Indonesia bắt tàu cá việt nam 2023

Indonesia bắt tàu cá việt nam 2023
Ảnh minh họa. (Nguồn: thejakartapost.com)

Từ tháng 1 đến nay, các lực lượng chức năng Indonesia đã bắt giữ 26 tàu đánh cá bị cho là hoạt động trái phép trong vùng biển của nước này.

Trong số tàu nói trên, có 3 tàu của Việt Nam, 2 tàu của Philippines và 1 tàu của Malaysia.

Ngày 15/4, phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông báo của ông Nilanto Prabowo, Tổng Vụ trưởng Vụ Thủy sản thuộc Bộ Hàng hải và nghề cá Indonesia, cho biết thêm cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và thu giữ 9 thiết bị dẫn dụ cá (FAD) trên các tàu cá của Philippines.

Việc sử dụng FAD được quy định trong Quy chế Quản lý hàng hải và thủy sản số 26/2014 về duy trì nguồn lợi thủy sản của Indonesia.

Việc sử dụng thiết bị này không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tuyến di cư của cá, đe dọa môi sinh của các loài sinh vật biển, trong đó có những lứa cá chưa đến tuổi sinh sản. Vì vậy, việc sử dụng FAD phải được cơ quan có thẩm quyền của Indonesia cấp phép.

[Giới chức Indonesia kêu gọi ngừng đánh chìm tàu cá nước ngoài]

Sau cuộc tranh luận công khai về việc liệu Indonesia có nên tiếp tục chính sách cứng rắn đánh chìm các tàu cá đánh bắt trái phép hay không, trong năm nay, nước này đã điều chỉnh chính sách, cho phép bắt giữ và sau đó bán những tàu thuyền này thay vì đánh chìm như trước đây.

Kể từ khi chính sách cứng rắn trong xử lý nạn đánh bắt cá trái phép được đưa ra vào năm 2015, Indonesia đã đánh chìm hơn 300 tàu đánh cá, trong đó có nhiều tàu cá nước ngoài.

Tổng thống Joko Widodo cho rằng "chính sách cứng rắn trước đây" đã cho thế giới thấy Indonesia nghiêm túc trong việc xử lý tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp./.

Indonesia bắt tàu cá việt nam 2023
Ảnh minh họa. (Nguồn: smh.com.au)

Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Indonesia Edhy Brabowo ngày 15/7 thông báo quốc gia này sẽ không đánh chìm các tàu cá nước ngoài bị bắt giữ do đánh bắt trái phép hải sản tại vùng biển của Indonesia.

Thay vào đó, sau khi quyết định của tòa án có hiệu lực, Bộ Biển và Nghề cá sẽ tiến hành các thủ tục để trao tặng các tàu cá vi phạm cho các hợp tác xã địa phương cũng như cho các cơ sở giáo dục, do hiện nay các cơ sở này đang thiếu tàu để thực hành.

[Indonesia lên kế hoạch xử lý các tàu nước ngoài đánh cá bất hợp pháp]

Bộ trưởng Brabowo cho biết đối với các tàu trao tặng cho các hợp tác xã, để không sử dụng sai mục đích và bán lại cho các đối tượng khác, Bộ Biển và Nghề cá Indonesia sẽ cài đặt thiết bị đặc biệt và giao cho bộ phận chức năng theo dõi hoạt động của các con tàu này.

Bộ trưởng Brabowo cũng cho biết thêm trong trường hợp đặc biệt, việc đánh chìm tàu cá nước ngoài chỉ được thực hiện nếu tàu cá đó chống cự khi bị các Cơ quan Giám sát tài nguyên hàng hải Indonesia bắt giữ.

Vào ngày 6/7 vừa qua, tại phiên điều trần trước Hạ viện, Bộ trưởng Brabowo xác nhận từ tháng 1-5/2020, Bộ Biển và Nghề cá đã bắt giữ tổng cộng 53 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển và đánh bắt trái phép hải sản trong vùng biển của Indonesia.

Số lượng tàu bị bắt giữ cao hơn năm 2019 khi trung bình mỗi tuần có từ 2-3 tàu cá nước ngoài vi phạm./.

