt ở phần chân, bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa
  • Huyệt đạo Đại Trường Du còn có tác dụng kép là kết hợp huyệt Túc Tam Lý để chữa trị táo bón. Huyệt kết hợp với huyệt Dương quan và Mệnh môn sẽ chủ trị chứng đau bụng.
Huyệt đại trường du ở đâu
Đây là một trong những huyệt đạo rất quan trọng trên cơ thể

Với huyệt đạo này, y học cổ truyền vận dụng cả hai phương pháp là châm cứu và bấm huyệt. 

Với cách bấm huyệt: Thầy thuốc sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng hoặc ngồi thả lỏng trên ghế. Bệnh nhân sử dụng 2 bàn tay để ôm lấy phần eo vùng lưng với 4 ngón tay ở phía trước và 2 ngón tay ở phía sau. Ngón tay cái sẽ dùng để ấn vào phần huyệt Đại Trường. Lực day sẽ sử dụng lực vừa đủ và thực hiện day trong vòng 2 phút.

Với cách châm cứu: Thầy thuốc thực hiện châm cứu theo hướng thẳng, độ châm sâu từ 1 đến 1,5 thốn, thời gian ôn cứu từ 5 đến 15 phút và cứu 3 – 5 tráng trong mỗi lần thực hiện. 

Ở người bị bệnh đau thần kinh tọa, châm cứu theo hướng mũi kim châm xiên ra ngoài. Với người bị đau ở háng hay khớp chậu, mũi kim khi châm sẽ hướng tới huyệt Tiểu Trường Du.

Khi người bệnh gặp các bệnh lý liên quan tới dây thần kinh tọa, cột sống hay tiêu hóa, người bệnh có thể tham khảo cách bấm huyệt Đại Trường Du. Để điều trị bệnh cũng như chăm sóc cơ thể thật hiệu quả, bệnh nhân cần đến các trung tâm Đông y. Thầy thuốc sẽ thực hiện bắt mạch cũng như châm cứu, bấm huyệt phù hợp giúp bệnh nhân đạt kết quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tìm hiểu kỹ các phòng khám y học cổ truyền, đảm bảo uy tín, chất lượng để quá trình điều trị thuận lợi, bảo đảm an toàn cho sức khỏe.