Khóa luận tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học

Quyết định thông qua danh mục đề tài hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp năm học 2021 - 2022 các ngành: Dược, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học

Chi tiết xem tại file đính kèm: TẠI ĐÂY

I/ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Xét nghiệm y học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành để phục vụ yêu cầu chẩn đoán và điều trị; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân nhân..

Sau khi hoàn thành chương trình người học có khả năng: 

Mục tiêu kiến thức:

- Mục tiêu 1: Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên mônvề kỹ thuật xét nghiệm y học để ứng dụng  các tiến bộ khoa học kỹ thuật xét nghiệm y học.

- Mục tiêu 2: Có kiến thức về đảm bảo chất lượng xét nghiệm, quản lý phòng xét nghiệm y học, hiểu biết về pháp luật và các chính sách để đảm bảo điều phối, quản lý hoạt động của một phòng xét nghiệm y học hợp lý, hiệu quả.

Mục tiêu Kỹ năng

- Mục tiêu 3: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm y học thường quy và ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu trong hoạt động chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

-Mục tiêu 4:  Vận dụng các nguyên lý, quy trình quản lý trang thiết bị, hoá chất, sinh phẩm chuyên dụng và đảm bảo chất lượng trong thực hiện xét nghiệm và quản lý phòng xét nghiệm.

-Mục tiêu 5:  Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực xét nghiệm y học.

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Mục tiêu 6: Có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong công việc.  Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.

-Mục tiêu 7:  Có khả năng làm việc độc lập, hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp và khả năng học tập suốt đời.

II/ CHUẨN ĐẦU RA CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM KỸ THUẬT Y HỌC

Chuẩn kiến thức

  1. Hiểu biết các kiến thức cơ bản về an toàn phòng xét nghiệm, quản lý chất lượng phòng xét nghiệm, và kiểm soát nhiễm khuẩn;
  2. Diễn giải các kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở và chuyên ngành ứng dụng trong xây dựng và triển khai các quy trình xét nghiệm Hóa sinh, Huyết học, Miễn dịch, Vi sinh, Ký sinh trùng, Tế bào và Giải phẫu bệnh;
  3. Giải thích thi kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học trong xét nghiệm y học;
  4. Hiểu biết về pháp luật và các chính sách về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

Chuẩn kỹ năng

  1. Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm trong phòng xét nghiệm y học;
  2. Thuần thục các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong xét nghiệm y học (Hóa sinh, Huyết học, Miễn dịch, Vi sinh, Ký sinh trùng, Tế bào và Giải phẫu bệnh) phục vụ công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
  3. Áp dụng một số kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật nâng cao trong xét nghiệm y học (Hóa sinh, Huyết học, Miễn dịch, Vi sinh, Ký sinh trùng, Tế bào và Giải phẫu bệnh) phục vụ công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
  4. Thực hiện các biện pháp kiểm tra và đảm bảo chất lượng xét nghiệm; kiểm soát nhiễm khuẩn;
  5. Tham gia xây dựng và triển khai các xét nghiệm y học và nghiên cứu về xét nghiệm y học;

Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:

  1. Ứng dụng các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp;
  2. Tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp (trung thực, khách quan, cẩn trọng trong thực hành kỹ thuật, bảo mật thông tin kết quả xét nghiệm), tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nhu cầu của người bệnh;
  3. Tuân thủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  4. Chứng tỏ khả năng tự học và phát triển chuyên môn liên tục.

Khả năng phát triển nghề nghiệp sau tốt nghiệp

Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, với thời gian tập sự phù hợp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ sở tuyển dụng, cử nhân Xét nghiệm y học có khả năng đảm nhiệm các công tác chuyên môn xét nghiệm, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý.

  • Tại cơ sở y tế công lập và ngoài công lập với chức danh: Kỹ thuật viên y (theo Thông tư số: 26/2015/TTLT-BYT-BNV)
  • Tại Viện nghiên cứu/kiểm nghiệm với chức danh: Kỹ thuật viên, Nghiên cứu viên

- Tại các cơ sở giáo dục – đào tạo, các cơ quan quản lý, các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ khác với chức danh: giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên

Khả năng học tập nâng cao trình độ

Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ trong các chương trình sau đại học trong và ngoài nước chuyên ngành Xét nghiệm hoặc các chuyên ngành liên quan.

III/ KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

1.  Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo

  • Khối lượng kiến thức tối thiểu: 135 tín chỉ, không kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
  • Khối kiến thức tự chọn : 16 tín chỉ
  • Thời gian đào tạo: 04 năm

2.  Cấu trúc chương trình đào tạo.

TT

Khối lượng học tập

Đơn vị học trình *

TS

LT

TH

1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

24*

24

0

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

96

46

50

- Kiến thức cơ sở của khối ngành khoa học sức khoẻ

10

5

5

- Kiến thức cơ sở ngành

22

15

7

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

61

26

35

- Kiến thức bổ trợ (Tự chọn)

12

10

2

- Thực tập nghề nghiệp và khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

6

6

Cộng

135*

80

55

-  01 tín chỉ: tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm; 45 tiết thực tập tại bệnh viện, trung tâm y tế, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh; 60 – 90 tiết thực tập tại cộng đồng.

- Phần kiến thức bổ trợ (tự chọn): Hàng năm Hiệu trưởng quyết định nội dung phần học tự chọn trên cơ sở đề xuất của Bộ môn và sinh viên, phù hợp với tình hình thực tiễn và sự phát triển của ngành. Nội dung, số tín chỉ lý thuyết và thực hành phần tự chọn được thể hiện trong chương trình chi tiết.

IV. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện đào tạo và xét tốt nghiệp theo quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường Đại học Y tế công cộng:

  • Cho đến thời điểm xét điều kiện thi tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
  • Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo
  • Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;
  • Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất.

VI. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Thực hiện theo quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường Đại học Y tế công cộng.

VII. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT/ mã số HP

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần

Khối lượng kiến thức

6.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

MARX501

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ - BGD ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5

HCMI50

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ - BGD ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ - BGD ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3

ENGL501,

ENGL502, ENGL503, ENGL504, ENGL505, ENGL506,

Ngoại ngữ (gồm Ngoại ngữ chuyên ngành)

Gồm 6 học phần. Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng vốn từ cần thiết cho giao tiếp chuyên ngành y; đồng thời có thể áp dụng để tham khảo một số tài liệu y văn về ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 07 năm của giáo dục phổ thông.

12

INFO50

Tin học

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp cho sinh viên sử dụng được các phần mềm ứng dụng như: hệ điều hành Win XP; Microsoft Word 2000; Microsoft Excel 2000 và phần mềm thống kê Y học EPI INFO 2002, hướng dẫn tra cứu thông tin và hệ thống thông tin thư viện

2

PHYS50

Giáo dục thể chất

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học, cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao)

4

DEFE50

Giáo dục quốc phòng – An ninh

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh trình độ đại học, cao đẳng.

8

6.2. Kiến thức cơ sở khối ngành khoa học sức khoẻ

STAT50

Xác suất-thống kê y học

Nội dung học phần bao gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác suất và thống kê y học: Định nghĩa, định lý, công thức tính xác suất; Cách chọn mẫu, xác định cỡ mẫu; Xử lý được các số liệu thống kê; Ứng dụng các TEST thống kê phù hợp vào từng nghiên cứu; Sử dụng phần mềm để xử lý các thông tin Y học nhằm giúp cho công tác thống kê, báo cáo và nghiên cứu khoa học, kiểm soát chất lượng xét nghiệm .

2

CHEM50

Hóa học

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về hoá học, hoá hữu cơ, hoá phân tích và các ứng dụng cũng như ý nghĩa y học của chúng, ứng dụng của chúng trong xét nghiệm y học.  Giải thích được một số quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể sống và nguyên lý của một số xét nghiệm y học cơ bản.

2

BIOL50

Sinh học và Di truyền

Môn học này cung cấp kiến thức về nguyên lý các quá trình sinh học chi phối loài người; cơ sở tế bào học và đặc điểm của một số bệnh lý di truyền xuất hiện ở Người. Đây là khối kiến thức cơ sở nền tảng giúp sinh viên CNXN y học học tập và nghiên cứu các môn y học cơ sở tiếp theo.

