Kinh doanh hải sản tươi sống cần bao nhiêu vốn

  • Mở cửa hàng hải sản – Hướng dẫn chi tiết!

    Làm sao để mở cửa hàng kinh doanh hải sảnthành công? Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh ra sao? Mở cửa hàng hải sản cần những gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết!

    I/ Hướng dẫn đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng hải sản

    Khi mở cửa hàng hải sản, bạn cần tiến hành làm thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh, sau đó mới được đi vào hoạt động. Đối với trường hợp này, bạn nên áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể cho cửa hàng. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

    – Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    – Giấy chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng còn hiệu lực của chủ cửa hàng.

    – Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

    >>> Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện, nơi cửa hàng đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh trong khoảng 5 ngày. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo lý do cụ thể cho bạn.

    II/ Mở cửa hàng hải sản cần những gì? – Hướng dẫn chi tiết

    Khi mở cửa hàng, bên cạnh hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thủ tục, thông tin liên quan mới có thể thuận lợi đi vào hoạt động. Cụ thể, khi mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh hoặc kinh doanh hải sản khô bạn cần chuẩn bị :

    Cần chuẩn bị vốn kinh doanh:

    – Khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng hải sản thì bạn cần chuẩn bị vốn đầy đủ. Vậy kinh doanhhải sảncần bao nhiêu vốn? Thực tế thì tùy theo quy mô, điều kiện kinh doanh của từng chủ kinh doanh mà mức vốn này sẽ khác nhau. Ví dụ nếu bạn cầnmởđại lýhải sản với quy mô nhỏ thì mức vốn sẽ ít hơn so với khi mở cửa hàng với quy mô lớn. Hay nếu bạn không cần thuê cửa hàng, mặt bằng làm cửa hàng thì vốn cũng ít hơn khi phải tiến hành thuê cửa hàng. Hơn nữa, chi phímở cửa hàng hải sảntươi sống sẽ khác với chi phí mở cửa hàng hải sản khô. Do đó, rất khó để xác định một con số chính xác về vốn kinh doanh.

    Cần lập kế hoạch kinh doanh:

    – Khi đã xác định mở cửa hàng thì bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình. Và để làm được điều này, bạn nên lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, nêu rõ chi phí kinh doanh, mặt hàng, chủng loại hàng kinh doanh, phương hướng, kinh nghiệm kinh doanh, điều này giúp bạn tránh được rủi ro kinh doanhhải sản không đáng có.

    – Bạn cần xác định xem nhập hàng hải sản ở đâu thì chất lượng, giá cả hợp lý. Bạn nên chọn nhiều nguồn khác nhau để nhập, sau đó đánh giá rồi đưa ra chọn lựa phù hợp đối với việc nhập hàng.

    Cần đặt tên cho cửa hàng:

    Tại sao phải chuẩn bị tên cửa hàng hải sản? Là vấn đề nhiều người thắc mắc. Bởi vì ai cũng nghĩ tên cửa hàng thì đặt sao cũng được. Tuy nhiên, tên cửa hàng lại có những quy định riêng phải tuân thủ. Cụ thể như sau:

    – Tên cửa hàng không được đặt giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện.

    – Tên cửa hàng phải có đủ cấu trúc bao gồm loại hình và tên riêng cửa hàng. Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục làm tên cửa hàng.

    Cần thuê cửa hàng:

    – Trường hợp bạn không có sẵn mặt bằng hay địa điểm kinh doanh thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa chỉ buôn bán. Địa điểm cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh. Bởi vì, khi cửa hàng có mặt bằng rộng, ở đường lớn hay khu vực trung tâm, gần khu dân cư, gần chợ thì sẽ dễ thu hút khách hàng hơn là những khu vực khác. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ và tìm một cửa hàng phù hợp khi có ý định kinh doanh hải sản nhé

    III/ Các loại thuế phải đóng sau khi mở cửa hàng kinh doanh hải sản

    Sau khi mở cửa hàng kinh doanh hải sản, bạn sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế sau:

    – Thuế môn bài

    Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm
    1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000
    2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000
    3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000

    – Thuế giá trị gia tăng

    – Thuế thu nhập cá nhân

    >> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽkhông phảinộpcác loại thuế trên.

    IV/ Tư vấn mở cửa hàng MIỄN PHÍ tại Nam Việt Luật

    Nếu bạn muốn nhận tư vấn MIỄN PHÍ về thủ tục pháp lý khi mở cửa hàng thì hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ nhé!

    – Nam Việt Luật quy tụ nhiều Luật sư, chuyên viên giàu kinh doanh, am hiểu chuyên sâu về thủ tục pháp lý cũng như các thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, có khả năng tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan.

    – Bên cạnh việc tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản, hướng dẫn chuẩn bị, đặt tên cửa hàng, đăng ký ngành nghề kinh doanh, Nam Việt Luật còn nhận ủy quyền từ khách hàng để thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép. Giúp khách hàng có thể nhanh chóng đưa cửa hàng của mình đi vào kinh doanh.

    – Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ khách hàng làm thủ tục đăng ký kinh doanh, mở cửa hàng, Nam Việt Luật tự tin sẽ là địa chỉ uy tín mà mọi khách hàng có thể yên tâm tin tưởng.

    Mong rằng những thông tin về thủ tục, vốn mở cửa hàng hải sản trên đây sẽ hữu ích với bạn khi mở cửa hàng. Vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp.