Khi các nước đế quốc xâu xé trung quốc, triều đình phong kiến mãn thanh có thái độ như thế nào

Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ như thế nào?

A. Bỏ mặc nhân dân

B. Thỏa hiệp với các nước đế quốc

Đáp án chính xác

C. Trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài

D. Kiên quyết chống lại các nước đế quốc xâm lược

Xem lời giải

Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

Mục a

a) Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

- Từ cuối thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.

- Trung Quốc:

+ Vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Dân số đông => Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.

+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy thoái ngiêm trọng.

=> Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

Các nước đế quốc xâu xé “chiếc bánh ngọt Trung Quốc”

Mục b

b) Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây

- Tháng 6/1840 - tháng 8/1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện => Triều đình Mãn Thanh thất bại, buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.

=> Đây là mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc khác đua nhau xâu xé Trung Quốc.

=> Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành quá trình phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc:

+ Đức chiếm Sơn Đông.

+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.

+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.

ND chính

- Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây.

Sơ đồ tư duy Trung Quốc

Loigiaihay.com

  • Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

    Tóm tắt mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  • Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)

    Tóm tắt mục 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)

  • Lý thuyết Trung Quốc

    Lý thuyết Trung Quốc

  • Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 13 SGK Lịch sử 11

  • Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 11

Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

Mục I

I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

- Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát

- Từ năm 1840 - 1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

- Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.

- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

- Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

- Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

Các nước đế quốc xâu xé "cái bánh ngọt" Trung Quốc

Video tư liệu về xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX:


ND chính

Nguyên nhân và quá trình Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyTrung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

Loigiaihay.com

  • Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

    Tóm tắt mục II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

  • Cách mạng Tân Hợi (1911)

    Tóm tắt mục III. Cách mạng Tân Hợi (1911). Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng

  • Lý thuyết Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

    Lý thuyết Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

  • Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Lịch sử 8

  • Dùng lược đồ, trình bày đôi nét về diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 60 SGK Lịch sử 8

1. Sự xâm nhập về kinh tế của các nước đế quốc đối với Trung Quốc

Trước sức ép của bọn đế quốc và nỗi lo sợ phong trào nổi dậy của quần chúng nông dân, chính quyền Mãn Thanh ngày càng câu kết chặt chẽ với đế quốc hòng bảo vệ ngai vàng của chúng và trấn áp làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Các nước đế quốc cũng tìm đủ mọi cách lợi dụng tình hình đó để mở rộng việc xâm nhập và chia cắt Trung Quốc.

Về mặt thuế quan, Trung Quốc dần dần mất hết quyền tự chủ. Thuế hàng nhập bị hạ đến mức thấp nhất thế giới, chỉ có 4%. Trái lại, đối với thương nghiệp trong nước, nhà Thanh đặt ra đủ các loại thuế. Thương nghiệp không thể nào phát triển được. Hàng hóa Trung Quốc giá thành đã cao lại càng cao, không thể cạnh tranh được với hàng ngoại quốc.

Các cửa biển của Trung Quốc đều buộc phải mở rộng, cho thương nhân nước ngoài tràn vào nội địa. Đường biển, đường sông dần dần bị đế quốc lũng đoạn. Đến năm 1892, 70% – 80% trọng tải hàng hải ở Trung Quốc nằm trong tay tư bản nước ngoài.

Từ năm 1848, Anh bắt đầu lập các ngân hàng ngoại thương ở Trung Quốc (Thượng Hải). Sau đó, Pháp và các đế quốc khác cũng đua nhau lập ngân hàng ngoại thương. Các nước đế quốc dùng tiền để cột chặt nhà Thanh với chúng vì nhà Thanh rất cần vay tiền để mua súng ống đàn áp phong trào khởi nghĩa của nông dân.

Từ sau năm 70, hàng ngoại vào Trung Quốc tăng nhanh, công cuộc đầu tư của tư bản nước ngoài cũng bắt đầu mở rộng. Trước chiến tranh Giáp Ngọ, công nghiệp của tư bản nước ngoài ở Trung Quốc có thể chia ra làm 3 loại:

a/ Công nghiệp sửa chữa tàu: Người Anh vào những năm 40 – 50 đã lập các xưởng sửa chữa tàu ở Thượng Hải; tiếp đó Mỹ cũng lập xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Đến năm 1863, Anh lập xưởng chữa tàu ở Hương Cảng, sau này trở thành xưởng lớn nhất ở Hoa Nam.

b/ Công nghiệp gia công như chế biến chè, tơ, da, dầu, bông cán. Những ngành này nhằm sơ bộ chế biến nguyên liệu để xuất khẩu. Công nghiệp chè phần lớn nằm trong tay thương nhân Nga.

c/ Công nghiệp dịch vụ trong các vùng tô giới như điện, nước, hơi,than… chủ yếu ở Thượng Hải. Công nghiệp nhẹ như các ngành sản xuất diêm, xà phòng, giấy, thủy tinh… cũng phát triển.

Sau chiến tranh 1894-1895 (Giáp Ngọ), chính phủ Mãn Thanh đầu hàng, ký điều ước Mã Quan cho phép Nhật lập công xưởng trên đất Trung Quốc.

Cùng với sự kinh doanh của tư bản nước ngoài, quan lại nhà Thanh bấy giờ như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên, Tả Tôn Đường cũng bắt đầu kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Năm 1862, Lý Hồng Chương mở một số công xưởng vũ khí. Năm 1866, Tả Tôn Đường mở xưởng sửa chữa đóng tàu Mã Vĩ ở Phúc Kiến, Các công xưởng này đều do quan lại và bọn địa chủ phong kiến kinh doanh quản lý, có cố vấn nước ngoài điều khiển kỹ thuật, thiết bị trong xưởng đều do đế quốc cung cấp. Quy mô sản xuất nhỏ, các công xưởng thường bị lỗ vốn vì sự cạnh tranh của bên ngoài. Từ năm 70 trở đi, bắt đầu kinh doanh công nghiệp dân dụng, nhưng không tránh khỏi thất bại.

Việc kinh doanh đã gây tác dụng tích cực nhất định, đặt những cơ sở mỏng manh cho kinh tế tư bản chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở rộng ảnh hưởng của kinh tế hàng hóa, và trong một chừng mực có thể cạnh tranh với hàng ngoại. Mặt khác, quan lại có nhiều ưu thế về chính trị và kinh tế hơn tư bản dân tộc, họ lũng đoạn kinh tế tư bản phục vụ cho phong kiến, lợi dụng quyền lực để vơ vét, hạn chế giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh.

Video liên quan

Chủ đề