Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật bài thơ Hồi hương ngẫu thư

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

- Tóm tắt hoàn cảnh ra đời tác phẩm- Phân tích 2 câu thơ đầu:+ Hoàn cảnh về quê khi tuổi già của nhà thơ: Sau những năm tháng bôn ba, làm quan nơi triều đình, giờ đây, tác giả trở về quê khi tóc đã bạc,

+ Ngoại hình đã thay đổi nhiều, không còn là cậu bé mới lớn khi giã từ quê hương

- Phân tích hai câu thơ cuối:+ Nỗi buồn từ tình huống dở khóc dở cười khi nhà thơ về quê.

+ Với tấm lòng nhạy cảm, nhà thơ cảm thấy chạnh lòng và buồn bã khi không còn ai nhận ra mình, khi bị coi là khách lạ ghé chơi ngay trên mảnh đất quê hương mình

3. Kết bài

Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương (Chuẩn)

Sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống có học, Hạ Tri Chương được đánh giá là người có tâm và có tầm. Sớm xa quê hương từ khi còn rất nhỏ, cuộc đời bôn ba, làm nhiều chức quan to trong triều đình, đến cuối đời lại gặp khó khăn, về quê an hưởng tuổi già. Trong chính tình huống trở về nơi chôn rau cắt rốn sau năm mươi năm xa cách đã khiến tác giả viết bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" - "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu nặng và cả sự buồn bã, tâm trạng đau thương của một người con xa xứ.

Xa quê khi mới chỉ là một cậu bé, cả cuộc đời cống hiến và phụng sự triều đình, đến khi về già, từ bỏ mũ cao áo dài về quê an dưỡng, tác giả hết sức bàng hoàng khi không còn ai nhận ra mình nữa. Với dòng cảm xúc vừa bồi hồi sau ngần ấy năm xa cách nay đã được hồi hương, vừa đau đớn,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương tại đây.

-----------------HẾT---------------------

Bài thơ Cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư của nhà thơ Hạ Tri Chương được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 7 bài số 10. Bên cạnh Dàn ý phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư, Phân tích truyện ngắn Cố hương, Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh;...

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương để giúp em dễ dàng hơn trong việc hoàn thành yêu cầu này cũng như trong việc ôn tập tác phẩm cho hiệu quả hơn.

Dàn ý cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư Cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Dàn ý phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ bài Quê hương

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Chi Trương bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7

Quảng cáo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

  • Nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương (659 - 744)
  • Đôi nét về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Hoàn cảnh ra đời bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Thể thơ bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Phương thức biểu đạt bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Bố cục bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Giá trị nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Giá trị nghệ thuật bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Ý nghĩa nhan đề bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Dàn ý phân tích tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Các tác phẩm của Hạ Tri Chương
  • Đề thi giữa kì 1 lớp 7 có đáp án

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Phiên âm:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

- Dịch nghĩa:

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

- Dich thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Phạm Sĩ Vĩ dịch)

Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"

(Trần Trọng San dịch)

Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương (659 - 744)

- Tên tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

- Cuộc đời:

  • Ông đỗ tiến sĩ năm 695
  • Sau đó ông rời quê hương đến sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể.
  • Đến khi về già, ông xin từ quan về quê làm đạo sĩ - lúc ông rời đi vua có làm thơ ban tặng, các quan lại và hoàng tử đều đến đưa tiễn

- Con người:

  • Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch, thường gọi Lí Bạch là "trích tiên" (tiên bị đày)
  • Ông thích uống rượu, tính tình hào phóng, được mọi người yêu quý, kính trọng

- Sự nghiệp văn chương:

  • Ông có sở thích làm thơ
  • Ông để lại cho đời sau 20 bài thơ, trong đó bài thơ Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất

Đôi nét về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hoàn cảnh ra đời bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Sau hơn 50 năm sống và cống hiến cho đất nước ở kinh đô Trường An, Hạ Tri Chương quyết định từ quan trở về quê nhà. Năm 744, ông về đến quê nhà khi đã 86 tuổi. Vô cùng xúc động, nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ nổi tiếng Hồi hương ngẫu thư.

- Hồi hương ngẫu thư là tên chung của những bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác lúc trở về quê nhà. Bài thơ được in trong sách giáo khoa là bài Hồi hương ngẫu thư số 1.

Thể thơ bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Bản gốc do Hạ Tri Chương sáng tác được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều được viết bằng thể thơ lục bát - thể thơ tiêu biểu của văn học dân gian nước ta → Những người dịch thơ đã thổi hồn dân tộc vào tác phẩm thơ.

Phương thức biểu đạt bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Bố cục bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 12 câu thơ đầu
  • Hoàn cảnh và tình yêu quê hương của tác giả
Phần 22 câu thơ cuối
  • Tình huống và tâm trạng của tác giả khi về thăm quê

Giá trị nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ

Giá trị nghệ thuật bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi

- Phép đối

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc

Ý nghĩa nhan đề bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hồi hương nghĩa là trở về quê hương. Đây là lần trở về quê hương sau hơn 50 năm sinh sống, làm quan ở Trường An của tác giả. Đây là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời ông, khi ông định cư ở quê hương mình cho đến cuối đời (dù thời gian không lâu). Ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên viết, sáng tác một cách bất ngờ, không có sự chuẩn bị dự đoán trước. Như vậy nhan đề bài thơ đã hé lộ được tình huống, bối cảnh, những cảm xúc thôi thúc nhà thơ viết nên tác phẩm.

Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật bài thơ Hồi hương ngẫu thư

Dàn ý phân tích tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hạ Tri Chương (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chính…)

- Giới thiệu về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: Hoàn cảnh và tình yêu quê hương của tác giả

"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi"

- Câu thơ 1: Nhà thơ sử dụng các hình ảnh đối:

  • Tiểu (nhỏ, trẻ) - lão - (lớn, già)
  • Li (rời đi, rời xa) - hồi (trở về, trở lại)

→ Cặp từ đối đã tạo nên sự đăng đối, nhịp nhàng trong câu thơ

→ Đồng thời, kể ra được tình huống cảm động của nhà thơ: rời đi quê hương để xây nghiệp lớn từ khi còn rất trẻ, đến khi trở về quê được thì đã rất già rồi

→ Khoảng thời gian tác giả phải xa quê hương mình là rất lâu, nó dài gần bằng cả một đời người

→ Chính vì thế, giây phút được đặt chân lại trên mảnh đất quê hương trở nên thiêng liêng, cảm động hơn bao giờ hết

→ Cả 2 bản dịch thơ vẫn giữ được cặp hình ảnh đối này.

- Câu thơ 2: Bức chân dung tự họa về mình của nhà thơ:

  • Hương âm vô cải - giọng nói quê hương vẫn thế, không có gì thay đổi
  • Mấn mao tồi - tóc mai đã rụng rồi

→ Cả 2 hình ảnh này đều mang ý nghĩa tượng trưng:

  • Giọng nói tượng trưng cho những hình ảnh, dấu vết, tình cảm cho quê hương của tác giả - dù nhiều năm như vậy cũng không phai mờ - chỉ nội tâm nhân vật trữ tình
  • Tóc mai rụng là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển dời của thời gian, ý chỉ thời gian đã trôi qua rất lâu rồi, từ một chàng trai trẻ tuổi trở thành một ông lão rụng cả tóc - gần một đời người đã trôi qua - chỉ ngoại hình nhân vật trữ tình.

→ Hai hình ảnh được đặt cạnh nhau đã bổ trợ ý nghĩa và tôn nhau lên: tuy thời gian đã qua rất lâu, ngoại hình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, nhưng những tình cảm dành cho quê hương thì vẫn vẹn nguyên như thế.

→ Câu thơ khẳng định tình cảm yêu thương tha thiết mà nhà thơ dành cho quê hương của mình.

→ Hai câu thơ đầu như một lời kể, một lời thở dài đầy thỏa mãn, chứa đựng những tình cảm thầm kín, sâu nặng của người con xa quê nay được trở về.

b. Hai câu còn lại: Tình huống và tâm trạng của tác giả khi về thăm quê

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"

- Câu thơ diễn tả một tình huống vô cùng trớ trêu mà nhân vật trữ tình gặp phải lúc về quê:

  • Nhi đồng: chỉ nhũng đứa trẻ nhỏ tuổi, thế hệ mới của ngôi làng, các em sinh ra và lớn lên khi nhà thơ đã rời quê hương lên kinh đô Trường An rất lâu rồi
  • Bất tương thức: không nhận ra → Những đứa trẻ đang vui chơi không ai nhận ra được tác giả là ai, đối với chúng ông là một người xa lạ
  • Tiếu vấn: cười hỏi → Hành động thể hiện sự ngây thơ, vui vẻ, niềm nở của những đứa trẻ thơ
  • Khách tòng hà xứ lai: Khách từ nới nào đến chơi - câu hỏi đưa tác giả từ vị thế một người con về thăm quê trở thành một vị khách đến ghé chơi

