Memo posted interest from acct là gì

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.
Find sources: "Memo posting" – news · newspapers · books · scholar · JSTOR
(December 2011) (Learn how and when to remove this template message)

Memo-posting is a term used in traditional computerized banking environments where batch processing is employed. It represents temporary credit or debit transactions/entries made to an account for which the complete posting to update the balance will be done as part of EOD (end-of-day) batch processing. The temporary transaction created as part of the memo-posting will be reversed/removed after the actual transaction is posted in batch processing. Some modern banking systems implement real-time posting.

Examples:

  • A customer receives an electronic credit to his account with the current day as the effective date. The actual transaction for this entry will be made at EOD in batch posting. In order for him to access the electronic credit for which he is eligible, the bank creates a temporary "memo" credit to increase the balance available (withdrawal). Later, this entry will be removed as part of the EOD batch process.
  • The actual transaction to record a withdrawal using ATM will be posted to accounts in the EOD batch. In order to prevent a customer from overdrawing his account later in the day, the amount of the cash withdrawal is memo-posted as a charge to his account until the transaction actually posts in the batch update that evening.

Retrieved from "//en.wikipedia.org/w/index.php?title=Memo_posting&oldid=860983252"

Ảnh minh họa. (Ảnh: Vietnam+)

Gần đây, cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo tinh vi, phức tạp trong lĩnh vực tài chính khiến các nạn nhân dù đề phòng vẫn sập bẫy. 

Cẩn thận với tài khoản "bỗng dưng có tiền"

Gần đây, cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo tinh vi, phức tạp trong lĩnh vực tài chính khiến các nạn nhân dù đề phòng vẫn sập bẫy. Dường như số vụ lừa đảo này tỷ lệ thuận với tác động tiêu cực từ diễn biến dịch COVID-19 đến nền kinh tế.

Theo Bộ Công an, lợi dụng giãn cách xã hội và tăng cường giao dịch trực tuyến, tội phạm mạng đã bùng phát với đủ hình thức lừa đảo. Thậm chí giả mạo e-mail công an, ngân hàng gửi tin nhắn đính kèm virus, mã độc để chiếm đoạt tài sản. 

Một trường hợp là chị O (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội). Vào ngày 12/6/2021, chị O bất ngờ nhận được hơn 45 triệu đồng chuyển vào tài khoản ngân hàng cùng với nội dung đính kèm khó hiểu. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, một tài khoản Zalo lạ kết bạn với chị và cho hay công ty tài chính đã giải ngân khoản vay của chị. Như vậy, chị O. bỗng nhiên trở thành một người vay nợ.

[Nhiều biến tướng lợi dụng danh nghĩa CIC để lừa đảo thông tin tín dụng]

Tương tự, anh H. (ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã đưa thông tin cảnh báo trên mạng xã hội về một kịch bản lừa đảo.

Anh H cho biết, tài khoản của anh tự nhiên nhận được khoản tiền trị giá 20 triệu đồng với nội dung ‘cô d mượn.’ Truy tìm mãi không biết ai gửi tiền thì có một phụ nữ gọi điện thoại nói là chuyển nhầm và xin lại tiền. Tiền này đang chuyển gấp để làm phẫu thuật cho con (kẻ lừa đảo thường có nhiều phương thức để thúc vào tâm lý mình phải chuyển lại tiền sớm).

Anh H đã yêu cầu người chuyển nhầm phải có giấy xác nhận của ngân hàng rằng người đó đúng là chủ tài khoản. Người phu nữ kia ấp úng và không thông tin lại. Biết có chuyện không ổn, anh H đã ra ngân hàng yêu cầu in sổ phụ và xem tiền của ai chuyển thì được biết đó là của một người đàn ông và chuyển từ Vietcombank với nội dung là ‘cho d vay’ trong thời hạn 45 ngày.

