Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:         /ĐA-TVD

Phú Ninh, ngày      tháng 9 năm 2017

 ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN VĂN DƯ

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Phần 1

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

          Đề án xây dựng trường trung học phổ thông Trần Văn Dư đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành, đó là:

1. Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục 2009 (Luật số 44/2009/QH12 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009);

2. Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;

3. Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

4. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT, ngày 06/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; 

5. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;

6. Chương trình hành động số 28-Ctr/TU ngày 25/4/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013;

          7. Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/12/2012 của hội nghị tỉnh ủy lần thứ 13(khóa XX) về phát triển nâng cao giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Nam đến 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam;

          8. Nghị quyết số 162/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

9. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT, ngày 06/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung häc c¬ së, trung häc phæ th«ng vµ tr­êng phæ th«ng cã nhiÒu cÊp häc;

10. Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông và Quyết định 32/2004/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/9/2004 về việc ban hành qui chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia;

11. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Ninh, nhiệm kì 2015-2020.

Phần 2

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trường THPT Trần Văn Dư được thành thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 01 tháng 9 năm 2000 của UBND tỉnh Quảng Nam, được xây dựng tại thôn An Mỹ II, xã Tam An, huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. Những năm mới thành lập nhà trường gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu hụt nghiêm trọng, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 thấp …đã ảnh hưởng nhất định đến công tác giảng dạy, chất lượng giáo dục, tỉ lệ tốt nghiệp THPT chưa cao, số học sinh bỏ học giữa chừng khá nhiều.

Trong những năm gần đây, với chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh và Sở GDĐT Quảng Nam về tuyển sinh vào lớp 10 được tổ chức theo hình thức xét tuyển phân tuyến, chất lượng đầu vào được nâng cao, tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá giỏi tăng dần, các đội tuyển học sinh giỏi được hình thành và đạt nhiều giải trong các cuộc thi cấp tỉnh. Những thành công đó đã tạo niềm tin cho phụ huynh đối với nhà trường, uy tín nhà trường ngày càng được khẳng định. Điều này là cơ sở để thầy và trò nhà trường quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GDĐT Quảng Nam.

A. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

          I. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay

- Tổng số CB-GV-NV: 89, trong đó:

+ BGH: 04, gồm: 1 Hiệu trưởng, 03 Phó hiệu trưởng (03 Ths);

+ Giáo viên: 76, biên chế: 74, hợp đồng 02 (01 Ths);

+ Nhân viên: 09, biên chế: 4, hợp đồng 68: 3, khác 2 (ĐH: 04,  CĐ: 01, TC: 2, phổ thông: 2).

- Đảng viên: 34.

- Trình độ chính trị: 02 cao cấp, 01 đang học trung cấp.

          II. Tổ chức trường lớp

Năm học 2016-2017, trường có 34 lớp với 1320 học sinh. Trong đó: 13 lớp 10, 11 lớp 11, 10 lớp 12.

Tuyển mới vào lớp 10 với 481 học sinh.

Cả 3 khối đều dạy học theo chương trình ban cơ bản và nâng cao.

III. Cơ sở vật chất

          - Tổng số phòng học: 18;

- Phòng thí nghiệm: 03 (Lý 1, Hóa 1, Sinh 1);

- Phòng Tin học: 02; Thư viện: 1.

          - Khu hiệu bộ cơ bản đảm bảo có các phòng làm việc: có 01 phòng HT, 02 PHT, văn phòng, văn thư.  

- Nhà trường có 09 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.

IV. Kết quả đạt được

1. Quy mô

1.1. CB, GV, NV:

Năm học

Tổng số

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Nhân viên

HT

PHT

BC

2014 - 2015

86

1

2

66

7

10

2015 - 2016

89

1

2

74

2

10

2016 - 2017

89

1

2

74

02

09

b. Học sinh:

Năm học

Tổng số HS

Khối 10

Khối 11

Khối 12

2014 - 2015

1529

518

540

471

2015 - 2016

1461

463

473

525

2016 – 2017

1320

481

430

409

2. Kết quả

2.1. Tập thể, CB, GV, NV:

Năm học

Tập thể

Cá nhân

Đảng bộ

Nhà trường

Công đoàn

Đoàn TN

CSTĐCS

LĐTT

2014 - 2015

2014 TSVM

TTLĐXS

VM

XS

cấp huyện

13

73

2015 - 2016

2015

TSVM

13

74

2016 - 2017

2016

HTTNV

chưa

chưa

2.2. Chất lượng giáo dục

* Học lực: 

Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

  TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014-2015

75

5.1

607

41.5

626

42.8

52

3.6

101

6.9

2015-2016

81

6.0

500

37.2

574

42.7

188

14.0

1

0.1

2016-2017

103

7.8

540

40.9

548

41.5

129

9.7

0

0

* Hạnh kiểm:

Năm học

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014-2015

1104

75.5

307

21.0

44

3.0

6

0.4

2015-2016

978

72.8

312

23.2

48

3.6

6

0.4

2016-2017

1024

77.5

237

17.9

50

3.8

14

1.0

* Chất lượng mũi nhọn:

Năm học

Học sinh giỏi tỉnh

Ghi chú

2014 - 2015

9 (1 Nhì, 1 Ba, 7 KK)

01 giải Ba TT HS Q.Nam

2015 - 2016

22 (1 nhất, 2 nhì, 2 ba, 7 KK; 2 vàng, 7 bạc, 11 đồng)

2016 - 2017

35 (1 nhất, 6 nhì, 8 ba; 3 bạc, 11 đồng, 6 KK)

Những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được cải thiện: Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, nhà trường có 97,3% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; 85% học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ.

B. Thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

I. Thuận lợi

- Phần lớn học sinh ngoan hiền, có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Từ khi thực hiện xét tuyển theo phân tuyến trường đã có số lượng đầu vào lớp 10 chất lượng tốt hơn; cùng với đó, công tác khuyến học, khuyến tài đã tác động tích cực đến chất lượng dạy và học, do vậy chất lượng giáo dục của nhà trường đã có thay đổi đáng kể và được duy trì.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo trong nhà trường được chú trọng, xây dựng và thực hiện hiện kế hoạch hoạt động có hiệu quả; tập thể sư phạm nhà trường có năng lực chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, phần lớn giáo viên có trải nghiệm thực tiễn giảng dạy, có tinh thần đoàn kết, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở GDĐT, của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương nên sớm phát huy được các thế mạnh, tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khả thi nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế. Đảng bộ nhà trường đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động tại đơn vị; sự phối hợp kịp thời giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần cải tiến công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

          II. Khó khăn

          - Địa bàn tuyển sinh của trường khá rộng, nhưng chủ yếu là địa bàn nông thôn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư học tập cho con em của các gia đình nhìn chung còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ phụ huynh ít quan tâm đến công tác giáo dục con em mình, khoán trắng cho nhà trường.

- Nhiều giáo viên có gia đình ở Tam Kỳ, xa trường từ trên 10 km nên việc đi lại, việc bám trường bám lớp gặp khó khăn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên biến động do điều động và luân chuyển đã ảnh hưởng nhất định trong quản lí, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

C. Phân tích thực trạng nhà trường

I. Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn về tổ chức nhà trường

1. Lớp học : Hiện tại có 34 lớp (khối 10: 13 lớp ; khối 11: 11 lớp ; khối 12: 10 lớp), đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học. Có đủ 03 khối lớp, từ lớp 10 đến lớp 12. Trung bình không quá 45 HS/lớp em, đảm bảo qui định. Đạt.

        2. Các tổ chuyên môn: Trường hiện có 09 tổ chuyên môn (Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh, Thể dục, Ngữ văn, Sử-Địa-GDCD, Tiếng Anh). Trong  những năm qua, các tổ chuyên môn đều tập trung giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng thông qua các chuyên đề cụ thể  (mỗi tổ ít nhất 2 chuyên đề trong năm học). Hằng năm các tổ đều có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. Đạt.

3. Tổ Văn phòng: Được thành lập và hoạt động đúng theo các quy định của Điều lệ trường trung học; đảm nhận các công việc: kế toán, văn thư kiêm thủ quỹ, giáo vụ, y tế trường học, phụ trách thư viện, thiết bị, bảo vệ, phục vụ. Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định tại Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ. Hồ sơ sổ sách đầy đủ đúng theo quy định. Trường có 01 nhân viên y tế. Các thành viên trong tổ văn phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không có nhân viên nào vi phạm kỉ luật. Đạt.

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác: Nhà trường thành lập đầy đủ các hội đồng như: Hội đồng trường, hội đồng Thi đua - khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng ra đề kiểm tra, in sao đề kiểm tra, xét lên lớp... Các hội đồng này làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo dân chủ, chính xác nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong công tác giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nề nếp, kỷ cương nhà trường. Đạt.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

- Đảng bộ trường THPT Trần Văn Dư trực thuộc huyện ủy Phú Ninh với 34 đảng viên. Tỉ lệ đảng viên trong nhà trường: 36,5%. Năm 2016 Đảng  bộ được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lí do: (năm 2016 không đạt TSVM). Chưa đạt.

- Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc xây dựng nề nếp và chất lượng giáo dục. Các năm học qua, luôn đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Đoàn trường xuất sắc. Đạt. 

* Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 1: Chưa đạt.  

* Các tồn tại cần khắc phục đối với Tiêu chuẩn 1:

- Chất lượng hồ sơ của một số tổ chuyên môn, văn phòng chưa đảm bảo (trong nội dung sinh hoạt, quy trình biên soạn chuyên đề, thể thức văn bản…).

- Hồ sơ của Hội đồng trường chưa cập nhật nhân sự và chưa lưu trữ kịp thời.

* Biện pháp khắc phục:

- Kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ theo quy định.

- Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường. Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, phát huy tính tích cực của các tổ chức đoàn thể. Chấp hành mọi sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên. Giữ vững các danh hiệu thi đua của các đoàn thể trong nhà trường.

 - Có giải pháp xây dựng Đảng bộ TSVM năm 2017; giữ vững kết quả hoạt động Công đoàn, Đoàn Thanh niên của nhà trường.

II. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

1. Cán bộ quản lý: Đạt.

- Trình độ đào tạo: 01 Hiệu trưởng có trình độ Đại học, Cao cấp lí luận chính trị, chứng chỉ Quản lý giáo dục; 03 Phó hiệu trưởng có trình độ Thạc sĩ; 01 Phó hiệu trưởng có trình độ cao cấp lí luận chính trị; 01 PHT tốt nghiệp chuyên ngành quản lí giáo dục, 02 PHT có chứng chỉ Quản lý giáo dục.

