Kfc nhượng quyền như thế nào

“Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một điều gì đó mới, để làm tất cả những điều mà bạn hằng mong ước”. Câu ngạn ngữ này dường như dành cho Đại tá Harland Sanders – chủ sở hữu thương hiệu gà rán KFC lừng danh khắp thế giới. Ông bắt đầu bán rán khi đã 69 tuổi, trải qua nhiều thăng trầm, cay đắng để đổi lấy một KFC thành công như ngày hôm nay. 

KFC ra đời như thế nào?

KFC (Kentucky Fried Chicken) được thành lập bởi Đại tá Harland Sanders vào năm 1952 tại bang Utah (Hoa Kỳ). Ông đã làm việc nhiều năm trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều thành công trước khi thành lập chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC.

Kfc nhượng quyền như thế nào

Ảnh: brandriddle

KFC mở ra kỷ nguyên của gà rán, đánh bại sự thống trị của hamburger nhiều năm trước đó. Sanders học nấu ăn từ khi mới 7 tuổi. Cha của ông mất sớm, Sanders cùng mẹ chăm sóc các em từ nhỏ nên ông có cơ hội được vào bếp để thể hiện tài năng nhiều hơn.

Năm 1940, ông phát triển “Công thức nguyên bản” bao gồm 11 loại thảo mộc và gia vị độc quyền, sử dụng cho chuỗi nhà hàng KFC. Tâm huyết của Harland Sanders cũng được đáp đền khi ông trở nên nối tiếng với món gà rán vô cùng đặc biệt được tẩm ướp từ nhiều loại thảo mộc khác nhau.

Những năm đầu thăng trầm của KFC

Năm 1952, Sanders lần đầu tiên nhượng quyền công thức gia vị bí mật của mình về món gà rán “Kentucky Fried Chicken” cho Pete Harman ở South Salt Lake, Utah, nhà điều hành của một trong những nhà hàng lớn nhất thành phố khi đó. Thương vụ thành công này đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho Sanders.

Sau thành công của Pete Harman, một số chủ nhà hàng khác cũng đã yêu cầu nhượng quyền thương hiệu và trả cho Sanders 0,04 đô la mỗi miếng gà bán được.

Kfc nhượng quyền như thế nào

Harland Sanders Restaurant – Nhà hàng gà rán đầu tiên của Sanders (Ảnh: ndh)

Những tưởng sự nghiệp bắt đầu ổn định từ đây, nhưng khó khăn bắt đầu ập đến khi Sanders phải bán nhà hàng ở phía nam hồ Salt vì trở ngại giao thông. Ông chấp nhận chịu lỗ và trông cậy vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi 105 USD/tháng.

Nhưng vị đại tá này vẫn không chịu từ bỏ. Sau khi đóng cửa địa điểm North Corbin, Sanders và vợ ông Claudia đã mở một nhà hàng và trụ sở công ty mới ở Shelbyville vào năm 1959. Ông quyết định phát triển theo hướng nhượng quyền bằng cách liên tục ghé thăm các nhà hàng mới để tìm cơ hội nhượng quyền, thuyết phục các nhân viên ở đó thích món gà đặc biệt của ông. Và nếu Sanders cung cấp hỗn hợp gia vị thì nhà hàng sẽ lấy phí 5 cent cho mỗi suất gà bán được.

Dần dần, Sanders ngày càng nhận được nhiều đề nghị nhượng quyền thương hiệu hơn. Đến năm 1963, có hơn 600 nhà hàng tại Mỹ và Canada bán món gà rán Kentucky.

Cách tiếp cận nhượng quyền thương mại độc đáo của Sanders mở ra một trang mới cho KFC. Chỉ sau 1 năm, KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên mở rộng ra quốc tế, mở cửa hàng ở Canada và sau đó là ở Anh, Mexico và Jamaica.

Kfc nhượng quyền như thế nào

Harland Sanders đã phải đi gõ cửa từng nhà để bán công thức chế biến gà rán của mình (Ảnh: ndh)

Sanders đã nhận được bằng sáng chế bảo vệ phương pháp chiên gà độc lạ của mình vào năm 1962 và đăng ký slogan cho cụm từ “It’s Finger Lickin’ Good ” (Vị ngon trên từng ngón tay) vào năm 1963.

Choáng ngợp trước sự phát triển của công ty, Sandersđã bán công ty cho John Y. Brown Jr. và Jack C. Massey vào năm 1964. Nhưng ông tiếp tục liên kết với công ty với tư cách là cố vấn và một đại sứ thương hiệu. Đại tá Sanders qua đời ở tuổi 90 vào ngày 16 tháng 12 năm 1980.

>> Xem thêm: Honda gợi lên ký ức về Disney trong chiến dịch số “Enchanted Odyssey”

Điều gì làm nên yếu tố tăng trưởng và thành công của KFC?

KFC thành công từ khá sớm. Sanders đã nhận ra rằng “thời gian tiền bạc”. KFC phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của họ, khuyến khích khách hàng quay trở lại và sử dụng dịch vụ của mình nhiều lần. Tỷ lệ giữ chân khách hàng ở KFC cao hơn hẳn với các thương hiệu và đó là một trong những lý do chính tạo nên thành công của KFC.