“Đây là một chiêu lừa. Nếu mình hấp tấp trả tiền cho người phụ nữ kia thì sau đó hết thời hạn 45 ngày, chủ tài khoản sẽ xuất hiện và đòi khoản tiền 20 triệu đồng cùng tiền lãi cắt cổ. Nếu mình không trả thì họ sẽ cho xã hội đen tới quấy phá vì có bằng chứng chuyển tiền với nội dung cho vay trên điện thoại,” anh H cảnh báo.

Theo nhận định từ một số chuyên gia, đây là chiêu trò của các đối tượng lừa đảo nhắm vào những người hiền lành, nhẹ dạ cả tin. Cụ thể, sau khi đã có được một số thông tin cá nhân của người dùng, như tên tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ, các đối tượng lừa đảo sẽ cố ý "chuyển nhầm" một khoản tiền.

Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với "con mồi." Lúc này, chúng có thể yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi "cắt cổ."

Chị O bất ngờ nhận được hơn 45 triệu đồng chuyển vào tài khoản ngân hàng

Một chiêu thức khác được các đối tượng hay sử dụng là không ít vụ đối tượng nhắn tin đòi tiền là người nước ngoài và đưa ra lý do không thể về Việt Nam để gặp trực tiếp nên hướng dẫn người nhận được tiền hàn trả theo đường link. Khi người nhận tiền cả tin đăng nhập vào đường link này và điền các thông tin theo yêu cầu thì toàn bộ số tiền có trong tài khả sẽ "không cánh mà bay ngay lập tức" vì đối tượng lừa đảo đã có mã OTP và các loại mật khẩu…

Chủ động báo công an và ngân hàng

Theo đại diện của Vietcombank, mỗi năm hệ thống ghi nhận hàng trăm lượt khách hàng đề nghị tra soát giao dịch do chuyển nhầm vào hệ thống của ngân hàng này. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng trăm chủ tài khoản bỗng dưng nhận được tiền.

Do tính chất bảo mật, nếu khách hàng có yêu cầu tra soát thông tin thì ngân hàng cũng không được phép cung cấp thông tin của khách hàng cho người khác trừ trường hợp công an yêu cầu. Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng "bỗng dưng có tiền" thì chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng khai báo đồng thời làm đơn trình báo công an vụ việc để khi công an vào việc ngân hàng sẽ có các phương thức xử lý nhanh và bảo đảm an toàn cho chủ tài khoản.

Trong khi đó, theo một điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội, khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền "chuyển nhầm" cho mình thì không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân bởi nếu đó là tiền chuyển nhầm thật thì sẽ có đại diện ngân hàng liên hệ để làm việc hoặc người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo.

Người dân tuyệt đối không chuyển hoàn tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng, tránh bị phiền toái sau này. Ngoài ra, không chuyển hoàn vào một tài khoản khác với tài khoản đã chuyển cho mình, phải chờ ngân hàng giải quyết trước. Khi nhận được điện thoại từ ngân hàng, người dân cần kiểm tra xem có đúng là số của ngân hàng không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.

“Đặc biệt, không cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, password của tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai kể cả họ có tự xưng là người thân, bạn bè, nhân viên ngân hàng hay cơ quan chức năng...,” vị điều tra viên khuyến cáo./.

Liên quan đến hành vi lừa đảo dạng này, ngày 10/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết bắt giữ nhóm đối tượng chuyên giả danh ngân hàng lừa đảo người chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tiền của họ có trong tài khoản. Các đối tượng trong ổ nhóm này gồm Trương Huy Cường (sinh năm 1993), Lê Minh Hoàng (1998) và Lưu Quốc Toàn (1987) đều trú tại tỉnh Quảng Nam.

Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận, lợi dụng việc nhiều người sau khi thực hiện giao dịch chuyển khoản nhầm lẫn đã đăng lên các trang mạng xã hội kêu cứu, các đối tượng đã tự xây dựng một tên miền và lập trang web giả mạo ngân hàng để lừa đảo tiếp những nạn nhân này nhằm đánh cắp tiền trong tài khoản của bị hại.

