Kỹ thuật robot là sự kết hợp của đa ngành

Bạn yêu thích thiết kế chế tạo những hệ thống tự động hoá, các sản phẩm thông minh, robot. Bạn muốn mình cool ngầu với các máy móc tự động trong dây chuyền sản xuất hiện đại. Hay bạn muốn được tham gia vào nhóm những kỹ sư hot nhất trong thị trường lao động hiện nay? Chuyên ngành Kỹ thuật Robot của Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM chính là nơi bắt đầu cho ước mơ đó. Hãy cùng Hocmai.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Kỹ thuật robot là sự kết hợp của đa ngành

Tìm hiểu chuyên ngành Kỹ thuật Robot tại HCMUT

1. Chuyên ngành Kỹ thuật Robot là gì?

Kỹ thuật robot là ngành có tính chất liên ngành cao, kết hợp nhiều chuyên ngành truyền thông: Kỹ thuật điện, Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, cơ khí chính xác, học sâu, điều khiển, vật lý, khoa học máy tính, điện tử,… phù hợp với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngành Kỹ thuật Robot ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người và các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, y tế, giáo dục,…

2. Chuyên ngành Kỹ thuật Robot tại đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

Kỹ thuật robot là sự kết hợp của đa ngành

Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM – Cơ sở đào tạo kỹ thuật hàng đầu khu vực phía Nam

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên sâu về Robot, trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM mở chuyên ngành Kỹ thuật Robot nghiên cứu chuyên sâu hơn về những kỹ thuật liên quan đến robot trên nền tảng Cơ điện tử. Chương trình học thuộc hệ đào tạo chất lượng cao với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh.

Theo chuyên ngành này, bạn sẽ được học theo học chế tín chỉ. Số tín chỉ, số môn học và nội dung môn học đều được thiết kế tương đương với những trường đại học trong khu vực. Ngoài ra, còn có sự tham khảo và điều chỉnh từ chương trình đào tạo của tương ứng ở những trường đại học uy tín như: The University of Adelaide, University of Technology Sydney (Úc), Southern Polytechnic State University (Mỹ).

Chương trình đào tạo kéo dài 4 năm. Trong 5 học kỳ đầu, chương trình học của chuyên ngành Kỹ thuật Robot tương tự với ngành Cơ điện tử. Đến khi học chuyên ngành Kỹ thuật Robot sẽ được học chuyên về robot như Thiết kế robot di động, động lực học robot,… và các đồ án và luận văn đều làm về Robot.

Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành theo định hướng thiết kế công nghệ và vận  hành, khai thác, tổ chức có hệ thống tự động hóa có sự tham  gia của Robot. Nhà trường cũng hướng đến đào tạo sinh viên có các kỹ năng cần thiết như: nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực vận hành, năng lực thiết kế, năng lực triển khai, sử dụng và khai thác các sản phẩm, các hệ thống cũng như giải pháp kỹ thuật trong Kỹ thuật Robot; nghiên cứu chuyên sâu, lên kế hoạch và thực hiện đa mục tiêu; các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Robot luôn được chú trọng phát triển kỹ năng thực hành. Các bạn sẽ được làm việc tại các phòng thí nghiệm như: Phòng thí nghiệm cơ điện tử, phòng thí nghiệm điều khiển  và tự động hóa, phòng thí nghiệm chuyên về robot với những tay máy công nghiệp và các thiết bị hiện đại,…. Sắp tới nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư những thiết bị chuyên sâu hơn như: robot di động, cảm ứng chuyên biệt,… để giảng dạy chuyên sâu hơn.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kỹ thuật Robot tại đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Robot

Sinh viên hoàn tất chương trình có thể làm việc ở các vị trí và lĩnh vực:

– Chuyên viên tư vấn, phân tích và kinh doanh các sản phẩm công nghệ tại những doanh nghiệp, bộ/ sở/ ban/ ngành liên quan; chuyên viên thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu

– Kỹ sư thiết kế, quản lý nhóm và dự án tại các khu công nghiệp, nhà máy, tập đoàn liên quan đến chế tạo, thiết kế robot thông minh, tay máy robot công nghiệp, dây chuyền sản xuất tự động, cả về phần cứng, phần mềm và các hệ thống nhúng

– Giảng viên, chuyên viên nghiên cứu tại các viện/ trường/ cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến robot, điều khiển và tự động hóa; phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới,…

Trên đây là những thông tin cần biết về chuyên ngành Kỹ thuật Robot tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn khi lựa chọn hướng đi cho tương lai của mình.

Việt Nam là thị trường mới nổi cho robot. Nhiều doanh nghiệp – đặc biệt là các tập đoàn lớn như Samsung, Toshiba, Bosch, Intel… đang có nhu cầu rất cao về tự động hóa nhằm tối ưu sản xuất, tăng độ an toàn, giảm thiểu chi phí. Đóng vai trò chủ đạo trong quá trình này là kỹ sư Kỹ thuật Robot, thông qua việc thiết kế, chế tạo các dây chuyền sản xuất công nghiệp đòi hỏi khả năng xử lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo, hệ thống điều khiển thông minh.

Dự báo thị trường tự động hóa Việt Nam sẽ có trị giá 184,5 triệu USD vào 2021 (Frost & Sullivan 2018). 

Đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ IV, từ 2014 Trường ĐH Bách khoa đã dần xây dựng và lồng ghép vào chương trình đào tạo các môn học mới, các mảng kiến thức mới liên ngành (vật lý, sinh học, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật…) để sẵn sàng hội nhập sân chơi lớn.

Việc mở chuyên ngành Kỹ thuật Robot trong ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử thuộc chương trình Chất lượng cao từ 2020 chính là lời khẳng định độ chín muồi của quá trình chuẩn bị đó. Thực chất nhà trường không mở ngành/ chuyên ngành mới, mà là tập trung vào chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của đội ngũ kỹ sư robot Bách khoa.

Chương trình chính quy Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử – chuyên ngành Kỹ thuật Robot của Trường ĐH Bách khoa đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh.

Số tín chỉ, số môn học, nội dung môn học được thiết kế theo hướng tương đương với các trường trong khu vực, cũng như có sự tham khảo và điều chỉnh từ chương trình đào tạo tương ứng của các trường uy tín như University of Technology Sydney, The University of Adelaide (Úc), Southern Polytechnic State University (Mỹ).

Trực tiếp đứng lớp là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ được đào tạo bài bản ở các ĐH tiên tiến trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học. Đội ngũ này có ít nhất từ 3-8 năm tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo quốc tế bằng tiếng Anh của nhà trường từ 2006 đến nay.

Kỹ thuật robot là sự kết hợp của đa ngành

Chương trình đào tạo đầu tiên tại VN áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại CDIO (Mỹ) (2009)

Các bạn học sinh/ thí sinh quan tâm và yêu thích cơ khí, điện – điện tử, lập trình, trí tuệ nhân tạo… Bằng việc kết hợp các kiến thức đa dạng này, người học có thể chế tạo ra những cỗ máy robot đa năng, hỗ trợ con người trong mọi mặt đời sống, nhất là trong sản xuất công nghiệp.

KIẾN THỨC

Sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành theo định hướng thiết kế công nghệ và tổ chức, vận hành, khai thác các hệ thống tự động hóa với sự tham gia của robot.

KỸ NĂNG

Sinh viên tốt nghiệp được trang bị nhiều kỹ năng như:

– Kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong nghề nghiệp

– Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế

– Có năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực thiết kế, năng lực triển khai, năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống, các sản phẩm cũng như giải pháp kỹ thuật trong Kỹ thuật Robot

– Kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu, lên kế hoạch và thực hiện đa mục tiêu

– Kỹ năng dẫn dắt và lãnh đạo

– Đạt các chứng chỉ CNTT nâng cao MOS/ IC3

– Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và công việc chuyên môn, đạt IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79

Bằng ĐH chính quy do Trường ĐH Bách khoa cấp

Sinh viên hoàn tất chương trình có thể làm việc ở các vị trí và lĩnh vực:

– Kỹ sư thiết kế, quản lý nhóm/ dự án tại các tập đoàn, khu công nghiệp, nhà máy liên quan đến thiết kế, chế tạo robot thông minh, dây chuyền sản xuất tự động, tay máy robot công nghiệp, cả về phần cứng, phần mềm và các hệ thống nhúng

– Chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh các sản phẩm công nghệ tại các doanh nghiệp, bộ/ sở/ ban/ ngành liên quan; thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu 

– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các viện/ trường/ cơ sở nghiên cứu các vấn đề liên quan đến robot, điều khiển và tự động hóa; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới