Mang thai uống trà xanh không độ được không

Bà bầu uống trà xanh được không và uống thế nào là đúng cách?

(VOH) – Phụ nữ mang thai luôn được khuyên uống nhiều nước, thế nhưng với trà xanh thì sao? Bà bầu uống trà xanh được không và cần phải lưu ý điều gì nếu như muốn sử dụng loại thức uống này.

Trà xanh vốn được sử dụng như một loại thức uống tuyệt vời tốt cho sức khỏe con người. Dường như bất kỳ ai cũng có thể uống được trà xanh, chỉ cần uống đúng cách và không uống quá nhiều. Tuy nhiên, với bà bầu thì đây lại là vấn đề cần được quan tâm và tìm hiểu rõ ràng.

1. Bà bầu uống trà xanh được không?

Ngoài nước lọc - một loại thức uống đơn điệu, các mẹ bầu có thể thưởng thức được rất nhiều loại thức uống khác, trong đó có trà. Thực tế, uống trà đen hay trà xanh một cách vừa phải đều sẽ an toàn trong thai kỳ.

Vậy trong giới hạn là bao nhiêu được xem là an toàn khi bà bầu uống trà xanh? Rất nhiều ý kiến đã đưa ra rằng mẹ mẹ bầu không nên uống quá 2 tách trà xanh mỗi ngày, cụ thể là khoảng 3-5 gram trà xanh/ngày sẽ giúp đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Mang thai uống trà xanh không độ được không
Bà bầu có thể uống khoảng 1 - 2 ly trà xanh mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Chúng ta đều biết, bà bầu uống cà phê là không tốt cho thai kỳ, bởi trong cà phê có chứa caffeine. Tương tự, trong trà xanh cũng chứa cafein, tuy nhiên, lượng cafein trong trà xanh thấp hơn nhiều so với cà phê. Do đó, chỉ cần bà bầu uống trà xanh có chừng mực sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó cần lưu ý, trong tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu nên tránh dùng trà xanh vì loại thức uống này có hàm lượng catechin cao, có thể ngăn cản tế bào hấp thu đầy đủ axit folic, từ đó làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.

Xem thêm: Mách mẹ những thực phẩm giàu axit folic và cách bổ sung đúng khi mang thai

2. Bà bầu uống trà xanh có lợi ích gì không?

Bà bầu uống trà xanh có thể có lợi cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Trà xanh chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein cần thiết cho phụ nữ mang thai, do đó, nếu uống trà xanh trong giới hạn cho phép, mẹ bầu sẽ nhận được một số lợi ích sau đây:

2.1 Giúp điều hòa huyết áp

Phụ nữ mang thai rất sợ phải đối mặt với chứng tiền sản giật và tình trạng này thường có nguy cơ cao ở những người cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có thói quen uống 1 – 2 tách trà xanh mỗi ngày sẽ có thể giúp làm giảm nguy cơ đối mặt với tình trạng này bởi trà xanh sẽ giúp mẹ bầu điều hòa huyết áp.

2.2 Ngăn ngừa một số vấn đề tim mạch

Bà bầu uống trà xanh trong thai kỳ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh như: cao huyết áp, bệnh tim mạch hay ung thư. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và đây là một chất đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch.

2.3 Tăng cường hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa từ trà xanh có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, từ đó chống lại sự thay đổi tâm trạng liên quan đến thai kỳ.

Mang thai uống trà xanh không độ được không
Bà bầu uống trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể (Nguồn: Internet)

Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, trà xanh có thể tăng cường các tế bào T có nhiệm vụ điều tiết trong cơ thể chịu trách nhiệm giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Vì thế, bà bầu uống trà xanh có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật khi mang thai.

2.4 Giảm nhẹ các vấn đề về tiêu hóa

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu thường xuyên phải trải qua cảm giác đầy hơi, khó chịu, khó tiêu hay bệnh dạ dày. Thế những, với những mẹ bầu thích uống trà xanh thì những tình trạng này sẽ giảm bớt, bởi trà xanh có thể giúp làm dịu các chứng khó chịu kể trên.

2.5 Giúp tinh thần sảng khoái

Chất L-theanine trong trà xanh có tác dụng cải thiện tâm trạng, sảng khoái tinh thần.  Do đó, bà bầu uống trà xanh sẽ giúp giảm căng thẳng, lo lắng và stress hiệu quả.

