Long dương là gì


Trước đây, lâu lắm rồi, từ cái hồi xa lắc xa lơ, xa thiệt là xa, ta đọc đươc một bài viết về thập đại mỹ nam trong lịch sử Trung Hoa, trong đó có một anh để lại cho ta ấn tượng khó phai.

Nên vài năm thì phải sau khi ta đọc cái bài đấy, ta quyết tâm tìm lại để quảng bá nó, ai ngờ mãi không tìm được, mà lại thấy mấy anh mỹ nam khác cũng có đoạn tụ chi phích =]]~~

Hôm nay cuối cùng ta cũng tìm được người ta muốn tìm.

Thâu thì giờ ta tung hết lên đây.

Bài đầu tiên ta mạn phép lấy từ blog Túy Nguyệt Lâu về, và cái bài này cũng là bài ta muốn tìm.

Mộ Dung Xung (359-386), tiểu tự Phượng Hoàng (1), quý tộc Tiên Ti (2), xưng đế Tây Yên năm 385, đến năm 386 bị thuộc hạ nổi loạn giết chết.

Nhưng nói đến hắn, người ta nhớ nhiều nhất, là dung nhan kinh diễm đến mức năm 12 tuổi đã bị Phù Kiên – hoàng đế Tiền Tần cướp lấy đưa về hậu cung làm nam sủng.

Một đứa trẻ chưa trưởng thành, nhưng đường đường là một Trung Sơn Vương, Đại Tư mã Tiền Yên, một nam tử như băng như ngọc, phải chịu đựng sỉ nhục nhường ấy, vết thương có bao sâu?

Một người bình thường nhất định sẽ phản kháng, huống chi là hắn, là phượng hoàng khao khát bay cao?

Bước ngoặt ấy, đã thực sự đánh dấu sự ra đời của một Atula nơi trần thế.

Ắt nhiều người còn nhớ, trong kinh điển Phật giáo, có một loại ma thần thuộc Bát Bộ chúng, ngang ngược, cố chấp, cương liệt, mạnh mẽ phi thường, là sinh vật đắm mình trong chiến trận, trong máu tanh, tên gọi Atula.

Trên đời này, nếu thực sự có một người khiến ta liên tưởng tới Atula, e không ai khác ngoài vị quân vương đoản mệnh của Tây Yên tên gọi Mộ Dung Xung ấy.

Một Atula đẹp như ngọc, một cánh phượng hoàng đầy kiêu ngạo.

Người ta bảo, nam nhân nữ tướng là điềm lành, nhưng với hắn hoàn toàn không phải.

Với Mộ Dung Xung, những mỹ từ trừu tượng bình thường đều vô nghĩa, đều chẳng chạm khóe mắt, miêu tả hắn, e rằng Tư Mã Thiên sống lại, cũng chỉ có thể nói ra 4 chữ “khuynh quốc khuynh thành”.

Lật cả sách sử, ngoài Mộ Dung Xung, còn ai chân chính xứng với 4 chữ ấy?

Vì nỗi thống hận những khuất nhục phải chịu từ khuôn mặt tuyệt thế, Mộ Dung Xung đã diệt cả 1 tòa thành, 1 quốc gia, 1 vương triều.

Hắn không phải “họa thủy” (3) bị động, mà hoàn toàn chủ động, sự tàn bạo đến kinh người ấy, không gì có thể biện hộ.

Nhắm mắt lại, ta như thấy trong ngọn lửa đang rứng rực diệt thành,một thanh niên cao lớn mà thanh tú với làn da nhợt nhạt cổ động đám loạn quân như dã thú, dùng ý chí điên cuồng của bản thân lôi kéo họ vào vòng huyết quang đỏ sẫm tận đến khi cả đất Quan Trung máu chảy thành sông

Nhìn mảnh đất từng chứng kiến nỗi khuất nhục của mình triệt để tắm trong máu tanh, đôi mắt phượng sáng lạnh như sao mới thoáng lộ ra chút tham vọng đế vương.

Nhưng người trong lòng chỉ có cừu hận như hắn, khi Phù Kiên đã chết, Tiền Tần đã vong, dựa vào đâu mà đi tiếp?

Hắn chiếm cung A Phòng, làm Tây Yên hoàng đế, lòng chỉ có tịch mịch.

Chấp niệm duy nhất của hắn, không phải phục quốc, không phải báo thù, mà là đứng ở nơi cao nhất, nơi Phù Kiên từng đứng, dùng kiêu ngạo cùng quang vinh cọ rửa nỗi nhục suốt đời không quên

Khi Phù Kiên đã chết, Tiền Tần đã vong, những gì hắn theo đuổi, đều đã hóa thành tro tàn

Hắn, đã không còn lý do để sống.

Hắn khát cầu được chết, nhưng đâu thể cứ thế mà chết?

Vậy nên hắn điên cuồng lao vào chinh chiến, trên mình tuyệt không mang khôi giáp.

Hắn rốt cuộc là muốn chết dưới đao thương, hay muốn dùng giết chóc để làm dịu nỗi bi ai trống rỗng không sao hiểu được trong lòng?

Những linh hồn của gia tộc Mộ Dung luôn quanh quẩn thì thầm bên tai hắn, dùng cái tên xa xưa kêu gọi hắn :

“Phượng Hoàng, Phượng Hoàng, sao chẳng bay về chốn cố hương?”

Không về cố hương, ở nơi này chờ chết?

Cố hương?

Hắn cười nhàn nhạt, đã chẳng còn cố hương nào nữa rồi.

Cứ thế mơ mơ màng màng mà sống như kẻ say, chờ đến một ngày chết dưới tay quân phản loạn nơi cung A Phòng xa lạ, một đời một kiếp, chẳng về cố hương.

Là không còn để mà trở về!

Chỉ còn lại bi ai cô tịch sâu không thấy đáy, vấn vít quanh tai :

“Phượng Hoàng, Phượng Hoàng, sao chẳng bay về chốn cố hương?”

Có lẽ, đó là kết cục hắn tự chọn cho mình, trang đời hắn tự viết.

Những gì hắn muốn làm, những gì hắn có thể làm, cũng chỉ có thể như thế.

Sau bao nhiêu giết chóc, gió tanh mưa máu cùng báo thù rửa hận, hắn đã biết mình đã chẳng còn khả năng tiếp tục sinh tồn.

Người trong thiên hạ, vô luận từng là kẻ địch hay người nhà, đều chỉ thừa nhận hắn là Phượng Hoàng khuynh quốc khuynh thành, còn muốn hóa thân thành thần long ngự trên nơi cửu ngũ chí tôn liền hoàn toàn không có chốn dung thân. Nghĩ tới cặp mắt như lang sói đã ẩn nhẫn cả một đời của vị thúc phụ (4) đầy dã tâm, Mộ Dung Xung lạnh lùng cười mà rằng, đời này, bất luận kẻ nào cũng đừng mơ giam cầm đôi cánh của ta, biến ta thành con chim bị tù hãm, cho dù là phượng hoàng nhốt ở lồng vàng cũng vô phương!

Mộ Dung Xung, chim phượng hoàng lạc bầy, lặng lẽ tới rồi đi, nhưng thứ hắn mang đến, nào phải tầm thường?

Hắn, chẳng cần tế huyết kỳ như Bạch Khởi (5), cũng vẫn khiến người ta nhớ tới như một chiến thần trong bi ai.

Hắn, chỉ là một đứa trẻ, dùng toàn bộ sinh mệnh đi đoạt lại những gì thuộc về mình…

________________________________________

Chú thích :

(1)        Tên Phượng Hoàng nghe có vẻ nữ khí, nhưng kì thực người Hồ rất phổ biến đặt tên nam là Phượng Hoàng, Khổng Tước, võ tướng mang tên này hoàn toàn không ít.

(2)        Tiên Ti : Là một chủng tộc Đông Hồ. Cuối thời Đông Hán, sau khi người bắc Hung Nô dời về phía Tây thì người Tiên Ti lấn gần hết đất cũ của Hung Nô. Tới giữa thế kỷ 2, người Tiên Ti khống chế một vùng rộng lớn từ khu vực Liêu Hà tới hành lang phía tây sông Hoàng Hà, giáp U Xum và có một bộ phận đã vào bên trong Vạn Lý trường thành. Thị tộc Tiên Ti có 4 họ: Mộ Dung, Đoàn, Thác Bạt, Vũ Văn.

Cung cấp thêm một chi tiết nho nhỏ, là họ Mộ Dung tương truyền đặc biệt coi trọng dung mạo, đến chọn người kế vị cũng ưu ái ai đẹp hơn, điển hình cho câu “trông mặt mà bắt hình dong”. Kết quả đương nhiên về mặt ưu sinh học mà nói là khá tốt, sinh ra một bầy mĩ nam mĩ nữ, chỉ e là năng lực trị quốc không được tốt (bằng không đâu có nhiều lần đòi phục quốc như thế?)

(3)        Họa thủy : có câu “hồng nhan họa thủy

(4)        Thúc phụ ở đây nói tới  Mộ Dung Thùy – khai quốc hoàng đế Hậu Yên, chú của Mộ Dung Xung

(5)        Bạch Khởi (? – 257 TCN) là tướng nước Tần trong thời Chiến Quốc, có công rất lớn trong việc thống nhất Trung Quốc của nước Tần, như có người nhận định là “Không có Bạch Khởi, Tần không thể chiếm được thiên hạ nhanh như thế”. Sở dĩ nói vậy, không chỉ vì Bạch Khởi là tướng tài, mà còn vì những lễ “tế huyết kỳ” của ông ta. Đương thời truyền tụng “Dưới tay Bạch Khởi, không có tù binh”, ý nói là sau khi chiến thắng, toàn bộ binh lính phe bại trận đều bị giết sạch, như trận với liên quân Hàn-Ngụy ở Y Khuyết, ông ta đã cho chém 24 vạn thủ cấp (tức 240.000 người), kinh khủng hơn, trận Trường Bình, Bạch Khởi đã cho chôn sống gần 40 vạn quân Triệu (tức 400.000 quân), chỉ để 240 người trở về để dương oai của nước Tần, mà thời cổ dân số một nước có là bao, giết chừng đó người cũng ngang với muốn diệt quốc còn đâu?

Hàn Tử Cao (韓子高)

Hàn Tử Cao, người Sơn Âm, Cối Kê, Lương Triều, xuất thân từ tầng lớp hạ tiện, phải mưu sinh bằng nghề làm giày dép. Tương truyền, chàng có “diện mạo đẹp đẽ, khiết bạch sáng tươi, tựa như người ngọc. Tráng vuông tóc mượt, mày tằm tự nhiên, ai thấy đều mến” (容貌艳丽,纤妍洁白,如美婦人。螓� ��膏髮,自然娥眉,見輢.靡不嘖嘖:Dung mạo diễm lệ, tiên nghiên khiết bạch, như mỹ phụ nhân. Tần thủ cao phát, tự nhiên nga mi, kiến giả mị bất trách trách). Xét về khuôn mặt đẹp, thì Hàn Tử Cao hơn hẳn Chu Tiểu Sử – một mỹ thiếu niên nổi tiếng đời Tấn). Tử Cao sinh ra trong thời loạn quân, kẻ địch mặc sức huơ chiếc thương dài mà chém giết điên dại, nhưng khi nhìn thấy Hàn Tử Cao thì lại vứt bỏ binh khí trong tay, lại chẳng có ai nỡ lòng sát hại chàng, dù là một sợi tóc. Sử viết rằng: Lính cuồng huơ thương sắc nhưng vì lòng bất nhẫn nên chỉ huơ xuống nửa chừng, có tên lại giúp chàng vượt ra xa. Từ đó có thể thấy Hàn Tử Cao đẹp đến mức nào. Không chỉ có khuôn mặt đẹp mà chàng có thân hình cao dong dỏng, đôi tay dài, thiện việc bắn tên cưỡi ngựa, dáng hình tuấn tú, da thịt đầy mị lực, quả thực là rất đỗi đẹp đẽ, khiến người ta không thể quyến luyến. Có biết bao nhiêu thiếu nữ, trong đó có cả công chúa Trần Triều (陳朝), họ đều thương thầm Tử Cao đến si dại, đêm ngày tưởng nhớ khiến ho ra máu mà chết.
Nhưng Hàn Tử Cao lại cam tâm hạ mình hầu hạ Trần Văn đế Trần Tây (陳茜) của Nam triều (đây là một người đồng tính luyến ái), họ ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ngày đêm không cách xa nhau. Và lại do một lời của Tử Cao, Trần Tây đã nổi giận và tiêu diệt cả dòng họ Vương Tư Mã (王司馬), cuối cùng đã tạo nên kết cuộc triều Lương bị diệt vong và triều Trần được kiến lập. Trong lịch sử Trung Quốc, đây là một câu chuyện độc nhất vô nhị nói về một người vì cuộc tình đồng tính mà dẫn đến cuộc biến loạn vương triều. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tử Cao là người đề xướng ra khái niệm nam hoàng hậu (男皇后), tuy rằng chưa trở thành hiện thực, nhưng sự thật về sắc đẹp khuynh thành của Hàn Tử Cao lại không thể phủ nhận. Khi Trần Tây bị bệnh, Tử Cao đã hầu nước bưng thuốc, giây phút không xa, khiến cho Trần Tây được an ủi rất lớn trong những giờ phút sắp lìa đời. Tất cả mọi người trong một hoàng cung rộng lớn đều bị đuổi ra ngoài cửa, chỉ riêng Hàn Tử Cao được hầu hạ Trần Tây, sống qua khoảng thời gian cuối cùng của hai người. Sau khi Trần Tây mất, Tử Cao bị ban cho tội chết, khi ấy chàng chỉ mới ba mươi tuổi.

=> Hai người này quả thật là vô cùng hạnh phúc, cuối cùng còn được chết bên nhau và được sử sách lưu truyền nha ~~

Không như anh Di Tử Hà. . . . . .

TT ~ TT

Giờ là mối tình bad ending chia đào giữa Vệ Linh Công và Di Tử Hà

Thời kỳ Xuân Thu, vua nước Vệ là Vệ Linh Công sủng ái một người đàn ông rất tuấn tú tên là Di Tử Hà. Di Tử Hà thông minh, vô cùng khôi ngô tuấn tú, lại là họ hàng thân thích của Tử Lộ, một học trò giỏi của Khổng Tử. Một ngày, Di Tử Hà nhận được tin tức nói rằng mẹ của anh ta lâm trọng bệnh. Di Tử Hà rất lo lắng, không hỏi han gì đã vội lấy xe của Vệ Linh Công ra khỏi cung thăm mẹ. Theo pháp luật của nước Vệ lúc bấy giờ, nếu như lấy trộm xe của vua phải chịu hình phạt chặt chân. Nhưng nghe được tin Di Tử Hà lấy xe của mình đi thăm mẹ, Vệ Linh Công không những không giận mà còn lớn tiếng ca tụng rằng: “Thật là một người hiếu thuận, vì mẹ của mình mà sẵn sàng chịu nguy hiểm như vậy”.

Một lần khác, Di Tử Hà theo Vệ Linh Công đi tản bộ trong vườn hoa, nhìn thấy một trái đào trên cây đã chín mới thuận tay hái xuống cho vào miệng ăn rất ngon lành. Cắn xong một miếng mới đưa quả đào cho Vệ Linh Công, nói: “Gia thần hiến một quả bích đào, thần nghĩ, hôm này trời vẫn lạnh, cây cỏ vẫn chưa sinh, đây nhất định là đào tiên nên đặc biệt hiến đại vương hưởng thụ”. “Khó mà có được tấm lòng trung như ái khanh”, Vệ Linh Công vừa ăn quả đào dở vừa nói. Sau đó rất lâu mọi người cũng đã quên đi việc này thế nhưng Vệ Linh Công thì không. Gặp ai Vệ Linh Công đều khoe: “Di Tử Hà rất yêu quý ta, một quả đào ngon cũng không ăn một mình mà chia cho ta ăn cùng”. Người đời sau vì thế mà gọi mối tình đồng tính giữa Vệ Linh Công và Di Tử Hà là “mối tình chia đào”.

Hoa không thể nở cả trăm ngày, thời gian qua đi, Vệ Linh Công sinh ra chán ghét đối với Di Tử Hà. Có một ngày, trong cung có người nói với Vệ Linh Công rằng: “Thần nằm mơ, mơ thấy một cái bếp, rồi khi đó lại nằm mơ thấy cả người nữa”. Vệ Linh Công vô cùng giận dữ: “Ta chỉ nghe thấy khi mơ về quân vương thì mơ thấy Mặt trời, chưa từng nghe nói mơ thấy cái bếp bao giờ”. Người kia đáp: “Thái dương chiếu khắp thiên hạ, bất cứ vật gì tồn tại trên mặt đất đều không tránh khỏi ánh sáng của nó. Còn như cái cửa bếp, nếu có một người ngồi tại cửa thì chỉ có một mình người đó được hưởng ánh sáng và hơi ấm mà thôi, còn những người khác muốn có ánh sáng và hơi ấm cũng không được”. Lời nói của nho sĩ kia như một mũi tên, Vệ Linh Công cũng vì thế không thể không biếm trích Di Tử Hà. (TT ~ TT Thằng tra công họ Vệ, ta băm chém chặt ngươi !!)

Sau đó, Vệ Linh Công lại sủng ái một người thanh niên khác là đại phu Công Tử Triều. Công Tử Triều chỉ vì dung mạo khôi ngô xuất chúng mà được Vệ Linh Công sủng hạnh, có thể tự do ra vào cung cấm. Một người đàn ông đẹp vào hậu cung, đương nhiên gây ra những chuyện phong lưu ầm ĩ. Công Tử Triều đem lòng yêu một người khác giới trọng hậu cung của Vệ Linh Công. Nhưng đó lại là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công. Công Tử Triều và vương hậu Nam Tử tư thông với nhau trong một thời gian dài, vì thế mới dẫn đến động loạn, Vệ Linh Công trốn khỏi cung cấm. Sau khi Vệ Linh Công dẹp loạn trở về ngôi cao, Công Tử Triều và Nam Tử đã chạy trốn sang nước Tấn. Thế nhưng Vệ Linh Công vẫn còn yêu mến Công Tử Triều mới lấy cớ là mẫu hậu tưởng nhớ con dâu là nàng Nam Tử, gọi Công Tử Triều về nước Vệ.

Ngụy Vương và Long Dương quân

Long Dương Quân là tên một cậu học trò vô cùng khôi ngô tuấn tú. Anh ta được Ngụy vương say mê vô cùng. Có một ngày, Long Dương Quân ngồi câu cá cùng Ngụy vương trên thuyền, Long Dương Quân câu được một lúc mười mấy con cá mà cá đến cắn câu ngày càng nhiều. Nhìn thấy những con cá nhảy tung tăng, Long Dương Quân đột nhiên khóc nức nở. Nguỵ Vương cho là có điều phiền muộn, mới hỏi nguyên nhân.

Long Dương Quân đáp rằng: “Thần cảm thấy mình chẳng qua cũng chỉ là vua của loài cá mà thôi”. Ngụy vương không hiểu, mới hỏi lý do. Long Dương Quân giải thích cho Ngụy vương rằng: “Khi đại vương câu được con cá lớn, trong lòng sẽ rất vui vẻ. Thế nhưng lưỡi câu rất nhanh chóng sẽ được thả xuống nước để tìm con cá to hơn, còn con cá vừa câu được sẽ bị vứt đi mà không được ngó ngàng tới nữa. Thần không dám liên tưởng đến, như nay thần có thể được sự sủng ái của đại vương, có được một địa vị hiển hách trong triều đình, thần dân thấy thế, đều rất kính trọng thần, nhưng khắp trời đất này, người dung mạo tuấn tú nhiều không đếm xuể, bên ngoài người ta đồn đại rằng thần sở dĩ được đại vương sủng ái, là vì dung mạo của mình. Thần tự lo lắng rằng mình cũng giống như con cá vừa bị mắc câu, sợ ngày mình bị bỏ đi không còn xa nữa, như thế thần làm sao mà không khóc được?”.

Ngụy vương nghe thấy, bất giác cười lớn: “Sao có những lời nói đồn đại như thế mà ái khanh không nói cho quả nhân nghe sớm!”. Sau đó Ngụy vương ra một sắc lệnh trong cả nước rằng: Từ nay về sau nếu có người bàn luận về việc của Long Dương Quân, nếu bị phát hiện sẽ bị giết mà không cần định tội. Long Dương Quân được nhìn thấy sắc lệnh đó, đương nhiên cười tươi rạng rỡ. Ngụy vương nhìn thấy sủng thần của mình mặt mày tươi tỉnh, lại càng mê đắm hơn. Câu thành ngữ “mê Long Dương” cũng bắt nguồn từ mối tình đồng giới này.

Trong Tầm Tần Ký cũng có một đoạn miêu tả Long Dương Quân.

Chắc khá nhiều người biết bộ truyện này, lần cuối ta thấy nó là nó vẫn đang đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của Vn thư quán.

Đoạn trích ở hồi 33, khá dài, một số đoạn miêu tả Long Dương Quân đây:

Căn phòng mở lớn, năm người bước vào. Hạng Thiếu Long trợn tròn mắt, thấy kẻ đi đầu là Long Dương quân, suýt tý nữa té nhào xuống đất.
Mái tóc y có thể nói không tiền tuyệt hậu, dài và óng mượt, làn da còn trắng trẻo mịn màng hơn cả nữ nhân, đôi mắt phượng long lanh, bước đi uyển chuyển, ưỡn ẹo, nếu y giả làm nữ nhân thì đảm bảo y sẽ là một tuyệt sắc mỹ nhân.
Y thấp hơn Hạng Thiếu Long khoảng nửa cái đầu, nhưng dáng vẻ thon thả, khiến cho người ta có cảm giác y là một người đàn bà. Bộ võ phục đang mặc trên người càng cầu kỳ hơn, phía dưới là màu đen, phía trên có hình hoa văn thêu bằng kim tuyến rất đẹp. Chiếc mão hổ đầu y đang đội càng đặc sắc hơn, chiếc mão ấy được tạo hình trông rất trang nhã, phía sau mão lại có đuôi vải dài.
Hạng Thiếu Long tuy không thích đàn ông, nhưng cũng phải thừa nhận rằng Long Dương quân quả thật rất xinh đẹp.
Nếu y không mang kiếm, Hạng Thiếu Long cũng không nhớ y là một trong ba đại kiếm thủ của nước Ngụy.
Nếu nói về tuấn mỹ, Liên Tấn cũng chẳng đẹp bằng y.

. . .Long Dương quân cười vui vẻ, yểu điệu đứng dậy.
Hạng Thiếu Long nhìn y đến nỗi ngẩn người ra, chả trách kẻ này khiến cho Ngụy vương say đắm, không có động tác không nào đẹp, vẻ đẹp thiên kiều bá mị khiến người ta say đắm, nếu gặp đã lâu thì không khó xem y là nữ nhân.
Long Dương quân hơi cúi người về phía Hạng Thiếu Long, nhoẻn miệng cười: “Nô gia cung kính mời binh vệ đại nhân ra ngoài sảnh.” Rồi uyển chuyển bước ra ngoài.

Còn tài năng của Long Dương quân thì miễn bàn:

Cả bọn đều cạn một hơi. Chỉ có Long Dương quân vẫn cầm chén rượu chờ mọi người uống xong, đổ chén rượu xuống đất, làm ra vẻ e thẹn nói: “Chén rượu này thưởng cho thổ địa, chúc mừng đệ nhất kiếm thủ nước Triệu đến nước Ngụy chúng ta.”

Cả Tín Lăng quân cũng hơi biến sắc, lạnh lùng nói, „Lần này ta đặc biệt khoản đãi Thiếu Long, nếu Long Dương quân ngài không có chuyện gì khác, xin thứ lỗi chúng ta phải đi trước.”

Hạng Thiếu Long trong bụng hoảng sợ, sự thực gã đã bị cách nói úp mở của Long Dương quân quấy nhiễu.

Trong lòng nghĩ tiếp, nếu kiếm pháp của gã này cũng âm nhu phiêu hốt thì thật khó đối phó. Nếu khi quyết chiến mà cũng hoảng hốt như hôm nay, vội vàng tấn công, nói không chừng sẽ bị thất bại.

Và trong cuộc phỏng vấn vai diễn Long Dương Quân trong phim” Cỗ máy thời gian ” (bộ phim chuyển thể từ truyện Tầm Tần Ký) diễn viên diễn vai Long Dương Quân đã nhận xét về mỹ nam ấy thế này:

Ngoại cương nội nhu, rất có tài hoa, có võ công – võ công cái thế, văn võ đều tốt. Lúc đó vào đời Tần là một quyền thần có thế lực. Còn bản thân anh ta thì có tâm lý đồng tính luyến ái, nên nhiều người gặp anh ta thường là chỉ dám nhìn chứ ko dám nói, ko dám ở sau lưng chỉ trích anh ta cũng vì anh ta có thế.

Thế giới nội tâm cũng khá phức tạp, con người anh ta thì khá hàm súc, bình tĩnh, nhưng lại đối lập với tính cách con người thật của tôi – tôi thì hiếu động, anh ta thì rất trầm tính. Tôi phải xem thêm sách, để hiểu thêm về tính cách nhân vật để diễn tốt hơn và nắm bắt tốt hơn.

=> Phải nói Long Dương quân có vẻ là người có tài năng nhất trong số các mỹ nam nhỉ?

Mà Long Dương còn được dùng để chỉ chuyện quan hệ nam – nam ở Trung Quốc nha ~~ Chứng tỏ tên anh cũng đi vào lịch sử =]]~~

Giờ là cặp đôi vô cùng hạnh phúc nổi tiếng cổ kim của chúng ta:

 Hán Ai Đế và Đổng Hiền – Mối tình đoạn tụ (cắt tay áo)

Hán Ai Đế

Đổng Hiền

Trong “Thập đại mỹ nam Trung Hoa cổ quốc”, Đổng Hiền xếp thứ 3/10.

Đổng Hiền là nhân vật chính trong câu chuyện “tình yêu cắt áo” của Hán Ai Đế rất nổi tiếng. Ai Đế vì Đổng Hiền đã cam tâm tình nguyện bỏ đi không ít những người đẹp trong hoàng cung để sủng ái một mình ông ta, thậm chí còn muốn đem giang sơn nhường lại cho ông ta. Mối tình giữa họ trở thành hình mẫu cho những người đồng tính luyến ái ở đời sau.

Đổng Hiền tự là Thánh Khanh người vùng Vân Dương. Cha là Đổng Cung từng làm đến chức ngự sử. Vào thời đó, Đổng Hiền còn là một người hầu bên cạnh thái tử. Ban đầu, Đổng Hiền không được chú ý nhiều. Cho đến một hôm, Đổng Hiền đang làm việc trong cung, đúng lúc dừng lại ở trước điện thì Ai Đế, khi đó đã là hoàng đế nhìn thấy. Chỉ nhìn một cái, Ai Đế đã phát hiện, dường như mấy năm không gặp vì Đổng Hiền đã trưởng thành và tuấn tú hẳn lên và đem so với những cung nữ phấn sáp trong lục viện anh ta còn kiều diễm hơn. Ai Đế không cầm được sự vui mừng lệnh cho Đổng Hiền theo sau mình hầu hạ. Từ đó Ai Đế đối với Đổng Hiền ngày càng sủng ái hơn. Ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa Đổng Hiền. Ông ta còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ở bên cạnh mình. Cha của Đổng Hiền là Đổng Cung cũng được thăng lên Bá Lăng Lệnh rồi Quang Lộc đại phu.

Theo sử sách còn ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt giống mỹ nữ mà từ ngôn ngữ cử chỉ đều giống phụ nữ, “tính tình dịu dàng”, “giỏi quyến rũ”. Vì thế Ai Đế ngày càng súng ái Đổng Hiền hơn. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Người đời sau gọi mối tình đồng tính là “mối tình cắt tay áo” cũng là có nguồn gốc là điển cố này.

Sau sự kiện đó, Đổng Hiền biết rằng hoàng đế có lòng yêu thương mình thật sự nên vô cùng cảm động. Nhưng để tránh những sự việc như thế tái diễn, ông ta tổ chức một cuộc cải cách y phục trong hoàng cung. Ông ta là người đi đầu trong việc mặc loại y phục tay bó tà ngắn, vừa hoạt động thuận lợi, dễ dàng không giống tập quán trang phục của triều Hán về trước, lấy việc mặc áo lót rộng và ống tay dài làm đẹp. Cách cải cách này của Đổng Hiền trở thành một trào lưu trong hoàng cung. Các cung nữ phi tần đều tranh nhau học theo cách mặc của ông ta, cắt ống tay áo mặc một bộ đồ giản tiện và cho đó là mốt thời thượng.

Để biểu hiện sự sủng ái của mình đối với Đổng Hiền, Ai Đế còn phong Đổng Cung là đại thần là một chức quan chuyên lo gỗ đá cho các công trình xây dựng. Ai Đế còn lệnh cho Đổng Cung xây dựng cho Đổng Hiền một tư dinh mới thật tráng lệ, quy mô vượt hơn hẳn các vị đại thần. Những ngọc lạ châu quý trong cung đều để cho Đổng Hiền tự chọn lấy, thậm chí nhiều đồ dùng của vua như giày, quần áo và xe ngựa đều dùng chung với Đổng Hiền. Vợ và em của Đổng Hiền nhiều lần được ban thưởng mà không rõ lý do vì sao.

Ân sủng trong nội cung còn chưa đủ, Ai Đế còn muốn người được mình yêu thương có một địa vị đứng đầu trong triều chính. Ai Đế muốn phong Đổng Hiền tước hầu nhưng mãi vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp. Sau đó vừa lúc thừa tướng Vương Gia chết, trong triều giảm đi một thế lực phản đối Đổng Hiền, Ai Đế đã bãi miễn chức Đại tư mã đang do một người họ ngoại đảm nhiệm, phong cho Đổng Hiền chức Đại tư mã. Đây là chức quan cao nhất trong triều đình nhà Hán.

Đổng Hiền mới bước vào tuổi 22 mà đã đạt đến chức vị đó, quyền lực rất lớn, cơ hồ đã có thể chia đôi thiên hạ cùng với hoàng đế. Theo sử sách còn ghi chép lại thời đó có một vua của Hung Nô đến Trung Quốc để triều kiến hoàng đế triều Hán. Ông ta thấy người giữ chức Đại tư mã quyền lực nhất triều lại là một thiếu niên mỹ mạo tuấn tú, bất giác cảm thấy kinh hãi vô cùng. Khi ông ta hỏi dò, hoàng đế mới đáp rằng: “Tuy Đại tư mã tuổi còn rất trẻ nhưng là người hiền đức nhất nước này. Vì tài năng mới được thăng chức vị cao như vậy”. Kết quả là, Thiền Vu của Hung Nô tin đó là sự thật mới kính cẩn hướng về phía Đổng Hiền hành đại lễ còn chúc mừng hoàng đế triều Hán có được một hiền thần tuổi rất trẻ như Đổng Hiền.

Sau đó, tình yêu của Ai Đế tựa hồ như không cồn biết làm thể nào để tỏ sự sủng hạnh đặc biệt của mình đối với Đổng Hiền. Có một ngày, Ai Đế mở yến tại điện Kỳ Lân cùng chư thần, sau khi uống vài cốc rượu, đột nhiên Ai Đế nhìn Đổng Hiền bằng đôi mắt đầy thâm tình rồi cười nói rằng: “Trẫm muốn theo vua Nghiêu vua Thuấn thực hiện việc nhường ngôi, liệu có được không?”. Ý của câu này chính là Ai Đế muốn học theo cách làm của các vua thời trước lấy ngôi vị của mình nhường lại cho Đổng Hiền. Một câu nói của thiên tử khiến cả triều văn võ bá quan ngỡ ngàng, nói cũng không thành lời.

Đợi khi các đại thần tỉnh lại, một người mới tiến lên phía trước nói: “Thiên hạ này là thiên hạ của Cao hoàng đế chứ không phải là thiên hạ của bệ hạ. Bệ hạ chỉ là người kế thừa lại thiên hạ này của tổ tông mà thôi. Nếu truyền lại ngôi vị thì chỉ có thể truyền lại cho con cháu đời đời mà thôi. Bệ hạ là vua một nước, cần phải biết rằng thiên tử không nói đùa, cho nên ngàn vạn lần không nên nói những lời như vậy!”. Ai Đế nghe lời nói này, im lặng không nói thêm lời nào nữa nhưng hiển nhiên là không còn hứng thú gì. Ai Đế lệnh đuổi người đó ra khỏi bữa tiệc về sau có mở yến tiệc cũng không cho ông ta tham gia nữa.

Ai Đế khi đó còn rất trẻ nhưng đã sớm nghĩ đến những ngày sau khi mình chết đi sẽ không còn Đổng Hiền nữa, thấy rất thương tâm. Ai Đế bèn lệnh cho các đại thần xây dựng bên cạnh lăng mộ của mình một phần mộ khác để chuẩn bị sau này nếu Đổng Hiền có chết thì sẽ an táng bên cạnh phần mộ của mình. Ý muốn của ông ta là sau khi chết cũng muốn được chôn cùng người yêu của mình, “sống thì cùng giường, chết thì cùng huyệt”. Nhưng điều đó là không thể được, ngày họ phải chia tay đã sớm đến. Tháng 6 năm Nguyên Thọ thứ hai, Ai Đế mới chỉ 26 tuổi mắc bạo bệnh mà chết. Thái hoàng thái hậu để cho Vương Mãng làm chủ triều chính. Vương Mãng cực lực phản đối Đổng Hiền, không muốn để cho ông ta tiến cung. Đổng Hiền cũng biết mình gặp đại họa đến nơi rồi, vì thế ông ta và vợ con cùng tự sát tại nhà để tránh hậu hoạn và cũng là chết để đáp lại mối tình của Ai Đế dành cho mình.

Và cái sự nổi tiếng của tích đoạn tụ chi phích, thôi chả cần nói cũng được.

Video liên quan

Chủ đề