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Long Điền khẩn trương điều tra, xác minh, xử lý 4 tàu cá và 30 ngư dân xã Phước Tỉnh bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ ngày 24 và ngày 25/7/2022, cụ thể như sau:

1. Đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2, Chi đội kiểm ngư số 2: Tăng cường công tác nắm thông tin, phối hợp chặt chẽ trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên trên khu vực vùng biển giáp ranh với Indonesia và Malaysia để kịp thời ngăn chặn, tuyên truyền, nhắc nhở thuyền trưởng, ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Quan tâm kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá và các hành vi vi phạm IUU, lập biển bản, xử lý các trường hợp vi phạm, cung cấp thông tin cho UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Ngoại vụ) để phối hợp xử lý tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.

2. Giao Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3, Chi đội Kiểm ngư số 2: điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lời khai của chủ tàu, người thân của thuyền trưởng và người nhà của 04 tàu cá trên; đồng thời mở rộng điều tra, xác minh các tàu cá có liên quan để làm rõ việc tiếp nhận, vận chuyển trái phép thiết bị giám sát hành trình của 04 tàu cá trên. Lập chuyên án điều tra, xử lý vụ liên quan đến đường dây đưa tàu cá và ngư dân tỉnh sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản và chuộc tàu cá, ngư dân bị bắt về nước trái phép.

3. Giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Công an tỉnh: điều tra, xác minh, rà soát thông tin xuất, nhập bến của 04 tàu cá và 30 thuyền viên trên các tàu cá trên; điều tra, làm rõ việc 02 tàu cá BV-93655-TSBV-93656-TS có hành trình trùng với hành trình của 02 tàu cá BV-92693-TS, BV-92397-TS; điều tra làm rõ việc 02 tàu cá BV-4889-TS, BV-5329-TS  có thiết bị giám sát hành trình mất kết nối tại bờ vào ngày 30/5/2022 nhưng thực tế tàu đang hoạt động ngoài biển và đến ngày 24/7/2022 bị lực lượng chức năng của Indonesia bắt giữ. Tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử lý vi phạm khi có đầy đủ cơ sở chứng minh 04 tàu cá và 30 ngư dân trên vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ chứng cứ đối với 04 tàu cá  cùng 30 ngư dân trên.

+ Xây dựng nội dung phối hợp với UBND các huyện, thành phố ven biển tuyên truyền trên kênh phát thanh địa phương các quy định về xử lý tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.

+ Tham mưu văn bản kiến nghị, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản về một số nội dung liên quan đến những bất cập trong việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản để trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, làm cơ sở để địa phương có căn cứ xử lý các hành vi phạm.

- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản cung cấp thông tin, trích xuất dữ liệu giám sát hành trình của 04 tàu cá cùng 30 ngư dân nêu trên cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ làm cơ sở điều tra, xác minh, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp, vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Thống nhất với các nhà cung cấp về giải pháp niêm phòng kẹp chì đối với thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá. Lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài gửi cho UBND các huyện (thị), thành phố phối hợp quản lý.

5. Sở Ngoại vụ: Tham mưu UBND tỉnh nắm bắt thông tin từ Đại sứ quán của Việt Nam tại Indonesia về tình hình 04 tàu cá và 30 ngư dân bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ, liên hệ và cung cấp thông tin cho người thân của 30 ngư dân biết, hỗ trợ các thủ tục pháp lý và bảo hộ công dân theo quy định của pháp luật, tổ chức đưa 30 ngư dân về nước khi có lệnh trúc xuất từ cơ quan chức năng của Indonesia.

6. UBND huyện Long Điền:

- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an huyện và UBND Phước Tỉnh tổ chức lấy lời khai, củng cố hồ sơ, chứng cứ và thực hiện kiểm điểm trước cộng đồng địa phương đối với 04 chủ tàu và người thân của 30 ngư dân bị Indonesia bắt giữ.

- Đưa thông tin vụ việc tuyên truyền, phổ biến thường xuyên liên tục trên loa phát thanh tại các xã (thị trấn) ven biển để người dân biết rút kinh nghiệm.

- Tiếp tục tổ chức cho các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá tại địa phương ký cam kết không đưa tàu cá và ngư dân sang vùng biển các nước khai thác hải sản trái phép. Kiên quyết xử lý theo thẩm quyền đối với tàu cá và ngư dân tại địa phương vi phạm quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo đúng thẩm quyền. 

(Nguồn: Công văn 10029/UBND-VP)