- Năng lực quản lý: Có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

2. Giáo viên, nhân viên: Đạt.

- Giáo viên: 100%  GV đều đạt trình độ chuẩn đào tạo theo qui định; 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp từ loại khá trở lên theo đúng quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; 40% GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên.

- Nhân viên: 01 Kế toán: trình độ ĐH, 01 NV Thư viện; trình độ ĐH, 01 Giáo vụ: trình độ CĐ, 01 Văn thư: trình độ TC, 01 NV thiết vị: trình độ: ĐH, 01 NV Y tế: trình độ TC, 01 NV kĩ thuật: trình độ ĐH, 02 Bảo vệ: trình độ phổ thông, 01 Tạp vụ: trình độ phổ thông.  

* Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 2:  Đạt.            

* Biện pháp duy trì Tiêu chuẩn 2:

- Tiếp tục phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cùng với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong và ngoài nhà trường. Sử dụng có hiệu quả không gian Trường học kết nối do Bộ và Sở phát động.

- Tổ chức và động viên giáo viên nhiệt tình tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, hướng đến vừa đảm bảo về số lượng quy định vừa đảm bảo về chất lượng hội thi, đưa hội thi trở thành hoạt động chuyên môn bổ ích, thiết thực, hiệu quả.

III. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: Chưa đạt.

Năm học

Lưu ban

Bỏ học

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

2014-2015

48

3.2

42

2.8

2015-2016

45

3.3

39

2.9

2016-2017

34

2.6

37

2.8

     2. Chất lượng giáo dục

* Học lực: Chưa đạt.  

Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014-2015

75

5.1

607

41.5

626

42.8

52

3.6

101

6.9

2015-2016

81

6.0

500

37.2

574

42.7

188

14.0

1

0.1

2016-2017

103

7.8

540

40.9

548

41.5

129

9.7

0

0

           * Hạnh kiểm: Đạt.

Năm học

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014-2015

1104

75.5

307

21.0

44

3.0

6

0.4

2015-2016

978

72.8

312

23.2

48

3.6

6

0.4

2016-2017

1024

77.5

237

17.9

50

3.8

14

1.0

3. Các hoạt động giáo dục: Đạt.

           - Nhà trường tổ chức tuyên truyền và phòng chống các tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, học sinh ngay từ đầu năm học hàng năm; theo đó, tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh về phòng chống tệ nạn xã hội và tuyên truyền An toàn giao thông, tuyên truyền và quán triệt học sinh không đi xe máy đến trường.

  - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề, thu hút học sinh tham gia và có tác dụng giáo dục nhân cách, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Các tổ bộ môn cùng nhà trường đã tổ chức tốt các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh. Đặc biệt, năm học 2014-2015 Trường có 01 học sinh đoạt giải nhất Hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật” do Sở GDĐT Quảng Nam tổ chức; bên cạnh đó, tham gia và đạt giải cao tại các kì thi:   học sinh giỏi lớp 12, Thí nghiệm thực hành và giải toán bằng máy tính Casio, thi Thuyết trình văn học cấp tỉnh năm học 2015-2016, thi Olympic 24/3 năm học 2015-2016: đạt 31 giải, gồm có: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 huy chương Vàng, 06 huy chương Bạc, 11 huy chương Đồng và 07 giải khuyến khích.

- Đoàn trường đã tổ chức đa dạng các hoạt động: giao lưu văn nghệ trong tiết chào cờ đầu tuần, trong các sinh hoạt ngoài giờ, ngày hội thanh niên, hội trại; thành lập Câu lạc bộ “Kỹ năng sống”,… tạo được nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh. Qua đó, giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho các em.

         - Đoàn thanh niên, Hội Chữ tập đỏ, Hội khuyến học đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức kịp thời và đảm bảo các hoạt động vận động, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ đó, giáo dục cho các em lòng nhân ái, biết sống có trách nhiệm, biết giúp đỡ những người xung quanh.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin: Đạt.

Trường hiện có 02 phòng máy vi tính với ... máy, có đủ  máy vi tính phục vụ cho các phòng ban và giảng dạy của giáo viên, cơ bản đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập.  

 * Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 3:  Chưa đạt.

* Các tồn tại cần khắc phục đối với Tiêu chuẩn 3:

- Tỷ lệ học sinh bỏ học cao hơn so với quy định: 2,8%.

     - Chất lượng mũi nhọn có sự tiến bộ, tuy nhiên chưa cao.

* Biện pháp khắc phục:

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng từng bộ môn và thực tế nhà trường, dạy sát đối tượng; tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

- Tăng cường hiệu quả công tác chủ nhiệm, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, năng lực cụ thể của học sinh, theo dõi học sinh có nguy cơ bỏ học để có biện pháp khắc phục. Theo dõi danh sách học sinh: nghỉ học ở trường chuyển sang học nghề, bỏ học giữa chừng, từ đó phân tích chính xác số liệu học sinh bỏ học. Tổ chức hội nghị chuyên công tác chủ nhiệm để chia sẻ, nhân rộng những kinh nghiệm hay nhằm nâng cao chất lượng và duy trì sĩ số.

- Nhà trường giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, phối hợp với các đoàn thể, chính quyền của địa phương trong việc vận động, giáo dục các em ý thức hơn trong học tập. Phối hợp với Hội khuyến học các địa phương, tộc họ, các tổ chức nhân đạo từ thiện, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho những em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường và động viên kịp thời các học sinh có thành tích xuất sắc.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động như ngoại khóa, đố vui để học, thi tìm hiểu về lịch sử, văn hoá địa phương, ký cam kết thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật của Nhà nước… để vừa rèn luyện kĩ năng sống, vừa giáo dục đạo đức và tri thức cho học sinh.

 IV. Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

 1. Thực hiện đảm bảo quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo quy định hiện hành.  Đạt.

2. Khuôn viên nhà trường: Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, sạch, đẹp. Diện tích nhà trường: 19.740 m2, bình quân diện tích sử dụng : 14,6m2/học sinh, đảm bảo diện tích sử dụng để tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.  Đạt.

 3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học

          - Khu hiệu bộ: Có 01 phòng Hiệu trưởng, 02/03 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng hội đồng, 01 phòng tài vụ, 01 phòng giáo vụ, 01 phòng Y tế, 01 nhà bảo vệ. Chưa đạt.

- Khu phòng học, phòng bộ môn: Phòng học hiện có 18 phòng, đủ cho học 02 ca. Diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn: Đạt.

- Phòng tổ bộ môn, tuyền thống, thư viện: Trường chưa có phòng hoạt động tổ bộ môn, phòng truyền thống. Thư viện chưa đạt chuẩn. Chưa đạt.

- Khu phục vụ học tập: Có 05 phòng chức năng (gồm các phòng thực hành Lý, Hóa, Sinh, 2 phòng Tin). Thiết bị bên trong chưa đảm bảo Quy định về phòng học bộ môn tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chưa đạt.

- Khu giáo dục thể chất: Chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục cho luyện tập thể dục như đường chạy, hố nhảy, sân bóng chuyền, bị ngập nước nghiêm trọng trong mùa mưa. Chưa đạt.

          - Khu vệ sinh: Được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường: Đạt.

- Khu nhà xe: Có khu để xe riêng cho giáo viên và học sinh. Đạt.

- Hệ thống nước sử dụng: Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh; có cây xanh, bóng mát. Đạt.

* Đánh giá tiêu chí 3 của Tiêu chuẩn 4: Chưa đạt.

4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường: Đạt.

* Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 4:  Chưa đạt.

* Những tồn tại cần khắc phục đối với Tiêu chuẩn 4:

- Một số công trình trong khối phòng học sau nhiều năm sử dụng đã bị xuống cấp như: hệ thống mái lợp của các phòng học đã bị cong vênh, thấm dột, la-phông hư hỏng, không đảm bảo an toàn; hành lang các phòng học bị sụt lún; nhiều bàn ghế học sinh và giáo viên đã hư hỏng, không đảm bảo theo quy định.

- Khu hiệu bộ là dãy nhà cấp IV, xây dựng từ khi thành lập trường với thời gian gần 17 năm, nay đã xuống cấp và không đủ chức năng sử dụng.

* Biện pháp khắc phục:

- Tham mưu các cấp lãnh đạo, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình hạ tầng còn thiếu so với quy định trước mắt (giai đoạn 1); giai đoạn 2: đề nghị Tỉnh xây 01 dãy nhà 02 tầng với 20 phòng học để phục vụ công tác dạy học thay cho 01 dãy phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng với tổng kinh phí dự tính là 10 tỷ đồng (500.000.000 đồng x 20 phòng = 10.000.000.000 đồng).

- Có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các công trình đã được đầu tư.

V. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hóa giáo dục

- Nhà trường quan tâm huy động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ, động viên  học sinh. Riêng năm học 2016-2017 đã huy động được nguồn lực xã hội hóa từ lòng hảo tâm của các doanh nghiệp, cơ quan và sự đóng góp của cán bộ CNVC trong nhà trường để hỗ trợ hoạt động dạy học, khuyến học khuyến tài. Tổng kinh phí huy động đạt gần 100 triệu đồng, được sử dụng để cấp phát học bổng, tặng quà Tết cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, học sinh giỏi. Đạt.

          - Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh: Đạt.

- Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường: Đạt

- Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường: Đạt.

* Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 5:  Đạt.

* Tồn tại cần khắc phục đối với Tiêu chuẩn 5:

Mối liên hệ giữa nhà trường và các địa phương trong vùng tuyển sinh của nhà trường chưa sâu sắc, nhất là trong công tác đảm bảo học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, chống bỏ học giữa chừng.

* Biện pháp duy trì Tiêu chuẩn 5:

- Tích cực tham mưu và chủ động phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương về công tác giáo dục. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh.

- Tham mưu Huyện ủy, UBND huyện những giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trách nhiệm của địa phương trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, chống bỏ học.