Cùng với đó, công nghệ cũng đã góp phần tạo nên thành công của KFC. Đại tá Sanders biết được tầm quan trọng của nồi áp suất chỉ sau vài tuần kể từ khi nó được giới thiệu.

Nồi áp suất có thể đun sôi chất lỏng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi bình thường. Do đó tiêu diệt vi trùng, giữ thức ăn được lâu hơn mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

Kfc nhượng quyền như thế nào

Ảnh: ndh

“Công thức nguyên bản” do Đại tá Sanders thực hiện là USP (điểm độc nhất) của KFC. Đây là bí mật quan trọng nhất đằng sau câu chuyện thành công của KFC. Không có công ty thức ăn nhanh nào khác có hương vị gà độc đáo như KFC. KFC phổ biến trên toàn cầu vì hương vị của nó.

Một nguyên nhân cuối cùng giúp KFC thành công và phát triển là nhờ hệ thống nhượng quyền thương mại. Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, mọi thứ đều được lập thành văn bản và có những quy tắc nghiêm ngặt để vận hành doanh nghiệp. Ví dụ: gà phải được nấu chín trong nồi áp suất và để trong 15 phút, kích thước của mỗi bộ phận gà phải rộng ít nhất 8 cm và nặng 300 gram, gà phải ướp qua đêm…Quy trình vận hành tiêu chuẩn này là chìa khóa thành công cho chuỗi nhượng quyền thương mại của KFC.

Kfc nhượng quyền như thế nào

Sander qua đời ở tuổi 90 vì bệnh bạch cầu (Ảnh: ndh)

Sau hơn 60 năm hoạt động và phát triển, Kentucky Fried Chicken (KFC) trở thành thương hiệu nhẵn mặt với người dân toàn cầu. KFC ở vị trí thứ 60 trên BXH BusinessWeek và là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới (McDonalds ở vị trí thứ 9 và Nescafe là 23).

KFC đang hoạt động thành công với việc nhượng quyền tại 123 quốc gia vào năm 2015 và đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (tính theo doanh số bán hàng) sau McDonald’s, với gần 20.000 địa điểm trên toàn cầu. KFC được định giá $ 15131 chỉ sau McDonald’s, Starbucks và Subway trong chuỗi thức ăn nhanh.

Câu chuyện đằng sau thành công của KFC thực sự truyền cảm hứng cho nhiều người với thông điệp: không bao giờ quá trễ để bắt đầu.

Hải Yến – MarketingAI

Theo brandriddle

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marekting của KFC

Kinh nghiệmNgành nghềNhà hàngNhượng quyền

Kfc nhượng quyền như thế nào
Muốn mở nhà hàng kfc

Gà rán không chỉ là món ăn khoái khẩu của trẻ con mà ngay cả người lớn cũng thích thú với những miếng gà giòn tan, thấm vị đậm đà. Trong các mô hình kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh hiện nay, kinh doanh gà rán đang là hình thức hấp dẫn, thu hút nhiều người khởi nghiệp. Tuy nhiên, việc mở một cửa hàng bán gà rán không hề đơn giản vì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nổi tiếng quá lớn như KFC, Lotteria, Jollibee… Có thể thấy, việc kinh doanh nhà hàng gà rán nhượng quyền thương hiệu sẽ có lợi thế hơn hẳn các cửa hàng nhỏ lẻ, bởi nó đã vốn là một thương hiệu có tiếng, có công thức làm gà rán ngon và được nhiều người công nhận. 

Kfc nhượng quyền như thế nào
Kinh doanh gà rán đang được các nhà đầu tư lựa chọn để khởi nghiệp (Nguồn ảnh: Internet)

KFC là một cái tên quen thuộc trong thị trường đồ ăn nhanh nói chung, cũng như gà rán nói riêng. Đây là một thương hiệu gà rán nổi tiếng trên thế giới, và hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Chính vì thế, mở nhà hàng KFC là sự lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh của nhiều người. Bạn đang có ý định và muốn mở nhà hàng KFC nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cũng như kinh nghiệm dành cho những nhà đầu tư muốn mở nhà hàng KFC.

Kentucky Fried Chicken, thường được biết đến với tên gọi tắt là KFC, là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán. Gà rán KFC là một nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, sau một thời gian đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau.

KFC bắt đầu khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 1997, tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl. KFC khi về đến Việt Nam đã phát triển thêm một số món mới nhằm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn cũng như phù hợp khẩu vị với người Việt. Điển hình có thể kể đến các món như là: Gà quay giấy bạc, gà giòn không xương, cơm gà, bắp cải trộn, khoai tây nghiền, bánh nhân mứt, bánh trứng nướng cùng nhiều suất ăn cụ thể phù hợp cho từng nhóm khách hàng.

Nếu bạn muốn mở nhà hàng KFC nhưng đang còn do dự thì đừng lo, với một thương hiệu nổi tiếng, thực đơn đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của thực khách là một cơ hội lý tưởng đối với những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh mô hình này. 