Xem thêm: 6 cách giúp mẹ bầu ‘vượt qua’ tình trạng bị stress khi mang thai

3. Điều gì sẽ xảy ra khi bà bầu uống nhiều trà xanh?

Caffeine có trong trà xanh được xem là một chất không có lợi cho mẹ bầu. Cafein là chất kích thích có thể tự do đi qua nhau thai và đi vào máu của em bé. Tại đây bào thai sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hóa hoặc xử lý caffeine, nên các bác sĩ đã lo ngại về tác động của nó đối với sự phát triển của thai nhi.

Mang thai uống trà xanh không độ được không
Bà bầu uống nhiều trà xanh không có lợi cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Do đó, bà bầu tốt nhất không nên uống trà xanh quá mức quy định. Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với một số nguy cơ như:  

  • Sảy thai
  • Thai chết lưu
  • Sinh non
  • Trẻ nhẹ cân sau khi sinh
  • Dị tật bẩm sinh
  • Thiếu máu thai kỳ, trẻ sinh ra có thể bị thiếu máu bẩm sinh
  • Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em

Ngoài ra, vì cafein là chất kích thích, nên việc uống nhiều trà xanh có thể giúp mẹ bầu tỉnh táo, nhưng nó cũng có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn. Về lâu dài, bà bầu uống nhiều trà xanh sẽ thường xuyên sẽ rất dễ bị bồn chồn, khó ngủ hoặc ợ chua.

Hơn nữa, bà bầu uống trà xanh nhiều cũng sẽ gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần vì trà xanh cũng có chứa chất lợi tiểu.

4. Một số loại trà khác tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Nếu lo lắng thành phần cafein trong trà xanh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, bạn có thể lựa chọn uống trà thảo mộc.

Trà thảo mộc thường được làm từ lá, hạt, rễ hoặc vỏ của một số loại cây có tác dụng tốt cho cơ thể mẹ bầu như giúp tiêu hóa tốt, giảm âu lo, căng thẳng cũng như hạn chế tình trạng nghén trong thai kỳ.

Có rất nhiều loại trà thảo mộc trên thị trường ngày nay, và hầu hết chúng đều không chứa bất kỳ chất caffeine nào. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại trà làm từ bạc hà và gừng hay trà hoa cúc sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên tránh một số loại trà thảo mộc như trà lá xô thơm, trà mùi tây,... vì nó có thể gây tăng huyết áp, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Như vậy, trà xanh là loại trà mẹ bầu có thể sử dụng an toàn trong thai kỳ với điều kiện là uống đúng cách và không lạm dụng. Nếu lo lắng về những mối nguy hại từ trà xanh, mẹ bầu có thể chuyển sang các loại trà thảo mộc khác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên hữu ích.

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Pregnancy-safe tea - Trang babycenter (Cập nhật ngày 13/09/2021)
  2. Can I Drink Green Tea While Pregnant? - Trang healthline (Cập nhật ngày 13/09/2021)

Trà là một thức uống phổ biến được sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, uống trà khi mang thai lại được nghi vấn. Một số ý kiến cho rằng bà bầu uống trà không tốt cho em bé số khác thì phủ nhận lại. Vậy mang thai uống trà được không?

Tuy rằng các nghiên cứu chưa hoàn toàn xác định tác hại của cafein với phụ nữ có thai nhưng chất này được khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ. Dưới đây là hàm lượng cafein trong một số loại trà ( dung tích 240ml) cho bạn tham khảo:

  • Trà matcha: 60 -80mg
  • Trà ô long: 38 - 58mg
  • Trà đen: 47 - 53mg
  • Trà đóng chai: 47 - 53 mg
  • Trà anh 29 - 49mg

Cafein có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng lên chức năng gan của trẻ. Do vậy, cafein ngoài không tốt cho mẹ còn khiến con gặp bệnh về gan nếu suy giảm chức năng. Theo một số nghiên cứu, uống trà khi mang thai khiến tăng nguy cơ sinh non , hoặc trẻ nhẹ cân bị dị tật. Nếu không mau sử dụng hàm lượng thấp bạn cần tìm đến tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Theo một số phân tích, nếu bà bầu uống trà nạp vào cơ thể trên 300mg cafein nguy cơ sẽ tăng cao. Tuy nhiên một số ít do di truyền nhạy cảm với cafein có thể bị sảy thai dù uống dượi 300mg mỗi ngày. Các loại trà có hàm lượng cafein thấp hơn trong cafe nên mẹ bầu có thể sử dụng. Tuy không khẳng định sẽ ăn toàn tuyệt đối nhưng hầu hết là không ảnh hưởng quá lớn đến em bé và người mẹ.

Mang thai uống trà xanh không độ được không

Trong trà có chứa caffein nên không được khuyến khích sử dụng khi bạn đang mang thai

Theo bác sĩ , bà bầu uống trà thảo mộc sẽ tốt cho thai kỳ. Các loại trà thảo mộc thường được chiết xuất từ quả khô và một số dược thảo trong tự nhiên. Cũng vì thế loại trà này không chứa cafein và được coi là khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như

  • Sảy thai, sinh non: Nguy cơ này tăng lên khi trong trà có chứa các thành phần: thì là, linh lăng, lưu ly, cam thảo, xạ hương, rau má, nhũ hương, hoa cúc,
  • Làm tăng lượng máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Rau má, trầm hương
  • Gây dị tật bẩm sinh: Rau má, lưu ly

Hơn thế nữa, một số ít xuất hiện buồn nôn hay tiêu chảy khi uống trà có chứa lá bạch đàn. Trà hoa cúc theo một số nghiên cứu cho biết gây ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé. Do phụ nữ mang thai sử dụng thuốc bổ nên có những trường hợp gặp nguy hiểm khi lá trà kết hợp với thuốc. Do vậy khi uống trà thảo mộc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Trà nếu không thông qua kiểm định rõ ràng hay quản lý nghiêm ngặt sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Không chỉ bà bầu uống trà gặp nguy hiểm mà người bình thường cũng có thể bị ngộ độc trà. Theo nghiên cứu phụ nữ tăng lượng chì trong máu 6 - 14% nếu uống trà xanh và trà thảo mộc trong 3 tháng đầu. Tuy rằng không phải con số quá lớn nhưng bạn đừng chủ quan với việc uống trà khi mang thai.

Đôi khi vì các loại trà tự chế manh nha nên việc công bố chính xác những thành phần cấu tạo dễ bị bỏ qua. Chính vì vậy khi bạn sử dụng trà không biết rõ nguồn gốc sẽ gây nguy hại đến sức khỏe. Đặc biệt là thói quen mua hàng với khối lượng lớn cần được giảm thiểu để thai phụ và em bé luôn an toàn

Mang thai uống trà xanh không độ được không

Trà không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều rủi ro tới sức khỏe của mẹ và bé

Tuy rằng chưa có thông tin nào cấm phụ nữ mang thai sử dụng cafein nhưng không được vượt quá 300 mg mỗi ngày. Nếu bạn có dấu hiệu nhạy cảm với cafein thì nên hạ xuống dưới 100mg cafein/ ngày. Khi nhắc đến thảo phần lớn nghiên cứu được thực hiện bởi chuyên gia y tế luôn khuyên phụ nữ hạn chế tiêu thụ những loại thảo mộc gây ra tác dụng.

Để loại bỏ những diễn biến xấu nguy hiểm cho sức khỏe bạn cần lựa chọn thương hiệu trà uy tín để sử dụng, Hãy nhớ không mua tại các cửa hàng không có thương hiệu hay nhãn mác bao bì đúng chuẩn. Quan trọng hơn là tránh mua nhiều để bị người bán trộn thêm vài chất vào trà.Theo phân tích nếu trà bạn dùng chứa một hay một số thành phần sau sẽ không gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai.

Trà từ lá mâm xôi được cho là an toàn cho cơ thể của bạn. Khi sử dụng có thể giảm bớt thời gian chuyển dạ hỗ trợ tử cung sinh nở tốt hơn.

Bạc hà được dùng để điều trị đầy hơi. buồn nôn hay ợ chua.Tuy nhiên những cống

Theo khoa học thì gừng là một thực vật có tính ấm khá tốt với phụ nữ đang mang thai.Nếu tiêu thụ không quá 1g khô mỗi ngày bạn sẽ hạn chế được những khó chịu khi ốm nghén

Đây là một loại thảo dược làm giảm lo lắng, khó chịu bất ngủ. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói đến công dụng và sự an toàn do họ không nhìn nhãn mác bao bì.

Tuy rằng những thành phần kể trên cũng có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Tốt nhất là dùng sau 12 tuần để thai ổn định hơn và giảm bớt nguy hiểm từ trà đến sức khỏe.

Như vậy với những thông tin trên bạn đã biết mang thai uống trà được không. Mọi vấn đề cần giải đáp bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ tư vấn để bảo vệ bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, parents.com

XEM THÊM: