Lực làm lệch hướng các vật thể là lực gì tại sao

Đáp án

* Vẽ hình:

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất

* Phân tích: – Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ nên mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. – Lực làm các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng như thế được gọi là lực Coriolis. – Ở bán cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải, còn ở bán cầu Nam, vật chuyển động sẽ bị lệch về bên trái.

– Lực Coriolis tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,…

Câu 12. Chứng minh sự tác động của lực Coriolis đến các dòng biển và dòng chảy của sông.

Đáp án

* Tác động của lực Coriolis đến các dòng biển – Những dòng biển chảy từ Xích đạo về phía bắc (hải lưu Gơn strim hay còn gọi là “d0fng vịnh”, Bắc Đại Tây Dương, Cư-rô-si-vô, Bắc Thái Bình Dương) đều bị lệch sang phía Đông và chảy theo hướng tây nam – đông hắc. – Những dòng biển chảy từ Xích đạo về phía nam (dương lưu tín phong Nam Đại Tây Dương chảy ven bờ đông Bra-xin, Ma-đa-ga-xca, Đông úc,…) càng chảy về phía nam càng lệch về phía đông, đến vĩ tuyến 40 – 50° Nam thì lệch hẳn về phía đông – Các dòng biển chảy từ phía đông sang phía tây dọc Xích đạo ở các đại dương, càng về phía tây càng tỏa rộng ra. Phần trên Xích đạo, các nhánh bị lệch về phải chảy lên phía bắc. Phần dưới Xích đạo, lệch về trái và chảy về phía nam.

* Tác động của lực Coriolis đến các dòng chảy của sông: Trong mỗi con sông ở bán cầu Bắc, áp lực của dòng chảy lên bờ phải của sông mạnh hơn so với bờ trái, còn ở bán cầu Nam thì ngược lại.

Câu 13. Nêu tác động của lực Coriolis đến hoàn lưu khí quyển.

Đáp án

– Không khí trên mặt đất ở Xích đạo bị đốt nóng, nở ra và bay lên cao, đến một độ cao nào đó thì bị lạnh đi. Do ở phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Coriolis. Tới khoảng vĩ độ 30° – 35°, độ lệch đã lên đến 90( so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất nhanh, tạo ra các vùng áp cao ở bên dưới và hình thành nên đai áp cao cận nhiệt đới. Với sự xuất hiện của đai áp cao này làm phát sinh các đai hoang mạc cận nhiệt trên các lục địa và vùng lặng gió trên các đại dương. – Do sự chênh lệch về khí áp nên có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt đới về phía Xích đạo và phía hai cực. + Các luồng gió thổi về phía Xích đạo dọc theo chiều kinh tuyến nhưng dưới tác động của lực Coriolis các luồng gió này bị lệch hướng và thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam. Gió này gọi là gió Mậu dịch (Tín phong). + Các luồng gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Coriolis làm lệch về phía đông, đến khoảng vĩ độ 45° – 50° hầu như thổi theo hướng tây – đông, tạo thành đai gió Tây (gió Tây ôn đới). + Các luồng gió thổi từ áp cao cực về phía Xích đạo cũng chịu sự tác động của lực Coriolis, đến các vĩ độ 65° đã có phương song song với vĩ tuyến và thổi theo hướng từ đông và tây, nên được gọi là gió Đông (gió Đông cực).

+ Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. ở đây, gió thổi đến từ hai phía Bắc và Nam ngược hướng nhau là nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.

Câu 14. Phân tích tác động của lực Coriolis đến hướng chuyển động của gió và dòng biển trên Trái Đất.

Đáp án

– Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Coriolis. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. – Tác động của lực Coriolis đến sự chuyển động của gió: + Gió Mậu dịch: thổi từ các cao áp ở hai chí tuyến về Xích đạo, ở bán cầu Bắc bị lệch về bên phải nên có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam lệch về bên trái có hướng đông nam. + Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới, ở bán cầu Bắc lệch sang phải có hướng tây nam, ở bán cầu Nam có hướng tây bắc. + Gió Đông cực: thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam.

– Tác động của lực Coriolis đến sự chuyển động của dòng biển: Do ảnh hưởng của lực này nên hướng chảy của các hoàn lưu ở bán cầu Bắc sẽ thuận chiều kim đồng hồ (lệch phải) như dòng biển nóng Gơn strim, dòng biển lạnh Canari,… còn ở bán cầu Nam sẽ ngược chiều kim đồng hồ (lệch trái) như dòng biển lạnh Belgela, dòng biển nóng Braxin,…

Câu 15. Một điện tín đánh từ TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam – múi giờ thứ 7) lúc 7 giờ ngày 2/4/2014, 1 giờ sau trao cho người nhận tại Washington (Hoa Kì — múi giờ số 19). Hỏi người nhận vào thời điểm nào?

Đáp án

Washington và TP. Hồ Chí Minh chênh lệch nhau: 19-7=12 (múi giờ). Khi TP. Hồ Chí Minh là 7 giờ ngày 2/4/2014 thì Washington sẽ là 19 giờ ngày 1/4/2014. Một giờ sau trao cho người nhận thư, lúc đó là:

19 + 1 = 20 giờ ngày 01/4/2014

Câu 16. Một Việt kiều ở tại thủ đô Luân Đôn gọi điện về gia đình ở Việt Nam lúc 23 giờ ngày 02/9/2015, hỏi gia đình ở Việt Nam nhận cuộc điện đó vào thời

Đáp án

Thời điểm gia đình ở Việt Nam nhận được cuộc điện thoại là lúc 6 giờ ngày 03/9/2015.

Câu 17. Một máy bay khởi hành, cất cánh từ TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) lúc 5 giờ sáng ngày 06/4/2014, đến Béc-lin (Đức) lúc 10 giờ sáng ngày 06/4/2014. Như vậy máy bay đã bay mất mấy giờ? Biết tại Béc-lin (Đức) là múi giờ số 1.

Đáp án

– TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) thuộc múi giờ số 7, Béc-lin (Đức) múi giờ số 1, Điều đó cho thấy Việt Nam sớm hơn Đức 6 giờ. – Khi máy bay đến Đức lúc 10 giờ sáng ngày 06/4/2014 nghĩa là ở Việt Nam tương ứng với 16 giờ ngày 06/4/2014.

– Như vậy, thời gian máy bay bay từ TP. Hồ Chí Minh đến Đức mất 11 giờ.

Câu 18. Tính giờ trên Trái Đất.

a) Một trận bóng đá ở Anh tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08-3-2009, được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây:

Vị trí Việt Nam Anh Nga Ô-xtrây-li-a Hoa Kì
Kinh độ 105°Đ 45°Đ 105°Đ 120°T
Giờ 15 giờ
Ngày/tháng 08-3

b) ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08-3 thì các địa điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày 08-3 nhưng giờ lại khác nhau? Giải thích tại sao?

Đáp án

a) Giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia trong bảng

Vị trí Việt Nam Anh Nga ô-xtrây-li-a Hoa Kì
Kinh độ 105°Đ 45°Đ 105°Đ 120°T
Giờ 22 giờ 15 giờ 18 giờ 1 giờ 7 giờ
Ngày/tháng 08-3 08-3 08-3 09-3 03-3

b) Ở Việt Nam vào thời điểm 18 giờ ngày 08-3-2014 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùng ngày 08-3 nhưng có giờ khác nhau.

Vì, Việt Nam ở múi giờ số 7 mà múi giờ số 12 là nơi có ngày sớm nhất. Vậy ldc đó múi giờ sô’ 12 là 18 + 5 = 23 giờ ngày 03-3. Còn múi giờ số 13 có ngày ưễ nhất, lúc đó là 0 giờ ngày 08-3.

Câu 19. Một trận đá bóng giao hữu giữa Pháp và Bra-xin diễn ra lúc 15 giờ 30 phút ngày 28/02/2008 tại Bra-xin (45°T). Các nước đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này, hãy tính giờ truyền hình trực tiếp ở các nước sau:

Nước                                                                                Kinh độ Việt Nam                                                                         105°Đ Anh                                                                                   0° LB Nga (Moscow)                                                         45°Đ Hoa Kì (Los Angeles)                                                   120°T Achentina (Buenos Aires)                                           60°T Nam Phi (Johannesburg)                                            30°T Gambia                                                                            15°T

Trung Quốc (Bắc Kinh)                                            120°Đ

Đáp án

Nước Kinh độ Múi giờ Giờ Ngày, tháng, năm
Bra-xin 45°T 21 15 giờ 30′ 28/02/2008
Việt Nam 105°Đ 7 01 giờ 30′ 29/02/2008
Anh 18 giờ 30′ 28/02/2008
LB Nga (Moscow) 45°Đ 3 21 giờ 30’ 28/02/2008
Hoa Kì (Los Angeles) 120°T 16 10 giờ 30 28/02/2008
Achentina (Buenos Aires) 60°T 20 14 giờ 30′ 28/02/2008
Nam Phi (Johannesburg) 30°T 2 20 giờ 30′ 28/02/2008
Gambia 15°T 23 17 giờ 30’ 28/02/2008
Trung Quốc (Bắc Kinh) 120°Đ 8 02 giờ 30′ 29/02/2008

Câu 20. Lễ hội pháo hoa quốc tế khai mạc tại Đà Nẵng lúc 19 giờ ngày 27/3/2009 và được truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau:

Vị trí ôxtrâylia Hoa Kỳ LB Nga Philippin Braxin Zambia
Kinh độ 150°T 120°T 45°Đ 120°58’Đ 60°T 15°T
Giờ
Ngày/tháng

Đáp án

Vị trí Ôxtrâylỉa Hoa Kì LB Nga Philippin Braxin Zambia
Kinh độ 150°T 120°T 45°Đ 120°58 Đ 60°T 15°T
Giờ 22 giờ 4 giờ 15 giờ 20 giờ 8 giờ 11 giờ
Ngày/tháng 2/3/2009 27/3/2009 27/3/2009 27/3/2009 27/3/2009 27/3/2009

Câu 21. Một trận bóng đá giải vô định thế giới ở Hàn Quốc diễn ra vào lúc 13 giờ ngày 01-6-2002 được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ của các quốc gia sau:

Vị trí Hàn Quốc Việt Nam Anh LB Nga Ôxtrâylia Achentina Hoa Kì
Kinh độ 120°Đ 105°Đ 45°Đ 150°Đ 60°T 120°T
Giờ 13 giờ
Ngày/tháng 01/6/2002

Đáp án

Vị trí Hàn Quốc Việt Nam Anh LB Nga Ôxtrâylia Achentina Hoa Kì
Kinh độ 120°Đ 105°Đ 45°Đ 150°Đ 60°T 120°T
Giờ 13 giờ 12 giờ 5 giờ 8 giờ 15 giờ 1 giờ 21 giờ
Ngày/tháng 01/6 01/6 01/6 01/6 01/6 01/6 31/5

Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục Trái Đất

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

Video liên quan

Chủ đề