Lý luận văn học về người nông dân

ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN

Nguyễn Thị Ngọc Vân

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 02 45

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sau khi “Đại cách mạng văn hóa” kết thúc, văn học Trung Quốc cũng thoát ra khỏi lối mòn “văn nghệ tòng thuộc chính trị”  nên đã phát huy được bản tính và công năng thẩm mỹ. Đến thời kỳ cải cách mở cửa, các trào lưu văn hóa văn nghệ của phương Tây được giới thiệu ồ ạt vào Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn trong việc biểu hiện đời sống muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, để tiếp thu những tinh hoa mà không bị phương Tây hóa, các nhà văn đòi hỏi phải có bản lĩnh và có thực tài. Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đã thể hiện được tài năng và bản lĩnh đó.

Khởi nghiệp từ những năm đầu thập kỉ tám mươi của thế kỉ trước, nhưng Mạc Ngôn thật sự được chú ý sau khi viết “Những dòng chảy mùa Thu”, “Sông cạn”, “Củ cà-rốt trong suốt”, và đến “Cao lương đỏ”  tên tuổi Mạc Ngôn vụt sáng trên văn đàn Trung Quốc. Với thành công của tác phẩm điện ảnh “Cao lương đỏ”, tên tuổi Mạc Ngôn vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc. Năm 2005, trong cuộc bầu chọn “sáu mươi nhà văn của thế kỉ XX”  của Trung Quốc, Mạc Ngôn được xếp thứ mười ba. Tháng 10 năm 2012, Mạc Ngôn được vinh danh trên văn đàn thế giới với giải Nobel danh giá. Ông Peter Englund, thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển nói trên Guardian rằng: “Sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn có được là do gốc gác nông dân.. .. Ông viết về nông dân, về cuộc sống nông thôn, về những người đấu tranh để tồn tại, đấu tranh cho phẩm giá của họ, đôi khi chiến thắng nhưng đánh mất gần hết thời gian của cuộc đời” [1].

Và Mạc Ngôn cũng tự nhận mình là một nông dân “chui ra từ ruộng cao lương của quê hương”. Là người từng trải nghiệm bao nỗi vui buồn, gắn bó sâu sắc với nông thôn nên có thể nói, đề tài nông thôn là một trong những đề tài xuyên suốt trong sáng tác của Mạc Ngôn. Và dù khởi nguồn của tác phẩm là giấc mơ hay là đời sống hiện thực, thì chỉ khi kết hợp với những trải nghiệm cá nhân, tác phẩm mới có được cá tính, mới nổi tiếng với những nhân vật đặc biệt - được xây dựng bằng những tình tiết sống động, sử dụng ngôn ngữ đầy tính suy tưởng. Như vậy, khi viết về làng quê với những con người chân đất, tác phẩm của Mạc Ngôn có những nét độc đáo gì?

Nhắc đến Mạc Ngôn không thể không nhắc đến Cao Mật. Bằng các tác phẩm, Mạc Ngôn đã làm cho Cao Mật trở thành hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc, khiến cho nỗi đau khổ và niềm vui sướng ở đây trở thành nỗi đau khổ và niềm vui của toàn nhân loại. Nhưng không phải đến khi đạt giải Nobel, Mạc Ngôn mới là niềm tự hào của quê hương Cao Mật, mà trước đó, ngày 12 tháng 8 năm 2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật”  được thành lập tại tỉnh Sơn Đông. Hội có tạp chí “Nghiên cứu Mạc Ngôn”, “website Cao lương đỏ”, “Bảo tàng văn học Mạc Ngôn”. Hội là diễn đàn nghiên cứu và trao đổi khoa học về các sáng tác của Mạc Ngôn. Có thể nói Cao Mật vừa là vương quốc văn học của Mạc Ngôn vừa là hình ảnh nông thôn Trung Quốc qua bao thăng trầm lịch sử.

Mạc Ngôn còn khẳng định “với tư cách là một thành viên của xã hội, tiểu thuyết gia có quan điểm và góc nhìn của riêng mình; Nhưng khi viết thì họ phải lấy quan điểm nhân văn và chịu sự dẫn dắt của nó”. Như vậy, dưới góc nhìn nhân văn của Mạc Ngôn, nông thôn Trung Quốc nói chung và nông thôn Trung Quốc thời mở cửa nói riêng có diện mạo như thế nào?

....................... Bài luận văn có gần 100 trang với nội dung cơ bản như sau:

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cám ơn

Mục lục

Lời cảm ơn

MỞ ĐẦU

Chương 1. VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT

HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC

1.1. Khái niệm đề tài

1.2. Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc

1.3. Các sáng tác của Mạc Ngôn về đề tài nông thôn

1.4. Tiểu kết

Chương 2. HÌNH ẢNH NÔNG THÔN TRUNG QUỐC TRONG SÁNG

TÁC CỦA MẠC NGÔN TỪ “ĐIỂM NHÌN” DÂN ĐEN

2.1. Về khái niệm “điểm nhìn”  

2.2. Con người tự ti và phẫn uất trước sự đói nghèo và lạc hậu

2.3. Ăn thịt người và sự tha hóa của người nông dân

2.4. Tiểu kết

Chương 3. NGƯỜI PHỤ NỮ - HÌNH TƯỢNG TIÊU BIỂU CỦA BỨC

TRANH NÔNG THÔN TRUNG QUỐC TRONG SÁNG TÁC

CỦA MẠC NGÔN

3.1. Vẻ đẹp dân dã

3.1.1. Mùi hương trinh bạch

3.1.2. Vẻ đẹp thuần khiết, tràn đầy sức sống

3.2. Bi kịch hôn nhân thời hiện đại

3.2.1. Bi kịch hôn nhân gả bán

3.2.2. Bi kịch chồng ngoại tình

3.3. Tiểu kết

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

A. Tác phẩm

1. Mạc Ngôn (2000), Cao lương đỏ, Nxb Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Mạc Ngôn (2001), Báu vật của đời, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Mạc Ngôn (2002), Đàn hương hình, Trần Đình Hiến dịch, NXB Phụ nữ

4. Mạc Ngôn (2003), Rừng xanh lá đỏ, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học

5. Mạc Ngôn (2003), Cây tỏi nổi giận, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học

6. Mạc Ngôn (2004), Tửu quốc, Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội Nhả văn

7. Mạc Ngôn (2004), Con đường nước mắt, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học

8. Mạc Ngôn (2007), Sống đọa thác đày, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Phụ nữ

9. Mạc Ngôn (2007), Tứ thập nhất pháo, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ

10. Mạc Ngôn (2008), Người tỉnh nói chuyện mộng du, Trần Trung Hỷ dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Mạc Ngôn (2009), Bạch miên hoa, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học

12. Mạc Ngôn (2009), Châu chấu đỏ, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học

13. Mạc Ngôn (2009), Hoan lạc, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học

14. Mạc Ngôn (2009), Trâu thiến, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học

15. Mạc Ngôn (2010), Ếch, Nguyên Trần dịch, NXB Văn học B. Tài liệu

16. Giả Bình Ao (2002), Quê cũ, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thị Cẩm Anh (2008), “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn” tạp chí Nghiên cứu văn học, (10).

18. Vương Văn Anh (2005), Văn học hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thượng Hải, Nxb Văn học, Hà Nội.

19. Trần Lê Bảo (2009), “Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học (dẫn chứng từ nền văn học Trung Quốc), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (2). 8320. Tào Tuyết Cần (2011), Hồng Lâu Mộng, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

22. Phạm Tú Châu (1989), “Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết thời kì mới của Trung Quốc”, Tạp chí Văn học, (5).

23. Will Durant (2006), “Lịch sử văn minh Trung Hoa”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

24. Võ Nguyễn Bích Duyên (2011) “Cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

25. Đường Đắc Dương (2003), Cội nguồn văn hóa Trung Hoa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002) Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. N. A. Gulaiep (1982), Lí luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Bích Hải (2007), “Truyền thống “hiếu kỳ”  trong tiểu thuyết Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (6).

29. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.

31. Hồ Sĩ Hiệp (2002), Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kỳ mới, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

32. Hồ Sĩ Hiệp (2003), “Tiểu thuyết của Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ, (51).

33. Hồ Sĩ Hiệp (2004), “Đọc một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc dịch ra tiếng Việt”, Tạp chí Văn nghệ (51)

34. Đỗ Đức Hiểu chủ biên (2005), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 8435. Nguyễn Thị Vũ Hoài (2010), “Giấc mơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, //evan. vnespress. net/News/phe-binh/nghien-cuu/2010/08/3B9AEC37/.

36. Hoàng Thị Bích Hồng (2007), “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Tạp chí Sông Hương, (224).

37. Trần Quỳnh Hương (2007), “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu văn học, (12), tr. 79-92

38. Bùi Thị Thanh Hương (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh.

39. Đào Lưu (2008), “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (7)

40. Phương Lựu (2008), “Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật”, Tự sự học-Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Phần 2),.

41. M. Bakthtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Hồ Á Mẫn (2011), Giáo trình Văn học so sánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Phạm Xuân Nguyên, “Sự sinh, sự chết và sự sống: Đọc “Báu vật của đời”  của Mạc Ngôn”, // tanvien. Net/ds/ds_tresor_vie. Html.


Download luận văn thạc sĩ văn học: Đề tài nông thôn trong sáng tác của Mạc Ngôn

-----------------------------------

Video liên quan

Chủ đề