Mạng lưới sông ngòi của thành phố Hồ Chí Minh như thế nào

>> Những mẫu bản đồ có liên quan:

Do nằm ở vị trí hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều sông ngòi và kênh rạch. Đặc điểm này mang đến lợi thế gì cho thành phố trong khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng như phát triển giao thông đường thủy? Cùng làm rõ vấn đề này qua bản đồ sông ngòi TP Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông được thể hiện trên bản đồ TPHCM

Sông Đồng Nai

Trên bản đồ sông ngòi TP Hồ Chí Minh sông Đồng Nai được thể hiện nổi bật nhất. Đây là hệ thống sông lớn nhất của thành phố. Sông nội địa có chiều dài lớn nhất Việt Nam chính là sông Đồng Nai với chiều dài lên tới 586 Km. So với khu vực Nam Bộ, con sông này lớn thứ 2 chỉ sau sông Cửu Long với lưu vực 38.600 km2. Thượng nguồn sông Đồng Nai xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên. Nó uốn khúc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và TP. HCM và đổ ra biển Đông tại huyện Cần Giờ.

Quan sát trên bản đồ thành phố Hồ Chí Minh chúng ta thấy, sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai với quận 9, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ của TP. HCM. Nó cũng là ranh giới giữa huyện Tân Thành (Bà Rịa) với huyện Cần Giờ.

Sông Sài Gòn

Là phụ lưu của con sông Đồng Nai. Nó bắt nguồn từ tỉnh Bình Phước. Nó là ranh giới giữa Bình Dương và TP. HCM. Nó hợp lưu với sông Đồng Nai nhờ hệ thống kênh Rạp Chiếc và sau đó đổ ra biển. Sông Sài Gòn dài 256 Km. Khoảng 80 km chạy qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lưu lượng trung bình khoảng 54m3/s. Diện tích lưu vực 5.000 km2.

Sông Nhà Bè

Hợp lưu của sông Đồng Nai, Sài Gòn hình thành nên sông Nhà Bè. Nó chảy ra biển Đông nhờ ngả Soài Rạp và Gành Rái.

Ngoài các hệ thống sông chính như trên, quan sát trên bản đồ sông ngòi TP Hồ Chí Minh, chúng ta thấy TP.HCM có hệ thống các kênh rạch được hình thành như mạng nhện. Tiêu biểu các kênh: Bến Cát, Láng The, An Hạ, Cầu Bông, Bàu Nông, Bến Nghé, Rạch Tra, Kênh Tẻ, Nhiêu Lộc Thị Nghe, Kênh Đôi, kênh Tàu Hũ, Tham Lương….

Lợi ích của hệ thống sông ngòi thành phố Hồ Chí Minh

Lợi ích về kinh tế

Hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai và các kênh rạch cung cấp nguồn nước ngọt rất lớn cho sinh hoạt và tưới tiêu của người dân. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt chính của thành phố.

>> Ngoài bản đồ tphcm nếu bạn muốn mua bản đồ Việt Nam thì bạn có thể truy cập website: //bandothegioikholon.com/ để biết thêm chi tiết

Bên cạnh đó, các con sông này còn cung cấp rất nhiều tôm cá cho người dân nơi đây. Nó cũng tạo điều kiện cho hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản phát triển. Cải thiện đời sống người dân.

Việc chỉnh trang quang cảnh xung quanh các con sông cũng được thành phố chú trọng để tạo cảnh quan đẹp. Nó góp phần tạo nên thành phố xanh sạch đẹp với cảnh quan đa dạng.

Lợi ích về giao thông

Tìm hiểu bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy, thành phố đã tận dụng được lợi thế của các con sông để phát triển giao thông đường thủy. Các tuyến đường thủy vận chuyển hành khách liên tỉnh từ cảng Nhà Rồng đến cáng Cầu Đá của Vũng Tàu. Trên các con sông có tới 50 bến đò hoặc phà giúp hàng khách đi lại vô cùng thuận tiện. Phà Cát Lái là phà lớn nhất chuyển hành khách từ quận 9 đến huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và ngược lại.

Dễ thấy trên bản đồ sông ngòi TP Hồ Chí Minh tập trung nhiều cảng lớn có thể cho tàu cỡ quốc tế cỡ lớn neo đậu. Các cảng biển lớn là cảng Bến Nghé, Sài Gòn, Tân Cảng, Nhà Bè. Các cảng sông gồm có cảng sông Bình Đông, Bình Lợi, Bình Phước ,Tân Thuận….Trong đó cảng biển Sài Gòn là cảng lớn nhất Việt Nam. Các cảng này góp phần vận chuyển lưu lượng hàng hóa rất lớn, giúp hoạt động giao thương, kinh tế phát triển.

Hạn chế của các con sông thành phố Hồ Chí Minh

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế của hành phố, nhưng các con sông này cũng có hạn chế nhất định. Đa số các con sông tại Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông. Dao động này khiến cho mỗi ngày nước lên xuống 2 lần. Thủy triều dâng tràn vào các kênh rạch trong thành phố khiến cho nước bị nhiễm mặn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như việc tiêu thoát nước trong thành phố.

Hồ Dầu Tiếng được xây dựng trên sông Sài Gòn để điều tiết dòng chảy. Đồng thời hạn chế xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cung cấp nước cho vùng tây bắc thành phố và Tây Ninh, Long An. Tuy nhiên hồ này được xây dựng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy tự nhiên của con sông này.

Qua bản đồ sông ngòi TP. Hồ Chí Minh có thể thấy rằng thành phố có rất nhiều sông và kênh rạch. Sự đa dạng của hệ thống sông ngòi mang đến cho thành phố rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Đây là ưu ái mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố. Tuy nhiên những bất lợi mà nó mang đến cho con người cũng không hề nhỏ.

Nguồn bài viết: //bandothegioikholon.com/ban-do-song-ngoi-tp-ho-chi-minh-cap-nhat-moi-nhat/

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.

Sông Sài Gòn nhìn từ trên cao

Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.

Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố

Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.

Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.

Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.

Video liên quan

Chủ đề