→ Câu hỏi và thái độ của những đứa trẻ rất lễ phép, thân thiện và vui vẻ - đối lập hoàn toàn với tâm trạng của nhà thơ, bởi trong tình huống éo le như thế, nhà thơ khó mà vui vẻ được:

  • Mảnh đất xưa vẫn vậy, nhưng mọi người lại không nhận ra ông
  • Ông trở thành một con người xa lạ, một vị khách ghé thăm

→ Lũ trẻ càng vui sướng, cười tươi bao nhiêu thì tâm hồn nhà thơ lại càng hụt hẫng, ngậm ngùi, xót xa bấy nhiêu.

→ Tác giả đã sử dụng âm thanh vui tươi, thơ ngây của những đứa trẻ để tạo sự tương phản, từ đó thể hiện sự đau buồn, chua xót của chính mình

→ Từ đó, khẳng định tình yêu quê hương sâu đậm, thiết tha của ông - tuy thời gian đã rất lâu, người dân đã không mấy ai còn nhớ đến ông nữa, và chính ông đã trở thành một người khách - những ông vẫn yêu thương, trân trọng quê hương mình như thuở ban đầu.

- Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ đã làm mất đi nét nghĩa hay của 2 câu thơ cuối: khi bỏ đi chi tiết tiếng cười của trẻ và tạo thành hình ảnh đứa trẻ không ngoan (thấy lạ nên không chào) → Bản dịch này không được sát nghĩa như bản dịch của Trần Trọng San.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: tình yêu quê hương tha thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới trở về
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nghệ thuật đối, kết hợp tự sự và biểu cảm…

Các tác phẩm của Hạ Tri Chương

Vịnh liễu

Phiên âm:

Bích ngọc trang thành nhất thụ cao,
Vạn điều thuỳ hạ lục ty thao.
Bất tri tế diệp thuỳ tài xuất,
Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao.

Dịch nghĩa:

Ngọc biếc trang điềm thành một cây cao,
Vạn nhành rủ xuống những sợi tơ biếc.
Chẳng biết những lá nhỏ đã bị ai cắt mất,
Gió xuân tháng hai như kéo dao.

Đề Viên thị biệt nghiệp

Phiên âm:

Chủ nhân bất tương thức,
Ngẫu toạ vị lâm tuyền.
Mạc mạn sầu cô tửu,
Nang trung tự hữu tiền.

Dịch nghĩa:

Ta chưa hề biết chủ nhân,
Chỉ vì thích suối rừng mà tình cờ ngồi bên nhau.
Xin đừng buồn phiền về việc mua rượu,
Vì trong túi đang có sẵn tiền.

Hồi hương ngẫu thư kỳ 2

Phiên âm:

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa,
Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính hồ thuỷ,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.

Dịch nghĩa:

Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng,
Gần đây xóm làng con người nửa đã thay đổi mất.
Duy chỉ có Kính hồ ở trước cửa,
Gió xuân về vẫn không thay đổi con sóng xưa.

Thái liên khúc

Phiên âm:

Khể sơn bãi vụ uất tha nga,
Kính thuỷ vô phong dã tự ba.
Mạc ngôn xuân độ phương phi tận,
Biệt hữu trung lưu thái kỵ hà.

Dịch nghĩa:

Mây mù tan hết, núi Khể thấy cao vòi vọi,
Nước hồ Kính không có gió cũng tự nổi sóng.
Đừng có nói rằng hương xuân thơm tho đã hết,
Đặc biệt là khi trên hồ đặng hái ấu và hái sen.

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 có đáp án

  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm học 2020 - 2021 đầy đủ các môn
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 2
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 3
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 4
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 có đáp án
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh trường THCS Lê Quý Đôn
  • Bộ đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh năm học 2019 - 2020
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Toán có đáp án
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh năm học 2019 - 2020 có đáp án

------------------------------------------------------------------------------

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh.

Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

  • Soạn bài lớp 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Soạn Văn 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Phân tích bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương
  • Dàn ý cảm nghĩ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
  • Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê