Luyện tập 3 108 ngữ văn 11

      Lòng yêu nước có thể hội tụ trong mỗi người bằng nhiều con đường khác nhau. Đó là sự tiếp nối truyền thống lâu đời của ông cha, là bài học rút ra từ sách vở từ chương nhưng gần gũi nhất, tình cảm ấy còn bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Yêu người thân là yêu những người máu mủ ruột già trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cái nôi gia đình thổi vào tâm hồn mỗi người một tình cảm gắn bó tự nhiên trên cơ sở huyết thống và sự gần gũi, cộng sinh, cộng cảm. Yêu nơi chôn rau cắt rốn là yêu những con đường, những dòng sông, những cánh đồng, những phố phường… bất kỳ nơi nào đã trở thành nơi ta sinh ra và có những kỉ niệm thời thơ ấu. Những sợi dây tình cảm nhỏ bé nhưng sâu sắc, bền chặt không gì có thể chia cắt hay xóa nhòa ấy là cốt lõi hình thành tình cảm lớn lao, đó là tình yêu đất nước. Đến một lúc nào đó, tình yêu nước sẽ trở thành hành động bảo vệ, dựng xây đất nước mạnh mẽ, kiên quyết và đáng tự hào ở mỗi công dân.

Sách giải văn 11 bài phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

1. Các phương tiện diễn đạt

   – Về từ ngữ.

   – Về nhữ pháp.

   – Về biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách nghệ thuật

   – Tính công khai về quan điểm chính trị.

   – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.

   – Tính truyền cảm và thuyết phục.

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

   – Biện pháp tu từ được sử dụng:

   – Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: Ai có… dùng…

   – Liệt kê ngắn: gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc…

   – Ngắt đoạn câu (nhịp điệu) phối hợp với các phép tu từ tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Xác định luận cứ: Thanh niên ở bất cứ thời điểm nào cũng mang sứ mệnh ghánh gác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.

b, Các luận chứng:

   – Thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

   – Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hòa nhập quốc tế.

c, Kết luận: Thanh niên phải phân đấu học tập, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Gợi ý:

* Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nó bắt nguồn từ những tình cảm nhó bé, gần gũi nhất đối với mỗi người.

   – Yêu người thân: ông bà, Cha mẹ, anh chị em

   – Yêu làng quê…

* Từ những tình cảm cụ thể lòng yêu nước được hình thành và trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi đối với mỗi con người.

* Yêu nước cần phải gắn với xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là trong công cuộc nước ta đang trong quá trình đổi mới hiện nay.

-Nghệ thuật điệp ngữ:Ai có... dùng ....⇒ khẳng định, nhấn mạnh vai trò của mỗi người trong sự nghiệp đấu tranh dân tộc

-Liệt kê, điệp: : súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc⇒ khẳng định chúng ta sẽ đánh địch bằng tất cả những gì mình có

- Ngắt câu dài-ngắn phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Bài 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108)

Cần xác định vấn đề cụ thể cần chứng minh: Tầm quan trọng của học tập với thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước

Đề cương:

- Khẳng định tính đúng đắn trong câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Chứng minh “công học tập” của học sinh ảnh hưởng đến tương lai đất nước:

   + Học tập nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết, chỉ có sự hiểu biaats mới có thể giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp

   + Học tập giúp ta có đủ trình độ tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ trên thế giới

   + Học tập biến lí thuyết thành thực tiễn

   + Học tập giúp trẻ em trở thành những người có đạo đức, có nhân cách, biết ứng xử…

        - Dẫn chứng một số tấm gương học tập ngay từ nhỏ đem vinh quang về cho đất ngước: Đỗ Nhật Nam, các kì thi hsg quốc tế….

        - Bàn luận mở rộng vấn đề

        - Liên hệ bản thân và mọi người

Bài 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108)

Có thể sẽ nhiều lúc, ta tự mặc định rằng yêu nước là phải làm được những gì thật lớn lao, vĩ đại cho đất nước, nhưng sự thật, yêu nước, chỉ đơn giản là chúng ta biết cách “yêu người thân”, “yêu nơi chôn rau cắt rốn…”. Yêu nước là yêu người thân, vì người thân trước hết là những người cùng đất nước, sâu sa hơn, đó là những người sinh ra, bên cạnh, thân thuộc nhất với ta: ông bà, bố mẹ, vợ chồng, con cháu…Chúng ta yêu người thân tức là chúng ta giữ cho mái ấm gia đình hạnh phúc. Đất nước bình yên hạnh phúc thì lại được tạo ra từ những mái ấm bình yên như thế. Yêu “nới chôn rau cắt rốn” là yêu nước vì mỗi vùng quê nhỏ bé ta được sinh ra, ta sống, ta gắn bó hằng ngày là nới chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi thơ ta, mỗi vùng đất quê hương dù nhỏ bé ấy cũng là một phần lãnh thổ của quốc gia rộng lớn. Những điều lớn lao luôn bắt nguồn từ những gì nhỏ nhặt bởi vậy, yêu đất nước, chỉ đơn giản trước hết là chúng ta yêu người thân và mảnh đất quê hương mình.

Chủ đề