Khám thận cho bé ở đâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hệ tiết niệu có vai trò lọc và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Cần thăm khám hệ tiết niệu thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trong cơ thể con người, hai thận nằm ở hai bên cột sống, bên trong hố thận. Trường hợp đặc biệt, cơ thể chỉ có một thận hoặc ba thận hoặc thận không nằm bên trong hố thận mà nằm lạc ở các vị trí khác trong ổ bụng. Từ thận đi xuống dọc hai bên cột sống có hai niệu quản. Hai niệu quản đổ vào bàng quang. Nước tiểu từ bàng quang chảy ra ngoài sẽ đi qua niệu quản. Ở nam giới, nước tiểu còn đi qua tiền liệt tuyến vì tiền liệt tuyến nằm bao quanh vùng bàng quang. Khi khám hệ tiết niệu sẽ khám hệ thống từ trên xuống dưới theo thứ tự giải phẫu trên, bao gồm các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến (ở nam giới).

Nhìn: kiểm tra vùng hố thắt lưng có bị sưng không, phần bụng có khối u nổi lên không

Sờ: đây là phương pháp quan trọng trong khám thận, bao gồm hai tư thế:

  • Tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng

Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng thận. Người bệnh nằm yên, thở đều, thả lỏng bụng. Bác sĩ sẽ sờ khi bệnh nhân thở ra, khi đó các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết.

Bác sĩ sẽ dùng một hoặc hay bàn tay ấn sâu ra phía sau để kiểm tra các khối u sâu còn nhỏ. Ấn nhẹ lên phía trên nếu khối u ở vị trí nông và to.

Một tay luồn xuống phía dưới vị trí hố thắt lưng, một ta đặt lên trên bụng bệnh nhân ở vị trí đối diện, hai tay dần ép sát vào nhau.

Trong khi sờ, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng bụng và cảm giác đau của bệnh nhân

Tìm dấu hiệu chạm thắt lưng: Một bàn tay để phía sau vùng hố thắt lưng, tay còn lại sờ và ấn nhẹ lên khối u. Nếu thận to sẽ thấy cảm giác chắc ở bàn tay.

Tìm dấu hiệu bập bềnh thận: Một tay đặt phía sau hố thắt lưng. Một tay đặt trên bụng vùng mạn sườn. Giữ yên tay trên, tay dưới ấn mạnh và hất lên. Tiếp tục làm ngược lại, tay dưới để yên, tay trên dùng ngón tay đẩy xuống. Các thao tác này cần thực hiện khi bệnh nhân bắt đầu thở ra và thực hiện nhanh và mạnh nếu không sẽ không có kết quả. Nếu có thận to, tay trên sẽ có cảm giác chạm vào một cục đá.

Đặt người bệnh nằm nghiêng, một chân duỗi thẳng. Nếu muốn khám thận phải thì nằm nghiêng bên trái, nếu muốn khám thận trái thì nằm nghiêng bên phải. Bác sĩ sẽ ngồi phía sau lưng, tay trái đặt ở hố thắt lưng, tay phải đặt ở bụng. Đặt ngón trỏ cách xương sườn thứ 10 khoảng 2 đốt ngón tay và tiến hành sờ thận khi người bệnh hít sâu.

Kê gối vào mạn sườn phía trên, giúp bệnh nhân nằm nghiêng hơi cong sẽ giúp việc thăm khám dễ dàng hơn, nhất là trong các trường hợp có khối u to hoặc thận đổi chỗ.

Khám thận cho bé ở đâu

Khám hệ tiết niệu bao gồm khám thận

Bình thường không có cầu bàng quang nên sẽ không thấy được bàng quang. Ở người mắc các bệnh lý khiến ứ đọng nước tiểu tại bàng quang khi khám sẽ thấy cầu bàng quang.

Cách khám bàng quang:

  • Nhìn: Nếu bệnh nhân có cầu bàng quang thì vùng hạ vị sẽ nổi một khối u tròn bằng quả cam, có thể to lên tới rốn.
  • Sờ: Sờ thấy khối u tròn nhẵn, căng, không di chuyển
  • Gõ: Vùng đục hình tròn lồi lên phía trên
  • Thông tiểu: Thông được nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay. Thông tiểu là phương pháp chẩn đoán phân biệt so với các khối u khác. Nếu có sỏi bàng quang thì khi thông tiểu bằng ống kim loại sẽ thấy tiếng lạch cạch.

Thăm âm đạo trực tràng: thấy khối u tròn, nhẵn căng. Khác hẳn các khối u tiểu khung. Có thể sờ thấy sỏi to ở bàng quang hoặc sỏi nhỏ ở “niệu đạo thành”. Ngoài ra, thăm trực tràng âm đạo còn biết được các lỗ rò trực tràng bàng quang âm đạo.

Nâng phần quy đầu lên, nặn từ phía trong ra. Ở người bình thường sẽ không thấy gì chảy ra. Ở phụ nữ, vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên, âm hộ ở phía dưới. Kiểm tra các bộ phận này có thể phát hiện các tổn thương như: viêm tấy lỗ niệu đạo, loét miệng sào, có mủ chảy...

Thăm khám trực tràng sẽ kiểm tra được tiền liệt tuyến. Đặt người bệnh nằm ngửa, quay đầu ngón tay lên phái trên. Nếu người bệnh nằm sấp, chổng mông thì quay mặt trước ngón tay phía xuống dưới khoảng 6 giờ, đầu ngón tay sẽ chạm vào một khối u nhỏ ở mặt trên của trực tràng. Đó chính là tiền liệt tuyến.

Bình thường, tiền liệt tuyến không sờ thấy được hoặc nếu thấy chỉ hơi lồi lên, có hai thùy và một rãnh ở giữa. Tuyến tiền liệt nằm quanh cổ bàng quang, ôm lấy niệu đạo. Tuyến tiền liệt to lên nếu:

  • Ung thư tiền liệt tuyến: Sờ thấy tuyến tiền liệt tuyến to và rất cứng. Thậm chí có thể sờ thấy nhân ung thư rất cứng, lồi hẳn lên. Có thể to một thuỳ hoặc cả hai thuỳ.
  • Viêm tiền liệt tuyến: Sờ thấy tiền liệt tuyến to, mềm hơn và rất đau. Khi thăm trực tràng có thể nặn ra mủ. Lấy mẫu mủ đi đem cấy và soi vi khuẩn. Viêm tiền liệt tuyến có thể lan vào bàng quang.

Khám thận cho bé ở đâu

Thăm khám trực tràng sẽ kiểm tra được tiền liệt tuyến

Khám hệ tiết niệu cần phải khám toàn thân như:

  • Xác định tình trạng phù
  • Khám tim mạch
  • Khám huyết áp
  • Xét nghiệm máu
  • Soi đáy mắt...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu giúp khách hàng phát hiện sớm khả năng có thể mắc các bệnh tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý về tiền liệt tuyến (phì đại lành tính tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến); Các bệnh lý sỏi tiết niệu.... từ đó giúp khách hàng có những biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả.

Khi đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa ngoại tiết niệu
  • Siêu âm hệ tiết niệu
  • Định lượng PSA toàn phần
  • Định lượng PSA tự do
  • Cấy nước tiểu

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Đái dầm ở trẻ em cũng là bệnh phải điều trị sớm

XEM THÊM:

Giật mình những trường hợp suy thận từ khi còn nhỏ

Có đến Đơn vị niệu động học và phục hồi chức năng tiết niệu – sinh dục thuộc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người mới biết ở đây có nhiều bệnh nhi còn nhỏ tuổi nhưng đã bị suy thận.

Như trường hợp của cháu Nguyễn Hoàng Giang (tên nhân vật đã được đổi) quê ở Thái Bình mới 9 tuổi, cháu gặp các triệu chứng như rỉ tiểu, tiểu không kiểm soát, thỉnh thoảng sốt 1 đợt, người nhà tự cho uống thuốc kháng sinh thì thấy hết nhưng sau đó lại bị.

Bệnh nhân này cũng trải qua quá trình điều trị ở nhiều nơi. Trước khi đến trung tâm Phục Hồi chức năng của viện Bạch Mai, cháu đã được phẫu thuật cắm lại niệu quản do được chẩn đoán là dị dạng niệu quản. Tuy nhiên, sau khi mổ, bệnh của cháu không cải thiện mà cứ tiến triển nặng lên. Bệnh kéo dài trong nhiều năm không được cải thiện khiến cho cháu bị suy thận.

Trường hợp này được TS. BS. Đỗ Đào Vũ, PGĐ Trung tâm Phục hồi chức năng trực tiếp điều trị. Bệnh nhân được được làm niệu động học để chẩn đoán thì xác định đây là bàng quang thần kinh tăng hoạt, kèm theo đó là bàng quang co nhỏ.

Bác sĩ phải cho uống thuốc kết hợp thông tiểu bàng quang mục đích để duy trì không làm nặng thêm tình trạng của bệnh, giảm tỷ lệ rỉ tiểu, giảm tỷ lệ tiểu dầm và giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn tái đi tái lại.

Tuy nhiên, do cháu đã suy thận mạn nên chỉ có thể duy trì không tiến triển nặng thêm nhưng đã cải thiện được các triệu chứng khác như giảm rỉ tiểu, giảm đái dầm, kiểm soát tiểu tốt hơn, giảm nhiễm khuẩn tái diễn.

Khám thận cho bé ở đâu

Một số trường hợp mắc bệnh Spina bifida (dị tật hở ống sống hay còn gọi là nứt đốt sống) khi sinh ra đã có bọc bất thường ở lưng (Ảnh minh họa, nguồn Internet).

Một ca khác Phú Thọ, bệnh nhân cũng bị suy thận khi mới 12 tuổi sau khi đã điều trị ở nhiều nơi. Đây là 1 ca còn nghiêm trọng hơn vì không được phát hiện ra bệnh trong nhiều năm do triệu chứng bệnh không rõ ràng, thỉnh thoảng cháu vẫn tiểu được tuy có tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu dầm nhưng người nhà cứ nghĩ trẻ con như thế là bình thường nên không đưa đi khám.

Chỉ đến khi cháu có triệu chứng sốt tái đi tái lại gia đình mới đưa đi khám. Bác sĩ phát hiện ra cháu bị giãn đài bể thận nhưng lại cho rằng đây là các triệu chứng của dị dạng niệu quản nên chỉ định mổ cắm lại niệu quản. Tuy nhiên, sau khi mổ tình trạng của cháu còn diễn biến nặng hơn do phát hiện không đúng bệnh.

Trường hợp này,các bác sĩ ở Đơn vị niệu động học và phục hồi chức năng tiết niệu – sinh dục cho làm niệu động học và phát hiện ra bất thường ở vùng cột sống thắt lưng cùng, sau đó cho chụp cộng hưởng từ thì kết luận được đây đúng là trường hợp mắc Spina bifida điển hình.

Bệnh nhân được điều trị ngoại trú vừa uống thuốc vừa kết hợp đặt thông tiểu bàng quang. Do tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nên tình trạng cháu tiến triển rất tốt tình trạng suy thận được cải thiện một phần, tiểu kiểm soát tốt hơn, gần như không bị tiểu dầm nữa, ăn uống cũng ngon miệng nên phát triển thể lực tốt, chất lượng sống tốt hơn đáng kể.

Một dạng dị tật bẩm sinh, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy thận

BS Đỗ Đào Vũ cho biết, cả 2 trường hợp trên đều mắc bệnh Spina bifida (dị tật hở ống sống hay còn gọi là nứt đốt sống). Đây là một dị tật bẩm sinh, nguyên nhân thường gặp là do thiếu acid folic thời kỳ mang thai dẫn đến khi sinh ra cột sống không khép kín để hở tủy sống khiến tủy sống không được bảo vệ.

Spina bifida nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng. Một trong những biến chứng hay gặp là khó kiểm soát việc tiểu tiện. Một số trẻ gặp dị tật này, nước tiểu có thể ứ lại lâu trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiễm trùng thận, bàng quang. Đây cũng là 1 nguyên nhân phổ biến gây suy thận, tử vong ở trẻ mắc bệnh này.

Bệnh này chiếm 1 tỷ lệ khá cao. BS Đỗ Đào Vũ cho biết, hiện tại đơn vị của anh cũng đang điều trị vài chục ca bệnh như thế.

Điều đáng tiếc là biểu hiện của bệnh lại kín đáo, không ảnh hưởng nghiêm trọng ngay nên chính người nhà bệnh nhân và bệnh nhân không ý thức đi khám hoặc đi khám cũng không khám đúng chuyên khoa. Vì thế, bệnh thường không được phát hiện nên phần lớn các trường hợp đến khám là đã suy thận hoặc ít ra cũng là giãn đài bể thận.

Chính vì vậy, BS Vũ đặc biệt đưa ra các khuyến cáo:

Trong phát hiện triệu chứng bệnh: Các trường hợp sau cần phải cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt

- Những trẻ có tình trạng tiểu dầm về đêm

- Trẻ có tình trạng tiểu gấp

- Hay tiểu són ra quần

- Đi đái rất nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ 1 ít

- Triệu chứng rất quan trọng là thỉnh thoảng có 1 đợt sốt nhẹ, thậm chí sốt cao

- Đặc biệt quan trọng là vùng thắt lưng cùng thường có những dị tật bất thường.

Trong điều trị bệnh: Theo BS Vũ, Spina bifida là dị tật bẩm sinh, vì thế cần được phát hiện, sàng lọc ngay từ khi sinh ra và khoa sản của các bệnh viện có nhiệm vụ làm việc này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại thực trạng là các trường hợp trẻ sơ sinh bị spina bifida nặng đẻ ra đã có bọc ở lưng thì sẽ được chẩn đoán ngay và tiến hành mổ nhưng những trường hợp kín đáo thì không phát hiện được.

Hơn nữa, những trường hợp đã mổ cũng không được khuyến cáo theo dõi, chăm sóc đường tiết niệu nên thường để xảy ra biến chứng. Thậm chí được chẩn đoán rồi, được mổ rồi nhưng không được tư vấn theo dõi định kỳ hoặc được hướng dẫn nhưng bệnh nhân bỏ, cứ nghĩ đái được là bình thường rồi.

Đây là điều rất đáng tiếc vì bệnh này cần được phát hiện trước khi biến chứng được xảy ra bằng cách sàng lọc phát hiện dị tật, nếu nặng mổ ngay hoặc nếu nhẹ phải được khuyến cáo theo dõi khám định kỳ.

Khám và điều trị ở đâu?

Trong trường hợp phát hiện các triệu chứng bệnh trên ở trẻ, bệnh nhân nên đi khám tận chuyên khoa cột sống, khoa tiết niệu hoặc khoa phục hồi chức năng.

Ở Hà Nội có Đơn vị niệu động học và phục hồi chức năng tiết niệu – sinh dục thuộc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai là nơi thường xuyên tiếp nhận, điều trị, chăm sóc các trường hợp mắc bệnh này./.