2

Sinh học phân tử đại cương

Môn học cung cấp kiến thức nền tảng và tổng quát trong sinh học phân tử. bao gồm lược sử sinh học phân tử, cấu trúc và một số đặc tính của các đại phân tử, các liên kết hóa học trong tế bào. Môn học mô tả các cơ chế duy trì tính ổn định DNA (sao chép, sửa sai), các cơ chế dẫn đến các biến động DNA (đột biến, tái tổ hợp, gene nhảy), và con đường biểu hiện gene từ thông tin di truyền trên DNA đến protein (phiên mã, dịch mã, điều hòa biểu hiện gene). Môn học cũng giới thiệu một số ứng dụng của sinh học phân tử trong xét nghiệm chẩn đoán, điều trị và ứng dụng khác trong nghiên cứu và thực tiễn.

2

RESE50

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Nội dung gồm kiến thức về các thiết kế nghiên cứu khoa học, đối tượng, nghiên cứu, cách tính cỡ mẫu, tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu chuẩn loại ra, phương pháp lấy mẫu, thu thập số liệu, kiểm soát sai lệch, phân tích và xử lý số liệu.

2

6.3. Kiến thức cơ sở ngành

PHYS50

Giải phẫu - Sinh lý học

Nội dung môn học cung cấp cho sinh viên khối kiến thức về cấu trúc giải phẫu đại thể và chức năng của các bộ phận cơ thể người, cũng như mối liên quan giữa các cơ quan và chức năng sinh lý của chúng trong cơ thể người.

4

MP58

Mô phôi

Môn Mô Phôi cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc tế vi (mô học đại cương và mô học các hệ cơ quan) trong mối liên quan chặt chẽ giữa cấu tạo hình thái và hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể bình thường. Môn học cũng giúp sinh viên chuẩn bị cho việc tiếp thu các kiến thức về bệnh học và hiểu được bản chất nội dung của các môn Chuyên ngành Xét nghiệm Y học.

2

PATH50

Sinh lý bệnh - Miễn dịch học

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh, bệnh nguyên, bệnh sinh, những rối loạn chức năng của các cơ quan trong quá trình bệnh lý phổ biến; Vai trò của hệ thống miễn dịch và những cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về miễn dịch học (kháng thể, kháng nguyên, miễn dịch học-huyết học) và cách thức thực hiện một số kĩ thuật miễn dịch cơ bản thường sử dụng trong phòng xét nghiệm

2

DL50

Dược lý

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về dược lý học tác dụng và cách sử dụng một số thuốc thông thường, tác dụng không mong muốn của thuốc và cách phòng ngừa nhằm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân

2

DDCB50

Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu

Môn Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu cung cấp cho sinh viên Cử nhân Xét nghiệm Y học những kiến thức cơ bản về nguyên tắc xử trí, kỹ năng về chăm sóc người bệnh và sơ-cấp cứu ban đầu người bị nạn. Môn học này cũng giúp sinh viên chuẩn bị cho việc tiếp thu các kiến thức về bệnh học và có những nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm, những nguyên tắc và biện pháp dự phòng liên quan đến chăm sóc người bệnh và sơ-cấp cứu ban đầu người bị nạn.

2

INTE582

Triệu chứng và điều trị học cơ bản Nội khoa – Nhi khoa

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách phòng một số bệnh nội, nhi khoa thường gặp ở cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh và xương khớp.

2

SURG582

Triệu chứng và điều trị học cơ bản Ngoại  khoa – Sản khoa

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, biện pháp phòng bệnh và phương pháp xử trí một số bệnh ngoại khoa,sản khoa thường gặp.

2

EPID60

Dịch tễ học

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về dịch tễ học như: các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học; các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng, các thiết kế nghiên cứu cơ bản. Số đo mô tả sự lây truyền của bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ.

2

ORGA58

Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia - Giáo dục sức khoẻ

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa sức khoẻ, môi trường và bệnh tật. Các yếu tố nguy cơ của môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và các biện pháp phòng chống.

2

Quản lý hệ thống thông tin Xét nghiệm

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản để ứng dụng/áp dụng các phần mềm tin học trong quản lý ,vận hành phòng xét nghiệm phục vụ khám chữa bệnh ; kỹ năng kết nối và quản lý kết quả xét nghiệm từ thiết bị xét nghiệm với dữ liệu sức khoẻ khác.  Có thể sử dụng được các phần mềm quản lý dữ liệu xét nghiệm cơ bản.

2

6.4. Kiến thức ngành

TECH58

Kỹ Thuật cơ bản phòng xét nghiệm

Nội dung học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống đơn vị đo quốc tế trong xét nghiệm; cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và bảo quản một số trang thiết bị cơ bản trong lĩnh vực xét nghiệm; kỹ thuật pha hóa chất, môi trường nuôi cấy vi sinh; kỹ thuật tiêm truyền động vật thí nghiệm; kỹ thuật lấy, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu bệnh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm.

2

BIOS58

An toàn sinh học

Môn học này cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, bao gồm: các khái niệm, nguyên tắc cơ bản về an toàn sinh học ; các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thực hành đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, II; các biện pháp khử nhiễm, xử lý chất thải và xử lý sự cố xảy ra trong phòng xét nghiệm; cách nhận biết hóa chất nguy hiểm và các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm.

2

HHTB5

Huyết học tế bào

Nội dung học phần giúp cho sinh viên có kiến thức hiểu biết về máu và các loại tế bào máu. Từ đó sinh viên có thể làm thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm về tế bào và nhận định được giữa giá trị xét nghiệm với thực tế từng bệnh lý của các tế bào máu.

4

HHDM58

Huyết học đông máu- truyền máu

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về cơ chế sinh lý bình thườngvà bệnh lý của cầm máu - đông máu và kiến thức cơ bản về miễn dịch trong huyết học, những ứng dụng trong truyền máu . Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm trong đông- cầm máu và phân tích, nhận định kết quả bình thường và bệnh lý. Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm trong truyền máu.

4

BIOC581

Hoá sinh 1

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về hoá học và chuyển hoá các chất trong cơ thể sống, các rối loạn trong quá trình chuyển hoá gây ra các bệnh lý trong cơ thể sống và có thể thực hiện được một số xét nghiệm sinh hoá trên máu và nước tiểu trong việc chẩn đoán các bệnh lý được học.

2

BIOC50

Hoá sinh 2

Hóa sinh 2 là môn học chuyên ngành, giảng dạy khi sinh viên đã trang bị đủ các kiến thức, kỹ thuật cơ bản. Môn học môn cung cấp kiến thức nền tảng về quá trình chuyển hóa các chất, một số bệnh lý liên quan đến quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và kỹ năng thực hiện các xét nghiệm sinh hóa để xác định tình trạng rối loạn chuyển hóa của một số chất trong cơ thể.

2

KXHS53

Hoá sinh 3

Môn học tập trung vào hóa sinh chức năng của các cơ quan. Đây là môn học chuyên ngành sâu trong lĩnh vực xét nghiệm sinh hóa mà sinh viên được tiếp cận sau khi đã được học thành thạo về các kỹ năng xét nghiệm sinh hóa cơ bản và xét nghiệm các chất chuyển hóa. Môn học cung cấp kiến thức hoàn thiện về chức năng các cơ quan gan, thận, cơ…, một số bệnh lý thường gặp và các xét nghiệm để chần đoán chức năng các cơ quan.

2

VS1

Vi sinh 1

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về một số vi sinh y học; quá trình nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng; đặc điểm hình thể, khả năng gây bệnh, phương pháp phòng bệnh và điều trị một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh thường gặp và kiến thức chuyên sâu về đặc điểm sinh lý, cấu trúc kháng nguyên, tính chất sinh vật hóa học của vi khuẩn để giúp cho công tác chẩn đoán và những kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong các xét nghiệm vi sinh.

2

VS2

Vi sinh 2

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về các phương pháp chẩn đoán nhanh xác định vi khuẩn, virus gây bệnh. Môn học đồng thời cung cấp kiến thức và kỹ năng về phương pháp nuôi cấy và xác định tính chất sinh hóa của các vi khuẩn gây bệnh ứng dụng trong xét nghiệm vi sinh lâm sàng.

3

VS358

Vi sinh 3

Nội dung học phần bao gồm kiến thức về các phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh từ mẫu bệnh phẩm. Môn học đồng thời cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hiện và phiên giải kết quả kháng sinh đồ phục vụ công tác điều trị và dự phòng.

2

KXVS54

Vi sinh 4

Nội dung học phần bao gồm kiến thức và kỹ năng thực hành một số kỹ thuật sinh học phân tử cơ bản ứng dụng trong chẩn đoán căn nguyên gây bệnh, cũng như các nguyên lý đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm vi sinh lâm sàng.

