Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu

Bạn cảm thấy lo lắng vì số lần mình đứng dậy đi vệ sinh nhiều gấp đôi đồng nghiệp? Bạn là người không cần vô nhà sinh hàng giờ liền dù uống bao nhiêu nước? Nhiều người tự hỏi đi vệ sinh bao nhiêu lần trong một ngày thì được coi là bình thường.Bác sĩ Neil Grafstein, trợ lý giáo sư về chuyên khoa tiết niệu, Bệnh viện Mount Sinai, New York, Mỹ, giúp bạn trả lời câu hỏi này trên trang CNN.

Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh.

Một ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần

Theo bác sĩ Grafstein, phần lớn mọi người đi vệ sinh khoảng 4-7 lần trong một ngày. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ uống bạn sử dụng. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế chúng khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, có người lại không.

Bạn có nên rèn thói quan đi vệ sinh theo giờ?

Câu trả lời là có theo tiến sĩ Grafstein nếu bạn không có vấn đề gì về việc kiểm soát. Bạn có thể “rèn” bàng quang bằng cách cố nhịn và chỉ đi vệ sinh khi cảm thấy có thôi thúc mạnh mẽ.

Việc nhịn tiểu lâu có hại với sức khỏe?

Điều này đúng khi bạn thấy đau. Việc nhịn tiểu quá lâu, có thể khiến bàng quang bị căng, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm bàng quang.

Bạn nên làm gì khi việc thức dậy đi tiểu giữa đêm phá hoại giấc ngủ của mình?

Nếu thường xuyên bị thôi thúc phải thức dậy đi tiểu vào giữa đêm thì bạn cố gắng ghi lại nhật ký đi vệ sinh, tiến sĩ Grafstein đề nghị. Trong đó ghi chú đầy đủ bạn uống bao nhiêu nước, uống loại đồ uống gì và khi nào. Bạn có uống nhiều nước vào tối? Nếu có, hãy thay đổi thói quen này bằng cách uống nhiều nước hơn vào ban ngày, uống ít nước khi gần đến giờ đi ngủ.

Màu sắc của nước tiểu có thực sự cho bạn biết có uống đủ nước?

Giống như tần suất đi tiểu, màu sắc của nước tiểu cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như loại thực phẩm bạn ăn và đồ uống. Tuy nhiên, nhìn chung màu sắc của nước tiểu cũng có thể là một dấu hiệu hữu ích giúp bạn biết mình có uống đủ nước, tiến sĩ Grafstein cho biết. Theo đó, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trắng trong.

Hà An

Nguyên nhân của tiểu không tự chủ thực sự là các tác động dai dẳng đến thần kinh hoặc cơ. Các cơ chế thường được sử dụng để mô tả những vấn đề này là đường ra bàng quang bị trục trặc hoặc tắc nghẽn, cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức hoặc không hoạt động, rối loạn đồng vận bàng quang cơ thắt, hoặc kết hợp (xem bảng Nguyên nhân gây ra tình trạng mất kiểm soát Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thực sự

Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu
). Tuy nhiên, những cơ chế này cũng tham gia vào một số nguyên nhân tạm thời.

Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu

Đường ra nước tiểu yếu là một nguyên nhân phổ biến gây tiểu không tự chủ do stress (ho, hắt hơi, mang vác vật nặng...). Ở phụ nữ, thường là do sự yếu của đáy chậu hoặc của mạc nội chậu. Sự yếu này thường xuất phát từ việc sinh nở nhiều qua đường âm đạo, phẫu thuật vùng chậu (bao gồm cắt tử cung), thay đổi liên quan đến tuổi tác (bao gồm viêm teo niệu đạo) hoặc kết hợp. Kết quả là, vùng nối giữa bàng quang niệu quản bị kéo tụt xuống, cổ bàng quang và niệu đạo trở nên tăng động, và áp lực trong niệu đạo giảm xuống dưới áp lực bàng quang. Ở nam giới, nguyên nhân thông thường là tổn thương cơ thắt hoặc tổn thương ở cổ bàng quang và niệu đạo sau sau khi cắt tuyến tiền liệt tận gốc.

Sự tắc nghẽn dẫn đến bàng quang giãn quá mức mạn tính, thường làm mất khả năng co bóp bàng quang; sau đó bàng quang không trống hoàn toàn, dẫn đến rỉ tràn ra ngoài. Sự tắc nghẽn cũng có thể dẫn đến sự hoạt động quá mức cơ trơn bàng quang và gây tiểu són gấp. Nếu cơ trơn bàng quang mất khả năng bị co thắt, có thể dẫn tới tiểu không tự chủ do bàng quang đầy. Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ra (ví dụ, túi thừa lớn bàng quang, sa bàng quang, viêm bàng quang, sỏi và khối u) có thể giải quyết được.

Cơ trơn bàng quang tăng hoạt là một nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu gấp không tự chủ ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân trẻ hơn. Cơ trơn bàng quang co thắt ngắt quãng mà không có lý do rõ ràng, thông thường khi bàng quang đầy một phần hoặc gần toàn bộ. Cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức có thể vô căn hoặc có thể do rối loạn chức năng trung tâm ức chế tiểu tiện ở thuỳ trán (thường do thay đổi tuổi, chứng sa sút trí tuệ, hoặc đột quỵ) hoặc tắc nghẽn đường ra. Cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức (tăng hoạt) và suy giảm khả năng co bóp là một biến thể của tiểu gấp không tự chủ đặc trưng bởi tiểu gấp, tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần , tốc độ dòng tiểu yếu Bí tiểu , bí tiểu, căng tức bàng quang, và thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu > 50 mL. Biến thể này có thể tương tự như bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới hoặc tiểu không tự chủ dưới tác động stress (ho, hắt hơi,...) ở phụ nữ.

Thuật ngữ bàng quang tăng hoạt đôi khi được sử dụng để mô tả tiểu gấp (có hoặc không có tiểu không tự chủ) mà thường đi kèm với tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần và tiểu đêm.

Cơ trơn bàng quang giảm hoạt gây bí tiểu và tiểu không tự chủ do bàng quang đầy ở khoảng 5% bệnh nhân tiểu không tự chủ. Nó có thể do tổn thương tủy sống Chấn thương cột sống

Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu
hoặc rễ thần kinh chi phối bàng quang (ví dụ, chèn ép tuỷ, khối u, hoặc phẫu thuật), bởi các bệnh thần kinh ngoại biên hoặc thận kinh tự động, hoặc các rối loạn thần kinh khác.(xem bảng Nguyên nhân rối loạn thần kinh tự chủ Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thực sự
Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu
). Thuốc kháng cholinergic và opioid làm giảm đáng kể sự co bóp của cơ trơn bàng quang; những loại thuốc này tạm thời là những nguyên nhân phổ biến Cơ trơn có thể trở nên không hoạt động ở những người nam giới bị tắc nghẽn đường ra mãn tính vì cơ trơn bàng quang bị thay thế bởi tổ chức xơ và mô liên kết, làm cho bàng quang không thể rỗng được ngay cả khi tắc nghẽn đã được giải quyết. Ở phụ nữ, sự giảm hoạt của cơ trơn bàng quang thường vô căn. Ít trường hợp cơ trơn bàng quang yếu trầm trọng phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Sự yếu như vậy không gây tiểu không tự chủ nhưng có thể làm phức tạp điều trị nếu các nguyên nhân khác của tiểu không tự chủ cùng tồn tại.

Mất đồng vận cơ trơn bàng quang cơ thắt (mất sự phối hợp giữa co thắt bàng quang và giãn cơ thắt niệu đạo ngoài) có thể gây tắc nghẽn đường ra, hậu quả là nước tiểu trào ra không kiểm soát được. Chứng rối loạn đồng vận thường do tổn thương tủy sống làm gián đoạn đường đi tới trung tâm tiểu tiện ở cầu não, nơi điều hợp sự giãn cơ thắt và sự co bàng quang. Thay vì giãn khi bàng quang co lại, cơ vòng co lại, làm tắc nghẽn đường ra của bàng quang. Chứng rối loạn đồng vận gây ra các bè xơ bàng quang nặng, túi thừa, sự biến dạng hình "cây thông giáng sinh" của bàng quang, ứ nước thận, và suy thận.

Suy chức năng (ví dụ như suy giảm nhận thức, giảm khả năng vận động, giảm sự khéo tay, các rối loạn phối hợp, thiếu động lực), đặc biệt ở người cao tuổi, có thể góp phần dẫn đến tiểu không tự chủ thực sự nhưng hiếm khi là nguyên nhân gây ra nó.