Phần 3

KẾ HOẠCH VÀ LỘ TRÌNH XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA

Nội dung

Nội dung các tiêu chí

Kết quả
(đạt; chưa đạt)

Năm dự kiến
Đạt

Biện pháp

Tiêu chuẩn I

Tổ chức và quản lý nhà trường

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

1. Lớp học

Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ  các khối lớp của cấp học;
b.Số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

2. Tổ

chuyên môn

2.1. Các tổ bộ môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học).
2.2. Hàng năm đề xuất được ít nhất 02 chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học.

2.3. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi  giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

3. Tổ

3.1. Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

3.2. Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định của Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ;

Đạt

- Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ VP; làm tốt hơn nữa việc quản lí hệ thống hồ sơ, sổ sách, lưu trữ khoa học.

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường

Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.
 

Đạt

 Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể

5.1. Tổ chức Đảng trong nhà trường đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng cần có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng.

5.2. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, có nhiều đóng góp trong hoạt động ở địa phương;

Chưa đạt

12/2017

- Có giải pháp xây dựng Đảng bộ TSVM năm 2017.

- Giữ vững kết quả hoạt động Công đoàn, Đoàn Thanh niên của nhà trường.

- Duy trì tốt cho các tiêu chí đã đạt chuẩn trong những năm tiếp theo.

Tiêu chuẩn II

Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Đạt

Phấn đấu đạt vào năm học 2016-2017 và duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

1. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo quy định hiện hành về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó ít nhất có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Đạt

 Duy trì tốt cho những năm tiếp theo

3. Có đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Đạt

 Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

Tiêu chuẩn III

Chất lượng giáo dục

Chưa đạt

Năm học 2017-2018

Phấn đấu đạt vào năm học 2017-2018 và duy trì tốt cho những năm tiếp theo

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%

Chưa đạt

Năm học 2017-2018

 Năm học 2017-2018 làm tốt công tác duy trì sĩ số, phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với gia đình HS và chính quyền địa phương.

2. Chất lượng

2.1. Học lực:

- Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên.

- Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên.

- Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%.

2.2. Hạnh kiểm:

- Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên.

- Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%.

- Đẩy mạnh  việc đổi mới hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong trong thi cử.
-Tập trung bồi dưỡng kiến thức cho HS yếu kém để nâng cao tỷ lệ HS lên lớp thẳng. Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

3. Các hoạt động giáo dục

Thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

Đạt

 Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương.

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

5. Đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.

Chưa đạt

Mua sắm, trang bị máy chiếu tại các phòng học.

 Tiêu chuẩn IV 

Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Chưa đạt

Năm học

2017-2018

Phấn đấu đạt vào năm học 2017-2018 và duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục,quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo quy định hiện hành.

2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.

2.1. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;

2.2. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;

2.3. Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải đảm bảo có diện tích mặt bằng theo đúng quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học

Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:

3.1.  Khu phòng học, phòng bộ môn:
a. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;

b. Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo

3.2. Khu phục vụ học tập:

a. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Quy định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;

Chưa đạt

01/2018

Đầu tư, trang bị  thêm phòng học bộ môn, phòng thiết bị, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn theo qui định

b. Có thư viện đúng theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: Tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi… cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đầu sách chưa đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh.

Chưa đạt

3/2018

Xây dựng Thư viện đạt chuẩn và trang bị thêm các đầu sách cho thư viện trường đạt chuẩn theo quy định.

c. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Chưa đạt

4/2018

- Sử dụng hợp lí công trình đã có để thiết kế, đầu tư phòng truyền thống gắn với phòng làm việc của Công đoàn.

- Tham mưu Sở GDĐT cải thiện, nâng cấp khu giáo dục thể chất đạt tiêu chuẩn.   

3.3.  Khu văn phòng:

Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho.

Chưa đạt

02/2018

Tham mưu Sở GDĐT nâng cấp, bố trí thêm 01 phòng PHT, 06 phòng tổ bộ môn và trang thiết bị cho phòng tổ bộ môn hoạt động hiệu quả.

3.4.  Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.

3.5. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;

3.6. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;

3.7. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho GV, HS; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

Đạt

- Duy trì tốt cho những năm tiếp theo;

- Nâng cấp khu vệ sinh giáo viên.

4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

Tiêu chuẩn V

Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.


Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.


Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

3. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.


Đạt

Duy trì tốt cho những năm tiếp theo.

4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Tăng cường các biện pháp phối hợp với phụ huynh học sinh.

       Tổng số kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo, nâng cấp, mở rộng khối các nhà của trường: 5.958.103.000

          Năm tỷ, chín trăm năm mươi tám triệu, một trăm lẻ ba ngàn đồng.

           Nguồn kinh phí đầu tư của tỉnh.                       

      Đăng ký thời gian công nhận trường THPT Trần Văn Dư đạt chuẩn quốc gia vào tháng 8/2018. 

Phần 4
CAM KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

A. CAM KẾT THỰC HIỆN

I. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Lớp học

- Đảm bảo số lớp <= 45.

- Số học sinh/lớp <=45.

- Đảm bảo đủ ba khối lớp 10, 11, 12.

          2. Tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn được thành lập,củng cố và hoạt động theo đúng qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Tổ văn phòng

- Đảm nhận các công việc: Văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của của Điều lệ trường trung học.

          - Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định tại Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ. Hồ sơ sổ sách đầy đủ đúng theo quy định.