2

KST1

Ký sinh trùng 1

Điều kiện tiên quyết: An toàn sinh học và Kỹ thuật cơ bản phòng XN

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ, chu kỳ phát triển của các loại ký sinh trùng y học, tác hại của ký sinh trùng đối với vật chủ; Kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh thái, đặc tính ký sinh, cách phòng chống của một số loại giun sán gây bệnh ở người; Kiến thức cơ sở về động vật chân đốt y học, các kỹ thuật cơ bản trong xét nghiệm phát hiện, chẩn đoán bệnh do giun sán ký sinh và động vật chân đốt y học gây nên.

2

KST1

Ký sinh trùng 2

Nội dung học phần bao gồm Kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh thái, đặc tính ký sinh, cách phòng chống của một số loại đơn bào và ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở người; Các kỹ thuật cơ bản trong xét nghiệm phát hiện, chẩn đoán bệnh do đơn bào và ký sinh trùng sốt rét.

2

KST3

Ký sinh trùng 3

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh thái, tác hại và cách phòng chống của một số loại nấm gây bệnh ở người; Kiến thức về miễn dịch, sinh học phân tử  ứng dụng trong xét nghiệm ký sinh trùng; Các kỹ thuật cơ bản trong xét nghiệm phát hiện, chẩn đoán bệnh do nấm; Các kỹ thuật tìm mỡ, máu trong phân.

2

XNTB158

Xét nghiệm tế bào 1

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về các xét nghiệm tế bào học. Từ đó sinh viên có thể làm thành thạo một số kỹ thuật xét nghiệm về tế bào và nhận định được giữa giá trị xét nghiệm với thực tế từng bệnh lý của các tế bào.

3

KXTB52

Xét nghiệm tế bào 2

Nội dung học phần bao gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản, những biến đổi hình thái học của tế bào và tổ chức mô trong bệnh lý. Tiến hành được các kỹ thuật xét nghiệm tế bào cơ bản.

2

KXPT50

Y sinh học phân tử

Nội dung học phần bao gồm kiến thức và kỹ năng nền cho một số kỹ thuật xét nghiệm Sinh học phân tử cơ bản và một số kỹ thuật di truyền phân tử cơ bản ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh liên quan đến di truyền, ung thư và ứng dụng trong chẩn đoán sớm, chẩn đoán trước sinh

2

IMMU582

Xét nghiệm Miễn Dịch

Nội dung học phần cung cấp kiến thức, nguyên lý và thực hành một số kỹ thuật miễn dịch cơ bản. Từ đó vận dụng kiến thức và liên hệ vào việc chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật, ký sinh trùng gây nên; một số bệnh không truyền nhiễm thường gặp trên cộng đồng như dị ứng, tự miễn, một số loại ung thư. Môn học cũng giới thiệu một số nguyên lý của kỹ thuật miễn dịch chuyên sâu như định lượng cytokine và miễn dịch ghép.

2

ASSU58

Đảm bảo chất lượng xét nghiệm

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm chính xác, tin cậy, kịp thời, các nguyên nhân cơ bản làm sai lệch kết quả xét nghiệm và cách khắc phục; cách làm giá trị đối chiếu cho một xét nghiệm thông thường; cách làm nội kiểm tra và xử lý được những tình huống kết quả xét nghiệm ra ngoài phạm vi kiểm tra. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên một số nguyên tắc đạo đức cơ bản trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

3

KSNK58

Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

Học phần cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn, kiểm soát vệ sinh môi trường bệnh viện và quản lý chất thải rắn y tế. Học phần đồng thời cung cấp kiến thức về nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn; và kỹ năng về vệ sinh tay thường quy, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân,  cũng như phòng lây nhiễm trong tiêm và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp trong các cơ sở y tế.

2

MANA58

Quản lý chất lượng phòng xét nghiệm

Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản và tổng thể về quản lý chất lượng phòng xét nghiệm cũng như các tiêu chuẩn quốc tế dành cho phòng xét nghiệm (chứng chỉ ISO 17025,  ISO 15189).  Môn học đồng thời cung cấp kiến thức và kỹ năng về cách thức tổ chức và quản lý một phòng xét nghiệm ở tuyến huyện trở lên và kiểm soát chất lượng của phòng xét nghiệm .

2

INTE1

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 1

Nội dung học phần giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên ngành để sử dụng các trang thiết bị, pha chế các hóa chất xét nghiệm, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản thuộc các lĩnh vực Hoá sinh, Huyết học. Rèn luyện đạo đức người kỹ thuật viên tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác và trung thực. Thực hiện kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và cộng đồng

3

INTE2

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 2

Nội dung học phần giúp cho sinh viên thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản thuộc các lĩnh vực Vi sinh, Ký sinh trùng,giải phẫu bệnh  Rèn luyện đạo đức người kỹ thuật viên tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác và trung thực. Thực hiện kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và cộng đồng.

3

INTE3

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 3

Nội dung học phần giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên ngành để sử dụng các trang thiết bị, pha chế các hóa chất xét nghiệm, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản thuộc các lĩnh vực Hoá sinh, miễn dịch Huyết học. Rèn luyện đạo đức người kỹ thuật viên tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác và trung thực. Thực hiện kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và cộng đồng

3

INTE4

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 4

Học phần này giúp cho sinh viên làm quen và thực tập tại phòng xét nghiệm của các bệnh viện và thực tập ứng dụng những kỹ thuật xét nghiệm Sinh học phẩn tử, xét nghiệm tế bào trên thực tiễn lâm sàng dưới sự hướng dẫn của giảng viên và các cán bộ có kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm tại các cơ sở khám/ chữa bệnh.

3

GRAD59

Học phần tốt nghiệp

Học phần tốt nghiệp bao gồm thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên thực hiện thành thạo, kiểm soát chất lượng  các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản thuộc các lĩnh vực Vi sinh- Ký sinh trùng, Hoá sinh, Huyết học - Truyền máu, giải phẫu bệnh. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của kỹ thuật viên xét nghiệm: tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác và trung thực. Thực hiện kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và cộng đồng để sẵn sàng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một kỹ thuật viên xét nghiệm y học (4TC)

Thi tốt nghiệp nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp và kỹ năng thực hành  chuyên nghành xét nghiệm y học quan trọng trong chương trình đào tạo  thông qua thực hiện các bài thi lý thuyết, thực hành và vấn đáp (2 TC).

6

6.5. Khối kiến bổ trợ (Tự chọn 12 TC)

VS558

Vi sinh 5

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức và kỹ năng thực hành nâng cao về xét nghiệm vi sinh lâm sàng, bao gồm ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán, định danh, xác định khả năng kháng thuốc và đột biến kháng thuốc của vi sinh vật nhằm hỗ trợ điều trị lâm sàng.

2

XNTBNC58

Xét nghiệm tế bào nâng cao

Nội dung học phần bao gồm kiến thức, kỹ năng nâng cao về những biến đổi hình thái học của tế bào và tổ chức mô trong bệnh lý ung thư và các bệnh lý đặc biệt.  Tiến hành được các kỹ thuật xét nghiệm tế bào chẩn đoán một số bệnh ung thư thường gặp.

2

HSNC50

Hóa sinh – miễn dịch nâng cao

Nội dung học phần bao gồm kiến thức nâng cao về hóa sinh, hóa sinh lâm sàng liên quan đến các marker chẩn đoán sớm các bệnh ung thư, bệnh rối loạn chuyển hóa, marker chẩn đoán trước sinh. Kiểm soát chất lượng hóa sinh lâm sàng trên máy xét nghiệm sinh hóa miễn dịch. Có thể thực hiện và kiểm soát chất lượng được các kỹ thuật xét nghiệm sinh hoá miễn dịch trên các dịch sinh học.

2

HEMA582

Xét nghiệm Huyết học nâng cao

Nội dung học phần bao gồm kiến thức về máu và các loại tế bào máu. Từ đó sinh viên có thể làm thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm về tế bào và nhận định được giữa giá trị xét nghiệm với thực tế từng bệnh lý của các tế bào máu.

2

NUTR50

Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm

Môn học này cung cấp các kiến thức đại cương về dinh dưỡng người, khẩu phần ăn hợp lý cho một số đối tượng ưu tiên và các vấn đề sức khoẻ liên quan đến dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thường gặp tại cộng đồng. Đồng thời môn học này cũng thảo luận và phân tích những can thiệp liên quan đến dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại cộng đồng. Môn học là kiến thức bổ sung hữu ích cho chương trình đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học..

2

NUTR582

Xét nghiệm Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các kỹ thuật xét nghiệm đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Môn học bao gồm các kỹ thuật xét nghiệm thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Các xét nghiệm đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm với một số mối nguy vinh sinh, hóa học. Xét nghiệm Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm là cơ sở để đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm. Kiến thức, kỹ năng cung cấp từ môn học là tiền đề để sinh viên vận dụng và liên hệ vào nghiên cứu trong lĩnh vực xét nghiệm y học.