Cụ thể, Lê Minh Hoàng lên mạng Internet mua tên miền và lập trang web //bom.to.TCBank trasoat. Sau đó, Hoàng lập trình thành trang web có giao diện giống giao diện của ngân hàng, có ô để người bị hại điền tên đăng nhập và mật khẩu.

Thúy Hà (Vietnam+)

Chị H. (ngụ ở Hà Nội), bán đồng hồ, kem, mắt kính... qua mạng xã hội, có nhận được đề nghị mua hàng từ một người tên Thúy Phượng qua Facebook. Chị H. yêu cầu Thúy Phượng chuyển khoản tiền đặt cọc mua hàng là 8,5 triệu đồng. Chỉ vài phút sau người này chuyển lại cho chị H. ảnh chụp màn hình lệnh chuyển khoản đã được thực hiện với số tiền 8,5 triệu đồng.

Trong lúc trao đổi với Thúy Phượng, chị H. cảm giác nghi ngờ vì thấy người này hỏi chị có dùng dịch vụ ngân hàng điện tử (ibanking) không. Hơn nữa, dù đã qua năm 2018 nhưng trên lệnh chuyển tiền của Thúy Phượng gửi lại ghi năm 2017.

Vẫn đang nghi ngờ thì chị H. nhận được tin nhắn với nội dung: “VIETCOMBANK: TK VCB 0781000... cua quy khach vua nhan duoc 1 giao dich chuyen den voi so tien 8,500,000D DV MasterCard. Khach hang TRINH... H. vui long truy cap lien ket sau //ibanking-vietcombank.ga/ de xac nhan giao dich tien ve tai khoan. Xin cam on!”. Tin nhắn này được gửi từ đầu số 6788. Nghi ngờ lừa đảo nên chị H. nhắn tin cho nick Thúy Phượng trên Facebook thì người này "chuồn”.

Cảnh báo lừa đảo tiền trong tài khoản
Sau đó chị H. đã chia sẻ tình huống này lên một diễn đàn, một số người bán hàng qua mạng cho biết cũng bị nick Thúy Phượng lừa theo chiêu thức này. Nếu người dùng mất cảnh giác nhấp vào link nhận từ tin nhắn thì sẽ bị yêu cầu cung cấp số tài khoản và mật khẩu của tài khoản ngân hàng...

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Dịch vụ Ngân hàng điện tử Vietcombank khẳng định đầu số tổng đài gửi tin nhắn 6788 cho khách hàng không phải dịch vụ của Vietcombank. Các tin nhắn mà ngân hàng chủ động gửi đến khách hàng đều mang thương hiệu “Vietcombank”. Trường hợp khách hàng muốn thực hiện các giao dịch nạp tiền (Top-up) cho chính số điện thoại của mình hoặc tra cứu các thông tin qua dịch vụ SMS Banking như số dư tài khoản, giao dịch, tra cứu thông tin tỷ giá, địa điểm đặt ATM… gửi đến tin nhắn có đầu số 6167.

Bà Hằng khẳng định đối với trường hợp tài khoản khách hàng nhận được tiền, nếu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking, Vietcombank sẽ gửi tin nhắn thông báo về việc tài khoản của khách hàng đã được ghi có số tiền của giao dịch, mà không yêu cầu khách hàng phải xác thực thông tin (tại một đường link) như trường hợp giả mạo trên.

Gần tết, các giao dịch mua bán trên mạng khá nhiều, việc thanh toán chủ yếu trực tuyến qua ngân hàng. Theo Vietcombank các giao dịch tăng vào dịp cuối năm là một quy luật rất bình thường. Chính vì vậy đây cũng có thể là dịp để kẻ xấu lợi dụng sự mất cảnh giác để dùng nhiều chiêu thức lừa đảo từ thủ công, đến tinh vi như sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tiền của những khách hàng lơ là, mất cảnh giác thông qua việc đánh cắp thông tin về thẻ, thông tin bảo mật về tài khoản của khách hàng. Chính vì vậy, người dùng cần thận trọng cảnh giác và tuân thủ các hướng dẫn giao dịch an toàn.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề