Lập trình android 2023

Phát triển phần mềm Android: Rat tot

Phát triển phần mềm Android là quy trình tạo ra các ứng dụng cho hệ điều hành Android. Các ứng dụng chủ yếu được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình Java, sử dụng bộ phát triển phần mềm Android, tuy vậy các môi trường phát triển khác cũng có thể được sử dụng.

Lập trình android 2023
Nexus 4 là một trong những thiết bị "thân thiện với lập trình viên"[1] thuộc dòng sản phẩm Google Nexus

Các công cụ phát triển chính thức

Android SDK

Android SDK
Phát triển bởiGoogle
Phát hành lần đầutháng 10 năm 2009; 13 năm trước
Phiên bản ổn định

24.4.1 / tháng 10 năm 2015; 7 năm trước[2]

Viết bằngJava
Hệ điều hànhĐa nền tảng
Ngôn ngữ có sẵnEnglish
Thể loạiIDE, SDK
Websitedeveloper.android.com/tools/sdk/eclipse-adt.html, developer.android.com/sdk/index.html

Bộ phát triển phần mềm (SDK) cho Android bao gồm một tập hợp đầy đủ các công cụ phát triển.[3] Bao gồm một bộ gỡ lỗi, các thư viện,,một giả lập thiết bị cầm tay dựa trên QEMU, tài liệu, mã mẫu, và hướng dẫn. Các nền tảng được hỗ trợ hiện tại bao gồm các máy tính chạy Linux (bất cứ máy để bàn hiện đại nào chạy các bản phân phối Linux), Mac OS X 10.5.8 hay mới hơn, và Windows XP hay mới hơn.

Android Debug Bridge

Fastboot

Android NDK

Bộ phát triển phụ trợ mở cho Android

Hỗ trợ phát triển bằng ngôn ngữ Go

Phát triển phần cứng bên ngoài

Các công cụ phát triển bên thứ ba

App Inventor cho Android

Basic4android

Basic4android là một sản phẩm thương mại tương tự như Simple.[4] Lấy cảm hứng từ Microsoft Visual Basic 6 và Microsoft Visual Studio, nó giúp việc lập trình Android trở nên dễ dàng hơn nhiều cho những lập trình viên Visual Basic vốn cảm thấy khó khăn khi lập trình Java. Basic4android được phát triển rất tích cực, và có cộng đồng trực truyến mạnh mẽ của các lập trình viên Basic4android.

Corona SDK

Corona SDK là bộ phát triển phần mềm (SDK) được tạo ra bởi Walter Luh, nhà sáng lập của Corona Labs Inc.. Corona SDK cho phép lập trình viên xây dựng ứng dụng di động cho thiết bị iPhone, iPad và Android bằng ngôn ngữ Lua, vốn được nằm trên của C++/OpenGL.

Delphi

HyperNext Android Creator

Kivy

Lazarus

Lazarus IDE có thể được sử dụng để phát triển ứng dụng Android bằng ngôn ngữ Object Pascal (và các thổ ngữ Pascal), dựa trên trình biên dịch Free Pascal bắt đầu từ phiên bản 2.7.1.

Processing

Qt for Android

RubyMotion

SDL

Visual Studio 2015

Xamarin

Cuộc thi Android Developer Challenge

Firmware của cộng đồng

Các tiêu chuẩn Java

Lịch sử / Thị phần

Xem thêm

  • Android Studio
  • Danh sách các ứng dụng Android mã nguồn mở và miễn phí
  • Rooting (Android OS)

Tham khảo

  1. ^ Syed H (ngày 24 tháng 9 năm 2012). “Editorial: Why You Should Go Nexus”. Droid Lessons. Bản gốc lưu trữ 15 tháng Năm năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ “SDK Tools | Android Developers”. Developer.android.com. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Tools Overview”. Android Developers. ngày 21 tháng 7 năm 2009.
  4. ^ “Basic4android”.

Tham khảo

Liên kết ngoài

#Wikipedia® is a registered trademark of the Wikimedia Foundation, Inc. Wiki (Study in China) is an independent company and has no affiliation with Wikimedia Foundation.
This article uses material from the Wikipedia article Phát triển phần mềm Android, which is released under the Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 license ("CC BY-SA 3.0"); additional terms may apply. (view authors). Nội dung được phát hành theo CC BY-SA 3.0, ngoại trừ khi có ghi chú khác. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Kỷ nguyên 4.0 phát triển mạnh mẽ, mọi hoạt động của con người đều gắn với ứng dụng trên Smartphone: 5G, AI, Mobile Wallet, E-learning, News… Hiểu về lập trình ứng dụng di động ngày càng cần thiết hơn trong cuộc sống. Nó giúp mở ra cơ hội nghề nghiệp đáng mơ ước cho nhiều bạn trẻ.

Lập trình android 2023
 

Lập trình ứng dụng di động là viết ngôn ngữ lập trình (code) để xây dựng các tiện ích, chương trình, app, hệ điều hành trên mobile. Hiện nay, có 2 hệ điều hành trên Smartphone phổ biến nhất là Android và IOS.

Lập trình ứng dụng di động mang đến một không gian mua sắm, tin tức, giải trí thu nhỏ ngay trên Smartphone của mỗi cá nhân.

Theo báo cáo của  GSMA (Hiệp hội di động toàn cầu), khoảng 5 tỷ người (2/3 dân số thế giới) đang sử dụng Smartphone. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu thế giới (với 851 triệu người dùng).

Với các doanh nghiệp, đây là một thị trường rất lớn để bán hàng. Kinh doanh trên App Mobile đang là xu hướng ở nhiều quốc gia. Mạng 5G sớm đưa vào hoạt động trong thời gian tới sẽ càng thúc đẩy mạnh mẽ các nền tảng trên Smartphone phát triển. Đặc biệt là hoạt động ở mảng thương mại điện tử.

Trung Quốc đang là quốc gia đi nhanh nhất trong việc khai thác thị trường thương mại trên nền tảng Smartphone. Họ đã cho ra mắt nhiều ứng dụng hỗ trợ bán hàng trực tuyến như: Livestream, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến,… Ở những vùng quê xa xôi của Trung Quốc, nhìn cảnh quan cứ tưởng đây là một nơi yên bình thiếu vắng công nghệ. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, mọi người dân ở đây, kể cả người lớn tuổi đều đang theo học lớp học sử dụng Smartphone để bán hàng nông sản của mình.

Việt Nam có khoảng 43,7 triệu người sử dụng Smartphone (chiếm tỉ lệ 44,9%), đứng thứ 15 tại châu Á.

Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị trường ứng dụng trên mobile giàu tiềm năng này. Bằng chứng cho luận điểm này là chúng ta đẩy nhanh tốc độ để đưa mạng 5G vào hoạt động và nhiều ứng dụng di động khác.

- Thương mại điện tử đã không còn chỉ là sân chơi của những doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt là sự vươn lên rất nhanh của Tiki.

- Công nghệ chatbot đã trở thành ứng dụng được các doanh nghiệp Việt áp dụng để tương tác với khách hàng 24/24 phổ biến.

- Ví điện tử được áp dụng rộng rãi, giúp khách hàng thành toán dễ dàng và tiện lợi hơn (như: Momo, Zalo pay, VTC pay,…)

- Áp dụng công nghệ AI để tự động hóa trong dây chuyền sản xuất và tương tác với khách hàng (như: Vingroup, FPT,…).

- Và nhiều ứng dụng di động khác đã đang và sẽ được khai thác: blockchain, điện toán đám mây, on-demand App,…

Những thông tin này đã tái hiện một bức tranh xu hướng ứng dụng di động đang phát triển mạnh mẽ và cần thiết như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Nó mở ra cơ hội việc làm có mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt cho các lập trình viên ứng dụng di động.

Hiện nay, các thiết bị Smartphone đang chạy trên hai hệ điều hành chính là Android và IOS. Việc đầu tiên, người học lập trình ứng dụng di động cần làm là chọn một nền tảng để phát triển.

Tìm hiểu những thông tin nền tảng của hai hệ điều hành.

Trang bị kiến thức nền tảng về các loại ngôn ngữ lập trình mobile viết nên ứng dụng.

Lập trình android 2023
 

 

Các ngôn ngữ viết ứng dụng Android, IOS và Window

Để viết ứng dụng Android có 2 ngôn ngữ chính bạn cần biết:

- Ngôn ngữ lập trình Java

- Ngôn ngữ lập trình Kotlin

Java đang là ngôn ngữ lập trình ứng dụng Android được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có cộng đồng người sử dụng lớn mạnh, người sử dụng ngôn ngữ Java sẽ nhận được hỗ trợ, tư vấn rất lớn từ những người đi trước.

Sử dụng ngôn ngữ lập trình Java giúp người lập trình có thể thoải mái viết app Android theo ý mình. Việc sáng tạo này bị giới hạn bởi kiến thức chuyên môn của người lập trình. Vì vậy, hãy chủ động học hỏi kỹ lưỡng ngôn ngữ này để viết ứng dụng Android có hiệu quả cao nhé.

Ngôn ngữ Kotlin được Jetbrains phát triển. Kotlin có chức năng chính là hỗ trợ khắc phục một số vấn đề gặp phải khi viết App Android bằng ngôn ngữ Java.

Ngôn ngữ Kotlin được đánh giá là làm App Android khá đơn giản. Vì vậy, khi lập trình bạn sẽ không phải đối mặt với những dòng code quá dài và phức tạp. Điều này giúp người lập trình có thể tập trung vào vấn đề quan trọng, thay vì mất thời gian xử lý các câu lệnh.

Để viết ứng dụng Android đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên học cả 2 ngôn ngữ. Kết hợp và khai thác ưu điểm của 2 ngôn ngữ sẽ giúp lập trình viên hoàn thiện ngôn ngữ thiết kế app mobile lý tưởng và đạt kết quả cao.

Để lập trình IOS, người lập trình cần biết 2 ngôn ngữ sau:

- Ngôn ngữ lập trình Swift

- Ngôn ngữ lập trình Objective-C

Ngôn ngữ lập trình Swift được trình làng năm 2014 và được tin dùng nhất hiện nay.

Swift sử dụng dưới dạng mã nguồn mở, tiếp cận hiệu quả và được nhiều nhà sản xuất mobile danh tiếng ưa dùng. Swift cũng là ngôn ngữ được lựa chọn để khởi nghiệp thịnh hành trên nền tảng IOS cho các cá nhân.

Gần đây, “táo khuyết” đã bổ sung thêm nhiều tính năng hỗ trợ hữu ích cho Swift language, như: syntax đơn giản, tìm kiếm lỗi lập trình hiệu quả,… Những tính năng này mang đến khả năng hoàn thiện ứng dụng hiệu quả và thiết kế app mobile cho hệ điều hành IOS hoàn hảo.

Ngôn ngữ lập trình Objective-C được coi là tiền đề cho sự phát triển đầu tiên cho hệ điều hành IOS. Mặc dù hiện nay, ngôn ngữ Swift ngày càng được sử dụng nhiều, Objective-C vẫn có tầm quan trọng và được tin dùng trong nhiều dự án.

Việc sử dụng cả 2 ngôn ngữ này giúp quá trình lập trình IOS đạt hiệu quả cao hơn.

Chú ý: Swift vẫn là ngôn ngữ được “táo khuyết” ưu tiên hỗ trợ các bản cập nhật nhiều tính năng mới.

Điều đầu tiên, người học cần tìm hiểu để thiết kế app mobile hiệu quả. Đó là, bạn nên tìm hiểu và nắm các bước quy trình lập trình mobile cơ bản.

  • Sắp xếp thông tin từ trái sang phải. Điều này giống với thói quen đọc sách, đảm bảo tính khoa học và thuận tiện tìm kiếm thông tin.
  • Luôn tạo ấn tượng mạnh với người dùng bằng hình ảnh từ lần chơi đầu tiên.
  • Lựa chọn màu sắc để làm nổi bật ứng dụng, truyền tải nội dung app với người dùng hiệu quả.
  • Lưu ý về cách để khoảng trắng
  • Sử dụng thông minh kiến thức của tâm lý học thị giác
  • Không copy nguyên thiết kế theo khuôn có sẵn nào
 

Xác định mục tiêu thiết kế App Mobile

Xác định mục tiêu trước khi lập trình Mobile là rất quan trọng. Nó sẽ định hình công việc, nội dung, công dụng và đối tượng của ứng dụng di động.

Bạn cần xác định:

  • Thiết kế ứng dụng điện thoại đó để làm gì?
  • Ứng dụng di động đó phục vụ cho ai?
  • Tại sao cần phải lập trình ứng dụng đó?
  • Nó có thực sự hữu ích hay không?

Lập trình ứng dụng di động không hề đơn giản. Nó phức tạp và có nhiều việc cần làm. Đặc biệt là việc xử lý những câu lệnh phức tạp. Thật khó để bạn có thể nhớ được hết những công việc mình cần làm. Điều này yêu cầu bạn phải lập một bảng kế hoạch và checklist công việc cần làm.

Điều này là cần thiết để đảm bảo tiến trình công việc đúng lộ trình. Bảng kế hoạch giúp bạn làm việc khoa học, không bị bỏ sót hay nhảy cóc việc.

Dù là mới bắt đầu học thiết kế App Mobile, bạn cũng cần phải nắm chắc kiến thức nền tảng sau:

- Thiết kế logo

- Thiết kế ứng dụng di động

- Thiết kế website

- Công cụ Illustrator và Photoshop

Bạn bắt đầu thiết kế ứng dụng Mobile theo các bước sau:

- Bước 1: Phác thảo ý tưởng viết App

- Bước 2: Xây dựng cấu trúc thư mục

- Bước 3: Thiết kế giao diện chi tiết và trực quan hấp dẫn

- Bước 4: Tiến hành viết App

Sau khi viết App xong, bạn cần gửi nó cho bạn bè của mình trải nghiệm xem có lỗi gì không. Nếu có phản ánh ý hãy chỉnh sửa lại để ứng dụng di động hoàn thiện hơn.

Khi đã hoàn thiện xong tất cả, hãy phát hành ứng dụng di động của mình lên các nền tảng phát hành như: Google Play, Appstore.

Tuy nhiên, để có thể kiếm được tiền thì bạn cần có chiến lược Marketing để bán thiết kế ứng dụng điện thoại của mình cho khách hàng mục tiêu.

Lập trình ứng dụng di động là viết những dòng mã rất phức tạp. Học nhiều loại ngôn ngữ lập trình di động một lúc sẽ khó hiểu và nhàm chán cho trẻ. Phụ huynh nên cho con tập trung học thành thạo 1 loại ngôn ngữ trước, rồi mới tìm hiểu ngôn ngữ khác.

Các tài liệu, giáo trình hướng dẫn lập trình hiện nay phần lớn vẫn được ghi bằng tiếng Anh. Đặc biệt, các mã lệnh, thuật toán đều được viết bằng tiếng Anh.

Có thể nói, tiếng Anh và lập trình di động gắn với nhau như hình với bóng.

Để có cái nhìn tổng quan về lập trình ứng dụng di động, trẻ có thể tham khảo các công cụ học lập trình bổ ích như: Scratch, Tynker, Code monster, Codecademy,…

Lập trình android 2023
 

Việc tự học lập trình di động chỉ có thể giúp tạo ra các sản phẩm theo kiểu sao chép mã code có sẵn và thỏa niềm đam mê lập trình theo cách nghiệp dư, chứ không thể tự tạo ra sản phẩm nào của mình được.

Với con trẻ, việc cần được đào tạo và định hướng chuyên nghiệp từ sớm là rất cần thiết. Tiếp cận kiến thức lập trình chuyên nghiệp từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành tư duy logic, phong thái làm việc chuẩn chỉ, nền tảng kiến thức chính xác, vững chắc, chứ không phải những kiến thức chắp vá rất ảnh hưởng cho trẻ phát triển sâu sau này.

Nguồn: Teky