          4. Hội đồng nhà trường và các hội đồng khác trong nhà trường 

 - Hội đồng trường, hội đồng thi đua – khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng khoa học và các hội đồng khác được thành lập và hoạt động theo Điều lệ trường học. Các hội đồng được thành lập có kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể, thiết thực, đạt hiệu quả cao nhất.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: Được thành lập, củng cố và hoạt động theo Điều lệ của Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể 

          Chi bộ Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch - vững mạnh; Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội khuyến học, Chi hội chữ thập đỏ hằng năm được công nhận vững mạnh. 

         II. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1. Cán bộ quản lý

          - Đảm bảo về số lượng theo quy định.

          - Đảm bảo đạt chuẩn về chuyên môn, chính trị theo quy định.

          - 100 % cán bộ quản lý được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo quy định hiện hành về chuẩn hiệu trưởng trường trung học. (Theo Thông tư 29 của Bộ GDĐT).

2. Giáo viên, nhân viên

          2.1. Giáo viên:

          - Đảm bảo đủ số lượng theo quy định. (2.15 GV/lớp)

          - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.

          - Trên 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên;

- 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. (Thông tư 30 của Bộ GDĐT)

2.1. Nhân viên: Có đủ nhân viên phụ trách thư viện, phòng học bộ và phòng thiết bị dạy học .

III. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban

* Thực trạng: Chưa đạt

Năm học

LƯU BAN

BỎ HỌC

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

2014-2015

48

3.2

42

2.8

2015-2016

45

3.3

39

2.9

2016-2017

34

2.6

37

2.8

 * Cam kết:

Năm học

LƯU BAN

BỎ HỌC

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

2017-2018

<5%

<1%

2018-2019

<5%

<1%

2019-2020

<5%

<1%

2020-2021

<5%

<1%

2021-2022

<5%

<1%

Duy trì kết quả đạt được trong những năm tiếp theo.

2. Chất lượng giáo dục

* Thực trạng: Chưa đạt

Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014-2015

75

5.1

607

41.5

626

42.8

52

3.6

101

6.9

2015-2016

81

6.0

500

37.2

574

42.7

188

14.0

1

0.1

2016-2017

103

7.8

540

40.9

548

41.5

129

9.7

0

0

 * Cam kết:

Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2017-2018

>=6%

>=36%

<5%

0

2018-2019

>=6%

>=36%

<5%

0

2019-2020

>=6%

>=36%

<5%

0

2020-2021

>=6%

>=36%

<5%

0

2021-2022

>=6%

>=36%

<5%

0

Duy trì kết quả trên trong những năm tiếp theo.

- Hạnh kiểm: Đạt

        Năm học

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014-2015

1104

75.5

307

21.0

44

3.0

6

0.4

2015-2016

978

72.8

312

23.2

48

3.6

6

0.4

2016-2017

1024

77.5

237

17.9

50

3.8

14

1.0

 * Cam kết: Duy trì tốt những năm tiếp theo.

IV. Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

          - Đảm bảo đủ phòng học cho 2 ca học.

          - Phòng bộ môn đảm bảo thiết bị theo quy định.

          - Khu phục vụ học tập, khu văn phòng đảm bảo về số lượng và chất lượng theo quy định.

          - Hệ thống mạng, internet đảm bảo chất lượng.

          - Trang Web duy trì và khai thác có hiệu quả.

V. Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

          - Duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được.

          - Tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo địa phương trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

          - Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với địa phương trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường.

          - Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội.

B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THEO LỘ TRÌNH CAM KẾT

I. Các giải pháp cơ bản

1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của nhà trường. Theo đó, rà soát toàn bộ các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, xây dựng kế hoạch chi tiết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BGH, các bộ phận, cá nhân liên quan để thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra. 

2. Tham mưu với Sở GDĐT Quảng Nam, Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Phú Ninh để tiến hành thực hiện xây dựng các chỉ tiêu chưa đạt theo đúng tiến độ thời gian đề ra trong kế hoạch.

3. Tham mưu tích cực với Sở GDĐT Quảng Nam và các cấp để có thể được chọn và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để từng bước hoàn thiện các hạng mục đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.

4. Tạo điều kiện để cho các thầy cô giáo tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng dần chất lượng giảng dạy, tham gia các đợt thi giáo viên giỏi các cấp. Từ đó để nâng dần chất lượng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn.

5. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc quy định của ngành; giảm tỷ lệ bỏ học, giảm tỷ lệ học sinh yếu, nâng cao chất lượng đại trà và công tác mũi nhọn.

6. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập; ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, thực hành và quản lý.

7. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”. Nêu gương điển hình tiên tiến, đổi mới công tác thi đua khen, thưởng. Thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.

8. Thực hiện đúng chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nâng cao tỷ lệ Đảng viên trong trường, xây dựng các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường đạt trong sạch, vững mạnh.

9. Củng cố và làm tốt công tác kiểm tra trong trường học. Xử lý nghiêm cán bộ, giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo; xét nâng lương trước thời hạn cho cán bộ giáo viên có thành tích trong công tác và dạy học.

10. Kết hợp tốt với các tổ chức xã hội huy động mọi nguồn lực, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường công tác vận động học sinh trong độ tuổi đến trường, hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học. Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

II. Giải pháp cụ thể

1. Đội ngũ

- Tham mưu Sở GDĐT điều hòa, bổ sung CB, GV, NV đảm bảo về tỷ lệ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CB, GV, NV theo từng năm học.

- Xây dựng kế hoạch dự nguồn các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn theo đúng quy trình.

- Phân công lao động hợp lý, khoa học.

- Nhà trường tạo điều kiện CB-GV-NV bồi dưỡng nâng cao trình độ.

2. Cơ sở vật chất

2.1. Đối với Sở GDĐT Quảng Nam

Năm học 2017-2018 đầu tư, tân trang, sửa chữa: Có kèm theo phụ lục kinh phí-bảng tiên lượng.

* Khối hiệu bộ:

- Phòng hội đồng: - Xây mở rộng bố trí lại phòng hội đồng, phòng bộ môn, Phòng chức năng.

- Nhà WC giáo viên: - Cải tạo nâng cấp khu vệ sinh giáo viên. Thay mới toàn bộ thiết bị, ốp gạch cao 2m, thay gạch nền chống trượt.

- Các hạng mục khác:  Cải tạo bố trí lại phòng hội đồng cũ thành phòng chức năng, Nâng cấp lát gạch nền nhà, nền hành lang, đóng la phông trần tôn lạnh, lăn sơn mới, sơn cửa toàn bộ các phòng chức năng, khu hiệu bộ.

* Khối lớp học dãy phía trước của trường:

- Dãy lớp học:

+ Nâng nhỏn lên 500mm tạo độ dốc thoát nước mái; thay thế toàn bộ hệ thống mái gỗ ngói cũ bằng hệ thống mái thép hộp lợp ngói mới;

+ Thay thế toàn bộ hệ trần la phông nhựa bằng hệ la phông trần lambri tôn lạnh; thay thế toàn bộ hệ thống điện mới;

+ Lăn sơn 1 nước lót 2 nước phủ toàn bộ khối nhà;

- Khu nước uống: Nâng nền lát gạch tạo độ dốc, lắp đặt gương soi, cải tạo hệ thống nước.

* Khối hành lang:

- Dãy hành lang giữa: Phá dỡ mái lợp tôn, cột BTCT 20x30, nền BT xi măng.

- Dãy hành lang 2 bên:

+ Nâng cấp, mở rộng chiều ngang hành lang lên 3m;

+ Thay thế hệ mái che cũ thành hệ mái vòm tôn khung sắt để đồng bộ với các khối khác.

* Khối thực hành:

- Thay thế toàn bộ hệ trần la phông nhựa bằng hệ la phông trần lambri tôn lạnh.

- Lát gạch nền, thay thế toàn bộ hệ thống điện.

 - Lăn sơn 1 nước lót 2 nước phủ toàn bộ khối nhà.

* Khối Hội trường:

- Thay thế toàn bộ hệ trần la phông nhựa bằng hệ la phông trần lambri tôn lạnh.

 - Sửa chữa tạo bậc cấp sân khấu hội trường, lát lại gạch nền những chỗ hư hỏng.

 - Thay thế các cửa đi chính bằng gỗ sang cửa sắt.

 - Thay thế toàn bộ hệ thống điện mới.

- Lăn sơn1 nước lót 2 nước phủ toàn bộ khối nhà.

- Thay thế toàn bộ hệ Xà gồ, mái tôn đã mục hư hỏng.

* Khối tường, rào, cổng:

- Thay thế các chông gỉ sắt bằng chông mới.

- Cải tạo sửa chữa vị trí hư hỏng, Quét vôi 1 nước lót 2 nước phủ toàn bộ mặt trong tường rào.

* Khối sân thể dục:

- Thiết kế sân thể dục theo tiêu chuẩn; Đường chạy điền kinh, sân nhảy cao, nhảy xa, sân bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, hệ thống thoát nước

* Các hạng mục khác:

- Quét vôi 1 nước lót 2 nước phủ nhà vệ sinh của hội trường, nhà bảo vệ.

 - Cắt tỉa cây cối xung quanh trường, dọn dẹp cỏ dại.

 - Láng nền bê tông xi măng một số vị trí.

 - Xử lí hệ thống mương thoát nước mặt sân trường.

Tổng số kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng khối các nhà của trường: 5.958.103.000 đ.

          Năm tỷ, chín trăm năm mươi tám triệu, một trăm lẻ ba ngàn đồng.

2.2. Đối với UBND huyện Phú Ninh

          Nhà trường tham mưu với UBND huyện hỗ trợ kinh phí trong quá trình thực hiện theo lộ trình đã đề ra. Trong đó, tập trung đầu tư trang thiết bị, tân trang các công trình đảm bảo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

          Dự kiến kinh phí: 200.000.000đ  (Hai trăm triệu đồng).

          * Có Tờ trình riêng.

2.3. Đối với nhà trường

- Tổ chức hội nghị chuyên đề về việc xây dựng trường chuẩn, tạo sự đồng thuận, quyết tâm trong tập thể HĐSP để tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra.

- Sử dụng nguồn kinh phí hằng năm mua sắm trang thiết bị dạy học.

- Thực hiện công tác xã hội hóa:  Huy động nguồn lực từ phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân.

3. Chất lượng giáo dục

3.1. Học lực

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.

- Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, trong sinh hoạt chuyên môn chú trọng trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ.

- Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể: Nhà trường, tổ chuyên môn.

- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá:

+ Lập ma trận đề kiểm tra được thống nhất từ các tổ bộ môn và trình lãnh đạo phê duyệt.

+ Đề kiểm tra từ 45 phút trở lên phải nộp về Tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường.

- Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh  yếu:

+ Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng kế hoạch tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu.

+ Chi đoàn giáo viên tổ chức lớp học tình thương (không thu học phí) cho học sinh có học lực yếu, hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn:

+ Học sinh giỏi môn văn hóa: Xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng gồm 2 đợt: Đợt 1: tháng 11/2017; đợt 2: tháng 3/2018.

+ Giải thể thao học sinh: Hằng năm tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp trường  để tạo sân chơi cho học sinh, tạo tinh thần đoàn kết, phát hiện học sinh có năng khiếu bồi dưỡng tham gia hội thi cấp tỉnh.

+ Giải phong trào: Tổ chức hội thi cấp trường: Thuyết trình văn học, hùng biện tiếng anh, Hùng biện về vấn đề đạo đức và pháp luật,…

3.2. Hạnh kiểm

- Tăng cường các hoạt động giáo dục.

- Tổ chức Hội nghị công tác chủ nhiệm. (tổ chức vào đầu năm học)

- Phát huy vai trò GVCN, các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục học sinh.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hội thi, hoạt động văn hóa văn nghệ, thành lập và phát huy tốt Câu lạc bộ Kĩ năng sống.

- Tổ chức các hoạt động: Hội khỏe phù đổng; ngày hội thanh niên; tuyên truyền ATGT, tệ nạn xã hội, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tư vấn hướng nghiệp. Tổ chức các hoạt động NGLL, giáo dục đạo đức, pháp luật, …

3.3. Khắc phục tình trạng bỏ học

-  Đối với nhà trường: 

+ Quản lý, nắm bắt tình hình học sinh các lớp.

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.

+ Kịp thời động viên khen thưởng những học sinh có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Ngăn chặn, xử lý kịp thời những học sinh vi phạm.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Phối hợp với nhà trường trong quản lý, giáo dục học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm: Theo dõi, nắm rõ lý lịch từng học sinh. Phản ánh kịp thời với lãnh đạo nhà trường những học sinh cần có sự quan tâm, theo dõi.

- Phụ huynh học sinh: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

- Chính quyền địa phương: Xây dựng kế hoạch phối  hợp giữa nhà trường với lãnh đạo địa phương về học sinh đang học tại trường đang sinh sống tại địa phương.

III. Tổ chức thực hiện

- Đảng ủy, BGH nhà tường căn cứ trên từng tiêu chí cụ thể và lộ trình phấn đấu của mình để chỉ đạo và lập văn bản đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ.

- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, đảm bảo đúng chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Có kế hoạch rà soát những tiêu chí đã phấn đấu đạt được, báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo và hướng đi tiếp theo.

- Phát huy tốt mọi mặt để phấn đấu hoàn thành kết hoạch theo đúng lộ trình đã đề ra. Đến cuối năm học 2017- 2018 sẽ đề nghị công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.

Phần 5

CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

I. Kiến nghị, đề xuất

1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

- Tham mưu UBND tỉnh đầu tư kinh phí để xây dựng phòng làm việc, phòng họp bộ môn, các hạng mục sửa chữa, trang thiết bị dạy học cho các phòng chức năng, trang thiết bị cho các phòng làm việc theo thẩm quyền của Sở.

- Xem xét và phê duyệt kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia của nhà trường trong giai đoạn 2017-2018.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của Sở GDĐT hỗ trợ cho trường về mặt kỹ thuật, hồ sơ đề nghị công nhận trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

2. Đối với UBND huyện Phú Ninh

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện trong việc phối hợp, tuyên truyền, cùng nhà trường vận động phụ huynh học sinh- duy trì sỹ số học sinh đến trường đảm bảo tỷ lệ qui định.

- Hỗ trợ kinh phí trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm thực hiện các tiêu chí (ngoài đầu tư của Sở GDĐT), giúp nhà trường đạt chuẩn Quốc gia đúng theo lộ trình đề ra.

II. Kết luận

Kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017-2018 xuất phát từ nhu cầu của người học và quá trình đổi mới giáo dục nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị Quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Ninh nhiệm kì 2015- 2020 và sự chỉ đạo của Sở GDĐT Quảng Nam. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 25/04/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI.

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là xây dựng nhà trường có đủ các điều kiện, chuẩn hóa về mọi mặt nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhà và địa phương.

Trường THPT Trần Văn Dư tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện các tiêu chí, nhằm thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017-2018, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

Kính đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ tích cực để Đề án nhanh chóng được đi vào thực tế, có tính khả thi cao, đáp ứng nguyện vọng của CB, GV, NV, phụ huynh, học sinh nhà trường.

Trên đây là Đề án xây dựng trường THPT Trần Văn Dư  đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2016-2020./.

Nơi nhận:
- Sở GDĐT (phê duyệt);

- Huyện ủy, UBND, HĐND huyện (để báo cáo);

- Các thành viên Hội đồng  (để th/hin);

- Lưu: VT, HS trường chuẩn QG.

PHÊ DUYỆT CỦA

SỞ GDĐT QUẢNG NAM