Kế hoạch chiến lược được xây dựng cho thời gian

Rất khó để mỗi người trong chúng ta hoàn thành tốt mục tiêu trong cuộc sống và công việc mà không có kế hoạch cụ thể. Cho dù bạn là một huấn luyện viên, một đầu bếp hay đang điều hành một doanh nghiệp, bạn lúc nào cũng phải nắm vững các bước lập kế hoạch chiến lược chuyên nghiệp nếu muốn thành công.

Kế hoạch chiến lược bao gồm tất cả những gì mà bạn cần làm và nên làm. Nó sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp và người quản lý quyết định nên dành thời gian, tiền bạc và nguồn lực con người vào đâu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Lên kế hoạch hành động một cách toàn diện không phải là điều đơn giản nhưng nếu bạn chia thành các bước nhỏ thì công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu các bước lập kế hoạch chiến lược chuyên nghiệp trong bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC:
I. Kế hoạch chiến lược là gì?
II. Các bước lập kế hoạch chiến lược chuyên nghiệp

Làm thế nào để lập kế hoạch chiến lược hiệu quả?

I. Kế hoạch chiến lược là gì?

Mục đích chính của việc lập kế hoạch chiến lược và để giúp các công ty hình thành mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch chiến lược có thể được sử dụng ở rất nhiều cấp bậc khác nhau trong công ty. Có những kế hoạch bao trùm mục tiêu của toàn bộ tổ chức nhưng cũng có những kế hoạch chỉ được thực hiện trong một phòng ban cụ thể.
Lập kế hoạch chiến lược là một phần không thể thiếu đối với thành công của một doanh nghiệp. Chỉ khi có kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng theo những kế hoạch này thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực và gặt hái thành công.

Đọc thêm: 3 bước để tạo kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Bước đầu tiên và có lẽ cũng là bước quan trọng nhất của quá trình lập kế hoạch là nắm bắt cơ hội. Từ góc độ quản lý thì điều này có nghĩa là bạn cần phải xác định được cơ hội phát triển trong ngành nghề kinh doanh mà công ty đang theo đuổi. Bạn cũng cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động nội bộ của công ty để có thể xác định những vấn đề còn tồn đọng cần được giải quyết.
Sau khi đã xác định được thời cơ, hãy bắt đầu lên kế hoạch hành động cụ thể để tận dụng cơ hội này. Ví dụ, bạn nắm bắt được cơ hội là lúc nhà nước mở cuộc đấu thầu cho một dự án trong ngành và bạn bắt đầu lên kế hoạch để dự thầu dự án đó.

2. Đặt mục tiêu cụ thể

Bạn có thể đặt mục tiêu cho từng phòng, ban cụ thể hoặc cho toàn công ty, tùy thuộc vào mục đích của bạn. Như với mục tiêu dự thầu dự án của nhà nước trên đây, mục tiêu chung của toàn công ty sẽ là trúng thầu dự án; mục tiêu cho các bộ phận là phải tăng năng suất lao động, huy động nguồn vốn tạm ứng,...
Toàn công ty có một mục tiêu chung và mỗi phòng ban lại cần phải có một mục tiêu riêng, cụ thể hơn để nhân viên nắm được và biết mình cần phải làm gì. Trong trường hợp này, mục tiêu, kế hoạch còn đóng một vai trò quan trọng giúp đơn giản và minh bạch hóa công việc quản lý của lãnh đạo công ty.

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chiến lược cụ thể

3. Đưa ra các giả định và cơ sở hình thành kế hoạch chiến lược

Tầm nhìn là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi lên kế hoạch chiến lược. Tất nhiên, tương lai là điều không thể đoán biết trước được nhưng kế hoạch thì vẫn phải dựa trên những các cơ sở thực tiễn. Trong quá trình lên kế hoạch, bạn cần phải nhìn vào các yếu tố cả bên trong và ngoài doanh nghiệp.
Các yếu tố tác động nội bộ bao gồm:

  • Nguồn lực sẵn có (cơ sở vật chất, con người,...).
  • Chính sách công ty mà bạn cần hoặc sẽ phải thực hiện.
  • Vai trò của quản lý đối với kế hoạch chiến lược.

