Mẹ bầu ăn măng có tốt không

Có thể nói có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng và đôi khi đó là những món ăn yêu thích của mẹ bầu. Vậy để yên tâm thì chúng ta cùng đi tìm hiểu xem chuyên gia nói gì về vấn đề: “ Mẹ bầu ăn măng được không?” nhé!

1.1. Lời giải đáp của chuyên gia

Khi mang thai mẹ bầu thường bất chợt thèm một món ăn nào đó và lo ngại chúng có ảnh hưởng xấu đến em bé không. Hoặc bà bầu lỡ ăn một món được cho là không tốt cho sức khoẻ như măng thì ngay lập tức những câu hỏi mẹ bầu ăn măng được không, có tốt không? sẽ xuất hiện.

Mẹ bầu có thể ăn măng khi đã được chế biến cẩn thận

“Mẹ bầu ăn măng được không?” - các chuyên gia giải đáp: Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn măng. Mẹ bầu có thể ăn các loại măng như: măng khô, măng tươi, và măng đóng hộp nếu như biết ăn cách sơ chế và ăn vừa đủ. Cụ thể là mẹ bầu chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 bữa măng trong một tuần và trong mỗi bữa ăn chỉ được ăn tối đa 200g.

1.2. Liệu măng có ảnh hưởng đến bé yêu

Mặc dù chuyên gia đã giải đáp thắc mắc “Mẹ bầu ăn măng được không?” nhưng mẹ bầu vẫn cảm giác không an toàn khi ăn loại thực phẩm này. Mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé, bởi đây là thực phẩm đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu đấy. Trong măng chứa nhiều vitamin A, vitamin E và một số khoáng chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu:
- Tốt cho hệ tim mạch:
Măng là nguồn chất xơ vô cùng dồi dào, và chất xơ sẽ giúp loại bỏ cholesterol xấu. Vì vậy, bà bầu ăn măng có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch.
- Cải thiện khả năng miễn dịch:
Măng có tính kháng khuẩn, bổ sung măng vào thực đơn hàng ngày cũng là cách giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp cơ thể bà bầu chống lại bệnh tật rất hiệu quả, đặc biệt là cảm lạnh và cảm cúm. Thời điểm giao mùa là thời điểm thích hợp để ăn măng.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Mẹ bầu ăn măng được không? Bà bầu thường xuyên bị táo bón thì nên ăn măng nhé (nhưng mỗi bữa chỉ nên ăn tốt đa 200 gam thôi nhé). Việc bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn uống, bao gồm cả măng khô và măng tươi là vô cùng cần thiết. Măng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp chống táo bón và hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa rất hiệu quả.

Măng là nguồn chất xơ tuyệt vời cho mẹ bầu

- Kiểm soát cân nặng
Cung cấp nhiều chất xơ nhưng lại chứa ít chất béo và calo nên khi ăn măng bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, khi mẹ bầu mang thai thì việc tăng cân là điều hiển nhiên, vì thế bà bầu hãy cứ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đừng quá kiêng khem nhé!
- Ngăn ngừa ung thư
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa và phân hủy các gốc tự do nên có tác dụng phòng ngừa một số bệnh ung thư.

2. Cách ăn măng đúng cách

Mẹ bầu ăn măng được không? điều này còn phù thuộc vào việc lựa chọn, sơ chế và lượng măng mẹ bầu ăn. Để tận dụng hết lợi ích của loại thực phẩm này, bà bầu cần lưu ý ăn măng đúng cách.
- Không ăn quá nhiều măng: Chưa có dữ liệu khoa học nào giải thích tác hại của việc ăn quá nhiều măng đối với bà bầu và thai nhi. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu được ăn măng nhưng với lượng vừa phải.
- Sự thật là trong măng có chứa độc tố. Cụ thể là, măng có chứa glycosid, khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric, gây nguy cơ ngộ độc cho người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều mẹ bầu rất thắc mắc mẹ bầu ăn măng được không và chất độc này có ảnh hưởng đến bé không?

