Thành pate là ai

Pate là một loại thực phẩm được làm từ hỗn hợp gan (hoặc thịt) của động vật cùng với một số gia vị như muối, tiêu, đường,…, thậm chí pate có thể được bổ sung thêm nguyên liệu khác như mỡ, rượu vang hoặc các loại rau gia vị theo phương pháp chế biến riêng của mỗi người. Vì thế, pate có vị đậm đà và béo thơm đặc trưng.

Pate có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực châu Âu và được du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc (trong giai đoạn năm 1858 - 1954). Người dân sử dụng pate với bánh mì nướng hoặc bánh mì sandwich, vì pate rất nhuyễn nên có thể phết hoặc cắt lát trên miếng bánh trước khi thưởng thức.

Ở Việt Nam, pate được phân thành 2 loại dựa theo phương pháp chế biến:

  • Pate hấp: được hấp bằng phương pháp cách thủy.
  • Pate nướng: được nướng trong khuôn kim loại hoặc nhôm (giống như khuôn bánh), rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ khoảng 250 độ C từ 20 đến 25 phút.

Ngoài ra, trên thế giới, người ta cũng phân pate thành 2 loại tùy theo sở thích:

  • Pate truyền thống: được làm từ gan của động vật, nhất là gan ngỗng trộn với một ít mỡ, phổ biến ở Pháp và Bỉ.
  • Pate cải tiến: được biến tấu tùy theo thói quen ẩm thực của mỗi khu vực, mỗi nước.

Chẳng hạn, pate được nấu theo kiểu xúc xích gọi là leberwurst ở Đức - Áo - Hà Lan; pate ở Mỹ cũng giống leberwurst nhưng bề mặt pate có đường vân; pate ở vùng bán đảo Bắc Âu được làm chủ yếu từ gan lợn gọi là leverpostej.

Trong khi, pate ở Nga và Ukraina sử dụng từ hỗn hợp gan và thịt động được xay nhuyễn, rồi trộn thêm mỡ (hoặc bơ) và một số gia vị nên hương vị khác với các nước Tây Âu.

2. Lợi ích của việc ăn pate

Vì được làm từ gan động vật và một số gia vị nên loại thực phẩm này cũng có một số lợi ích nhất định, như:

Giúp bổ sung sắt và đồng

Mỗi khẩu phần pate (28gr) chứa khoảng 113mcg đồng, tương đương 13% lượng khoáng chất đồng được khuyến nghị mỗi ngày.

Khi cơ thể hấp thu, đồng sẽ kích hoạt cuproenzyme - đây là nhóm enzyme giúp cho các tế bào não hoạt động hiệu quả, nhờ đó não bộ phát triển khỏe mạnh cũng như giảm thiểu một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

Ngoài ra, pate còn chứa sắt, mỗi khẩu phần (28gr) pate chứa khoảng 1.5mg sắt (tương đương 8% - 19% lượng sắt được khuyến nghị mỗi ngày).

Sắt sẽ kích hoạt hai loại protein quen thuộc là hemoglobin và myoglobin, có khả năng vận chuyển và lưu trữ oxy trong cơ thể, nhờ đó giảm thiểu các dấu hiệu liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi hay xanh xao.

Cung cấp selen và vitamin B2

Việc dùng pate sẽ giúp cơ thể hấp thu lượng selen và vitamin B2 nhiều hơn, đây là hai dưỡng chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Trung bình, mỗi khẩu phần pate (28gr) cung cấp 11.8mcg selen (tương ứng 21% RDI) và 0.17mg vitamin B2 (tương ứng 13%RDI).

Selen có khả năng kích hoạt protein để tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó phòng ngừa được bệnh nhiễm trùng và hỗ trợ hoạt động chức năng của tuyến giáp.

Còn vitamin B2 được biết đến với vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và hỗ trợ quá trình phân hủy các chất dinh dưỡng để giải phóng thành năng lượng cho cơ thể.

Nguồn cung cấp vitamin A và vitamin B12

Ngoài các dưỡng chất vừa nêu trên, pate cũng chứa nhiều hàm lượng vitamin A và vitamin B12 cần thiết cho cơ thể. Cứ mỗi khẩu phần (28gr) cung cấp vitamin A khoảng 40% RDI cho phụ nữ và 32% cho nam giới, đồng thời cũng mang lại 38% lượng vitamin B12 được khuyến nghị mỗi ngày cho cả nam và nữ.