Ngoài ra, còn có các giả thuyết ngoại cảnh như:

  • Quy định, chính sách của nhà nước.
  • Tiến bộ công nghệ.
  • Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.

4. Tìm kiếm giải pháp hoàn thành mục tiêu

Tìm kiếm các giải pháp đa dạng để hoàn thành mục tiêu là bước cực kỳ quan trọng bởi nó mang lại cho các nhà lãnh đạo sự linh hoạt trong quá trình quản lý. Có những người chọn giải pháp sáng tạo, trong khi người khác lại ưa chuộng giải pháp mang tính truyền thống. Mục tiêu của bạn là thu gọn chúng lại thành 1 - 2 giải pháp bởi nếu không, bạn sẽ rất khó chọn được một giải pháp cụ thể có hiệu quả thiết thực.
Sau khi đã chọn được một vài giải pháp tiềm năng nhất thì công việc tiếp theo sẽ là kiểm tra tính khả thi của từng giải pháp. Bạn cần phải cân nhắc những thuận lợi/khó khăn cũng như cơ hội thành công/nguy cơ thất bại của từng giải pháp đối với mục tiêu cuối cùng.

Đọc thêm: ​Cách lập kế hoạch cung ứng nhân lực hiệu quả

5. Quyết định kế hoạch hành động

Sau khi đã hình thành mục tiêu, đưa ra các giả thuyết và nghiên cứu được một vài giải pháp khác nhau, thì đã đến lúc bạn cần phải đưa ra quyết định cuối cùng. Tốt nhất là bạn nên chọn kế hoạch có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Hãy lưu ý những điều sau đây trước khi lựa chọn kế hoạch hành động:

  • Tuyệt đối tránh kế hoạch có thể khiến bạn bị tổn thất về mặt tài chính, cả ngắn hạn và dài hạn.
  • Hãy đảm bảo chọn kế hoạch có ít rủi ro nhất.
  • Kế hoạch hành động phải khả thi dựa trên phân tích các cơ sở thực tiễn.
  • Đây chính là lúc những nhà quản lý phát huy kỹ năng và kinh nghiệm của mình để lựa chọn một kế hoạch hành động phù hợp nhất.

Nếu biết cách lên kế hoạch chiến lược, bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu

6. Lên kế hoạch phụ trợ

Tốt nhất, bạn nên hình thành một kế hoạch phụ trợ cho kế hoạch chính, vừa là để phòng những sự cố không lường trước được vừa là để cụ thể hóa công việc mà mỗi người cần phải thực hiện. Giả sử mục tiêu của công ty bạn là phát hành một sản phẩm mới. Kế hoạch chính bao gồm nghiên cứu sản phẩm, phát triển kế hoạch marketing và sau đó sản xuất đại trà. Kế hoạch phụ trợ sẽ bao gồm các bước hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch chính (mở rộng nhóm nghiên cứu, mua sắm thêm trang thiết bị sản xuất,...).

7. Triển khai kế hoạch

Bước cuối cùng của quá trình lập kế hoạch chiến lược chính là triển khai. Trong một số trường hợp, bước này có thể bao gồm các bước nhỏ hơn, tùy thuộc vào mục tiêu mà bạn đặt ra cho mình là gì. Lúc này, các nhà quản lý sẽ phải dựa vào những kỹ năng và kinh nghiệm của mình để đảm bảo mọi hoạt động đều diễn ra suôn sẻ. Nếu như mục tiêu quá phức tạp thì người quản lý cần phải đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên đều hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình cũng như mục tiêu chung của dự án. Kế hoạch của bạn sẽ không hiệu quả nếu như có một thành viên đi sai hướng. Điều này đặt ra yêu cầu phải quản lý, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình làm việc.

Các bước lập kế hoạch chiến lược chuyên nghiệp trên đây của JOBOKO.com sẽ giúp bạn hoàn thành tốt mọi mục tiêu của doanh nghiệp. Nó cũng sẽ giúp bạn tìm ra nhiều cách thức khác nhau để cải thiện năng suất của nhân viên cũng như phát huy đối đa mọi nguồn lực. Hơn hết, đặt ra các kế hoạch chiến lược là cách tốt nhất để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường làm việc ngày nay.

Đối với cá nhân, việc tạo kế hoạch nghề nghiệp cũng vô cùng quan trọng bởi nó quyết định sự nghiệp của bạn thành công hay không. Một bản kế hoạch nghề nghiệp chỉn chu, kỹ càng sẽ giúp bạn định hướng những bước tiến của mình một cách sáng suốt và đúng đắn để tránh gặp rủi ro. Bạn có thể tham khảo cách viết kế hoạch nghề nghiệp cụ thể dưới đây để áp dụng cho bản thân nhằm mang đến hiệu quả tích cực.

Cách viết kế hoạch nghề nghiệp

Hoạch định chiến lược là một bước rất quan trọng trong tiến trình quản trị của doanh nghiệp bởi các chức năng còn lại đều do hoạch định quyết định. Trong bài viết này, Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm về hoạch định các chiến lược và quy trình hoạch định một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Nhận BẢN DEMO MIỄN PHÍ Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch fWork của Fastdo

>>> THAM KHẢO THÊM:

Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức. 

Hoạch định các chiến lược là gì?

>>>> XEM CHI TIẾT TẠI: Sơ đồ Gantt là gì? Cách vẽ sơ đồ Gantt trong quản lý dự án

Hoạch định các chiến lược là chức năng quan trọng nhất của tiến trình quản trị vì đây là cơ sở định hướng cho các chức năng còn lại của tiến trình. Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại:

Hoạch định các chiến lược Marketing là quá trình xây dựng chiến lược Marketing và xác định các biện pháp cụ thể vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của việc hoạch định là xác lập, duy trì và phát triển các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận.

Hoạch định các chiến lược Marketing

>>> ĐỌC THÊM: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình và bí quyết triển khai hiệu quả

Hoạch định các chiến lược PR là một tiến trình trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được; những cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu đó; lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung và giải pháp tiến hành.

Hoạch định chiến lược PR

>>> CẬP NHẬT NGAY: 4 hình thức quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay

Hoạch định các chiến lược bán hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng phù hợp sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Bạn tập trung bán các sản phẩm gì? Bạn bán sản phẩm như thế nào? Bạn sử dụng những công cụ nào để bán sản phẩm?

Hoạch định các chiến lược bán hàng

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 4 phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình quản lý được sử dụng để tạo ra một kế hoạch dài hạn cho tương lai của doanh nghiệp. Các tổ chức sử dụng quy trình này để xác định mục tiêu, các chiến lược cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó và sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ để giám sát, đánh giá tiến độ công việc.

Hoạch định các chiến lược kinh doanh

>>> KHÁM PHÁ NGAY: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng

Hoạch định các chiến lược nhân sự là công việc đặt ra mục tiêu và các kế hoạch cần thực hiện. Những kế hoạch này bao gồm các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm công việc cụ thể, nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công việc.

Chiến lược nhân sự

>>> TÌM HIỂU NGAY: Những phương pháp tuyển dụng nhân sự hiệu quả năm 2021

Vậy các bước trong quy trình hoạch định chiến lược khoa học là gì? Bạn hãy đọc nội dung dưới đây để tìm được lời giải đáp.

Bước đầu tiên trong tiến trình hoạch định chiến lược là phân tích và đánh giá ban đầu về công ty. Các nhà hoạch định phải xác định rõ được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp ở thời điểm này. Tầm nhìn sẽ định hướng cho nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, còn sứ mệnh sẽ giúp các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với tổ chức.

