Mặt thứ 2 vấn đề cơ bản của triết học là sự phản chia các học thuyết triết học thành

• Là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại, quy định lẫn nhau.

• Tại sao mối quan hệ lại là vấn đề cơ bản của triết học ?

Vì 3 lí do sau:

1. Giải quyết giữa mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trở thành tiền đề, xuất phát điểm của bất kì trường phái học thuyết nào, tri thức triết học nào.

2. Bất kì một học thuyết triết học nào, một trường phái triết học nào dù muốn hay không muốn, dù cách này hay cách khác đều phải giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, có thể đúng hoặc sai, trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn phải xung quanh mối quan hệ đó.

3. Ăng-gen đã chứng minh và khẳng định rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đã trở thành vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại.

• Vấn đề cơ bản triết học bao gồm 2 mặt tạo thành một chỉnh thế, không thể tách biệt nhau được.

– Mặt thứ nhất là vấn đề xác định giữa quan hệ vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

– Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không.

• Tùy thuộc vào cách giải quyết mặt thứ nhất và mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học mà hình thành nên các trường phái triết học khác nhau.

A. Mặt thứ nhất: ( Bản thể luận) hình thành hai trường phái là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

a) Chủ nghĩa duy vật.

* Là một học thuyết thừa nhận và chứng minh rằng vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh vật chất.

* Chủ nghĩa duy vật chia làm 3 dạng phái:

– Dạng phái 1: Chủ nghĩa duy vật ngây thơ, chất phác. Những kết luận, những quan điểm mà họ đưa ra chỉ chủ yếu dựa vào khả năng quan sát thực tế, trực tiếp sự vật sự việc mà chưa có căn cứ cơ sở khoa học. Những quan điểm, kết luận của nhà triết học ngây thơ cổ đại nói chung là đúng nhưng chưa đầy đủ sâu sắc và chưa mang tính hệ thống.

– Dạng phái 2: Chủ nghĩa duy vật siêu hình. Xem xét đánh giá sự vật một cách hoàn toàn cô lập, tách rời với các sự vật khác. Do vậy chưa phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật mà có khi còn làm méo mó bản chất của sự vật.

– Dạng phái 3: chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bằng các tư duy biện chứng, bằng các phương pháp biện chứng khi xem xét và đánh giá sự vật do sự phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng do vậy đã phản ánh đầy đủ sâu sắc của sự vật hiện tượng. Chính Các-Mác và Ăng-gen đã sang lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b) Chủ nghĩa duy tâm.

* Là một học thuyết thừa nhận và chứng minh rằng ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất, vật chất phản ánh ý thức.

* Chủ nghĩa duy tâm chia làm 2 dạng phái:

– Dạng phái thứ nhất: chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thế giới tinh thần ( ý niệm) tồn tại trước con người, nó vĩnh hằng, hoàn mĩ, luôn luôn vận động và biến đổi trong quá trình “ tha hoá” của nó mà hình thành nên thế giới hiện thực của chúng ta, thế giới ý niệm là cái hình còn thế giới hiện thực là cái bóng.

– Dạng phái thứ hai: chủ nghĩa duy tâm chủ quan được coi là ý thức chủ quan của mỗi con người và theo họ thế giới hiện thực này là cảm giác “ phức hợp” của con người, khi cảm giác của con người không còn thì thế giới biến mất.

* Cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật được gọi là trường phái nhất nguyên luận bởi vì họ đều công nhận để hình thành thế giới hoặc là vật chất hoặc là ý thức.

B. Mặt thứ hai: (Nhận thức luận) [ Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? ]

Hai quan niệm:

a) Quan niệm thứ nhất: Khả tri luận của đại bộ phận các nhà triết học kể cả những nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật và duy tâm nhưng phần lớn là những nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật thì cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới tuy nhiên khả năng nhận thức lại khác nhau.

– Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng nhận thức của con người chẳng qua là quá trình hồi tưởng lại của linh hồn bất tử bởi họ quan niệm rằng con người gồm hai phần là phần xác và phần hồn.

– Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì cho rằng tri thức là cái có sẵn dưới dạng bẩm sinh, vấn đề là chủ thể chúng ta phải tại ra điều kiện để tri thức bộc lộ.

– Những người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì cho rằng tri thức nhất thiết không phải là cái có sẵn dưới dạng bẩm sinh mà tri thức là kết quả quá trình hoạt động thực tiễn và quá trình hoạt động nhận thức. Và quá trình nhận thức là quá rình lâu dài, phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, đi từ cái không biết đến cái biết, đi từ cái biết ít đến cái biết nhiều. Khả năng nhận thức của mỗi con người là hữu hạn, nhưng khả năng của cả loài người từ thế hệ này sang thế hệ kia là vô hạn. Do vậy con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được sự vật, và tri thức hình ảnh chúng ta về thế giới đúng là sự phản ánh chân thực của thế giới sinh động đó.

b) Quan niệm thứ hai: Bất khả tri là một bộ phận ít các nhà triết học kể cả những nhà triết học duy vật lẫn duy tâm, nhưng chủ yếu là những nhà triết học duy tâm.

– Họ cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới và theo họ con người chỉ nhận biết được cái bề ngoài, cái hiện tượng còn cái bên trong bản chất của sự vật thì họ không nhận biết được, bởi vì theo họ bản chất sẽ bộc lộ khi gặp điều kiện thích hợp trong mỗi điều kiện thích hợp tương thích.

• Kết luận.

– Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật là cuộc đấu tranh lâu dài nhất, quyết liệt nhất giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật với đại biểu Đêmôcrít và Platôn.

– Chính vì việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học khác nhau mà hình thành nên các trường phái triết học khác nhau.

– Khi nghiên cứu triệt để vấn đề cơ bản của triết học thì sẽ giúp ta có căn cứ, cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng mê tín dị đoan.

Với thế giới ngày càng đi lên hiện nay, có rất nhiều khái niệm liên quan đến triết học không khỏi làm chúng ta bỡ ngỡ và khó để hiểu đúng không? Vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì? Nội dung của nó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về triết học cho các bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Triết học là gì?

Triết học là hệ thống những câu hỏi và những giải đáp của con người về thế giới xung quanh cũng như vai trò của con người ở trong thế giới ấy. Triết học lý giải những thắc mắc về sự tồn tại của con người và sự vật, cũng như giải thích được những yếu tố về ý thức và giá trị của con người.

Mặt thứ 2 vấn đề cơ bản của triết học là sự phản chia các học thuyết triết học thành

Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học

Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học 

Xuyên suốt trong lịch sử phát triển của Triết học, vấn đề cơ bản nhất của triết học là tập trung lý giải sự tồn tại của ý thức và vật chất, đây được xem là vấn đề cơ bản nhất. Bởi vì muốn biết được sự khác nhau giữa các học thuyết triết học như thế nào thì điều trước tiên chúng ta cần phải làm rõ được việc nhận thức thế giới ở trong chúng ta và thế giới thực khác nhau như thế nào. 

Ngoài ra, nhờ vào sự giải đáp của vấn đề này mà chúng ta mới có thể lý giải được những thắc mắc còn lại về triết học trong cuộc sống của chúng ta như phân chia triết học ở quá khứ và ở hiện tại và các vấn đề khác.  Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

Mặt thứ nhất:

Trả lời cho câu hỏi: “Vật chất hay ý thức, giới tự nhiên hay tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?”

Để giải đáp cho câu hỏi này, người ta đã đưa ra hai lý luận hoàn toàn trái ngược nhau: 

  • Một số ý kiến về triết học cho rằng yếu tố vật chất xuất hiện trước và ý thức xuất hiện sau cho nên đã hình thành một khái niệm riêng về chủ nghĩa duy vật
  • Tuy nhiên, những ý kiến khác lại cho rằng yếu tố ý thức xuất hiện trước và vật chất ra đời sau. Vì vậy mà đã hình thành nên những khái niệm về chủ nghĩa duy tâm.

Mặt thứ hai:

Trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?”

Ở câu hỏi này, dựa vào sự khác biệt ý kiến ở mặt thứ nhất  mà các nhà triết học cũng chia thành hai tư tưởng lý giải như sau:

  • Những người thiên về chủ nghĩa duy vật thì cho rằng con người có thể nhận thức được về thế giới xung quanh và sự nhận thức này phản ánh lại một cách khách quan về thế giới vào trong suy nghĩ của con người.
  • Những người thiên về chủ nghĩa duy tâm cũng cho rằng con người có thể nhận thức về thế giới. Tuy nhiên, sự nhận thức này là khả năng tự nhận thức của con người và nó có giới hạn.

Mặt thứ 2 vấn đề cơ bản của triết học là sự phản chia các học thuyết triết học thành

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết tiểu luận triết học chi tiết nhất

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học lí luận theo chủ nghĩa duy vật

Theo các nhà triết học thiên về chủ nghĩa vật chất, họ quan điểm rằng vật chất xuất hiện trước yếu tố ý thức. Cho nên, họ tin rằng những gì đang tồn tại đều là vật chất và tất cả đều được tạo thành từ vật chất, những gì xảy ra trên thế giới này là thành quả của tự kết hợp giữa vật chất với nhau.

Các nhà triết học chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy vật đã hình thành và phát triển qua 3 hình thức đó chính là chủ nghĩa duy vật cổ đại (chủ nghĩa duy vật chất phác), siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 

  • Chủ nghĩa duy vật chất phác : Đây là một loại hình thức chủ nghĩa duy vật hình thành từ thời kỳ cổ đại tại cả ba trung tâm văn hóa lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Có thể nói, chủ nghĩa duy vật cổ đại là kết quả nhận thức của các nhà Triết học duy vật thời cổ đại. Ở hình thức này, các lý luận triết học về thế giới cơ bản còn mang tính chất cảm tính, ngây thơ bởi những quan điểm cũng như lý giải của nhà triết học còn mang nặng tính trực quan.
  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỷ XVII - XVIII): Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức kế thừa và phát triển lên của chủ nghĩa duy vật chất phác. Ở thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được xây dựng nhằm chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo của giai cấp phong kiến.
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Có thể nói, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức ưu việt nhất: kế thừa, phát huy những tinh hoa đồng thời khắc phục những hạn chế của các hình thức chủ nghĩa duy vật đi trước. Nó được xây dựng dựa trên cơ sở lý giải một cách khoa học về ý thức, vật chất và mối quan hệ của vật chất và ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được các nhà triết học như C. Mác, Ăngghen đặt nền móng để Lenin phát triển cũng như hoàn thành nó. 

Mặt thứ 2 vấn đề cơ bản của triết học là sự phản chia các học thuyết triết học thành

3 Hình thức của chủ nghĩa duy vật

(Bên cạnh 3 hình thức chính, chủ nghĩa duy vật bao gồm thêm một số dạng như: Chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa duy vật kinh tế, đại biểu Buykhơnơ, Môlet Sốt…)

Mac-Lênin đã cho rằng, yếu tố chủ nghĩa duy vật đang là một yếu tố quyết định hướng đi cho nhận thức của con người về thế giới, giải thích về vai trò của con người ở trong thế giới. Những khía cạnh của triết học Mác-Lênin được xem là một cột mốc để từ đó nghiên cứu về con người cũng như lịch sử. Đây là một dấu mốc để đánh dấu về sự phát triển và tồn tại của con người, khẳng định rằng con người là những yếu tố làm nên lịch sử. Triết học Mác-Lênin hoàn thiện đã góp phần làm rõ nhận thức về triết học và yếu tố khoa học, hai yếu tố này có mối liên hệ với nhau, triết học thì tạo ra những cách thức đúng đắn để cho khoa học ngày càng đi lên và ngược lại.

Vấn đề cơ bản của triết học lí luận theo chủ nghĩa duy tâm 

Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa duy vật, các nhà triết học thiên về chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng, ý thức là yếu tố xuất hiện trước và nó mang tính quyết định cho yếu tố vật chất. Theo chủ nghĩa duy tâm, các nhà triết học chỉ ra rằng nó được ra đời từ sự nhận thức, họ cho rằng giữa chủ nghĩa duy tâm và sự ra đời của tôn giáo có mối liên kết chặt chẽ với nhau. 

Chủ nghĩa duy tâm được chia thành hai giai đoạn khác nhau đó là chủ nghĩa duy tâm mang tính chủ quan và khách quan.

  • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì cho rằng những chuyện xảy ra trên thế giới đều phụ thuộc vào nhận thức và cảm  nhận của con người. Cụ thể là một nhà triết học người Anh tên Gioócgiơ Béccli đã chỉ ra rằng vật chất trên thế giới này nó tồn tại một cách riêng lẻ và việc đưa ra những lý giải về vật chất là gì đều không  có lợi ích gì bởi vì đơn giản nó chỉ là một cái tên gọi. Ông cho rằng, Những vật chất tồn tại trong cuộc sống của chúng ta là hoàn toàn do chúng ta cảm giác, ông lấy ví dụ điển hình như, chúng ta nhìn thấy chiếc bàn, chiếc ghế có hình dạng gì, màu sắc gì sở dĩ là do những nhận thức về cảm giác của chúng ta mà thôi chứ thực ra chúng không tồn tại.  
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan lại cho rằng ý thức khách quan xuất hiện trước và nó tồn tại một cách độc lập. Theo nhà triết học Platon, ông quan niệm rằng các sự vật xung quanh chúng ta là một vòng tuần hoàn, chúng sinh sống rồi mất đi và cứ thế, không mang tính chân thực. mặt khác ông cho rằng tồn tại một thế giới mang tính không cảm tính, nó mang tính chân thực.

Trên đây là một số thông tin về khái niệm, nội dung vấn đề cơ bản của triết học là gì?. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc.