Một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân

HỎI: 

Một cá nhân được phép thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

TRẢ LỜI:

Theo điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về doanh nghiệp tư nhân:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Xem: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân


Cá nhân được phép thành lập bao nhiêu DNTN

=> Theo quy định tại điều luật trên mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Như vậy nếu đã thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phép thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân khác, kể cả trên địa bàn khác nhau.

Trên thực tế có cách kiểm soát để tránh trường hợp một cá nhân thành lập quá nhiều doanh nghiệp tư nhân. DNTN đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh trong Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ, chính xác vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Do vậy, nếu có trường hợp doanh nghiệp gian lận, lập nhiều hồ sơ  thành lập doanh nghiệp ở nhiều địa bàn khác nhau, thông tin về doanh nghiệp được tìm thấy trên hệ thống và các phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân thứ hai trở đi đối với cá nhân.

Bởi vậy, bạn không thể thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh khác. Nếu muốn mở rộng thị trường thì bạn có thể đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.

Hồ sơ cần có để đăng ký doanh nghiệp tư nhân:

Theo điều 20 của Luật doanh nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm có.

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nếu bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa biết gì về Luật doanh nghiệp, không biết mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân thì hãy liên hệ ngay với Everestlaw, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói sẽ tư vấn cho bạn và giúp bạn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh chóng và đầy đủ nhất.

ĐIỆN THOẠI: 0982 006 892

Một người có thể thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp? Là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi thực tế nguyên tắc kinh doanh việc đầu tư hoặc trực tiếp thực hiện điều hành là chính đáng. Tuy nhiên cần quan tâm đến những quy định pháp lý để có thể thực hiện hiệu quả. Hãy cùng Luật Việt Tín giải đáp thắc mắc trên.

 Một người được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp?

Quy định vệ cá nhân thành lập doanh nghiệp

Về nguyên tắc luật doanh nghiệp không hạn chế cá nhân được thành lập tối đa số doanh nghiệp nhưng cần lưu ý các vấn đề sau đây:

1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( bạn có thể tham khảo thêm tại link: //viettinlaw.com/tu-van-dau-tu-nuoc-ngoai.html ).

b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

Ngoài ra cần quan tâm đến các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp. Căn cứ Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Ảnh minh họa: Xét các điều kiện theo điều 18 Luật doanh nghiệp

Vậy một người được thành lập bao nhiêu công ty?

Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng bị khống chế bởi những quy định sau đây:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân (Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014): Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Đối với công ty hợp danh (Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014): Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Chúc bạn thành công !

 Vậy cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân? Nếu Quý bạn đọc có các thắc mắc trên vậy đừng bỏ qua bài viết này; bởi Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến Quý bạn đọc đầy đủ và chi tiết về các quy định về cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân. Giúp bạn có thêm thông tin pháp lý quan trọng về cá nhân thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân.

Quyền thành lập doanh nghiệp là quyền của chủ thể để thực hiện các công việc để thành lập nên một doanh nghiệp tư nhân, trong đó, khâu quan trọng là khâu đăng ký kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật,  doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, người thành lập doanh nghiệp tư nhân phải là cá nhân.  Hơn nữa, cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp những cá nhân không được thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.

Vậy, cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân? Theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại khoản 3, Điều 188, Luật Doanh nghiệp 2020, thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Như vậy rất rõ ràng, mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

Việc quy định giới hạn cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Như đã phân tích, mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân, bởi những lý do sau:

  • Thứ nhất, hạn chế sự thành lập doanh nghiệp một cách tràn lan, trá hình với mục đích bất hợp pháp;
  • Thứ hai, bản chất của doanh nghiệp tư nhân là tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Nếu trong trường hợp một cá nhân được thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, khi xảy ra rủi ro kinh doanh, rất kho để tài sản của cá nhân có thể bao quát đầy đủ nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp tư nhân, bởi trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn.
  • Hơn nữa, vì chịu trách nhiệm bằng tài sản, nên chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lợi dụng việc này để cơ cấu tài chính trong nhiều doanh nghiệp để thu lợi bất chính và tránh những nghĩa vụ luật định.
  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cá nhân cố tình thành lập nhiều hơn một doanh nghiệp và cố tình thực hiện hành vi một cách che giấu, nếu bị phát hiện sẽ phải chịu hậu quả pháp lý sau:

Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp;

Ngoài ra, còn bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp.

Thẩm quyền xử phạt hành chính bao gồm: 

Cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

Những người không có quyền thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân  mà vẫn thành lập sẽ bị xử lý như thế nào?

Sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, và giấy ủy quyền nếu có.

Đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo hình thức nào?

Đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký qua mạng thông tin điện tử.

Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Ngoài phí và lệ phí nhà nước, ACC Group cam đoan với một mức giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp phù hợp hiệu quả và chất lượng cho khách hàng.

Mất bao lâu thì có kết quả đăng ký doanh nghiệp tư nhân?

Kể từ 03 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư sẽ trả kết quả

ACC Group có dịch vụ tư vấn về thành lập doanh nghiệp không?

ACC Group sẽ tư vấn cho quý khách cách thức, trình tự và toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty mới cho khách hàng, ACC cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình thành lập công ty?

Video liên quan

Chủ đề