Phân tích và đánh giá ban đàu

>>> ĐỌC NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả

Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược, công ty cần phân tích ngành, thị trường, tính cạnh tranh và nội bộ của doanh nghiệp. Quá trình phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang phải đối mặt. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định đúng vị thế hiện tại của mình trên thị trường.

Phân tích hiện trạng

>>> ĐỌC NGAY: 10 nhà lãnh đạo tài ba và các bài học đắt giá về quản trị

Sau bước phân tích hiện trạng là xây dựng các mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này sẽ định hướng cho các nhà hoạch định trong việc lựa chọn các chiến lược cụ thể. Các chiến lược sẽ được lựa chọn ở 2 cấp độ chính là cấp độ chiến lược kinh doanh và cấp độ chiến lược công ty. 

Xây dựng chiến lược

Bạn có thể xây dựng các chiến lược dài hạn với phương pháp quản trị mục tiêu OKRs. Phương pháp OKRs cho phép bạn xây dựng và quản trị mục tiêu đầy tham vọng và truyền cảm hứng thông qua các Kết quả then chốt (KRs) rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn SMART. Với OKRs, chỉ cần bạn có mục tiêu, phương pháp sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình để từng bước hiện thực hóa được mục tiêu đó.

Bộ quản trị OKRs fOKRs của Fastdo là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thiết lập và theo dõi các kết quả then chốt thông qua những dữ liệu trực quan được cập nhật hàng ngày; đồng thời kết nối nhà quản lý và nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo

Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện tất cả chức năng liên quan đến OKRs trên cùng một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC. Bám sát hoàn toàn lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo sẽ giúp bạn khai thác 200% giá trị mà OKRs mang lại.

Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fOKRs.

Nhận ngay bản Demo phần mềm fOKRs

>>> XEM CHI TIẾT TẠI: Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả

Chiến lược sau khi đã phân tích thì cần phải được triển khai cụ thể. Một chiến lược nếu được triển khai tốt thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Quá trình triển khai chiến lược gồm 6 bước sau:

  • Đặt mục tiêu hàng năm cho các lĩnh vực chức năng cụ thể.
  • Sửa đổi các chính sách hiện có để đạt được mục tiêu.
  • Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng.
  • Thay đổi sơ đồ tổ chức nhằm triển khai chiến lược mới.
  • Quản lý các lực cản đối với sự thay đổi.
  • Đưa ra các chính sách khen thưởng mới cho các kết quả đạt được.
Triển khai chiến lược

>>> ĐỌC NGAY: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC

Các chiến lược đã được triển khai phải được liên tục giám sát chặt chẽ liên. Các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ không ngừng thay đổi nên việc giám sát cần phải được thực hiện liên tục. Các nhà hoạch định chiến lược cần nắm bắt sự thay đổi của các điều kiện này rồi từ đó thay đổi các mục tiêu cho phù hợp.

Giám sát chiến lược

>>> XEM THÊM: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công

Mọi doanh nghiệp đều có sự hạn chế về nguồn lực. Vì vậy, các nhà hoạch định buộc phải lựa chọn những chiến lược đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Vì là người hiểu rõ viễn cảnh của công ty nhất nên nhà hoạch định cần có được quyền điều chuyển các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện chiến lược.

Việc hoạch định chiến lược mang những Ưu – Nhược điểm nhất định

5.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về hoạch định chiến lược và quy trình hoạch định chi tiết. Fastdo hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoạch định các chiến lược để việc tổ chức thực hiện các diễn ra suôn sẻ hơn. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0971 126 599
  • Email:
  • Website: //fastdo.vn/

Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

 Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại: Hoạch định chiến lược Marketing; hoạch định chiến lược PR; hoạch định chiến lược bán hàng; hoạch định chiến lược kinh doanh; hoạch định chiến lược nhân sự.

Quy trình hoạch định chiến lược gồm 5 bước: Phân tích và đánh giá ban đầu; phân tích hiện trạng; xây dựng chiến lược; triển khai chiến lược; giám sát chiến lược.

Video liên quan

Chủ đề