Mẫu đơn chuyển quyền sử dụng đất

Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình cần được công chứng chứng thực nếu không sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro pháp lý sau này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.

Mẫu đơn chuyển quyền sử dụng đất
Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình theo quy định của pháp luật

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN ĐỔI ĐẤT GIỮA HAI GIA ĐÌNH

Mục Lục

  • Đơn đổi đất giữa hai gia đình cần bao gồm những nội dung nào?
    • Nội dung mẫu đơn
    • Các lưu ý hồ sơ kèm theo
  • Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn đổi đất giữa hai gia đình

Đơn đổi đất giữa hai gia đình cần bao gồm những nội dung nào?

Mẫu đơn chuyển quyền sử dụng đất
Đơn đổi đất giữa hai gia đình phải đầy đủ nội dung theo quy định

Nội dung mẫu đơn

Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
  • Tài sản trao đổi (cần mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản trao đổi và đưa ra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi);
  • Phương thức trao đổi tài sản (tùy theo thỏa thuận của các bên);
  • Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch của tài sản;
  • Quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi;
  • Việc nộp thuế và lệ phí công chứng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Cam đoan của các bên;
  • Điều khoản công nhận (điều khoản cuối cùng, cam kết của các bên);
  • Hiệu lực của hợp đồng;
  • Lời chứng của công chứng viên;
  • Chữ kí xác thực của các bên.

Các lưu ý hồ sơ kèm theo

Các lưu ý hồ sơ như sau:

  • Tài sản đưa ra trao đổi cần đáp ứng điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất mà luật quy định, không xuất hiện tranh chấp hoặc bị kê biên đảm bảo thi hành án.
  • Hiệu lực của hợp đồng cần phải quy định rõ một mốc thời gian cụ thể để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, tránh xảy ra tình trạng trì trệ, nhằm mục đích kéo dài thời gian thực hiện.
  • Lời chứng của công chứng viên là phần bắt buộc khi mang hợp đồng hoán đổi tài sản đi công chứng chứng thực, làm gia tăng giá trị pháp lý của hợp đồng và tính xác thực cao hơn.

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn đổi đất giữa hai gia đình

Mẫu đơn chuyển quyền sử dụng đất
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn đổi đất giữa hai gia đình

  • Nộp hồ sơ.
  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
  • Soạn thảo và ký văn bản.
  • Ký giấy chứng nhận.
  • Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng.
  • Nộp phí công chứng/ thù lao công chứng.
  • Nhận hợp đồng hoán đổi tài sản có chứng nhận của tổ chức công chứng để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật.

>> Chi tiết xem thêm bài liên quan tại đây: Hướng dẫn làm thủ tục hoán đổi đất đai đúng luật

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn hoán đổi đất giữa hai gia đình, nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, vui lòng liên hệ theo hotline 1900 63 63 87 để được chuyên viên tư vấn luật của Công ty Luật Long Phan hỗ trợ. Xin chân thành cám ơn.

Tặng cho đất giữa bố mẹ và con cái diễn ra khá phổ biến. Vậy cần trình bày mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất như thế nào? Sau đây, ACC xin cung cấp mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất dành cho những người có nhu cầu sử dụng.

Mẫu đơn chuyển quyền sử dụng đất
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con

Nội dung bài viết:

  1. 1. Mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định
  2. 2. Mẫu đơn đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định
  3. 3. Một số câu hỏi thường gặp
    1. Quyền sử dụng đất là gì?
    2. ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong thời gian bao lâu?
    3. Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
    4. Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
  4. 4. Cách thức liên hệ khi tư vấn về mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất của ACC?

1. Mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định

Hiện nay, hầu như bố mẹ thường tặng cho con cái của mình quyền sử dụng đất để con có thể “an cư lập nghiệp”. Vậy mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất hay nói cách khác mẫu đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con trình bày như thế nào cho đúng quy định? Sau đây, ACC xin cung cấp mẫu đơn tặng cho đất để bạn tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

HỢP ĐỒNG

TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tại địa chỉ: Số ……………………………………………….…………..

Hôm nay, ngày …… tháng …….. năm …….. tại …………, chúng tôi gồm có:

BÊN TẶNG CHO: ( Bên A)

Ông/Bà: …………………, sinh năm ……………………………………

CMND số …………. do Công an…………… cấp ngày ……………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………..………..…..

BÊN NHẬN TẶNG CHO: ( Bên B)

Ông …………………., sinh năm …………………………………………..

CMND số …………. do Công an…………… cấp ngày …………….. 

và vợ là bà …………………. …… sinh năm …………………………….

CMND số …… do…………..cấp ngày ……………………………

Hộ khẩu thường trú tại số ……………………………………………….…

Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất với những điều khoản đã được hai bên bàn bạc và thoả thuận như sau:

Điều 1. Quyền sử dụng đất tặng cho:

1.1. Quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số ……………… thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên A theo “Giấy chứng nhận …………………” số …………., số vào sổ cấp GCNQSD đất/hồ sơ gốc số: ………. do UBND ….. cấp ngày …………..

1.2. Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý tặng cho và Bên B đồng ý nhận tặng cho toàn bộ diện tích quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận nói trên với các đặc điểm sau:

– Thửa đất số: ……………………………………………………………………

– Tờ bản đồ số:………………………………………………………………….

– Địa chỉ thửa đất: ………………………………………………………………

– Diện tích: …………………….. m2 (…………………………………… mét vuông)

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: ………………………. m2 (……………………..mét vuông)

+ Sử dụng chung: ………………………m2 (……………………..mét vuông)

– Mục đích sử dụng:……………………………………

– Thời hạn sử dụng:…………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng:…………………………………

Điều 2. Giao nhận quyền sử dụng đất và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất

2.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất đúng như hiện trạng nói trên cùng toàn bộ bản chính giấy tờ về quyền sử dụng đất cho Bên B.

Việc giao nhận đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất do hai bên lập thành biên bản giao nhận giấy tờ quyền sử dụng đất.

2.2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

Người mất không để lại di chúc thì chia thừa kế thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Chia thừa kế theo pháp luật

Điều 3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Pháp luật.

Điều 4. Cam kết chung của các bên:

4.1. Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

a/ Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b/ Thửa đất thuộc trường hợp được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật;

c/ Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Quyền sử dụng đất nói trên thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên A, không có tranh chấp khiếu kiện;

– Quyền sử dụng đất không bị ràng buộc dưới bất cứ hình thức nào bởi các việc: Thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc kê khai làm vốn của doanh nghiệp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Không bị ràng buộc bởi bất cứ một quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hạn chế quyền của chủ sử dụng đất.

– Việc tặng cho quyền sử dụng đất này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào khác.

d/ Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

e/ Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này;

4.2. Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

a/ Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b/ Bên B đã tự xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất đã nêu trong Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;

c/ Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

d/ Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này;

4.3. Bên A và Bên B cùng cam đoan:

Đặc điểm về quyền sử dụng đất tặng cho nêu tại Hợp đồng này là đúng với hiện trạng thực tế.

Điều 5. Điều khoản chung:

Bản Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được hai bên lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên và chỉ được thực hiện khi Bên nhận tặng cho chưa đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này.

Hợp đồng được lập thành 02 bản. Mỗi bên giữ 01 bản

BÊN TẶNG CHO
(Ký, ghi rõ họ và tên)BÊN NHẬN TẶNG CHO
(Ký, ghi rõ họ và tên)

2. Mẫu đơn đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định

– Theo quy định của Luật Đất đai 2013: Khoản 15, Điều 3 quy định “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.”

– Những trường hợp phải đăng ký đất đai:

Khoản 4 của Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp phải thực hiện đăng ký đất đai:

Đăng ký biến động đất đai được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

“a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;“

Theo quy định trên, sau khi tiến hành thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất thì bên nhận tặng cho cần phải đăng ký biến động đất đai theo quy định. Vậy mẫu đơn đăng ký quyền sử dụng đất quy định như thế nào?

Theo Mẫu số 04a/ĐK Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ địa chính đã quy định rõ mẫu đơn đăng ký quyền sử dụng đất. Do đó, cần phải điền rõ thông tin vào mẫu đơn và thực hiện quy trình đăng ký đăng đai theo đúng quy định.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những gì? Nộp hồ sơ ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ? Mời bạn theo dõi bài viết Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3. Một số câu hỏi thường gặp

Quyền sử dụng đất là gì?

Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho… từ chủ thể có quyền.

ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong thời gian bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể..

4. Cách thức liên hệ khi tư vấn về mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất của ACC?

Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.

Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.

Tư vấn trực tiếp qua Zalo: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 084.696.7979 để được tư vấn.

>>Mẫu đơn tố cáo

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!