Lỗi không thắt dây an toàn bao nhiêu tiền

(KTSG Online) – Dây an toàn là một trong những trang bị cần thiết khi tham gia giao thông đối với các tài xế và người đi trên xe ô tô. Tuy nhiên, vẫn ít người xem thường chức năng của nó và gây ra hậu quả đáng tiếc. Sau thời gian nhắc nhở, từ năm 2023, Cảnh sát Giao thông (CSGT) sẽ xử nghiêm các trường hợp không thắt dây an toàn…

  • Công an xử phạt nặng người uống rượu bia khi lái xe ngày Tết
  • Hơn 10.000 người phải vào bệnh viện vì tai nạn giao thông, đánh nhau vào dịp Tết
    Lực lượng Cảnh sát Giao thông bắt đầu xử phạt lỗi không thắt day an toàn xe ô tô. Ảnh minh họa: Cổng thông tin Bộ Công an

Theo Cổng thông tin Bộ Công an, dây an toàn trên xe ô tô là một bộ phận có thiết kế rất đơn giản và gọn nhẹ nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ việc thắt dây an toàn là biện pháp góp phần làm giảm thiệt hại về người tốt nhất khi có tai nạn xảy ra. Do đó, pháp luật quy định lái xe và hành khách trên xe (đối với các loại xe có dây an toàn) phải thắt dây an toàn khi di chuyển.

Tại Điều 9 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH của Văn phòng Quốc hội xác định, người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên xe ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn sẽ bị phạt:

– Phạt tiền từ 800.000-1 triệu đồng đối với người điều khiển xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

– Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Tuy nhiên thời gian qua do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, lực lượng công an đã chưa xử lý các vi phạm thắt dây an toàn đối với tài xế và người đi trên xe ô tô, chủ yếu nhắc nhở để tạo ý thức tự bảo vệ khi tham gia giao thông. Kể từ năm 2023, đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên đán, lực lượng CSGT sẽ kiên quyết xử lý hành vi này.

Để đảm bảo hành vi không thắt dây an toàn được xử lý đúng người, đúng lỗi, lực lượng CSGT sẽ có trang bị camera để ghi lại hình ảnh, do nhiều tài xế thường có hành vi không hợp tác và đòi xem hình ảnh, tránh mất thời gian khi xử lý vi phạm và do các quy định trước đó cũng không quy định về việc khi xử phạt lỗi không thắt dây an toàn cần có hình ảnh làm bằng chứng.

Bên cạnh đó, khi người điều khiển không thắt dây an toàn sẽ buộc phải lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

Những lỗi không bị lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức là 500.000 đồng, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Cũng Cổng thông tin Bộ Công an cung cấp, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão (từ 20 đến 26-1), cả nước xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người và 111 người bị thương. Riêng ngày mùng 5 Tết (ngày 26-1) cả nước xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (đều trên đường bộ), làm chết 12 người và 15 người bị thương.

Lực lượng CSGT và công an các địa phương đã phát hiện, xử lý 21.990 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 50,4 tỉ đồng, tạm giữ 639 ô tô, 9.910 xe máy và 50 phương tiện khác, tước 4.950 giấy phép lái xe các loại.

Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019 của Chính phủ, phạt tiền 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô chạy trên đường và chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Dây an toàn trên ô tô là một thành phần thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn, dây an toàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ người lái xe và hành khách ngồi trên xe trong những tình huống nguy hiểm như dừng đột ngột hay tai nạn. Vậy trong trường hợp đi xe ô tô không thắc dây an toàn sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn khi ngồi sau xe ô tô năm 2023 là bao nhiêu? Hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để nhận được sự giải đáp.

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, dây an toàn sẽ giữ chặt người lái xe và hành khách, giúp họ tránh được va chạm với các bề mặt cứng trong xe. Điều này giảm thiểu nguy cơ chấn thương và thương tích nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn. Dây an toàn còn giúp người lái và hành khách giữ vững vị trí trong ghế ngồi, đảm bảo họ không bị mất tầm nhìn và kiểm soát lái xe một cách an toàn. Vậy khi điều khiển phương tiện bằng xe ô tô thì những đối tượng nào phải thắt dây an toàn?

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung trong giao thông đường bộ như sau:

– Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Từ quy định trên thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Ngồi ghế sau ô tô không thắt dây an toàn có bị xử phạt hay không?

Không quan trọng dòng xe nào, từ xe nhỏ đến xe lớn, tất cả đều được trang bị dây an toàn. Điều này là bởi vì tính an toàn là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế ô tô. Ngành công nghiệp ô tô đã đẩy mạnh việc nghiên cứu và cải tiến dây an toàn để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn ngày càng nghiêm ngặt. Vậy trong trường hợp khi ngồi ghế sau xe ô tô thì có cần thắt dây an toàn hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ quy định:

“1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”

Tuy nhiên, Chính phủ ban hành Nghị quyết 141/NQ-CP năm 2013 về việc gia nhập công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước biển báo – tin hiệu giao thông đường bộ. Tại khoản 5 Điều 7 của Công ước quốc tế này có quy định người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa. Với quy định này thì người điều khiển, hành khách ngồi trên xe bao gồm cả người ngồi ở hàng phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau nếu tại vị trí ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn.

Như vậy, có sự khác nhau giữa quy định về việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Công ước Giao thông đường bộ.

Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước như sau:

“1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”

Như vậy qua kết hợp các quy định trên thì việc ngồi trên xe ô tô ở các vị trí đều phải thắt dây an toàn chứ không riêng tài xế và người ngồi ghế phụ phía trước.

Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn khi ngồi sau xe ô tô năm 2023

Xử phạt với người điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn

Theo điểm p khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường.

Ngoài ra, trong trường hợp chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy thì người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo điểm q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xử phạt với người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn

Theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn khi ngồi sau xe ô tô năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật Quảng Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Kết hôn với người Nhật Bản. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Ko thắt dây an toàn Phạt bao nhiêu 2023?

- Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Lỗi không thắt dây an toàn bị phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).

Lỗi không xi nhan xe ô tô phạt bao nhiêu?

Cụ thể như sau: Trường hợp xe chuyển làn nhưng không bật xi nhan báo trước: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không có xi nhan báo rẽ: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trừ trường hợp xe đi vào đoạn đường cong không giao nhau).

Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe máy điện dừng xe đỗ xe trên cầu thì phạt bao nhiêu tiền?

Đối với người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô mà dừng xe, đỗ xe trên cầu sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo điểm d Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Chủ đề