Luật giáo dục mới nhất 2023

(HNM) - Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành trong năm học 2022-2023 là đẩy mạnh triển khai lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên giai đoạn 2020-2025 để bảo đảm 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn theo Luật Giáo dục ban hành ngày 14-6-2019. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị các sở giáo dục và đào tạo tăng cường tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đẩy mạnh việc giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm cho các cơ sở đào tạo giáo viên; thúc đẩy việc mở mã ngành đào tạo các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 quy định, giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cấp trung học phổ thông có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 cao nhất, với 99,9%; tiếp đến là cấp mầm non 91,7%; cấp trung học cơ sở đạt 86,1% và cấp tiểu học đạt 74,8%.

Luật giáo dục mới nhất 2023

Đẩy mạnh phát triển các cơ sở GDMN dân lập, tư thục để giảm áp lực cho trường mầm non công lập.

Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp mầm non; không sáp nhập các trường mầm non vào các trường phổ thông

Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp mầm non, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các phương án sắp xếp phù hợp với quy định của pháp luật và quy mô phát triển; không sáp nhập các trường mầm non vào các trường phổ thông; 

Tham mưu kế hoạch tách trường mầm non đã sáp nhập vào các trường phổ thông; không sáp nhập trường, điểm trường khi không bảo đảm các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất; việc sáp nhập phải bảo đảm quyền lợi đến trường của trẻ em; bảo đảm mỗi xã, phường có ít nhất một trường mầm non công lập.

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; ưu tiên đầu tư kinh phí của Trung ương và địa phương để đầu tư cho cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo. 

Rà soát, bổ sung đồ chơi, học liệu tại các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm quy định về số lượng và chất lượng; bố trí kinh phí và huy động nguồn lực để mua sắm bổ sung các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài liệu, học liệu để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại.

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030

Đối với công tác củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Trong năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT xây dựng đề án phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (PCGDMNTNT) trình Chính phủ.

Các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung các điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất bảo đảm để thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt ở các đơn vị chưa đạt; không để xảy ra tình trạng đạt tiêu chuẩn phổ cập nhưng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất. 

Các địa phương có điều kiện xây dựng và tham mưu chính quyền địa phương kế hoạch triển khai công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo toàn quốc vào năm 2030.

Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Các cơ sở giáo dục mầm non cần sẵn sàng thích ứng linh hoạt với tình hình thiên tai, dịch bệnh; bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.

Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; phối hợp với ngành Y tế địa phương trong việc thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh (dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác...), bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. 

Xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó với những diễn biến phức tạp, bảo đảm thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

Bên canhh đó, quản lý chất lượng bữa ăn tại trường/lớp đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp với cá nhân trẻ, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non; bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ em.

100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Về việc quản lý chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em; Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường các hoạt động vệ sinh, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non.

Đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, luyện tập một số thói quen tốt về tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe cho trẻ em; thực hiện tốt công tác y tế trường học, bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới;

Tăng cường các hoạt động vệ sinh, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.

Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động họp lý đối với trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì; đa dạng các hình thức tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và phòng chống dịch bệnh.

Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động triển khai chủ đề năm học đối với giáo dục mầm non "Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện" gắn với việc thực hiện Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".

Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện

Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố hướng dẫn các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ em và gia đình trẻ, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một, trong đó chú trọng các giải pháp phối hợp giữa mầm non và tiểu học, phù hợp yêu cầu liên thông từ mầm non lên tiểu học. 

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non triển khai thực hiện thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới.