Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ có đau không được nhiều khách hàng thắc mắc là do quá trình mài men răng của bác sĩ. Khi thấy bác sĩ cắt gọt răng thật như vậy, rất nhiều người khá sợ hãi và lo lắng về cảm giác đau trong và sau khi bắc cầu răng sứ. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này.

I Làm cầu răng có đau không?

Kỹ thuật làm cầu răng sứ yêu cầu khách hàng phải loại bỏ khá nhiều men răng thật để bắc cầu răng. Do vậy nhiều khách hàng thường lo lắng làm cầu răng sứ có đau không?

Bác sĩ cho biết, phương pháp làm cầu răng sứ hoàn toàn KHÔNG ĐAU trong suốt quá trình thực hiện.

Lý do là bởi trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê với liều lượng thích hợp. Do vậy khách hàng sẽ mất cảm giác tạm thời trong quá trình mài răng, từ đó không còn cảm giác đau nhức.

Sau khi thuốc tê giảm tác dụng thì những tổn thương trên bề mặt răng sẽ tạo ra những cơn đau nhức, khó chịu & ê ẩm nhẹ cho khách hàng.

Đây là hiện tượng bình thường sau khi bắc cầu răng. Cảm giác đau sẽ nhiều nhất trong 1 2 ngày đầu tiên và giảm dần trong 4 5 ngày sau đó.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

làm cầu răng sứ có đau không

II Tại sao làm cầu răng sứ bị đau nhức kéo dài?

Những cơn đau sau khi mài răng để làm cầu răng sứ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 tuần và cần có xu hướng giảm dần.

Nếu sau khoảng 1 tuần mà bạn vẫn thấy đau nhức, ê ẩm không thuyên giảm thì có thể đã xảy ra vấn đề trong quá trình bắc cầu răng.

Do bác sĩ mài quá tay

Bắc cầu răng sứ có đau không sẽ bị ảnh hưởng bởi trình độ, tay nghề & kinh nghiệm mài răng của bác sĩ.

Nếu bác sĩ chỉ dựa vào tỷ lệ mài răng trên lý thuyết thì khả năng mắc sai sót trong các trường hợp đặc biệt sẽ rất cao.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

tại sao cầu răng sứ bị đau

Bởi cấu trúc men răng của mỗi người sẽ có đôi chút khác biệt. Tuy có thể cùng một độ dày nhưng độ chắc khỏe sẽ khác nhau.

Vì vậy bác sĩ không có kinh nghiệm dễ bị mài quá lực, khiến tỷ lệ mài răng bị vượt quá so với tiêu chuẩn, từ đó làm lộ ngà răng và gây cảm giác ê buốt.

Khớp cắn quá cao

Điều chỉnh khớp cắn khi làm cầu răng cũng là một trong những kỹ thuật khó đối với mỗi nha sĩ.

Bởi khi lắp một chiếc răng mới vào thay thế răng tự nhiên, nếu các thông số về kích thước hay độ cao không chuẩn sẽ tạo ra áp lực lên xương hàm và gây đau nhức.

Ngoài ra nếu thiết kế răng sứ không chuẩn khiến bề mặt tiếp xúc với răng đối diện không chuẩn, bạn sẽ có thể bị đau thêm ở chiếc răng đối diện đó.

Sâu răng

Những cơn đau sau khi làm cầu răng có thể do hiện tượng sâu răng gây ra. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho biết, nếu khách hàng chăm sóc răng miệng tốt & chất lượng cầu răng đảm bảo thì tỷ lệ đau do sâu răng sẽ rất thấp.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

cầu răng sứ bị đau do nguyên nhân gì

Bởi nhịp cầu răng được bịt kín bởi các loại keo nha khoa đặc biệt, thân răng sứ cũng kháng toàn bộ mọi loại vi khuẩn. Do vậy khả năng sâu răng tấn công xuyên thủng các lớp phòng ngự này là rất thấp.

Tuy nhiên nếu lớp keo nha khoa bị hở, thân răng sứ bị nứt vỡ mà không được khắc phục sớm thì vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các con đường này. Từ đó những cơn đau ở cầu răng sứ sẽ bắt đầu xuất hiện.

Chứng nghiến răng

Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ tạo ra áp lực rất lớn lên cầu răng. Áp lực này cũng thông qua cầu răng và tác động tới răng thật và xương hàm bên dưới.

Nếu hiện tượng nghiến răng kéo dài sẽ khiến cảm giác đau ở cầu răng sứ ngày càng rõ rệt. Tới một thời điểm nhất định có thể gây gãy cầu răng hoặc viêm xương.

III Cách phòng tránh đau nhức sau khi làm cầu răng sứ

Để làm cầu răng sứ không bị đau, nhất thiết bạn phải được bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao trực tiếp thực hiện.

Có như vậy bạn mới loại trừ được các khả năng bị đau khi làm cầu răng là do kỹ thuật phục hình. Từ đó sẽ tập trung tìm và giải quyết các nguyên nhân khác nhanh hơn.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

cách phòng tránh đau nhức sau khi làm cầu răng sứ

Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn nên quan tâm tới những lưu ý để tránh đau nhức sau khi làm cầu răng sứ thì tốt hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng bác sĩ đã kê đơn

Hạn chế ăn nhai các thực phẩm cứng hoặc quá cứng

Chải răng đủ 2 lần mỗi ngày & kết hợp thêm với nước súc miệng chuyên dụng

Đeo máng chống nghiến răng (nếu bị nghiến răng)

Cuối cùng, nếu bỗng dưng xuất hiện đau nhức ở cầu răng sứ thì bạn nên tới phòng khám nha khoa sớm để kiểm tra, tránh tự chữa tại nhà.

IV Làm cầu răng ở đâu uy tín không bị đau

Việc chọn lựa địa chỉ nha khoa để đảm bảo làm cầu răng sứ không bị đau cũng không thực sự đơn giản.

Bởi trong lúc bắc cầu răng sứ thì rõ ràng bất cứ nha khoa nào cũng có thể giúp bạn không bị đau, đơn giản chỉ là tiêm một lượng thuốc tê nhất định là được.

Quan trọng nhất sau khi làm cầu răng sứ, nếu bạn được bác sĩ tay nghề cao phục hình thì tỷ lệ bị đau nhức sẽ thấp hơn.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

làm răng sứ có đau không ở nha khoa paris

Hệ thống Nha Khoa Paris đã trải qua gần 10 năm cung cấp dịch vụ, phục hình sứ và bắc cầu răng sứ cho hàng triệu khách hàng.

Tính tới nay, những phản hồi cho dịch vụ làm cầu răng sứ tại Nha Khoa Paris đều rất tốt. Để có được điều này, Nha Khoa Paris chỉ tuyển dụng những bác sĩ có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc.

Ngay cả các trợ thủ của chúng tôi cũng đều có kinh nghiệm ít nhất 2 năm làm việc. Do vậy về yếu tố trình độ, kỹ thuật của bác sĩ thì bạn không cần lo lắng khi làm dịch vụ tại Nha Khoa Paris.

Ngoài ra với phương châm hoạt động trường tồn, chúng tôi cam kết bảo hành dịch vụ cầu răng sứ cho khách hàng ở mức cao nhất.

1. Mài cùi răng được thực hiện ra sao?

Mài cùi răng là kỹ thuật mài đi một tỷ lệ men răng nhất định, thường không vượt quá 2mm. Tránh làm tác động quá lớn tới tủy răng và ngà răng phía trong.

Không ít trường hợp do mài răng quá mức hoặc kỹ thuật sai dẫn tới tình trạng đau buốt kéo dài. Do đó nếu phương pháp được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề, chuyên môn giỏi sẽ hạn chế tối đa biểu hiện đau nhức.

Trong trường hợp răng quá nhạy cảm vẫn có thể gặp phải ê nhức nhẹ kéo dài khoảng 2 3 ngày. Tuy nhiên khách hàng không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ hết ngay sau đó. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để khách hàng uống tại nhà.

Ngoài ra, một trong những yếu tố dẫn tới việc làm cầu răng sứ có gây đau nhức không còn phụ thuộc vào đơn vị điều trị. Nếu địa chỉ bắc cầu răng sứ có bác sĩ giỏi, trang thiết bị và công nghệ hiện đại hỗ trợ sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thành công. Tránh gây ra tình trạng đau, buốt, biến chứng hậu phục hình.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

Cách thực hiện mài cùi răng

2. Làm cầu răng sứ mất bao lâu?

Thời gian để hoàn tất một ca làm cầu răng sứ thường mất khoảng 3 lần tới nha khoa. Đây là phương pháp phục hình răng sứ khá đơn giản và không mât quá nhiều thời gian.

Khi răng miệng của khách hàng đảm bảo khỏe mạnh, quá trình bắc cầu sứ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Làm cầu răng sứ thường trải qua 3 lần thăm khám như sau:

Lần 1: Khám tổng quan và mài cùi răng

Trong lần đầu, bác sĩ thăm khám một cách kỹ lưỡng để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Bác sĩ tiến hành chụp phim và làm một số xét nghiệm.

Nếu tình hình răng miệng của khách hàng đạt tiêu chuẩn để thực hiện bắc cầu răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng. Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định cầu răng có được bền chắc hay không. Thời gian mài cùi thường chỉ mất khoảng 15 tới 20 phút với mỗi chiếc răng.

Khách hàng cũng sẽ được lấy dấu hàm nhằm thiết kế cầu răng sứ đảm bảo vừa khít và phù hợp với khuôn hàm. Trong thời gian đợi hoàn thiện cầu sứ, bác sĩ lắp răng tạm giúp việc ăn nhai và giao tiếp tốt hơn.

Trong lần thăm khám đầu tiên này sẽ mất khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ.

Lần 2: Thử sườn răng

Lần thứ hai thăm khám, bác sĩ thử sườn và lắp răng tạm thời nếu răng cần phục hình thuộc những răng ở phía chính diện.

Trong trường hợp khách hàng đã cảm thấy thoải mái, không bị cộm cấn, khó chịu với cầu răng sứ mới sẽ làm cầu răng cố định. Đến đây kết thúc quá trình phục hình cầu răng sứ.

Trường hợp khách hàng chưa thoải mái, bác sĩ đặt lịch hẹn lần ba để chỉnh sửa cho đến khi thoải mái nhất.

Lần 3: Bắc cầu răng và kiểm tra lần cuối

Trong lịch hẹn lần cuối, khách hàng được lắp cầu răng và kết thúc công đoạn phục hình cầu răng. Thông thường, mỗi lần thăm khám và điều trị trong ngày dao động trong vòng 1 2 giờ đồng hồ.

Sau đó, khách hàng chỉ cần hẹn lịch tái khám nhằm bảo trì sự ổn định của răng và giữ cho răng thêm bền chắc.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

Thời gian làm cầu răng sứ

3. Những yếu tố khác chi phối tới thời gian bắc cầu răng sứ

Thời gian làm cầu răng sứ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như tình trạng răng miệng, nơi thực hiện, thiết bị hỗ trợ,

3.1. Tình trạng răng miệng

Trường hợp khách hàng gặp phải các bệnh lý răng miệng điển hình như sâu răng, tụt nướu. Thậm chí tình trạng nặng như tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày. Cần mất một thời gian để điều trị dứt điểm các triệu chứng trên. Sau khi sức khỏe răng miệng đã phục hồi, bác sĩ mới chỉ định bắc cầu răng sứ.

3.2. Nha khoa phục hình

Đơn vị nha khoa thực hiện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hình cầu răng sứ nhanh chóng hay kéo dài. Làm cầu sứ là kỹ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi. Khi bác sĩ không đủ năng lực chuyên môn có thể mài quá nhiều gây xâm lấn, ảnh hưởng tới mô răng thật. Trường hợp mài quá ít khiến trụ không vừa với cầu răng, dẫn tới đau nhức, cộm cấn cho khách hàng.

3.3. Trang thiết bị

Trang thiết bị tại địa chỉ nha khoa cũng góp phần không nhỏ tới thời gian bắc cầu răng. Khi dụng cụ, máy móc hiện đại mang tới số liệu chính xác. Điều này hỗ trợ quá trình mài răng đạt chuẩn tỷ lệ, chế tác cầu răng ôm khít với chân răng thật.

4. Tuổi thọ của cầu răng sứ kéo dài bao lâu?

Cầu răng sứ thường tồn tại từ 7 10 năm trên cung hàm. Tùy thuộc vào vị trí phục hình, chất lượng cầu sứ.

Theo chuyên gia, tuổi thọ của cầu răng sứ tại vị trí răng cửa thường kéo dài hơn răng hàm. Bởi răng cửa ít phải chịu áp lực ăn nhai hơn răng hàm, do đó giữ được độ bền chắc lâu hơn.

Chất lượng răng sứ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của cầu răng. Với những loại răng sứ tốt, được nhập khẩu chính hãng thường sẽ tốt hơn các loại răng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Do đó, để đảm bảo thời gian sử dụng cầu sứ lâu dài, khách hàng nên chọn loại răng sứ chất lượng tại cơ sở uy tín.

Kinh nghiệm làm cầu răng sứ

Tuổi thọ của cầu răng sứ

5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới độ bền của cầu răng

Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cầu răng còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

Tay nghề bác sĩ: với bác sĩ giỏi có kỹ thuật mài cùi và lắp cầu răng sẽ giúp quá trình phục hình an toàn, hiệu quả. Từ đó kéo dài thời gian tồn tại mà không xảy ra bất cứ biến sinh phát sinh nào.

Tình trạng mô răng thật: trường hợp mô răng làm trụ bị sâu hoặc vỡ lớn sẽ không đủ chắc khỏe giúp răng tồn tại lâu dài. Lúc này bác sĩ sẽ gia cố thêm chốt răng hoặc cài răng giả giúp tăng thêm độ vững chắc.

Cách chăm sóc, bảo vệ cầu răng: vì là răng giả phục hình nên quá trình ăn nhai và vệ sinh cần hết sức cẩn thận. Thực hiện chải răng thật kỹ với kẽ răng, mặt nhai và bề mặt răng. Vừa giúp loại bỏ mảng bám, vừa ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và xâm hại gây sâu răng, viêm nhiễm.

6. Cầu răng sứ giá bao nhiêu?

Trên thị trường, cầu răng sứ có mức giá dao động từ 1.000.000 8.000.000 VNĐ với mỗi răng phục hình.

Cách tính cầu răng rất đơn giản, chỉ cần nhân giá của loại răng sứ lựa chọn với số lượng răng sứ cần dùng trên cầu răng.

Ví dụ khách hàng bị mất 2 răng liền kề, cần phải làm một cầu răng có tối thiểu 4 răng sứ. Chi phí sẽ được tính bằng cách lấy đơn giá loại răng sứ nhân với số lượng 4 răng là ra số tiền phải trả.

Tại các nha khoa có đa dạng loại răng phục hình như: răng sứ kim loại, Titan, Emax, với cấu tạo và mức giá khác nhau.

Dòng răng sứ kim loại bên trong đúc bằng hợp kim thường, phía ngoài phủ một lớp sứ Ceramco. Giá thường nằm trong khoảng 1.000.000 2.000.000 VNĐ.

Dòng răng sứ kim loại Titan có chi phí dao động 2.000.000 2.500.000 VNĐ. Những loại răng sứ cao cấp hơn với nhiều ưu điểm nổi bật có giá từ 4.000.000 8.000.000 VNĐ mỗi răng.

Qua bài viết làm cầu răng sứ có đau không, có lẽ bạn đọc đã có thêm được góc nhìn chính xác và rõ ràng hơn. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 19006900 để được giải đáp nhanh nhất.