3

ENVI584

Sức khỏe môi trường

Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ trong môi trường và sức khoẻ con người,  ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ của môi trường đến sức khoẻ và các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ đó. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các vấn đề, các chính sách về sức khỏe môi trường ở Việt Nam và trên thế giới.

2

XNMT

Xét nghiệm môi trường

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức, cách thực hiện các kỹ thuật liên quan đến xét nghiệm, đánh giá chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm: các tác động chủ yếu của môi trường lên sức khoẻ; các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường xung quanh cơ bản như độ đục, độ màu, BOD, COD, E. coli, coliform (chất lượng nước), nồng độ NO2, CO2, Bụi (chất lượng không khí);  đánh giá được các yếu tố nguy cơ trong môi trường, thông qua đó xác định được các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Vận dụng và liên hệ được những kiến thức đã học vào nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực y học dự phòng, quản lý chất lượng môi trường.

2

VIII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 

- Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo ngành Xét nghiệm y học bao gồm: học lý thuyết và thực tập tại các cơ sở thực địa, thi kết thúc các học phần; thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp hoặc thực hiện học phần tốt nghiệp/khóa luận tốt nghiệp. 

- Chương trình gồm có 136 tín chỉ, mỗi học phần đã được xác định số tín chỉ (bao gồm cả lý thuyết và thực hành). Chương trình mỗi học phần bao gồm: Mô tả học phần, Mục tiêu, Nội dung, Hướng dẫn thực hiện học phần, Tài liệu tham khảo để dạy và học và Thông tin giảng viên.

- Nội dung các học phần đề cập đến tên các bài học, số giờ từng bài đủ 100% tổng số giờ tín chỉ của học phần.

- Phần thực tập nghề nghiệp được bố trí thành 2 học phần (10 Tín chỉ), thực hiện tại các bệnh viện.

- Chương trình đào tạo đại học ngành xét nghiệm y học thể hiện mục tiêu, quy định về nội dung, yêu cầu định mức khối lượng kiến thức và kỹ năng, thời gian đào tạo ngành xét nghiệm.

- Việc triển khai chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường xây dựng và ban hành giáo trình, tài liệu giảng dạy.

IX. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO   

Năm

Học kỳ 1

TC

Học kỳ 2

TC

I

An toàn sinh học

2

Sinh lý bệnh - Miễn dịch học

2

Giải phẫu sinh lý học

4

Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu

2

Hóa học

2

Giáo dục Quốc phòng

 

Hóa sinh 1

3

Kỹ Thuật cơ bản phòng XN

2

Sinh học phân tử đại cương

2

Mô phôi

2

Sinh học và Di truyền

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1

2

Tiếng Anh 1

2

Tiếng Anh 2

2

Tin học

2

Xác suất-thống kê y học

2

Tổng số môn: 8

19

Tổng số môn: 8

14

II

Bệnh học Nội khoa

2

Hóa sinh 2

3

Dịch tễ học cơ bản

2

Huyết học tế bào

4

Giáo dục thể chất

 

Kí sinh trùng 2

2

Kí sinh trùng 1

3

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2

3

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm  1

3

Tiếng Anh 3

2

Tiếng Anh 4

2

Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia - Giáo dục sức khoẻ

2

Vi sinh 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

Vi sinh 1

2

Tổng số môn: 9

18

Tổng số môn: 7

19

III

Bệnh học Ngoại khoa

2

Hóa sinh 3

3

Huyết học đông máu - truyền máu

4

Kí sinh trùng 3

3

Quản lý hệ thống thông tin Xét nghiệm

2

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 2

3

Tiếng Anh 5

2

Tiếng Anh 6

2

Vi sinh 3

2

Vi sinh 4

2

Xét nghiệm Miễn Dịch

2

Xét nghiệm tế bào 2

2

Xét nghiệm tế bào 1

2

Y sinh học phân tử

2

Tổng số môn: 7

16

Tổng số môn: 7

17

IV

Đảm bảo chất lượng xét nghiệm

2

Dược lý

2

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

3

Quản lý chất lượng phòng XN

2

Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

2

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 4

3

Thực tập kỹ thuật xét nghiệm 3

3

Thực tập tốt nghiệp

6

Học phần tự chọn

12

Tổng số môn:

20

Tổng số môn: 4

13

Video liên quan

Chủ đề