Loại bỏ vỏ và luộc măng để giảm bớt độc tố

Các chuyên gia nói mẹ bầu có thể ăn măng bởi, khi bạn nấu măng hàm lượng glycosid sẽ giảm đi rất nhiều, từ 32mg chỉ còn 2,7mg và trong măng có khoảng 10mg glycosid. Vì vậy, măng mẹ bầu nên ăn là măng đã được nấu chín.
- Bà bầu hạn chế ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong giai đoạn này cơ thể người mẹ rất nhạy cảm, vì có nhiều thay đổi trong cơ thể. Ăn măng lúc này có thể gây khó tiêu, cơ thể chuyển hóa sắt quá mức, nguy cơ rối loạn chuyển hóa do tác dụng của glycosid trong măng.
- Bà bầu có vấn đề về tiêu hóa cũng nên tránh ăn măng trong thai kỳ.
- Hướng dẫn cách sơ chế, nấu và ăn măng đảm bảo an toàn sức khỏe cho bà bầu và thai nhi:
+ Trước hết, bà bầu cần lưu ý chọn mua măng an toàn: nên mua măng tươi, có mùi thơm, trơn và không có đốm. Không mua chồi trắng hoặc măng vàng đã được xử lý trước, rất có thể đã được ngâm tẩm hóa chất.
+ Giảm độc tố trong măng bằng cách:
Măng cạo sạch lớp vỏ ngoài, cắt miếng nhỏ rồi ngâm măng trong nước qua đêm. Sau khi ngâm qua đêm, rửa sạch măng và luộc chín. Mở vung khi nấu măng. Sau khi luộc cần ngâm và rửa sạch trước khi tiếp tục chế biến.

Mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn 1 - 2 bữa măng

+ Bà bầu không nên mua măng đã sơ chế sẵn ở chợ vì có thể không được sơ chế kỹ và chứa nhiều độc tố.
Khi ăn măng nên nhai kỹ và nuốt từ từ sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa chất xơ trong măng, giảm nguy cơ đầy bụng sau khi ăn.

3. Lời khuyên cho mẹ bầu về dinh dưỡng

Ngoài những lời giải đáp cho thắc mắc Mẹ bầu ăn măng được không?, bài viết còn muốn chia sẻ thêm về dinh dưỡng cho bà bầu:
- Bà bầu nên ăn gì và kiêng ăn gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn đó là: Các thực phẩm có chứa chất kích thích, thực phẩm trước đó mẹ bầu bị dị ứng, những đồ ăn nhanh và bánh kẹo ngọt. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ăn những loại thực phẩm mình thích với lượng vừa phải để bổ sung đầy đủ dưỡng chất bé cần.
- Chú ý bổ sung thêm các vi chất:
+Phụ nữ mang thai cần bổ sung axit folic khi đang cố gắng thụ thai hoặc khi mới biết mình có thai để giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Việc bổ sung axit folic có thể được tiếp tục cho đến hết ba tháng đầu của thai kỳ.
+ Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ tuần hoàn, hệ cơ, hệ thần kinh của bà bầu và thai nhi hoạt động tốt. Nhưng nếu chỉ bổ sung canxi từ thực phẩm là không đủ. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung thêm canxi cho bà bầu từ bên ngoài.

Bổ sung canxi cho bà bầu và chất khác để có thai kỳ khỏe mạnh

+ Khi mang thai, lượng máu của mẹ tăng lên 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần cung cấp 1000 mg sắt mỗi ngày để tăng lượng máu cho mẹ, cung cấp đủ máu cho thai nhi, bù đắp lượng máu mất đi khi sinh.
+ Tăng cường bổ sung vitamin D nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ bầu thiếu vitamin D sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiền sản giật.

Xem thêm: Cách uống canxi cho bà bầu an toàn

Hi vọng những chia sẻ trên đã giải đáp được thắc mắc “Mẹ bầu ăn măng được không? Với bất cứ loại thực phẩm nào thì mẹ cũng nên ăn một lượng vừa phải và cân đối các loại thực phẩm trong một bữa ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng chú ý bổ sung thêm một số chất quan trọng như canxi, sắt, axit folic để thai nhi có nền tảng phát triển tốt nhất.

Chủ đề