Không đeo dây an toàn phạt bao nhiêu 2023

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, pháp luật có chế tài xử phạt tài xế không thắt dây an toàn, song nhiều người vẫn "quên" không thực hiện.

Việc thắt dây an toàn à biện pháp để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của tài xế và người ngồi trên xe ôtô. Ảnh: P.V.

Theo luật sư Trạch, chế tài được nêu trong Nghị định 100/2019, ban hành ngày 31.12.2019 về việc xử phạt tài xế, người ngồi trên ôtô không thắt dây an toàn.

Cụ thể, mức phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng với tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; Chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng với người được chở trên xe ôtô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Ông Trạch cho rằng, người Việt Nam chưa có thói quen thắt dây an toàn khi điều khiển hoặc ngồi trên xe ôtô là do trước đây pháp luật quy định chưa rõ ràng và việc chế tài chưa nghiêm.

Tuy nhiên, hiện nay chế tài phạt cao nên phần nào khắc phục được việc này. Vấn đề tài xế còn đối phó vẫn còn khá nhiều là do nhận thức của người điều khiển và chưa thấy hết sự nguy hiểm cho tính mạng của mình.

Cũng theo luật sư Trạch, khi đối chiếu với những quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang có hiệu lực hiện nay thì không có lỗi nào xử phạt hành vi để xe quá bẩn.

Nghị định này chỉ xử phạt nếu xe quá bẩn mà che mờ biển số xe.

Cụ thể mức phạt như sau:

- Điều khiển xe ôtô gắn biển số xe bị che lấp, xử phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng (giữ nguyên so với mức phạt tại Nghị định 46 năm 2016);

- Điều khiển xe môtô, xe gắn máy gắn biển số xe bị che lấp, xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (trước đây chỉ bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng); Điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng gắn biển số xe bị che lấp, xử phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng (trước đây không bị xử phạt).

“Nhiều người tham gia giao thông không lưu ý việc để biển số xe dơ, dính bùn hay bị mờ... đến khi bị CSGT thổi phạt và mức phạt là rất cao mới ngã ngửa ra. Do đó, phải thường xuyên kiểm tra biển số đăng ký giữ sạch sẽ và nguyên vẹn biển số để tránh bị phạt oan uổng", luật sư Trạch nói.

Ban Biên tập nhận được câu hỏi của bạn Hồng Lê ở Long biên, Hà Nội như sau: tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có quy định bắt buộc phải thắt dây an toàn cho người ngồi ghế sau của xe ô tô. Vậy tại sao ngày 20/02/2020 tôi lái xe có thắt dây an toàn, chở theo 01 người ngồi ghế sau vẫn bị Cảnh sát giao thông dừng xe và xử phạt số tiền là 900.000 đồng? Người ngồi trên xe cùng tôi cũng bị phạt 400.000 đồng. Trước đây vào tháng 11/2019 tôi có lái xe ô tô không thắt dây an toàn và bị phạt là 150.000 đồng.

Xin hỏi Ban biên tập website tôi bị phạt như thế đã đúng quy định hiện nay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ban Biên tập xin trả lời bạn như sau:

Quy định về thắt dây an toàn cho người ngồi trên xe ô tô:

Tại Khoản 2, Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Năm 2014, Việt Nam có tham gia Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ. Tại Khoản 5, Điều 7 của Công ước quốc tế quy định người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa. Với quy định này thì người điều khiển, hành khách ngồi trên xe bao gồm cả người ngồi ở hàng phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau nếu tại vị trí ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn.

Như vây, có sự khác nhau giữa quy định về việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô trong  Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, ngày 09/4/2016, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ban hành Luật Điều ước quốc tế (Luật số 108/2016/QH13) có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016. Tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Điều ước quốc tế quy định trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Do vậy, với quy định nêu trên của Luật Điều ước quốc tế thì quy định về việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô sẽ áp dụng theo quy định tại Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ.

Về mức phạt không thắt dây an toàn

Với quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô (bao gồm cả người ngồi ở hàng ghế phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau) nếu tại vị trí ghế ngồi có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy thì sẽ bị xử phạt từ ngày 01/01/2018. Cụ thể, mức phạt là từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Tuy nhiên, ngày 30/12/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, tại điểm p, điểm q, khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).

Tại khoản 5, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạỵ

Như vậy nếu bạn điều khiển xe ô tô mà người ngồi trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) thì mức phạt như bạn hỏi trên là hoàn toàn đúng với quy định. Mức phạt được tính là trung bình cùng khung tiền phạt khi vi phạm không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ

BBT

Chủ đề