Kfc nhượng quyền như thế nào
KFC là một thương hiệu gà rán nổi tiếng trên thế giới (Nguồn ảnh: Internet)

Khi tham gia bất kỳ mô hình kinh doanh nhượng quyền nào, bạn đều phải chấp nhận khoản chi phí này. Nếu muốn mở nhà hàng KFC, bạn phải bỏ ra một khoản phí nhất định để mua thương hiệu này. Thông thường, những khoản phí này được cố định theo thương hiệu và áp dụng chung cho tất cả hệ thống nhượng quyền. Chi phí nhượng quyền của KFC là khoảng từ 45.000$

Sau khi gia nhập hệ thống nhượng quyền, để hoạt động và vận hành nhà hàng, bạn thường sẽ phải trả cho thương hiệu một khoản ngân sách nhằm duy trì thương hiệu. Điều này phụ thuộc vào chính sách của từng thương hiệu mà phần chi phí này có những cách xác định khác nhau, tuy nhiên, phần lớn đều dựa trên phần trăm doanh thu và rơi vào tỉ lệ từ 4 – 8% doanh thu mỗi tháng.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành, bạn sẽ phải chi trả thêm phí quảng cáo cho thương hiệu nhượng quyền để hệ thống vận hành và đồng bộ quảng cáo, xây dựng thương hiệu. Điều này hỗ trợ các đơn vị nhượng quyền có thể yên tâm vận hành mà không cần quá đắn đo khi phải tự thực hiện quảng cáo cho chi nhánh của mình.

Xem thêm: Bí Quyết Mở Nhà Hàng Nhật Tại Việt Nam

Mức chi phí này sẽ dao động từ 1.5 – 2.8 triệu USD (tương đương hơn 40 tỷ VNĐ). Trong đó đã bao gồm chi phí xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cũng như dựa trên quy mô và vị trí địa lý, các hoạt động vận hành…

Có một vấn đề cần lưu ý là đối với khoản chi phí này, đơn vị tiếp nhận nhượng quyền sẽ phải chi trả 40% bằng nguồn ngân sách tự có (có thể là tiền mặt hoặc thông qua các nguồn vốn không qua vay mượn), 60% còn lại đơn vị tiếp nhận nhượng quyền có thể chuyển thành dạng ngân sách của đối tác đầu tư, tài trợ, các nguồn tài chính khác.

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu:

Chi phí này rơi vào khoảng 45.000 USD (hơn 1 tỷ VNĐ) cũng như chấp nhận thêm mức phí duy trì hàng tháng bằng 4% tổng doanh thu. Đối với chi phí về mặt bằng, bên tiếp nhận nhượng quyền hoàn toàn tự chi trả chi phí thuê mặt bằng của mình, hãng không can thiệp.

Kfc nhượng quyền như thế nào
Cần chuẩn bị nguồn vốn cần thiết nếu muốn mở nhà hàng KFC (Nguồn ảnh: Internet)

KFC là một trong những thương hiệu gà rán nhượng quyền kinh doanh. Nếu bạn muốn mở nhà hàng KFC thì phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về nhượng quyền thương mại. Khi hoàn tất thủ tục thành công thì bên phía KFC mới cho phép bạn tiến hành việc mua bán mặt hàng gà rán của KFC. Tuy nhiên, việc bán mặt hàng gà rán này phải gắn với nhãn hiệu KFC, ngoài ra bạn phải chịu sự kiểm soát của KFC trong việc điều hành kinh doanh.

Tuy nhiên, muốn mở nhà hàng KFC không phải cứ thực hiện thủ tục nhượng quyền là được, mà bạn phải được bên KFC đồng ý nhượng quyền thương hiệu thì mới có thể kinh doanh.

Muốn mở nhà hàng KFC bạn cần phải lựa chọn được một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Bởi vị trí của nhà hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh, do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thuê. Nên chọn nơi mở nhà hàng ở mặt tiền đường, gần các đường lớn có giao thông thuận lợi, các khu trung tâm thương mại, khu dân cư, hoặc gần các trường học, nơi có nhiều học sinh là những khách hàng tiềm năng.

Bạn muốn mở nhà hàng KFC nhưng băn khoăn cần bao nhiêu vốn để có thể thực hiện ý tưởng này? Làm sao để tránh trường hợp bị thiếu hụt nguồn vốn khi đang kinh doanh? Thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn, bởi mức vốn sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng hướng đến.

Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng, vậy nên sẽ còn tùy thuộc vào khả năng tính toán của từng người.

Kfc nhượng quyền như thế nào
Cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể nếu muốn mở nhà hàng KFC thành công (Nguồn ảnh Internet)

Trên đây là những kinh nghiệm, các bước cần chuẩn bị để mở nhà hàng KFC cho người mới bắt đầu. Nếu bạn muốn mở nhà hàng KFC, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn để có thể bắt đầu thực hiện được những dự định cũng như kế hoạch của mình.

- Advertisment -

Kfc nhượng quyền như thế nào