Lạp dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi

Lạp dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi
Mở rộng vị ngữ thành cụm từ trong các câu sau (Ngữ văn - Lớp 6)

Lạp dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi

2 trả lời

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

a) Mở bài

– Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,…

b) Thân bài

* Giải thích khái niệm:

+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.

+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.

* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể

– Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:

+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?

+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?

– Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:

+ Số lượng người chơi

+ Độ tuổi thường chơi

+ Thời gian chuẩn bị

+ Thời gian chơi

+ Các kỹ năng cần thiết

– Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…)

– Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, …

– Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi

– Ý nghĩa của trò chơi dân gian:

dàn ý chi tiết thuyết minh về trò chơi ô ăn quan

a) Mở bài

– Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.

Ví dụ:

   Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

b) Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan

– Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

– Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

– Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.

– Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

* Đặc điểm của trò chơi

+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi

+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em

+ Thời gian chơi: không giới hạn

+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm

* Cách thức chơi và luật chơi

– Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.

+ Bàn chơi:

·        Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng…

·        Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.

·        Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.

·        Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

+ Quân chơi:

·        Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi… miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.

·        Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.

·        Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.

·        Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân…

+ Người chơi:

·        

Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau. 

·        Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

– Cách chơi và luật chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan

– Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.

– Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

– Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

READ:  Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 2022

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng – Xuân Quỳnh)

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế…

Tán bàng nghiêng bóng xanh…

(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)

+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).

c) Kết bài

– Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co  2

I. Mở bài: Giới thiệu về trò chơi kéo co

Ví dụ: Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó, bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trò chơi dân gian dần bị lãng quên, không ai nhắc tới hay chơi nó. Một trong những trò chơi dân gian ngày xưa được nhiều người ưa thích đó là trò chơi kéo co, một trò chơi rất thú vị.

II. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi kéo co

1. Lịch sử trò chơi

– Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại

– Thời Ai Cập người ta không dùng dây thừng để chơi

– Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường

– Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.

2. Luật chơi

– Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau

– Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng

– Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

– Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co

– Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ

– Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.

 Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co  3

I. Mở bài:

Ví dụ 1 cách mở bài: Cùng với nền văn hóa lâu đời là sự phát triển của những trò chơi dân gian mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Sự phong phú của đời sống tình cảm nhân dân quyết định sự phong phú trong tính chất của các trò chơi truyền thống. Ở đó, ta thấy được những trò đòi hỏi sự thông minh, tài thao lược như cờ vây, cờ người; những trò cần đến sự khéo léo, nhanh nhẹn như thi thổi cơm Quang Trung; có trò lại cần tài năng văn nghệ như thi làm thơ, hát đối… Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, nhân dân ta còn coi trọng việc rèn luyện thân thể và tính đoàn kết bằng các trò chơi thể lực, trong đó tiêu biểu nhất vẫn là trò kéo co.

READ:  Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn viên | L2r.vn

II. Thân bài:

1. Lịch sử trò chơi

– Trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN.

– Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống.

– Quốc gia nổi tiếng thế vận hội – Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN.

– Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên.

2. Luật chơi kéo co:

– Kéo co có hai đội, tùy thuộc vào số lượng người tham gia mà ban tổ chức chia ra hai đội cân xứng. Thông thường các đội kéo co là nam với nam, hoặc nữ với nữ. Nếu bên nam bên nữ thì trong làng chọn những người chưa lập gia đình.

– Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua.

– Để bắt nhịp cho các đội, trọng tài và những người xung quanh thường hô lớn “một, hai” theo nhịp hoặc cổ động bằng tiếng hò hét, vỗ tay…

– Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

3. Vị trí trò kéo co trong nước và trên thế giới

– Trò chơi dân gian này được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm.

– Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển.

4. Ý nghĩa của trò chơi

– Trò chơi là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi.

– Đây còn là môn thể thao vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

III. Kết bài:

– Để tránh xa những mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng bên chiếc máy tính, hoặc ngột ngạt trong phòng kính, không còn lựa chọn nào khác ngoài các trò vận động trong đó có kéo co. Hòa mình vào những trò chơi mới lạ trên thế giới, kéo co ở Việt Nam và một số nước châu Á đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.