Vitamin A giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách góp phần vào quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu mới và kiểm soát các chức năng hoạt động của những tế bào bạch cầu trưởng thành.

Trong khi đó, vitamin B12 có khả năng giúp cho các tế bào hồng mới phát triển, đồng thời vitamin này cũng hỗ trợ sức khỏe hoạt động của hệ thần kinh.

3. Ăn pate có hại không?

Mặc dù pate chứa nhiều chất dinh dưỡng thông qua một số loại vitamin và khoáng chất nổi bật mà Điện máy XANH vừa mới kể trên, thì việc ăn pate không đúng cách cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, như:

Chứa hàm lượng natri cao

Trung bình trong 100gr pate chứa khoảng gần 1gr natri, hàm lượng này khá cao đối với cơ thể. Và nếu hấp thu quá nhiều natri mỗi ngày thì cơ thể chúng ta dễ bị tăng huyết áp, nhất là những ai đang có vấn đề về huyết áp.

Có thể chứa chất bảo quản nitrit và natri nitrat

Sản phẩm pate trên thị trường, người bán có thể dùng chất bảo quản phổ biến là nitrit và natri nitrat, đây là hai chất có thể gây ung thư theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO). Cụ thể, nitrit có thể chuyển đổi thành nitrosamine trong điều kiện nhiệt độ cao, đây là hợp chất gây nên bệnh ung thư.

Vì thế, khi chọn dùng pate bạn nên mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đọc kỹ thành phần nguyên liệu được sử dụng. Hơn nữa, bạn có thể làm pate ngay tại nhà để tránh tiêu thụ phải các chất bảo quản như các sản phẩm pate khác trên thị trường.

4. Những lưu ý khi ăn pate

Với một số tác dụng phụ phía trên mà bạn có thể gặp phải khi ăn pate, thì các đối tượng sau đây cần nên lưu ý trước khi chọn dùng thực phẩm này:

Phụ nữ mang thai

Vì pate được làm từ gan và thịt động vật nên nó có thể chứa vi khuẩn Listeria. Trong khi, cơ địa của phụ nữ khi mang thai thường khá nhạy cảm, nếu dùng không đúng cách hoặc sử dụng pate không rõ nguồn gốc thì có thể gặp phải một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Thậm chí còn gây nguy hiểm đến thai nhi hoặc sinh non. Tuy nhiên, trường hợp ngộ độc ít khi xảy ra nên phụ nữ mang thai chỉ nên ăn lượng vừa phải và khoảng 1 - 2 lần/tuần.

Bệnh nhân cao huyết áp

Như Điện máy XANH đã chia sẻ phía trên, pate chứa lượng lớn natri nên sẽ ảnh hưởng đến huyết áp.

Điều này khiến cho những bệnh nhân cao huyết áp nên cân nhắc khi chọn dùng pate trong chế độ ăn uống, nhằm tránh tăng huyết áp và có thể dẫn đến tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, hoặc chỉ nên dùng pate 1 lần/tuần chẳng hạn.

5. Pate như thế nào mới là ngon?

Tùy theo khẩu vị và sở thích mỗi người, việc cảm nhận pate ngon sẽ khác nhau. Bạn có thể cảm nhận bằng một số yếu tố như sau:

  • Dùng lưỡi dao cắt miếng pate, bạn cảm thấy đường dao đi khá nhanh và cho ra lát pate đẹp mắt, không bị dập nát hay móp méo.
  • Cảm nhận được pate có độ mịn màng, không quá nhão hoặc quá rắn, nói chung kết cấu pate nhìn tốt và ổn.
  • Hương vị thơm ngon, đặc trưng và có độ ngậy vừa phải. Có thể, bạn sẽ cảm nhận được vị hơi béo đầu tiên rồi sau đó là vị hậu ngọt chẳng hạn.

Xem thêm:

Thật không khó để biết đươc pate là gì, pate làm từ gì và lợi ích của việc ăn pate cùng với những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này, phải không bạn? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn dùng pate nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Wikipedia và Livestrong.

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 24/06/2021

Pa tê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp pâté),[1] còn gọi là ba tê,[2] là một loại thực phẩm hay món ăn có dạng nhuyễn (xay thành bột) được chế biến từ thịt và gan của động vật cùng các gia vị khác. Thịt làm patê thường được sử dụng từ các loại thịt của nội tạng chắc, như là gan (phổ biến nhất) và bổ sung thêm mỡ, rau, gia vị, rượu vang và một số thành phần khác tùy khẩu vị. Từ "pâté" trong tiếng Pháp được dành riêng chỉ hỗn hợp của thịt xay nhuyễn và mỡ.

Thành pate là ai

Món pa tê

Pa tê thường dùng kẹp với bánh mỳ hoặc sandwich. Là món rất dễ ăn và thuận tiện trong các bữa sáng cho những người vội vã đi làm hoặc thảnh thơi đi du lịch. Ở Việt Nam pa tê đã được chế biến theo phong cách Việt đó là người ta thường dùng phần gan của động vật (thường là gan heo) vì vậy ở Việt Nam đôi khi người ta gọi pa tê với cái tên thuần Việt là gan xay. Người ta cũng sản xuất một số loại patê dành cho người ăn kiêng.

 

Một bữa ăn có món pate thời trung cổ

Ở Pháp và Bỉ, trong các món ăn của truyền thống Pháp và Bỉ, "pâté" thường được nấu và đặt trong vỏ bánh mỳ ở dạng bánh hay ổ patê, khi đó người ta gọi là "pâté en croûte", gọi là patê bánh mỳ. Theo cách khác, người ta còn nấu patê trong các liễn sành (terrine), hoặc loại dụng cụ đựng nào khác, ở dưới đáy có phủ lớp mỡ, lúc này người ta gọi là "pâté en terrine", là patê hộp. Theo cách nấu truyền thống, hỗn hợp pha thịt nhồi được nấu rồi đặt vào nồi sành khi phục vụ, nên người ta gọi luôn patê là "terrine", còn khi nào nhấc ra khỏi liễn sành, thì người ta gọi là pâté.

Loại pâté lừng danh nhất có thể là món gan béo ("pâté de foie gras"), hay pâté gan ngỗng làm từ gan ngỗng trộn mỡ, một số người khác thì ưa thích món gan ngỗng nguyên chất ("foie gras entier") chỉ cần cắt lát mỏng và nấu, và món này trên thực tế đã đủ ngon mà không cần chế thành patê.

Pa tê cải tiến

Tại Hà Lan, Đức, Áo, "pâté" gan thường được nấu thành một kiểu xúc xích, gọi là "leverworst" (theo tiếng Hà Lan) hoặc "Leberwurst" (cách gọi theo tiếng Đức).

Ở Mỹ, loại thực phẩm này đôi lúc gọi là "liverwurst" (trộn lẫn tiếng Anh và Đức), hoặc là Braunschweiger. Một số thực phẩm loại này có vân ở vỏ khó lẫn vào đâu và ăn nguyên hoặc cắt lát mỏng. loại liverwurst cắt lát ở Mỹ hay được dùng làm nhân kẹp của bánh sandwich. Những loại thực phẩm tương tự patê này ngày nay được nhập nhiều vào các nước Đông Âu, và cũng được sản xuất tại chỗ. Nhưng nổi tiếng nhất và thông dụng nhất vẫn phải nhắc tới pâté của Pháp và Bỉ.

Ở các nước vùng bán đảo Bắc Âu (Scandinavia), "leverpostej" là một dạng chế biến của "pâté en terrine" của Pháp-Bỉ, và làm từ gan lợn là chủ yếu. Theo khảo sát ý kiến của phần đông người dân Đan Mạch, thì họ thường ăn như dạng thức ăn lạnh, và phết lên trên mặt bánh mỳ.

Ở Nga và Ukraina món ăn này làm từ gan các loại và được gọi là "печеночный паштет" (phiên âm tiếng Anh: pechonachniy pashtet), nhưng cũng có thể chế biến kèm từ các loại thịt khác. Tuy vậy, cách chế biến không giống các nước Tây Âu, gan được luộc trước và nấu thành hỗn hợp nhuyễn sau trộn bơ hoặc mỡ, kèm thêm với các loại gia vị, như cây thuốc, hành phi, v.v.. Loại pâté này có thể được nấu còn kỹ hơn nữa, thành một loại bánh thực phẩm, nhưng không ăn kèm với các đồ ăn khác.

Món ăn pa tê có lẽ được du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc (năm 1858 đến 1954) cùng những món ăn khác như bánh mỳ, cà phê sữa, bơ, bánh ngọt, sữa trứng.... Các món ăn này ngày nay đều trở nên rất phổ biến, đặc biệt là món bánh mỳ pa-tê được nhiều người dùng vào bữa điểm tâm.

Ngoài món bánh mỳ patê còn có khá nhiều món ăn khác được chế biến từ patê, như món gà nấu patê gan... Đây là món rất dễ ăn và thuận tiện trong các bữa sáng patê gan được các đầu bếp chúng ta chế biến mang hương vị, màu sắc rất Việt.

Ở Việt Nam người ta cũng phân hai loại pa tê theo cách chế biến là patê hấp và pa tê nướng. Pa tê hấp được chế biến bằng phương pháp hấp cách thủy, pa tê nướng được làm bằng cách dùng khuôn bằng kim loại, sử dụng thùng nướng nhôm làm nóng ở nhiệt độ 250 độ C rồi cho khuôn patê vào lò khoảng 20 - 25 phút, patê nướng cho thành phẩm ở dạng khô, chỉ tiện dùng để cắt lát dày và ăn không cả miếng kèm rượu chát (theo cách ăn châu Âu) và không trải mỏng lên bánh mì như patê hấp.

Chế biến

 

Gan xay

  • Nguyên liệu:

Phân lượng chuẩn để làm được khoảng 800gr patê theo một trong nhiều cách của châu Âu là khoảng 350gr gan heo, gà, vịt hay ngỗng băm hoặc xay nhuyễn, tùy chọn một loại hay mỗi thứ một ít. Khoảng 250gr nạc dăm heo xay nhuyễn (nạc dăm là loại thịt mà nạc và mỡ gần như lẫn vào nhau). Khoảng 200gr mỡ gáy heo xay nhuyễn (là loại mỡ có dạng chắc, thường dùng để thắng thành mỡ nước, loại mỡ này không mềm nhão như mỡ sa). Thêm 1 muỗng súp (10cc) rượu cognac hoặc rượu trắng ngon. 10gr hành tím + 50gr hành tây lột vỏ băm nhuyễn. Thêm 2 trứng gà đánh tan. chuẩn bị 100gr ruột bánh mì nhúng sữa tươi, vắt vừa ráo, không vắt khô bánh, xé nhỏ. Ngoài ra các thứ khác gồm: 1 miếng mỡ sa lớn để riêng (mỡ sa có dạng như miếng màng mỏng, hoặc lớn hoặc nhỏ, nếu miếng nhỏ thì có thể ghép lại với nhau). 1/2 muỗng cà phê muối + 1/4 muỗng cà phê tiêu.

  • Chế biến:

Chuẩn bị xửng hấp, nhiều nước, để sôi sẵn. Trộn đều tất cả thành phần thực phẩm và gia vị rồi xay nhuyễn lại bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay thịt có tốc độ chuyên dùng, nếm lại để thử lượng muối tiêu vừa khẩu vị chưa, tùy ý thích làm patê lạt hay mặn vừa nhưng gan động vật luôn là loại thực phẩm có vị rất đậm đà cho nên với những món ăn chế biến từ gan người ta thường nêm rất ít muối để hương vị tự nhiên của gan nổi bật hơn.

Ngoài ra thì pa tê gan gà cũng là một món ăn được chế biến nhiều, cách chế biến món này nhanh gọn, dễ làm, món patê gan gà có hương vị khá đặc biệt.[3]

Cần nói thêm là trong quá trình chế biến món này cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm. Đã có báo cáo ở Việt Nam cho thấy có nhiều trường hợp bị nhiễm độc do patê của bánh mỳ điển hình như vụ 175 người huyện Bắc Bình, Bình Thuận, 175 người đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm và trong mẫu patê nhiễm hai loại độc tố Staphylococcol Enterotoxin (SE) và độc tố Bacillus Diarrhoeal Enterotoxin (BDE).[4]

  • Bánh mì pa tê

  1. ^ Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 167.
  2. ^ Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 58.
  3. ^ “Patê gan gà - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Vụ ngộ độc ở Bình Thuận: Patê lẫn bánh mì đều có độc tố”. Báo điện tử Dân Trí. 26 tháng 1 năm 2010. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Pa_tê&oldid=68195762”