Mẹo chữa táo bón cho trẻ con

Táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Tình trạng này khiến quá trình đi đại tiện của bé gặp nhiều khó khăn và đau đớn. Vậy, cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi như thế nào là đơn giản và hiệu quả nhất? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé có cách chữa trị dứt điểm tình trạng này nhé!

1. táo bón là gì

Táo bón ở trẻ 2 tuổi là hiện tượng phân trở nên khô cứng, nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Điều này dẫn đến tình trạng phân di chuyển chậm, quá trình đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc ngồi lâu và dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài rẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, ở một số trường hợp đi phân dính máu, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ sẽ rất sợ hãi và không chịu đi đại tiện. Vì vậy, táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ 2 tuổi sẽ rất nguy hiểm.

Trẻ bị táo bón thường cảm thấy khó chịu và đau đớn khi đi vệ sinh

2. Nguyên nhân và triệu chứng

Để có cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hiệu quả, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Đồng thời, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bố mẹ phát hiện sớm tình trạng này ở trẻ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi bị táo bón là thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đi tiêu khó khăn:

  • Uống thiếu nước: Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động và đùa nghịch. Do đó, trẻ đổ mồ hôi rất nhiều, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nếu trẻ không cung cấp đủ nước thì lượng nước cơ thể trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Phần lớn các bé 2 tuổi đều biếng ăn các loại rau, củ, quả. Vì vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu xơ sẽ khiến phân trở nên khô cứng và di chuyển chậm trong trực tràng.

  • Pha sữa không đúng công thức: Bố mẹ thường có tâm lý rằng, cho trẻ uống nhiều sữa để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé lớn nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và pha sữa không đúng công thức là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ 2 tuổi.

  • Trẻ nhịn đi đại tiện: Khi bị người lớn thúc giục đi đại tiện, trẻ sẽ cảm thấy áp lực. Đặc biệt ở những trẻ bị táo bón, cảm giác đau rát khi đi đại tiện luôn khiến chúng cảm thấy sợ hãi. Do đó, trẻ hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện. Thói quen này dẫn đến tình trạng phân tích tụ và được giữ lại lâu bên trong ruột già. Tại đây, phân sẽ bị hấp thu một phần nước và trở nên khô cứng hơn. Khi phân bị mắc kẹt, di chuyển chậm sẽ làm cho trẻ khó đi ngoài.

  • Sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: Cơ thể trẻ sẽ nóng lên và mất cân bằng đường ruột khi uống một số loại thuốc kháng sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ hai tuổi.

Trẻ biếng ăn các loại rau, củ, quả chứa nhiều xơ nên dễ bị táo bón

Triệu chứng

Bố mẹ có thể nhận biết sớm được chứng táo bón ở trẻ thông qua những triệu chứng dưới đây:

  • Bé ít đi ngoài hơn so với bình thường, có trường hợp phải hơn 4 ngày sau bé mới đi ngoài và thường có những triệu chứng không thoải mái.

  • Trong lúc đi đại tiện, bé ngồi rất lâu, mặt ửng đỏ vì phải dùng sức rặn do phân bị mắc kẹt và không được đẩy ra ngoài. Cảm giác đau rát, khó chịu khiến trẻ khóc thét và cầu cứu bố mẹ.

  • Phân khô cứng, nứt nẻ, có thể dính máu hoặc chất nhầy.

3. Cách điều trị

Để giúp bé cải thiện tình trạng đi ngoài khó khăn, bố mẹ có thể áp dụng một số cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi đơn giản và hiệu quả như:

Cho trẻ uống nước rau má

Rau má giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc tốt, đồng thời loại rau này còn chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa rất hữu ích đối với sức khỏe đường ruột. Đặc biệt, chất xơ trong rau má sẽ làm cho phân mềm, xốp và dễ đào thải ra ngoài. Vì vậy, để cải thiện chứng táo bón, mẹ có thể dùng rau má xay lấy nước cho trẻ uống.

Cách làm nước rau má cho trẻ bị táo bón được thực hiện như sau:

  • Nhặt, rửa sạch khoảng 30 gam rau má và để ráo nước.

  • Bỏ phần rau má đã chuẩn bị vào trong máy xay sinh tố và cho thêm một ít nước lọc rồi xay nhuyễn.

  • Lọc bỏ phần bã và chỉ lấy phần nước cho bé uống, để dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào nước rau má một chút đường.

Mẹ có thể cho trẻ uống nước rau má vào các bữa phụ và uống từ 2 - 3 lần/ tuần để tình trạng táo bón được khắc phục. Ngoài cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng nước rau má, mẹ cũng có thể bổ sung loại rau này vào bữa ăn của bé.

Các mẹ nên cho trẻ uống nước rau má để khắc phục tình trạng táo bón

Sử dụng rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ và chất nhầy, do đó có công dụng điều trị táo bón rất tốt. Đồng thời, loại rau này còn giúp cơ thể bé thanh nhiệt. Vì vậy để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ có thể bổ sung rau mồng tơi vào các bữa ăn cho bé như: canh cua mồng tơi, cháo tôm nấu mồng tơi,...

Ngoài cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng việc bổ sung loại rau này vào bữa ăn, thì các mẹ có thể áp dụng cách dùng cọng rau ngoáy vào hậu môn:

  • Chuẩn bị một cọng mồng tơi ngâm nước muối 5 phút, sau đó rửa lại với nước đun sôi để nguội.

  • Tước vỏ ngoài của cọng rau để lấy phần thịt nhầy bên trong.

  • Dùng cọng rau này đưa vào hậu môn của bé khoảng 1cm và tiến hành ngoáy đều 3 - 4 lần/ ngày.

Trong quá trình thực hiện, các mẹ nên thao tác nhẹ nhàng tránh làm xây xước vùng da hậu môn của trẻ, đồng thời vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

Mồng tơi có thể bổ sung vào các món ăn cho trẻ để giảm chứng táo bón

Cho trẻ uống nước chanh

Trong quả chanh chứa nhiều vitamin C và acid tự nhiên. Do đó, chanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu tình trạng khó tiêu và táo bón ở trẻ. Ngoài ra, loại quả này còn giúp bé tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, để khắc phục chứng táo bón ở trẻ, các mẹ có thể dùng chanh để pha nước uống hoặc làm gia vị trong bữa ăn. Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng quả chanh rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả tốt.

Nước chanh giàu vitamin C giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu chứng táo bón

Nấu cháo vừng đen

Trong hạt vừng chứa nhiều protein, choline, methionine,… giúp trẻ phát triển tốt. Đồng thời, vừng đen còn có tác dụng nhuận tràng, bổ gan và chữa táo bón hiệu quả. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng hạt vừng này để nấu cháo cho trẻ ăn nhằm cải thiện chứng táo bón. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch mè đen rồi đem phơi khô.

  • Rang mè cho thơm, sau đó đem giã nhuyễn.

  • Cho mè đã giã nhuyễn vào cháo.

Dùng mật ong

Mật ong có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm axit dạ dày. Do đó, các mẹ có thể áp dụng cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng nước đậu đen pha mật ong. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 50gam đậu đen và 25ml mật ong.

  • Rửa sạch và ninh nhừ đậu đen với 200ml nước.

  • Khi đậu đã chín nhừ thì các mẹ cho mật ong đã chuẩn bị vào khuấy đều.

Nước đậu đen pha mật ong có mùi vị thơm ngon nên rất dễ uống. Cách mẹ có thể cho bé uống ngày 2 lần. Tình trạng táo bón ở trẻ sẽ được khắc phục nếu mẹ kiên trì nấu nước này cho trẻ uống.

Ngoài cách làm trên, thì theo dân gian mật ong còn được dùng để bôi lên vùng da hậu môn của trẻ. Cách chữa trị này được nhiều người áp dụng và cho hậu quả rất tốt.

Dùng mật ong pha với nước đậu đen cho bé uống để cải thiện tình trạng táo bón

Nếu đã áp dụng các cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi ở trên nhưng tình trạng đi ngoài khó khăn vẫn không được cải thiện. Bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khi phát hiện con mình đang có những dấu hiệu táo bón, các mẹ nên có biện pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Các mẹ có thể áp dụng một trong những cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi mà bài viết vừa chia sẻ ở trên, để giúp bé giảm bớt đau đớn trong mỗi lần đi tiêu. Đồng thời, một chế độ ăn nhiều xơ, uống đủ nước và vận động hợp lý sẽ giúp bé cải thiện chứng táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguyên nhân chủ yếu là do không hợp với sữa công thức hoặc ăn dặm sai cách. Mẹ có thể thử áp dụng những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây để chấm dứt các triệu chứng khó chịu cho con.

Khi mới sinh ra, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài 2 – 5 lần trong ngày do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh có thể bị táo bón khi bé không thích nghi được với protein có trong sữa công thức hoặc bước vào thời kỳ tập ăn dặm với các thức ăn đặc hơn. 

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị táo bón vì nhiều nguyên nhân

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bú ít nên thiếu nước
  • Thiếu chất xơ
  • Trẻ ít vận động khiến nhu động ruột chậm lại 
  • Nhịn đi đại tiện
  • Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến chất lượng sữa
  • Các vấn đề về sức khỏe: Trẻ sơ sinh mắc bệnh cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, tiểu đường, bại não… cũng có nguy cơ bị táo bón cao.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị táo bón bao gồm:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần
  • Phân cứng, khuôn phân to hoặc đóng thành những cục nhỏ như phân dê
  • Phân màu đất sét hoặc màu đen và có mùi hôi thối
  • Trẻ khó đi cầu, ngồi rặn rất lâu đến nỗi đỏ cả mặt
  • Khi đi qua hậu môn, phân cọ sát khiến trẻ bị đau và la khóc
  • Có thể xuất hiện những cục máu đỏ bên ngoài khuôn phân do hậu môn bị trầy xước, tổn thương khi phân đi qua.
  • Trẻ biếng ăn
  • Bụng cứng, chướng căng và hay xì hơi

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được khắc phục bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà. Một số ít cần dùng đến thuốc điều trị theo đơn bác sĩ.

Nếu nghi ngờ sữa công thức là nguyên nhân gây táo bón cho con bạn, bé có thể cần thử qua một loại sữa khác. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn đã tham khảo qua ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi đổi sữa cho con.

Đổi sữa là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tự nhiên, an toàn

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường được khuyến khích dùng các sản phẩm sữa có bổ sung Probiotic, đường lactose, chất xơ GOS hay FOS, sữa non… Hoặc mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về các loại sữa được đặc chế dành riêng cho trẻ bị táo bón và lựa chọn một sản phẩm thích hợp với bé.

Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức cần lưu ý:

  • Không pha sữa quá đặc
  • Pha theo đúng tỷ lệ về lượng nước, lượng sữa được hướng dẫn trên vỏ hộp
  • Tránh pha sữa công thức chung với sữa mẹ, nước trái cây, nước cơm hay cháo loãng
  • Dùng nước có nhiệt độ từ 40 – 70 độ để pha sữa là thích hợp nhất. 
  • Rửa sạch và tiệt trùng bình sữa trước và sau khi cho trẻ bú.

Trường hợp bé được bú sữa mẹ hoàn toàn mà vẫn bị táo bón, điều chỉnh chế độ ăn của mẹ có thể hữu ích. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Bạn nên tăng cường các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này sẽ đi vào sữa mẹ giúp kích thích nhu động ruột, giữ nước và làm mềm phân của trẻ. Chúng bao gồm:

  • Rau lá xanh: Mồng tơi, rau đay, rau dền, ngọn khoai lang, rau bina, diếp cá
  • Các loại đậu
  • Đu đủ chín
  • Mận
  • Sữa chua

Trẻ mới sinh ra thường không cần bổ sung thêm nước vì chúng được hydrat hóa từ nguồn sữa trẻ dùng hàng ngày. Trong một số trường hợp, trẻ biếng bú mẹ hoặc hay bị nôn trớ sau khi bú có thể bị thiếu nước dẫn đến táo bón. Bổ sung nước đúng cách, đúng thời điểm có thể giúp bé dễ dàng đi cầu hơn.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể cho bé uống nước. Trong thời gian đầu chỉ nên cho uống vài thìa, sau đó tăng dần lên đến 120 – 180 ml một ngày.

Ngoài nước lọc, nước trái cây cũng rất có lợi cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Tuy nhiên mẹ cần tránh cho con uống các loại nước ép có tính axit cao sẽ gây hại cho da dày của bé.

Chế độ ăn dặm của bé không cung cấp đủ chất xơ cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thêm một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn có thể giúp cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh:

Thêm một số thực phẩm vào thực đơn có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Quả mận khô
  • Súp lơ xanh
  • Táo
  • Chuối
  • Đu đủ
  • Cà rốt
  • Bí đỏ
  • Quả đào
  • Lúa mạch
  • Bột yến mạch
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Bánh quy giòn…

Các thực phẩm hoạt động bằng cách bổ sung chất xơ tạo khối cho phân, giữ nước trong ruột, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn trong đường ruột. Qua đó, ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.

Massage là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng đã được nhiều mẹ áp dụng thành công. Hàng ngày, bạn hãy áp dụng các động tác xoa bóp dưới đây để đẩy lùi tình trạng táo bón cho con:

  • Đặt bàn tay lên khu vực dạ dày của trẻ. Sử dụng các đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 vòng. Sau đó, di chuyển vòng xoay xuống rốn và khu vực đại tràng
  • Vuốt từ khu vực lồng xương sườn xuống đến bụng dưới bằng mép ngón tay.

Cũng tương tự như ở người lớn, việc vận động mang đến tác động tích cực trong việc kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy thức ăn di chuyển xuống đại tràng và đào thải phân nhanh hơn. Một số trẻ sơ sinh do chậm biết bò và đi nên bị táo bón. Vậy làm sao trẻ có thể tập thể dục đây?

Rất đơn giản, bạn có thể giúp con tăng cường vận động tại chỗ với bài tập đạp xe đạp. Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, đặt bé nằm ngửa trên giường
  • Hai tay nắm nhẹ cổ chân bé và di chuyển lên xuống giống như khi chúng ta đạp xe đạp.
  • Áp dụng mẹo này 2 lần một ngày có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón cho con bạn.

*Lưu ý: Không tập luyện khi bé vừa mới ăn bột hoặc bú sữa xong sẽ khiến bé dễ bị nôn ói và ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Thêm một cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho con đó là tắm nước ấm.

Tắm nước ấm là mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Bên cạnh việc giúp trẻ thư giãn, tắm nước ấm còn có tác dụng tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng ở hậu môn để bé có thể đại tiện một cách thông suốt, dễ dàng.

Bạn hãy pha nước ấm vào trong một cái chậu rồi cho bé ngâm mình vào đó khoảng 5 phút. Chú ý cho trẻ tắm nơi không có gió lùa và sau khi tắm cho bé xong nên lau khô mình và mặc quần áo ngay để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Chất nhờn trong rau mồng tơi hoạt động như một chất bôi trơn. Khi được đưa vào hậu môn, nó sẽ kích thích để trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Thực hiện mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng rau mồng tơi như sau:

  • Chuẩn bị một cọng rau mồng tôi, dùng đọt non sẽ chó nhiều chất nhầy hơn
  • Rửa sạch, tước hết lớp vỏ màu xanh bên ngoài
  • Tiếp theo, mẹ đặt bé nằm ngửa, đưa đọt mồng tơi vào bên trong hậu môn của bé và ngoái vài lần liên tục để kích thích phản xạ đi cầu của bé.

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không được khuyến khích uống mật ong nhưng bạn có thể sử dụng nguyên liệu này như một loại thuốc bôi ngoài để chống táo bón cho bé.

Mật ong tinh nóng và có chất nhờn nên khi bôi vào hậu môn của bé sẽ kích thích cơ vòng hậu môn co thắt và giúp phân dễ dàng được đào thải ra ngoài mà không khiến bé bị đau rát.

Cách sử dụng:

  • Lấy mật ong nguyên chất hòa chung với nước ấm theo tỷ lệ 2:1
  • Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên rồi ngoái sâu vào trong ống hậu môn khoảng 1 cm.
  • Để như vậy khoảng vài phút trẻ có thể đi ngoài một cách dễ dàng.

>> Tham khảo chi tiết: Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hiệu quả

Dùng lá diếp cá là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà được các bà mẹ áp dụng từ rất lâu đời. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tính mát và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, thông tiện, kháng khuẩn, trị nóng trong người – một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Lá diếp cá được dân gian sử dụng làm thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Cách sử dụng:

  • Hái khoảng 15 lá diếp cá tươi, rửa cho sạch đất cát và ngâm trong nước muối pha loãng
  • Để 20 phút vớt ra cho ráo nước, đem say nhuyễn với nửa cốc nước
  • Lọc nước cốt lá diếp cá đem nấu sôi, để nguội, chia 2 lần cho bé uống hết trong ngày.
  • Dùng liên tục vài ngày để chấm dứt tình trạng táo bón của bé.

Hạt hẹ chứa nhiều flavonoid, chất xơ và các hoạt chất có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Bạn lấy hạt hẹ sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 5g bột hòa với nước sôi cho bé uống. Mỗi ngày uống 3 lần, dùng trong 10 ngày liên tục sẽ thấy kết quả khả quan.

Sở hữu hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang giúp hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, làm mềm và tăng trọng lượng của phân. Đặc biệt, chất nhựa trong khoai lang còn có đặc tính nhuận tràng tự nhiên giúp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh một cách an toàn.

Bạn chỉ cần luộc chín củ khoai lang rồi dằm nhuyễn và trộn chung với cháo cho bé ăn mỗi tuần 4 – 5 bữa. Cách khác đơn giản hơn là hái lá ở ngọn khoai rồi băm nhỏ, thêm vào cháo của bé thay vì dùng các loại rau khác.

Bất kì loại thuốc tây trị táo bón nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, đây là phương án sau cùng được lựa chọn nếu con bạn không đáp ứng được với những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tự nhiên ở trên. 

Việc đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc cũng rất cần thiết nếu con bạn có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như:

  • Đi cầu ra máu
  • Bé hay cáu gắt, khó chịu, quấy khóc
  • Bỏ ăn
  • Trẻ bị đau bụng

Các thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh có thể được chỉ định bao gồm:

– Thuốc đạn đặt hậu môn Glycerin

Dùng cho các trường hợp có biểu hiện rách hậu môn, đi ngoài phân dính máu. Lúc này, thuốc đạn đặt Glycerin được sử dụng nhằm mục đích bôi trơn hậu môn, giúp phân cứng có thể di chuyển ra ngoài một cách dễ dàng, hạn chế ma sát và tổn thương đến niêm mạc hậu môn.

– Thuốc nhuận tràng:

Nhóm thuốc này được kê đơn cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi. Thuốc nhuận tràng có thể hữu ích nếu các loại thuốc khác không hiệu quả.

Chứa chiết xuất từ mạch nha hoặc bột psyllium, thuốc nhuận tràng có thể giúp làm mềm phân, tạo điều kiên thuận lợi cho bé đi ngoài dễ dàng và không bị đau hậu môn.

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để trị táo bón cho con, bạn nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng, cách sử dụng thích hợp. Tránh tự ý cho bé uống hay đặt thuốc bừa bãi sẽ khiến bé có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên đây là những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đang được áp dụng. Việc dùng thuốc thảo dược hay thuốc tây đúng cách kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động của bé có thể giúp con bạn đi ngoài đều đặn, dễ dàng hơn.

Thông tin hữu ích liên quan

Video liên quan

Chủ đề