Mối quan hệ giữa khoa học và pháp luật

  1. Trang Chủ /
  2. Số cũ /
  3. Số. 6 (2015) /
  4. BÀI BÁO

   Trong việc xây dựng xã hội mới, Việt Nam phải giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại trên nhiều phương diện. Về mặt quản lý xã hội, quan hệ này thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục cùng các giá trị đạo đức của xã hội cũ, giữa hành chính và tự quản, giữa nhà nước với các đơn vị dân cư và các địa phương có những khác biệt nhau về nhiều mặt. Quá trình xây dựng xã hội mới ở nước ta là quá trình Đảng và Nhà nước từng bước nhận thức được vị trí và vai trò pháp luật và của việc quản lý xã hội bằng pháp luật, hình thành tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng thời kế thừa kinh nghiệm của nhà nước phong kiến trong việc giải quyết mối quan hệ giữa làng và nước, giữa tự quản và hành chính, giữa phong tục và pháp luật.

Mối quan hệ giữa khoa học và triết học đã được làm rõ xuyên suốt tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển của bản thân khoa học tự nhiên và triết học từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Đây là mối quan hệ gắn bó tác động qua lại. Cụ thể Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên ra sao sẽ được chúng tôi đưa ra giải đáp qua nội dung bài viết.

Triết học là gì?

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp,..

Triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Thực tế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

Theo định nghĩa Giáo trình Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lenin đưa ra thì “ Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống của con người.

Khoa học là gì?

Có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học, tuy nhiên tựu chung lại chúng ta có thể hiểu khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá, phát minh ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội, tăng lượng tri thức hiểu biết của con người. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn,có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.

Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế – xã hội và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể. Và ngược lại, với mỗi gian đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên thì triết học cũng có một bước phát triển.

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên ở mỗi thời kỳ từ thời cổ đại, trung cổ, phục hưng-cận đại, thời hiện đại lại có sự khác biệt.

Khoa học tự nhiên mới hình thành ở thời kỳ cổ đại thì còn sơ khai và nằm trong chính triết học, triết học tự nhiên.  Khoa học tự nhiên phụ thuộc vào triết học. Bên cạnh đó, khoa học tự nhiên tác động đến sự phát triển của các quan niệm triết học khi mà những kiến thức của khoa học tự nhiên còn rời rạc, ít ỏi và chưa có tính hệ thống đã hình thành một quan niệm thô sơ về thế giới – quan niệm duy vật tự phát, về sau đã bị quan niệm siêu hình thế chỗ.

Sự phát triển của triết học kinh viện vào thời trung đại đã nâng cao sức mạnh của niềm tin tôn giáo, đánh gục lý trí – vốn được đề cao vào thời cổ đại trước đó. Điều này đã làm thủ tiêu khoa học, trước hết là khoa học tự nhiên, mở đường cho thần học phát triển. Qua đó, ta thấy rõ ảnh hưởng của quan niệm triết học lên sự phát triển của khoa học.  

Vào thời phục hưng, quan niệm coi triết học là “người mẹ” của các khoa học xuất hiện thời cổ đại, bị lãng quên thời trung cổ, bây giờ được khôi phục. Sau đó,quan niệm này phát triển thành quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” trong thời cận đại. Thời này, triết học phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, một lần nữa lý trí triết học và hiểu biết khoa học vượt lên trên lý lẽ thần học và niềm tin tôn giáo (phù hợp với nguyên tắc phủ định biện chứng trong triết học Mac – Lenin: lý trí – niềm tin – lý trí).

Thời hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX đã có bước phát triển mới, chuyển từ giai đoạn thực nghiệm sang giai đoạn khái quát lý luận. Quan điểm siêu hình đã không còn thích hợp với sự phát triển của khoa học tự nhiên, cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên. 

Để khoa học tự nhiên thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình, tất yếu phải thay đổi quan niệm về thế giới, cần phải khái quát những thành tựu mới của nó để xây dựng quan điểm biện chứng duy vật trong nhận thức về tự nhiên, tức chuyển từ quan niệm siêu hình sang quan niệm biện chứng.

Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến việc thay đổi những quan niệm triết học. Đây chính là cơ sở cho chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, vừa là sự khái quát lại những thành tựu của khoa học hiện đại, vừa đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Quan hệ giữa Lý luận chung về nhà nước và pháp luật vói một số khoa học xã hội

1. Quan hệ giữa Li luận chung về nhà nước và pháp luật với Triết học, Kinh tế chỉnh trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chinh trị học

Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với Triết học là quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau: Triết học là thế giới quan khoa học, cơ sở phương pháp luận của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, vì nó cung cấp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật các nguyên lí triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống các khái niệm, phạm trù, các quy luật cơ bản của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, giúp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nhận thức đúng đắn và phân tích một cách khoa học, sâu sắc, toàn diện mọi vấn đề về nhà nước và pháp luật.

Trên cơ sở các nguyên lí, khái niệm, phạm trù, quy luật mà Triết học nêu ra, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cơ bản của nhà nước và pháp luật; bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống tri thức triết học về nhà nước, pháp luật; cung cấp những tư liệu, số liệu càn thiết để triết học tiếp tục tổng kết, đánh giá, đưa ra những kết luận khoa học, làm phong phú và sâu sắc hệ thống tri thức của mình.

Đối với Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Kinh tế chính trị học cung cấp những tri thức khoa học có tính chất nền tảng. Các khái niệm của Kinh tế chính trị học như quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, chế độ sở hữu… được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật vận dụng để nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, kiểu nhà nước và pháp luật. Đến lượt mình, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật lại làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học của Kinh tế chính trị học bằng những luận điểm mới về vị trí, vai trò của nhà nước và pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung, đối với nền kinh tế nói riêng.

Trong khi thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau giữa hai ngành khoa học này, chúng ta cũng thấy sự khác nhau giữa chúng. Nếu đối tượng nghiên cứu của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là nhà nước và pháp luật, hai bộ phận quan trọng nhất của thượng tầng kiến trúc thì Kinh tế chính trị học chủ yếu nghiên cứu các quy luật phát triển của hạ tầng cơ sở.

Trong quá trình nghiên cứu đối tượng của mình, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cũng dựa trên và vận dụng những quan điểm, tư tưởng khoa học của Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học. Đặc biệt, những khái niệm cơ bản của Chính trị học như quyền lực chính trị, cơ chế và phương thức thực hiện quyền lực chính trị, quan hệ chính trị… được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật sử dụng để nghiên cứu nội dung, bản chất, vai trò của nhà nước và pháp luật, cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước… trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia.

2. Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với các khoa học pháp lí khác

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật một cách toàn diện nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất nhằm tạo ra cơ sở, tiền đề tư tưởng khoa học cho các khoa học pháp lí khác nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn từng vấn đề của nhà nước và pháp luật.

Trong hệ thống các khoa học pháp lí, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là môn khoa học pháp lí cơ sở, nền tảng, có nhiệm vụ phân tích sâu sắc, khoa học, toàn diện thực tiễn nhà nước và pháp luật để đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác. Các khoa học pháp lí chuyên ngành khi nghiên cứu đối tượng của mình luôn dựa trên những quan điểm chung đã được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật giải thích và kết luận. Nếu không dựa trên những kết luận, luận điểm khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật thì việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác sẽ khó thành công. V. I. Lênin đã khẳng định: “Người nào tiếp cận những vẩn đề riêng mà trước đó không giải quyết những vẩn đề chung thì trong mỗi bước đi sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề chung đó một cách vô thức.

Chẳng hạn, khoa học luật hiến pháp khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ngành luật hiến pháp, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân…; khoa học luật hình sự khi nghiên cứu vấn đề bản chất và nguyên nhân của tội phạm, mục đích của hình phạt… đều có sự đối chiếu với các quan điểm lí luận về bản chất, chức năng, nguyên tắc, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật và vận dụng những tri thức do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp.

Các khái niệm do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật xây dựng nên được các nghiên cứu các lĩnh vực khoa học pháp lí chuyên ngành sử dụng như những công cụ quan trọng để nghiên cứu đối tượng của mình. Những kiến thức mà Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp góp phần quan trọng đảm bảo tính thống nhất về quan điểm, nguyên tắc đối với các vấn đề chung, cơ bản nhất của khoa học pháp lí. Nhờ có những kết luận, luận điểm khoa học mang tính nền tảng của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật mà giữa các nhà khoa học pháp lí có thể thống nhất được với nhau về nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn đang đặt ra.

Bên cạnh đó, những kết luận khoa học của các khoa học pháp lí khác cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Đặc biệt, các khoa học pháp lí khác cung cấp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật những số liệu, tư liệu, các kết luận, luận điểm khoa học quan trọng và cần thiết để Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá và đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học mới.

Xem thêm:

Trình bày đối tượng nghiên cứu của môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Phân tích cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Video liên quan

Chủ đề